Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ về các ca ghép tạng ngày 17/10. Ảnh: Bạch Dương Theo TS.BS Trần Thanh Trí - Trưởng khoa Gan Mật Tụy - Ghép gan, 3 ca được thực hiện liên tục vào các ngày 26, 28 và 30/8. Các bé đều trong tình trạng xơ gan, teo ống mật, dù đã thực hiện phẫu thuật Kasai (dùng một đoạn ruột thế chỗ ống mật nối với rốn gan, giúp thoát mật được sản xuất từ gan) nhưng tình trạng vẫn rất nặng, chỉ ghép gan mới có cơ hội sống.
Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện liên tiếp 3 ca ghép gan trong một tuần. BS Trí cho biết, quá trình chuẩn bị phải rất đồng bộ, từ 2 phòng mổ, ê kíp phẫu thuật (khoảng 50 người/ca) đến cả quá trình hậu phẫu phức tạp và kéo dài.
"Mặc dù đã đẩy nhanh tốc độ nhưng hiện nay bệnh viện có khoảng 100 ca chờ ghép gan, 70 ca chờ ghép thận. Mỗi tháng trung bình có 2 bé tử vong do suy gan giai đoạn cuối mà không có nguồn tạng để ghép" - bác sĩ Vân Khánh chia sẻ.
Một ca ghép gan tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: BVCC Theo BS Trần Thanh Trí, khó khăn lớn nhất chính là nguồn tạng rất khan hiếm. Hiện nay, nguồn gan và thận ghép cho trẻ chủ yếu do người thân trong gia đình hiến, nguồn tạng từ người cho chết não rất ít. Bệnh viện đã nhiều lần đề xuất người từ 11-18 tuổi chết não được hiến tạng nhưng do chưa được đưa vào luật nên không thực hiện được.
Hiện Bệnh viện Nhi đồng 2 là cơ sở duy nhất phía Nam triển khai ghép tạng cho trẻ em. Chi phí một ca ghép gan tại bệnh viện sau khi trừ bảo hiểm y tế, dao động khoảng 300 - 500 triệu đồng.
Dự kiến trong tháng 11 tới, bệnh viện sẽ thực hiện tiếp 4 ca ghép gan.
Danh sách chờ ghép tạng đang có gần 4.000 người Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) cho biết hiện tại, cả nước có gần 4.000 người trong danh sách chờ ghép tạng." alt=""/>Mỗi tháng có 2 trẻ tử vong do không được ghép gan