您现在的位置是:Giải trí >>正文
Ứng dụng công nghệ phòng chống dịch không thể nửa vời
Giải trí8729人已围观
简介Đây là thông điệp được lãnh đạo các Bộ TT&TT,Ứngdụngcôngnghệphòngchốngdịchkhôngthểnửavờfulham đấ...
Đây là thông điệp được lãnh đạo các Bộ TT&TT,Ứngdụngcôngnghệphòngchốngdịchkhôngthểnửavờfulham đấu với brighton Y Tế và Công an thống nhất tại hội nghị trực tuyến với các địa phương, quán triệt một số nội dung về công tác tiêm chủng Covid-19 và giải pháp xác thực, liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu quốc gia về dân cư chiều nay (16/10).
Hội nghị do Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an đồng chủ trì.
Ba nền tảng công nghệ liên thông kết nối từ 20/10
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long một lần nữa nêu rõ ý kiến của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 về việc sử dụng các nền tảng công nghệ phòng chống dịch. Theo đó, PC-Covid sẽ là nền tảng duy nhất phòng chống, dịch. Sau khi dịch bệnh kết thúc, nền tảng này sẽ được xem xét duy trì hoặc chuyển đổi. Song song với PC-Covid, ứng dụng VNEID (do Bộ công an chủ trì) và Sổ Sức khỏe điện tử (do Bộ Y tế chủ trì) sẽ được sử dụng lâu dài phục vụ cho người dân.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại hội nghị |
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng cho biết, tiêm chủng hiện đang là ưu tiên hàng đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19, do đó, cần giải được bài toán quản lý tiêm chủng để không còn những tồn tại như trong thời gian qua.
“Hiện chúng ta đã tiêm được 61 triệu mũi tiêm chủng Covid-19. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là phải định danh, xác thực, thông tin đã chính xác. Mục tiêu là làm sao có thể xác thực được các thông tin của người tiêm chủng để phục vụ cho phòng chống dịch bệnh, đi lại, lưu thông hay tham gia các hoạt động”, ông Long nói.
Ông Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh với các địa phương, trách nhiệm xác thực thông tin thuộc về cấp cơ sở, bởi chỉ cấp cơ sở mới có thể đảm bảo độ chính xác dữ liệu tiêm chủng của người dân.
Theo dự kiến, đến 20/10, 3 nền tảng này sẽ được kết nối, liên thông và chia sẻ dữ liệu với nhau. Chia sẻ cụ thể về kế hoạch, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết: Ba Bộ Y tế, TT&TT, Công an đã thống nhất từ ngày 20/10, các cơ sở tiêm đều phải thực hiện trên nền tảng từ khâu lập kế hoạch – tiêm – in và cấp chứng chỉ tiêm, để đảm bảo dữ liệu được chính xác. Đối với các dữ liệu đã có trước đây, khi chưa đối soát thì người dân có thể phản ánh các thông tin sai, chưa chính xác trên Cổng tiêm chủng quốc gia trước ngày 25/10. Sau 25/10 nếu có sai sót, người dân có thể phản ánh với cơ sở mà mình đã tiêm.
Liên thông dữ liệu cho phòng chống dịch: “Khó mấy cũng phải làm”
Theo kế hoạch được liên bộ xây dựng, mục tiêu là phục vụ xác thực thông tin cá nhân của người được tiêm vắc xin Covid-19 thông qua việc kết nối, chia sẻ dữ liệu về tiêm chủng với Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư.
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến |
Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm mà các địa phương cần thực hiện gồm: Xác minh các thông tin cá nhân còn thiếu, không đúng với thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Xác thực và cập nhật thông tin cá nhân đã (được xác minh) trên nền tảng; Xác nhận giá trị pháp lý của dữ liệu kết quả tiêm chủng (đã được xác minh thông tin); Đồng thời tuyên truyền để các cá nhân, cán bộ y tế nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi thực hiện.
Tại các địa phương, Y tế và Công an sẽ là hai lực lượng chịu trách nhiệm phối hợp để đối chiếu, xác thực thông tin công dân đã tiêm vắc xin và tiến hành cập nhật trên hệ thống.
Theo ông Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, hiện ba Bộ thống nhất lấy căn cước công dân sử dụng chip điện tử có gắn mã QR Code để thống nhất dữ liệu căn cước công dân với dữ liệu tiêm chủng và F0 khỏi bệnh, để đảm bảo cuộc sống mới cho người dân.
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc |
Ông Ngọc cũng đề nghị lực lượng công an tại các địa phương tiếp tục thu thập dữ liệu của cư dân đảm bảo đúng, đủ, sạch. Đảm bảo danh sách những người đã tiêm vắc xin, F0 khỏi bệnh theo danh sách trưởng trạm y tế nhận về, để phân công cho cảnh sát khu vực rà soát lại để đảm bảo độ chính xác.
Trong bối cảnh nhiều địa phương vẫn còn dịch bệnh, làn sóng dân cư di chuyển, xảy ra thiên tai, đây là việc vô cùng khó khăn vất vả. “Lực lượng công an từ cấp Bộ đến cấp xã sẽ chấp hành vô điều kiện; Thực hiện một cách nhanh nhất, bảo đảm kết quả nhất. Tinh thần là làm đến đâu gọn đến đó, đúng đến đó và hoàn thành nhanh nhất”, ông Ngọc nói.
Đại diện nhiều địa phương chia sẻ, trong quá trình tiêm chủng vẫn có tình trạng dữ liệu các mũi tiêm thấp hơn trong thực tế, do ở nhiều nơi chưa triển khai trên nền tảng, nên có độ trễ trong việc nhập liệu. Một khó khăn khác là thiếu trang thiết bị để thực hiện nhập liệu, hay biến động dân cư lớn cũng ảnh hưởng đến việc địa phương hoàn thành dữ liệu tiêm chủng.
Hội nghị trực tuyến đến nhiều điểm cầu |
Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh quan điểm, các địa phương cần gấp rút triển khai ngay, không chờ kế hoạch của Trung ương, vì Sổ sức khỏe điện tử đã được sử dụng ở tất cả các địa bàn. “Các cơ sở phải sử dụng bắt buộc từ ngày hôm nay để cập nhật vào hệ thống. Phải rà soát, xác thực ngay thông tin ở cơ sở và phải làm hàng ngày”, ông Long nói.
“Dùng công nghệ trong chống dịch không thể nửa vời”
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, dùng phần mềm là thay đổi một thói quen, mà thay đổi thói quen thì không dễ. Người sử dụng là các cán bộ y tế tại các cơ sở tiêm chủng chắc chắn sẽ bỡ ngỡ, sẽ muốn làm bằng giấy như cũ, nhưng chỉ sau một vài ngày là sẽ quen, sẽ thấy tiện lợi. Do đó, sự hỗ trợ triển khai của Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Bộ Công an, các Sở Y tế, TT&TT, Công an và của Công ty phát triển phần mềm là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định.
“Người dân sẽ là người thấy được tiện ích lớn nhất, từ đăng ký tiêm, đến trả kết quả, đến dùng kết quả tiêm để đi lại theo qui định của Bộ Y tế. Và đây mới là mục tiêu cuối cùng của chúng ta”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị |
Lãnh đạo Bộ TT&TT cho rằng, người sử dụng quyết định tới 80% thành công của nền tảng số. Bởi vì, các công nghệ hiện nay đã sẵn sàng để đáp ứng hầu hết các yêu cầu của người sử dụng. Chỉ cần người sử dụng đặt rõ bài toán. Bởi vậy quyết tâm sử dụng công nghệ của ngành Y tế vẫn là quan trọng nhất, mang tính quyết định.
Trong sử dụng nền tảng số toàn quốc thì điều tối kỵ là, lúc dùng trong hệ thống lúc dùng ngoài hệ thống. Bộ trưởng cho rằng đây là thói quen từ thời CNTT và nó hoàn toàn không hợp với thời công nghệ số. "Đây là điều tôi rất và rất muốn nhấn mạnh với anh Long Bộ Y tế và với ngành Y tế. Nếu muốn hiệu quả thì phải dùng bắt buộc, 100% phải được dùng trong hệ thống, không cập nhật lên hệ thống thì kết quả không được chấp nhận, không được sử dụng cho các mục đích khác. Không thể nửa vời được! Nửa vời thì không hiệu quả, người dân không được hưởng lợi từ ứng dụng công nghệ mà sẽ vô cùng tốn kém tiền của, công sức của các doanh nghiệp, cán bộ y tế và người dân. Nửa vời thì tốt nhất là không làm ngay từ đầu", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
"Từ giờ đến 20/10/2021, nền tảng có thể bị chậm, vì chúng ta phải đánh giá, kiện toàn tăng cường về an toàn, an ninh mạng. Nhưng sau đó, ngành Y tế sẽ dùng bắt buộc 100%, in 100% chứng nhận tiêm chủng từ nền tảng, 100% sử dụng số liệu của nền tảng thay cho số liệu thống kê thủ công theo cách truyền thống. Chỉ có như vậy, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề sai, vấn đề thiếu dữ liệu", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bài: Duy Vũ
Ảnh: Minh Đức
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Mumbai City vs East Bengal, 21h00 ngày 31/1: Nỗ lực bảo toàn vị thế
Giải tríPha lê - 31/01/2025 09:30 Nhận định bóng đá g ...
【Giải trí】
阅读更多Trò mới của hacker: săn ảnh 'nude' của sao
Giải trí...
【Giải trí】
阅读更多Hiệu trưởng trường đại học tự chủ: Nghề ‘nguy hiểm’
Giải tríLàm việc không tốt là “tự sát” Đây là ví von của ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, đơn vị thực hiện thí điểm tự chủ từ nhiều năm nay.
Theo ông Dũng, để tự chủ đại học cần một hiệu trưởng năng động và vững tay lái.
“Lúc này, trường không nhận kinh phí chi thường xuyên. Tuyển sinh kém, nguồn thu không tốt sẽ dẫn tới giải tán, bởi thu nhập giảng viên kém thì mất đội ngũ nhân sự, cơ sở vật chất không đầu tư, chất lượng đào tạo kém thì sinh viên sẽ không vào. Do vậy, hiệu trưởng có vai trò nòng cốt trong sự thành công của nhà trường, nếu hiệu trưởng làm việc không tốt sẽ dẫn tới “tự sát””.
Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, từ khi tự chủ học thuật, số bài báo ISI tăng lên gấp ba. Nếu trước đây trường phụ thuộc cơ chế khen thưởng của Bộ, thì hiện nay trường thưởng một bài báo đăng thuộc danh mục ISI là 100 triệu đồng. Theo ông Dũng, mức thưởng này tuy chỉ là trung bình so với các trường ĐH khác nhưng cũng đã khuyến khích giảng viên tham gia viết bài, đầu tư vào nghiên cứu khoa học, đầu tư phòng thí nghiệm.
Vì tự chủ, trường có chính sách thu hút người giỏi về công tác, mở các ngành nghề 'hot' như trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật dữ liệu… trong khi trước đây phải chờ Bộ phê duyệt rất lâu.
Ông Dũng cũng cho hay, từ khi thực hiện tự chủ, ngân sách của trường tăng gấp 5 lần, thu nhập của cán bộ, giảng viên tăng 2 lần, có chính sách giữ chân người tài. Trong 3 năm qua, việc đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm tăng 10 lần.
Đáng chú ý, điểm chuẩn đầu vào tăng lên 10 điểm, chất lượng đầu vào tăng, đầu ra tốt, quan hệ doanh nghiệp tốt…
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Với kết quả khá ấn tượng, thế nhưng theo ông Dũng, việc trả lương cán bộ giảng viên trong trường phải hài hòa, tránh chênh lệch quá lớn tạo ra mâu thuẫn nội bộ.
Ví dụ như thưởng Tết nguyên đán 2020, người thấp nhất là 30 triệu đồng, còn hiệu trưởng là 70 triệu đồng.
Muốn tự chủ đúng nghĩa phải chấp nhận "vượt rào"?
Theo bà Vũ Thị Lan Anh, Trường ĐH Luật Hà Nội, thì liên quan đến lĩnh vực tài chính, bên cạnh các quy định theo Luật GDĐH (sửa đổi), các cơ sở GDĐH công lập vẫn phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Việc sử dụng tài sản của các trường còn chịu sự điều chỉnh của Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công...
Nhìn chung, các quy định của các pháp luật liên quan này chưa có những đặc thù cho GDĐH, vì thế, còn mâu thuẫn với Luật GDĐH (sửa đổi) dẫn đến vướng mắc, khó khăn trong các hoạt động liên quan đến mua sắm thiết bị, đầu tư công, xây dựng cơ bản ở các cơ sở GDĐH.
Nhiều văn bản được ban hành liên quan đến tự chủ đại học ở Việt Nam. Bà Lan Anh đã liệt kê một số nội dung mâu thuẫn. Trước hết, Khoản 2 Điều 66 Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi) cho phép đối với các cơ sở GDĐH công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi thường xuyên thì hội đồng trường, hội đồng đại học được quyết định sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước cấp để đầu tư các dự án thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Điểm g khoản 2 Điều 16 và điểm d khoản 3 Điều 20 cũng tiếp tục khẳng định thẩm quyền quyết định đầu tư cho Hội đồng trường và Hiệu trưởng.
Tuy nhiên, trên thực tế những quy định tiến bộ này khó thực hiện do vướng quy định tại Luật Đầu tư công. Điều 17 và Điều 39 Luật Đầu tư công quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, trong đó không có quy định thẩm quyền của cơ sở GDĐH công lập…
Hay điểm c, khoản 1 Điều 50 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 quy định đối với các nguồn thu hợp pháp (có thể là các khoản vay, viện trợ ngoài ngân sách) đều là tài sản công và phải quản lý và sử dụng theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, chứ không thuộc quyền tự quyết của cơ sở GDĐH.
Điểm d khoản 3 Điều 20 Luật GDĐH (sửa đổi) quy định Hiệu trưởng “thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý khác của cơ sở giáo dục đại học, quyết định dự án đầu tư theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học”, nhưng khoản 2 Điều 28 Luật Viên chức: “2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện hoặc phân cấp việc bổ nhiệm, giải quyết thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối với viên chức”, trong trường hợp cơ sở GDĐH chưa tự chủ…
Vì vậy, PGS.TS Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Đào tạo Sau đại học (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), cho rằng với bối cảnh như hiện nay, để thực hiện tự chủ đúng nghĩa, hiệu trưởng phải chấp nhận việc "vượt" rào.
“Thậm chí, trong bối cảnh này, chẳng mấy hiệu trưởng dám theo con đường tự chủ. Bởi hiện nay, không có gì để bảo vệ hiệu trưởng khi đột phá.
Ví dụ khi muốn tuyển người tài, không thể tăng lương nhiều so với quy định chung. Hay muốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công nghệ mới thì cũng không có cơ chế. Chưa kể, đầu tư vào khoa học không phải lúc nào cũng 10 ăn 10.
Trách nhiệm lớn, có những quyết định rất rủi ro về mặt pháp lý, không có cơ sở nào bảo vệ chính mình nên chẳng mấy ai dám đột phá, mà chấp nhận thôi thì bình tĩnh, đi từ từ. Khi không nuôi dưỡng được tư duy đột phá thì rất khó tự chủ hiệu quả”, ông Thành nói.
PGS.TS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Y Dược TP.HCM thì cho rằng: Trong cách vận hành của hệ thống giáo dục đại học hiện nay ở Việt Nam, hiệu trưởng là người có vai trò và có quyền hành lớn nhất. Hiệu trưởng là chủ tài khoản, đồng thời là người nắm con dấu của trường.
Luật Giáo dục Đại học (Luật 34) đã tạo điều kiện để các trường phát huy quyền tự chủ đại học. Nghị định 99/NĐ-CP hướng dẫn triển khai Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật 34 nhấn mạnh về thực quyền của hội đồng trường.
Về những bất cập do những ràng buộc của các Luật khác có liên quan, theo ông Tuấn, Chính phủ, các Bộ, ngành có thể cùng nhau ngồi lại giải quyết dứt điểm để tạo điều kiện để các trường triển khai thực hiện tự chủ.
"Giải quyết những vướng mắc này càng sớm thì càng có lợi cho nền giáo dục đại học nước nhà. Vì mục tiêu của tự chủ đại học chính là đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ thống kinh tế quốc dân" - ông Tuấn nói.
Lê Huyền - Thanh Hùng - Ngân Anh
WB: Mức đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam rất thấp
Theo WB, Việt Nam phân bổ nguồn lực công hơn 5% GDP cho giáo dục, tuy nhiên trong đó, mức đầu tư cho giáo dục đại học hiện rất thấp, chỉ chiếm 0,33%.
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Deportivo Xinabajul vs Deportivo Achuapa, 09h00 ngày 31/1: Chủ nhà gặp khắc tinh
- Ứng dụng đô thị thông minh của Huế, Đà Nẵng hỗ trợ tìm kiếm nhà vệ sinh miễn phí
- Siêu malware đầu độc hơn 6 triệu trang web
- Tuyển sinh đại học 2017: 20 trường đại học được thí sinh đăng ký nhiều nhất
- Nhận định, soi kèo Al Wasl vs Ittihad Kalba, 22h59 ngày 30/1: Bản lĩnh lên tiếng
- Cầu kính nguy hiểm nhất thế giới
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Kapaz vs Sabah Baku, 19h00 ngày 31/1: Cơ hội của đội khách
-
Bên cạnh việc triển khai cấp phép băng tần, Việt Nam cũng sản xuất thiết bị viễn thông 5G. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết, để triển khai thương mại hóa 5G, Bộ TT&TT sẽ phải tiến hành đấu giá tần số theo quy định.
“Bộ trưởng Bộ TT&TT rất trăn trở làm sao có thể đấu giá được tần số để triển khai các công nghệ mới. Nhưng từ năm 2019 đến nay, chúng ta không làm được mà phải đợi Luật tần số sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2023. Sau đó, Bộ TT&TT đã xây dựng Nghị định 63 để tổ chức, tính toán mức đấu giá tần số. Theo lộ trình, sẽ đấu giá tần số vào tháng 11/2023”, Thứ trưởng Phạm Đức Long nói.
Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, Bộ TT&TT muốn tổ chức đấu giá sớm hơn cũng không được vì phải đợi Luật Tần số có hiệu lực mới triển khai. Việc đấu giá phải tuân thủ quy trình của Nhà nước. Dự kiến, sau khi đấu giá vào tháng 11 này Bộ TT&TT sẽ cấp phép tần số 5G trong năm 2023 để có thể khai trương 5G vào năm 2024.
“Bên cạnh việc triển khai cấp phép băng tần 5G, Việt Nam cũng sản xuất thiết bị viễn thông 5G. Viettel đã sản xuất thiết bị viễn thông 5G và đang đo kiểm những bước cuối cùng. Dự kiến, khoảng 1 tháng rưỡi nữa, Bộ TT&TT sẽ cấp chứng nhận tiêu chuẩn Việt Nam cho thiết bị 5G của Viettel”, Thứ trưởng Phạm Đức Long nói tiếp.
Mới đây, Bộ TT&TT đã ký quyết định về việc tổ chức xác định mức thu với các băng tần để kích hoạt quá trình đấu giá cấp quyền sử dụng tần số cho 4G và 5G.
Theo đó, các băng tần 700 MHz (703-733 MHz và 758-788 MHz), 2600 MHz (2500-2600 MHz), 3700 MHz (3560-4000 MHz) sẽ được đem đấu giá. Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) cho rằng, đây là bước đầu tiên kích hoạt quá trình triển khai đấu giá để cấp quyền sử dụng tần số các băng tần này cho 4G và 5G tại Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ TT&TT giao Cục Tần số Vô tuyến điện lựa chọn tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá (tổ chức thẩm định giá) xác định mức thu cơ sở đối với các băng tần 703-733 MHz và 758-788 MHz, 2500-2600 MHz, 3560-4000 MHz; trên cơ sở kết quả do tổ chức thẩm định giá xác định để trình Bộ trưởng ban hành mức thu cơ sở đối với các băng tần.
Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, tại Việt Nam, băng tần 700 MHz trước đây chủ yếu được sử dụng cho hệ thống truyền hình tương tự mặt đất. Hệ thống này đã được thay thế bởi truyền hình số mặt đất theo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.
Ngày 28/12/2020, Việt Nam đã chính thức ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất trên cả nước và băng tần 700 MHz đã được giải phóng để sẵn sàng cho triển khai hệ thống thông tin di động IMT.
Việc ban hành quy hoạch băng tần 700 MHz cho thông tin di động IMT được đánh giá là đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp viễn thông và mang lại những tác động tích cực đến xã hội: Doanh nghiệp có định hướng để xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị, phát triển hạ tầng; cơ quan quản lý có cơ sở để tiến hành đấu giá và cấp phép sử dụng băng tần 700 MHz; mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dân khi dịch vụ thông tin di động 4G và 5G được phát triển, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, miền núi.
Với việc kích hoạt quá trình đấu giá quyền sử dụng tần số đối với các băng tần 700 MHz, 2600 MHz, 3700 MHz, kỳ vọng sẽ có thêm hơn 500 MHz băng thông (cả ở băng tần low-band và các băng tần mid-band) được bổ sung cho hệ thống thông tin di động IMT để triển khai 4G/5G tại Việt Nam.
Lượng tần số mới được bổ sung sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ “đảm bảo tần số cho di động băng thông siêu rộng và phổ cập”, góp phần hoàn thành sứ mệnh của ngành viễn thông trong giai đoạn mới về “Xây dựng hạ tầng số hiện đại, bao gồm hạ tầng viễn thông và hạ tầng dữ liệu, dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, mở, thông minh và an toàn”.
" alt="Đầu năm 2024 Việt Nam sẽ chính thức thương mại hóa 5G">Đầu năm 2024 Việt Nam sẽ chính thức thương mại hóa 5G
-
'Lừa' được máy chủ Apple nhận Siri trên iPhone 4
-
Đây là sự kiện do Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Mỹ Đức tổ chức. Mục đích của hội thảo này nhằm hỗ trợ đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội) khai thác tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm nông sản địa phương, đồng thời thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp với OCOP. Đoàn viên, thanh niên chia sẻ ý kiến tại hội thảo Tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Tiến, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên TP Hà Nội cho biết khởi nghiệp và chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là hai nội dung đang được thành phố rất quan tâm.
"Riêng đối với Chương trình OCOP, chúng tôi mong muốn thông qua đây các sơ sở Đoàn cũng như các đoàn viên thanh niên sẽ phát huy tiềm năng lợi thế về sản phẩm đặc trưng của địa phương mình. Và cùng với khả năng sáng tạo, các bạn trẻ sẽ góp phần nâng cao giá trị, đưa sản phẩm làng nghề đến với đông đảo người tiêu dùng Thủ đô và cả nước" - ông Tiến nhấn mạnh.
Các đoàn viên, thanh niên cũng được chuyên gia chia sẻ thông tin cơ bản về Chương trình OCOP, sản phẩm và câu chuyện sản phẩm, lợi ích của chủ thể khi tham gia OCOP, xây dựng thương hiệu và nhãn mác, vai trò của Đoàn Thanh niên trong OCOP...
TS Bùi Đình Hòa, giảng viên Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên, gợi ý "Trước khi khởi nghiệp, các bạn trẻ phải đặt câu hỏi thị trường của sản phẩm là gì? Các bạn đặc biệt phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hướng tới sản phẩm hữu cơ. Bên cạnh đó là quan tâm đến mẫu mã để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường...".
Các khách mời và chuyên gia tham dự hội thảo Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Việt, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức, cho rằng "Các bạn thanh niên phải tự đặt quyết tâm biến những điều khó khăn thành thuận lợi. Ví dụ như phải biết biến mùa hoa súng bên dòng Yến Vĩ của Mỹ Đức có sức hút tới đông đảo du khách giống như mùa hoa Tam giác mạch của Tây Bắc, hay biến sản phẩm nông sản quê nhà thành những sản phẩm có thương hiệu được xuất khẩu ra thị trường quốc tế...". Ông Việt, với trọng trách Bí thư Huyện ủy, bày tỏ sự đồng hành cùng thanh niên Mỹ Đức làm chủ kinh tế, xây dựng nơi đây thành Miền quê đáng sống.
Ông Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô, thì nhận định đối với đoàn viên, thanh niên nói chung, đặc biệt là những người đang sinh sống tại khu vực ngoại thành, khởi nghiệp luôn là một chủ đề thu hút sự quan tâm.
Ông Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô, phát biểu tại hội thảo "Chúng tôi nhận thấy rằng ngoài tiềm năng về sức trẻ, sự sáng tạo, lòng nhiệt huyết muốn được cống hiến, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương thì hiện nay, ở hầu hết các địa phương còn có rất nhiều lợi thế để các bạn trẻ khai thác. Chương trình OCOP chính là một “lực đẩy” để giúp các bạn đoàn viên, thanh niên thực hiện ước mơ của mình" - ông Hưng bày tỏ.
Các vị đại biểu trao tặng học bổng tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn học giỏi Cùng trong dịp này, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã trao tặng 20 suất học bổng tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn trị giá 20 triệu đồng, tặng 1 năm báo giấy trị giá 19 triệu đồng cho các Bí thư Chi đoàn các xã của huyện Mỹ Đức.
Ngân Anh
Sinh viên bỏ học trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới
Quyết định bỏ Đại học Stanford từ năm 17 tuổi, ở tuổi 25, Austin Russell trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới với khối tài sản ước tính gần 3,3 tỷ USD.
" alt="Hỗ trợ thanh niên ngoại thành Hà Nội khởi nghiệp với nông sản địa phương">Hỗ trợ thanh niên ngoại thành Hà Nội khởi nghiệp với nông sản địa phương
-
Nhận định, soi kèo Rangers vs Union Saint
-
Apple trở thành nạn nhân tiếp theo của AntiSec
Hacker khai trương website "lột trần"
LulzSec "mới" lại hoành hành trên mạng
" alt="Hacker tung tin Tổng thống Mỹ bị ám sát">Hacker tung tin Tổng thống Mỹ bị ám sát