Những nông dân không cam chịu đói nghèo

[Nhận định] 时间:2025-01-19 15:28:16 来源:NEWS 作者:Thể thao 点击:48次

Cần cù,ữngnôngdânkhôngcamchịuđóinghèbxh ngoại hạng anh mùa 2024 sáng tạo, chịu khó tìm tòi, học hỏi, nhiều gia đình từng bước vươn lên làm giàu chính đáng trên diện tích đất sẵn có của gia đình.

Mạnh dạn làm kinh tế với mô hình mới

Chị Nguyễn Thị Doan ở tổ dân phố 8, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng cùng chồng đều làm công nhân nhiều năm nay. Dù rất chăm chỉ nhưng thu nhập của 2 vợ chồng chỉ đủ ăn. Chị luôn trăn trở hướng đi mới để phát triển kinh tế gia đình, thoát đói nghèo.

Năm 2013, chị Doan quyết định nghỉ việc, ở nhà làm vườn. Từ 2,5 sào trồng lúa, chị chuyển sang trồng các loại rau. Do thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật trồng rau, chị gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên chị không ngừng tìm tòi, học hỏi kỹ thuật trồng rau, đặc biệt cuối năm 2017, chị được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng hỗ trợ thực hiện mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới.

{ keywords}
 

Với 300m2 trồng rau sạch các loại, sau 1 tháng cho thu hoạch lứa rau đầu tiên được 800 kg, bán được 4,8 triệu đồng, trừ chi phí công và phân bón 3,5 triệu đồng, chị thu lãi 1,3 triệu đồng. Từ mô hình này, chị đã nhân rộng thêm diện tích trồng rau của gia đình với đủ các loại rau cải ngọt, cải thái, rau thơm, mồng tơi, hành lá, rau xà lách… trên toàn bộ diện tích 2,5 sào, thu lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng/tháng.

Theo chị Doan, trong quá trình trồng, chăm sóc các loại rau, chị luân phiên các loại rau màu, cho đất nghỉ và xử lý đất cẩn thận trước khi trồng lứa rau mới. Vậy nên chị canh tác được 9 tháng/năm với lợi nhuận khoảng 90 triệu đồng/năm.

Chị Doan là một trong những tấm gương của phong trào thi đua phát triển kinh tế, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng với mô hình trồng rau sạch đầu tiên. Chị mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của địa phương để nhân rộng mô hình, nâng cao thu nhập kinh tế cho gia đình, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu rau sạch cho người dân địa phương.

Không ngừng học hỏi, sáng tạo

Nuôi 7 người con, thu nhập chỉ dựa vào 3 sào ruộng, gia đình ông Trần Văn Luận vốn thuộc hộ nghèo ở thôn Hưng Mỹ 1, xã Cát Hưng, huyện Phù Cát, Bình Định. Không cam chịu đói nghèo, ông quyết tâm tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế.

Sau một thời gian buôn hoa để kiếm thêm thu nhập, vợ chồng ông Luận nhanh chóng học hỏi kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa từ các chủ vườn, ông quyết định tận dụng diện tích đất sẵn có để trồng hoa.

Năm 2008, nhờ Hội Nông dân xã tạo điều kiện vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và Quỹ hỗ trợ nông dân, ông Luận thuê máy làm đất, đào giếng, mua giống hoa cúc và lay ơn về trồng trên diện tích 0,5 ha. Được chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn hoa của ông sinh trưởng, phát triển tốt và bước đầu cho thu nhập khá với mức lãi trên 20 triệu đồng/sào/vụ, cho thu nhập 200 triệu đồng/năm.

Ngoài 0,5ha trồng hoa ổn định 1 vụ/năm, ông Luận tiếp tục đầu tư máy móc, thâm canh, tăng vụ - trồng hoa, khổ qua trên diện tích 3 sào đất lúa của gia đình. Mô hình này của ông vừa đáp ứng được gạo ăn cho gia đình và còn thêm thu nhập 70 triệu đồng/năm. Ngoài ra, tận dụng diện tích đất bỏ trống sau trồng 1 vụ hoa/năm, ông còn trồng cỏ và đầu tư xây dựng chuồng mua 6 con bò lai sinh sản về nuôi để tạo nguồn phân chuồng bón cho cây trồng, thêm thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/năm.

{ keywords}
 

Với mô hình trồng hoa luân canh rau màu, kết hợp chăn nuôi bò, gia đinh ông Luận thu về khoảng 300 triệu đồng/năm. Gia đình ông không những đã thoát nghèo mà còn vươn lên trở thành hộ khá ở địa phương.

Cần cù, sáng tạo, chịu khó tìm tòi, học hỏi, chị Doan, ông Luận là những tấm gương sáng về ý chí thoát nghèo và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

M.M - Phương Cúc - Thanh Hà (tổng hợp)

(责任编辑:Nhận định)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接