当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Young Lions vs Tanjong Pagar, 18h45 ngày 6/6 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2
Cô nàng xinh đẹp, khéo tay với cái tên rất lạ Minh Đức.
Trong 2 năm trở lại đây, xu hướng tranh ký tên và in vân tay được các cô dâu chú rể Việt Nam đặc biệt yêu thích. Hiện tại, thay vì chọn quyển sổ in ảnh bình thường để khách mời viết lời chúc, nhiều cặp đôi quyết định chọn cách in dấu vân tay và lời chúc của khách lên bức tranh hình cây ấn tượng.
Ban đầu, các cây sẽ chỉ có thân và cành trơ trụi, nhưng khi mọi người in vân tay lên cây sẽ tạo thành tán lá biểu tượng cho sự sung túc, hạnh phúc của đôi uyên ương.
Tình cờ gặp những bức tranh vẽ bằng vân tay hết sức ngộ nghĩnh và đáng yêu của cô gái xinh đẹp với cái tên lạ Minh Đức, tôi đã nhanh chóng có một cuộc trò chuyện cùng cô gái này, để hiểu rõ hơn về một trào lưu đang nở rộ thu hút rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ, đặc biệt là những các cặp đôi.
"Mê tranh vân tay vì hay"
![]() |
Bức tranh ký tên và in vân tay được nhiều người yêu thích. |
Hiện đang là sinh viên năm cuối khoa tạo dáng công nghiệp trường đại học Thương mại, Minh Đức bắt đầu bén duyên với loại hình vẽ tranh bằng vân tay này từ khi tham dự đám cưới một người quen. Sau đó một thời gian cô cùng một số bạn hay tham gia vẽ tranh tường, tranh trên gốm… để tìm hiểu thêm.
Chia sẻ suy nghĩ về những bức tranh độc đáo do chính tay mình tạo ra, Minh Đức nói: “Ngay từ khi biết loại tranh này mình đã bị thôi miên. Mình đã mày mò tìm hiểu trên mạng và tự học. Đối với mình, loại tranh này vừa dễ làm mà vừa ý nghĩa”.
Minh Đức cũng cho biết thêm để chuẩn bị cho một bức tranh bằng vân tay, nguyên vật liệu bao gồm: Bút vẽ, một tờ giấy trắng độ cứng vừa phải, màu nước hay màu bột đều được cả, quan trọng nhất là hộp mực in dấu tay. Sau đó, bạn có thể tìm trên mạng các mẫu vẽ và bắt chước theo, rồi tha hồ sáng tạo theo cảm nhận của mình.
Kinh doanh bằng loại tranh “độc”- “lạ”
![]() |
Không chỉ có đôi tay khéo léo thể hiện các tác phẩm, Minh Đức còn rất yêu thích kinh doanh ngay còn khi ngồi trên ghế giảng đường . |
Như Đức tâm sự loại hình nghệ thuật này vẫn còn khá mới mẻ, quy mô nhỏ vì ít người làm, các sản phẩm được chủ yếu làm ra để phục vụ những dịp lễ kỷ niệm như 20/10, 14/2, hay trong các đám cưới đám cưới… Giá của mỗi bức tranh cũng khá cao, thường dao động từ 300.000 – 400.000 đồng. Đức cho biết, kinh doanh mặt hàng này rủi ro ít vì Đức chỉ nhận vẽ khi có tiền đặt cọc, tuy nhiên doanh thu cũng không cao.
Mặc dù ít rủi ro, nhưng thỉnh thoảng Đức cũng gặp phải những tình huống "mệt mỏi". Cô bạn kể một kỷ niệm của mình: “Mình vẫn nhớ có lần một chị khách hàng gửi mẫu yêu cầu mình vẽ. Mình đã hoàn thiện tới quá trình đóng khung của bức tranh thì chị ấy đổi ý muốn vẽ kiểu khác. Thời điểm đó mình đã mất rất nhiều công sức để vẽ lại”.
![]() |
Tranh được vẽ bằng vân tay hiện đang là xu hướng thu hút nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ, đặc biệt là những cặp uyên ương. |
![]() |
![]() |
Ngoài việc vẽ tranh hiện tại, Đức ấp ủ nhiều dự định kinh doanh kết hợp thêm các dịch vụ khác như mở studio chụp ảnh, cho thuê váy cưới, rồi dạy kèm thêm những ai yêu thích bộ môn vẽ tranh bằng vân tay...
Kết thúc cuộc trò chuyện, Minh Đức tâm sự: “Mình thấy trong cuộc sống mỗi người có một niềm đam mê riêng, chỉ cần chúng ta chăm chỉ luyện tập hàng ngày là có thể thực hiện được những gì mình yêu thích theo đuổi. Và không hẳn là bạn phải có năng khiếu, vì năng khiếu chỉ chiếm một phần nhỏ thôi, quan trọng nhất vẫn là sự cố gắng hết mình của bản thân mỗi người”.
(Theo Đất Việt)
" alt="Nữ sinh xinh đẹp kiếm tiền triệu từ… vân tay"/>Cuộc gặp với ông diễn ra vào một sáng thu tháng 10 Hà Nội. Đang giữa cuộc gặp, ông chỉ ra ngoài cửa kính, ngay đường Bà Triệu gần kề với hồ Hoàn Kiếm, một cơn mưa lá đang rơi. “Trong ca dao Việt Nam, cảnh này sẽ là gió đưa, gió đẩy…” - vị giáo sư Mỹ thốt lên bằng tiếng Việt, âm sắc Nam Bộ.
Thưa giáo sư, cơ duyên nào dẫn ông đến với ca dao Việt Nam?
- Năm 1967, là một người phản chiến, tôi sang Việt Nam lần đầu tiên, khi mới ngoài 20 tuổi, tham gia một tổ chức tình nguyện và dạy ngôn ngữ học ở Đại học Cần Thơ. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, tôi bị mảnh đạn trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân và phải về Mỹ điều trị. Một tháng sau tôi quay lại nhưng không đi dạy được nữa vì trường bị phá hủy. Tôi chuyển sang làm việc với một tổ chức cứu trợ trẻ em, điều trị cho các trẻ em bị thương do chiến tranh. Khi đưa các em trả về gia đình, tôi thường về các vùng nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long, ở Huế... Trong lúc chờ thuyền sang sông, tôi nghe những người nông dân hát gì đó mà sau tôi mới biết là vọng cổ, ca dao. Tôi rất tò mò, và tôi bắt đầu quan tâm đến ca dao. Đến khoảng năm 1971 - 1972 tôi mang máy ghi âm đi khắp nơi, đề nghị mọi người hát khúc ca dao họ thích.
Điều đó có lẽ khá lạ lùng. Chiến tranh đang diễn ra... Liệu mọi người có giúp ông không?
- Vậy nhưng những người nông dân tôi gặp đã rất sẵn sàng để tôi ghi âm. Tôi cũng ngạc nhiên. Đang chiến tranh, những người nông dân Việt Nam thấy một người Mỹ không mặc quân phục mà lại đi ghi âm ca dao. Có lẽ họ thấy ca dao rất quan trọng về văn hóa, và họ muốn người Mỹ biết về ca dao Việt Nam. Rõ ràng là người Mỹ không hiểu con người, đất nước mà họ thả bom xuống, hoặc rất ít. Tôi cho rằng nếu người Mỹ nghe được ca dao thì sẽ thay đổi cách nhìn về Việt Nam, biết được người Việt là ai. Tôi cho rằng cuộc chiến tranh là một sai lầm lớn. Năm 1973 - 1974, tôi đến Paris, cùng với ông Trần Văn Khê làm một bộ phim về ca dao, cũng với mục đích làm cho thế giới hiểu người Việt.
Các bản ghi âm đó được ông xử lý như thế nào, chúng vẫn còn chất lượng tốt chứ?
- Thời đó chưa có Internet. Bộ phim của chúng tôi là cách để người Mỹ hiểu về VN. Tôi đi nói chuyện và chiếu phim ở nhiều nơi, đến giờ bộ phim đó vẫn được chiếu tại các trường ĐH. Chất lượng phim và các bản ghi âm vẫn còn rất tốt. Có lần tôi làm một chương trình với BBC, dùng các bản ghi âm tôi thực hiện trên một hòn cù lao có nhà thờ ở gần Mỹ Tho. Tôi muốn mọi người nghe rõ bài ca dao, nên không thích âm thanh chuông nhà thờ ở nền, cứ vài phút lại boong boong.
Một tối khi tôi đang ghi âm - tôi hay ghi âm buổi tối vì ban ngày mọi người đi làm - thì chiến sự xảy ra gần sông và người ta nghe rất rõ tiếng súng nổ. Tôi gọi cho BBC và xin lỗi họ vì âm thanh bị nhiễu. Họ bảo, có tiếng nền đó mới tuyệt vời. Thế mà tôi đã dừng máy khi âm ngay khi người hát dừng lại, khiến tiếng chuông ngân nga bị cắt đứt. BBC mất nhiều công để phục hồi tiếng chuông đó. Đấy, tôi chỉ muốn nói là chất lượng âm thanh vẫn rất tốt.
Nhưng tôi cũng lo ngại vì nhiều năm rồi tôi không động đến đống băng gốc, sợ là thời gian sẽ làm chúng dính với nhau. Có lẽ tôi phải mang đến trường đại học nhờ các kỹ thuật viên xử lý. Các bản ghi âm đó đi cùng tôi khắp nước Mỹ. 500 bài ca dao được ghi trong đó, khoảng 12 giờ ghi âm, mà phim chúng tôi làm mới có 10 phút thôi.
10 phút ghi âm John Balaban đã đưa lên trang web của ông (johnbalaban.com) là những bản ghi âm nguyên sơ y như từ hơn 40 năm trước. Những câu hát mà Balaban gọi chung là ca dao - bằng đúng từ tiếng Việt đó - gồm cả các bài ca dao, dân ca, vọng cổ, những điệu hò về quê hương, điệu ru con, về những cánh cò, về tình yêu, sự chia ly, thân phận người phụ nữ… Những giọng hát thô mộc của phụ nữ, nam giới, người già, trẻ con, cả tiếng chuông nhà thờ binh boong mà ông kể, cả tiếng trẻ em ríu rít kêu “mắc cỡ lắm” không chịu hát ngay… vẫn còn nguyên trong băng, thực sự là một tài sản quý giá không chỉ về mặt tư liệu, mà còn bởi tính thời gian, bối cảnh, làm nên sự hiếm có của chúng, những bản ghi âm mà ngay người Việt cũng khó mà có được. Giáo sư Balaban kể tiếp:
- Khi tôi đi sưu tầm ca dao, mọi người hay nói với tôi về Hồ Xuân Hương. Sau này tôi mới nghiên cứu về bà, mà muốn hiểu bà thì phải học một ít chữ Nôm. Càng học tôi càng thú vị. Thế mà ở phương Tây, ở Mỹ chẳng ai biết bà, hoặc biết chữ nôm, hoặc truyền thống Việt Nam. Nên năm 1999, tôi cùng 3 người bạn Việt Nam lập ra Quỹ Bảo tồn di sản chữ Nôm ở Mỹ, để góp phần gìn giữ di sản 1.000 năm văn hóa lịch sử Việt Nam được ghi lại bằng chữ viết này.
Năm 2000, tôi xuất bản cuốn “Spring Essence: The poetry of Hồ Xuân Hương” (Hương Mùa Xuân: Thơ Hồ Xuân Hương) ở Mỹ, bằng 3 thứ tiếng: chữ Nôm, chữ quốc ngữ tiếng Việt, và tiếng Anh do tôi dịch. Cuối năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Việt Nam, trong bài phát biểu chính thức, ông đã nhắc đến cuốn thơ Hồ Xuân Hương của tôi như một nhịp cầu văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ, vì thế rất nhiều người Mỹ quan tâm đến cuốn sách.
Người Mỹ đón nhận đến thơ Hồ Xuân Hương như thế nào, thưa ông?
- Cho đến giờ cuốn sách vẫn được tái bản. Hồ Xuân Hương thực sự được đón nhận và đến nay hơn 20.000 bản thơ Hồ Xuân Hương đã được in ra, mà thường thơ chỉ bán được 1.000 bản ở Mỹ.
Ông nói rằng nếu người Mỹ biết về ca dao, văn hóa người Việt thì họ đã hiểu hơn về người Việt. Là người nghiên cứu ca dao và văn hóa Việt Nam, theo ông đâu là sức mạnh của nền văn hóa đó?
- Lịch sử Việt Nam là lịch sử chiến đấu giành độc lập. Một số khía cạnh của văn hóa Việt Nam tiếp thu từ văn hóa Trung Quốc, nhưng vẫn có sự độc lập và tôi ngưỡng mộ sự độc lập đó. Nói về văn hóa, ví dụ, một số thể thơ Việt Nam là theo hình thức thơ Đường, nhưng vẫn có sự độc đáo, chẳng hạn như hiện tượng Hồ Xuân Hương.
Trong bài giới thiệu về Hồ Xuân Hương với người Mỹ, John Balaban viết: “Trong 10 năm tôi gọt giũa những bản dịch này, thường phải bỏ dở giữa chừng, nhưng bao giờ cũng quay lại. Sự kiên nhẫn của tôi được nâng đỡ bởi lòng ngưỡng mộ và kính phục, điều tôi hy vọng độc giả sẽ nghiệm thấy: Về sự đơn độc, cuộc sống thông minh của Hồ Xuân Hương, về thơ ca tinh tế của bà, về tính bướng bỉnh của bà, những lời châm biếm của bà, sự bạo dạn của bà, cái hài hước bất kính của bà, và tấm lòng từ bi Bồ Tát của bà. Bà là nhà thơ tầm thế giới, người có thể làm chúng ta ngày nay xúc động như bà đã làm xúc động người Việt trong 200 năm”. (1)
Vị giáo sư Mỹ còn hiểu về văn hóa Việt hơn cả chính nhiều người Việt chúng ta. Từ việc ông tỉ mỉ đi ghi âm những câu hát truyền thống 40 năm trước, việc thành lập Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm với hàng loạt dự án gìn giữ chữ Nôm mà hội đã và đang hợp tác với Việt Nam, đến việc giới thiệu văn hóa Việt Nam ở Mỹ. Và ca dao Việt đã ngấm vào ông - một người Mỹ, ngay trong cuộc sống hằng ngày.
Đến Hà Nội vào lúc cả đất nước Việt Nam đang cuồn cuộn trong tình cảm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, John Balaban cũng đến viếng Đại tướng tại Hoàng Diệu với bài thơ ông viết bằng tiếng Anh, nhưng đầy những hình ảnh thơ ca, truyền thuyết Việt và ông còn đưa vào đó cả ca dao Việt: “Huyền thoại bao đời nay là vậy/ Tướng tài khi sứ mệnh đã xong/ Gươm kia bỏ lại phía sau/ Bước lên thuyền nhỏ khuất dần trong sương/ Sông Lô một dải trong ngần/ Thảnh thơi ta rũ bụi trần cũng nên”…(2)
(Theo Mỹ Hằng/ Lao Động)" alt="Ca dao Việt với giáo sư người Mỹ"/>MC Hoàng Linh úp mở chia tay hôn phu, nhận là người 2 đời chồng
Những ám ảnh của diễn viên Việt khi đóng cảnh nóng
Gặp danh hài Thúy Nga trong một buổi trưa ở Sài Gòn khi chị đang tham gia một sự kiện làm đẹp, Thúy Nga diện bộ váy công chúa và say sưa kể cho khán giả nghe những câu chuyện hài hước và bí quyết chăm sóc sắc đẹp. Tuy nhiên, khi được hỏi về chuyện hôn nhân và người chồng cũ, nữ danh hài không kiềm chế được những giọt nước mắt khi cay đắng thốt lên: "Anh ta chưa bao giờ hỏi thăm một lời nào đến con gái chung với tôi".
![]() |
Ông Nguyễn Văn Nam và Thúy Nga trong ảnh cưới. |
- Người ta nói, phụ nữ đẹp nhất khi không thuộc về ai, điều này với chị dường như đang rất... đúng?
Tôi nghĩ không chỉ khi không thuộc về ai phụ nữ mới cần đẹp mà ngay cả khi thuộc về ai đó rồi, phụ nữ càng cần phải đẹp hơn. Là phụ nữ mà không đẹp phí lắm, nhất là trong xã hội hiện nay người ta chú trọng sắc đẹp. Tôi quen với điều đó bởi tôi ở nước ngoài lâu.
Ở Việt Nam, nhiều người cứ nghĩ rằng có chồng con không cần làm đẹp nữa. Nhưng ở nước ngoài ngược lại, càng có gia đình, con cái lại càng cần phải đẹp. Hầu như phụ nữ ở nước ngoài thường không để mặt mộc. Tôi vốn lười trang điểm nhưng do ở nước ngoài nhiều nên giờ cũng bớt. Tôi nghĩ, phụ nữ có gia đình cũng nên làm đẹp để cuộc sống không bị nhàm chán và cảm thấy tự tin hơn.
- Không chỉ đẹp hơn mà chị còn toát ra vẻ nhẹ nhàng, thanh thản, phải chăng nỗi buồn trong cuộc hôn nhân cũ giờ đã phần nào nguôi ngoai trong chị?
Nói nguôi ngoai thì không hẳn. Bởi cảm xúc trong tôi vẫn còn mạnh lắm. Nhưng thời gian trôi, mọi thứ cũng đã qua. Giờ đây, tôi cố gắng tập thiền, yoga, rèn cho mình sự mạnh mẽ, tự tin và bình yên, buông xả những điều không tốt để hướng tới những gì tốt đẹp nhất.
![]() |
Danh hài Thúy Nga: Là phụ nữ mà không đẹp phí lắm! |
- Mối quan hệ của chị và chồng cũ đã từng gây ồn ào dư luận một thời gian dài. Giờ đây, sau tất cả, hai người đã nói chuyện được với nhau hay chưa?
Chúng tôi giờ không có mối quan hệ gì cả, anh ta đi đâu tôi không biết (bật khóc). Từ khi tôi mang thai bé Nguyệt Cát đến giờ, anh ta chưa bao giờ hỏi han, gọi điện thăm hỏi con một câu. Khi xưa, tôi trả lời báo chí rằng, anh ta không phải là cha của con tôi, nhiều người đay nghiến, nói tôi là người đàn bà hư hỏng nhưng thực ra, họ đâu hiểu hàm ý của tôi. Câu tôi nói có nhiều ý, thực chất khi đó tôi đang cho anh ta một cơ hội để thể hiện mình là cha của bé. Bởi từ khi tôi sinh con đến giờ, anh ta chưa bao giờ hỏi han con tôi một câu nào cả.
Khi tôi nói như vậy, nếu chột dạ, anh ta phải chứng minh rằng mình là cha của bé bằng cách hỏi han, quan tâm đến con, nhưng anh ta chỉ lên báo nói rằng bản thân bị tước quyền làm cha mà không hề có một động thái nào bày tỏ sự quan tâm đến bé. Bất cứ một người phụ nữ nào, khi chứng kiến cha của con mình không quan tâm con cái, họ cũng sẽ giống tôi - không chấp nhận người đàn ông đó làm cha của con mình.
Người phụ nữ nào mà chẳng muốn một gia đình hạnh phúc, một người chồng, người cha tốt, chứ ai muốn lỡ dở, con không có cha như vậy.
- Một mình nuôi con không có sự thăm hỏi động viên và giúp đỡ nào từ chồng cũ, chị xoay xở ra sao?
Phụ nữ nuôi con ai cũng vất vả, nhưng tôi cũng dần thấy quen. Giờ đây, tôi bình thản và không trách móc gì cả. Tôi cho con quyền quyết định mọi chuyện. Khi nào bé 18 tuổi, trưởng thành, bé sẽ hiểu mọi chuyện và tự quyết định xem có nhận người cha đó không. Con gái tôi tuy còn nhỏ nhưng rất hiểu chuyện và thương tôi. Bé hiểu tôi phải nuôi con một mình nên rất yêu quý và tình cảm với mẹ.
Nếu nói về nghệ thuật con gái tôi rất có gene nghệ thuật, nhưng tôi không muốn cho bé phát triển sớm theo hướng đó. Tôi muốn bé học tập và phát triển như một người bình thường, tôi muốn bé trước tiên phải học thật tốt.
![]() |
Danh hài Thúy Nga và con gái. |
- Chị đã định cư ở Mỹ vì thế khán giả khá bất ngờ khi thấy lần này chị về Việt Nam khá lâu. Chị có thể chia sẻ lý do?
Lần này tôi về Việt Nam khoảng hơn 2 tháng. Trước đây, tôi ở nước ngoài là chính, nhưng nay về Việt Nam tôi muốn ổn định cuộc sống đưa con gái về để bé hiểu nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Khi bé còn nhỏ, tôi muốn bé sống ở Mỹ để nói tiếng nước ngoài như tiếng mẹ đẻ, nay bé đã lớn tôi muốn bé về Việt Nam có cơ hội gần gũi gia đình, họ hàng, quê quán. Bé sống ở Việt Nam tôi cũng yên tâm làm được nhiều việc hơn bởi trước đây, khi tôi về Việt Nam ngắn ngày quá, nhiều lời mời, nhiều show diễn nhưng tôi không thể bỏ con nhỏ để đi làm được.
Trong hai tháng ở Việt Nam tôi được tham gia nhiều bộ phim và nhiều chương trình truyền hình thực tế. Tôi vừa quay xong chương trình truyền hình Kỳ tài lộ diện. Ngoài ra, tôi còn tham gia một bộ phim 3D Cung Tâm Kế chiếu Tết với sự tham gia của chị Hồng Vân, thầy Minh Nhí, Xuân Nghị, Lê Lộc (con gái Lê Giang).
Thúy Nga kết hôn cùng ông Nguyễn Văn Nam vào tháng 10/2010. Sau khi kết hôn, Thúy Nga sinh hạ một bé gái tên là Nguyệt Cát. Tháng 1/2015, nữ danh hài lần đầu công khai mối quan hệ giữa mình và ông Nguyễn Văn Nam chỉ mang danh nghĩa vợ chồng và người này đã lừa của cô 350 nghìn USD. Sự việc gây ồn ào trên báo chí một thời gian khá dài. |
Tâm An
Trên trang cá nhân, Thúy Nga đồng cảm với Xuân Lan khi tiết lộ mối tình 7 năm với người yêu đồng tính vì cô từng yêu như vậy và cho rằng yêu 'gay' thì cũng vui và an toàn.
" alt="Danh hài Thúy Nga: Chồng cũ chưa bao giờ hỏi thăm đến con gái tôi"/>Danh hài Thúy Nga: Chồng cũ chưa bao giờ hỏi thăm đến con gái tôi