Là một đơn vị startup thành lập được gần 5 năm nghiên cứu về công nghệ lõi hội thoại thông minh (conversational AI), Vbee có thể nói là đơn vị tiên phong về việc cung ứng các dịch vụ như giọng nói nhân tạo (vbee.vn), trợ lý ảo thông minh qua tổng đài, chatbot… tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi thấy con đường để đưa AI tới thực tiễn còn rất “xa vời” và khó khăn.
Điều đầu tiên đó là làm sao để thuyết phục doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp công nghệ mới để tăng năng suất, giảm chi phí, thay vì vẫn sử dụng cách làm truyền thống với nhân lực làm việc tay chân như hiện nay.
Chẳng hạn chúng tôi có các giải pháp như KYC (định danh khách hàng), tổng đài nhân tạo, giọng nói nhân tạo, MC nhân tạo, OCR, sinh trắc học giọng nói, chatbot, call bot, trợ lý ảo nhân tạo… đều đã được đóng gói và sẵn sàng triển khai cho các doanh nghiệp trong nước để hỗ trợ họ chuyển đổi số. Nhưng khi triển khai thì doanh nghiệp lại “sợ” phải cắt giảm nhân sự.
Đơn cử Vbee đã từng tư vấn cho một ngân hàng áp dụng KYC để trả lời tự động cho việc xác nhận thông tin khách hàng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đều được thông qua và xác định là có thể dùng trợ lý ảo để thay thế nhân viên tổng đài chăm sóc khách hàng… Nhưng mãi không được triển khai cho tới khi tìm được nguyên nhân là “Chị quản lý trung tâm chăm sóc khách hàng sợ mất nhân viên, hoặc nhân viên sợ mất việc và họ phải gồng lên…”.
Ngay cả những doanh nghiệp lớn tư nhân, họ cũng mất rất nhiều thời gian để sẵn sàng thay thế cho giải pháp mới với nguyên nhân rất “đúng” là giải pháp cũ “chưa hết hợp đồng” hoặc “chưa hết khấu hao”. Rất ít doanh nghiệp họ có tầm nhìn và quyết tâm để thử nghiệm, để thay thế, chấp nhận rủi ro để đến với các giải pháp AI. Yếu tố về tâm lý, về quy chế và tính rủi ro khi triển khai dịch vụ mới luôn là rào cản, để AI trở nên xa vời cho tới thời điểm này tại Việt Nam.
Một điểm nữa là các dự án thầu luôn đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia về thời gian hoạt động, kinh nghiệm, lợi nhuận hay dự án tương tự. Nhưng với các startup AI đều là rất mới thì làm gì có đủ thời gian hoạt động lâu năm như quy định, đồng thời dự án AI, cũng không thể có các dự án tương tự, vì đa phần là các doanh nghiệp tiên phong.
Chính vì vậy các startup luôn bị loại từ vòng gửi xe khi gặp dự án thầu, mặc dù giải pháp công nghệ đưa ra có khi là duy nhất trên thị trường hiện nay.
Bên cạnh đó, việc góc nhìn cung ứng công nghệ, dịch vụ AI theo cách truyền thống là đầu tư và sử dụng mới vẫn được các doanh nghiệp lựa chọn, điều này sẽ mất thời gian, tốn kém và rất nhanh lạc hậu. Hơn nữa cách làm trên không đúng với chuyển đổi số, bởi chuyển đổi số là đi thuê dịch vụ chứ không phải tự đầu tư.
Trong khi, các giải pháp ứng dụng AI bây giờ được cung ứng trên đám mây (Cloud), mô hình trả tiền theo mức độ sử dụng (pay as you go) mới phù hợp. Vừa đơn giản trong việc triển khai mua sắm, tích hợp, vừa có khả năng lựa chọn được đơn vị tốt nhất vừa đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi số hiện nay.
Cần có nhiều giải pháp để “bình dân hoá AI”
Theo tôi, cần có các giải pháp để “bình dân hoá AI”, sớm ứng dụng rộng rãi vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia, và nó cần có sự chung tay của nhiều bên.
Điều đầu tiên cần có quy định lại về đấu thầu các giải pháp công nghệ mới, mà ở đây là AI. Như tôi nói ở trên thường các startup hoạt động trong lĩnh vực này là những người tiên phong, vì thế nếu vẫn đưa ra các quy định đấu thầu như truyền thống thì sẽ không bao giờ triển khai được, đặc biệt là trong các cơ quan hay doanh nghiệp nhà nước.
Thứ hai là các cơ quan chức năng, mà ở đây là Bộ TT&TT, cần có chính sách khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng các giải pháp AI “Make in Vietnam”, bởi so với thế giới, những giải pháp mà các doanh nghiệp trong nước như Vbee, VinAI, VNG, FPT… cung cấp hoàn toàn không thua kém.
Thứ ba là cần có các chương trình truyền thông để “phổ cập” AI, hiện nay mọi người vẫn nghĩ rất cao siêu, nhưng thực tế lại đang rất phổ biến. Bởi AI không to lớn như chúng ta vẫn nghĩ, nhiều lúc chỉ là trợ lý ảo thông báo về kết quả y tế, thông báo về việc giải ngân bảo hiểm, hay gọi lên tổng đài để được tra cứu kết quả giấy tờ…Nhiều lúc là ứng dụng camera để đo đếm lượng người vào trụ sở, hay thông báo về cháy nổ, an ninh mà ai ai cũng cần.. AI nó bình dị và có mặt khắp mọi nơi, không phải chỉ là xác thực để mở tài khoản cho ngân hàng, không phải chỉ là các doanh nghiệp lớn mới đủ khả năng dùng AI.
Đào tạo là một yếu tố cần thiết để thị trường ứng dụng AI phát triển tại Việt Nam. Ai cũng biết thuật ngữ này, nhưng khi áp dụng vào tổ chức lại rất mơ hồ. Chính vì thế cần có quyết tâm của “người đứng đầu” ở các doanh nghiệp. Cần phải tổ chức các chương trình đào tạo cho nhân viên và phải chấp nhận sự thay đổi để đưa công nghệ mới vào thay thế sức lao động của con người, nhằm mang lại hiệu quả cao hơn, thay vì vẫn tư duy cũ dẫn đến bị chậm phát triển. Có những dịch vụ rất nhỏ, nhưng thay đổi đáng kể đến hành vi và chất lượng của người dùng.
Chúng ta nên nghĩ ứng dụng AI cho số đông, cho người dân nhiều hơn nữa và nếu được tạo cơ chế về việc triển khai dễ dàng hơn…chúng tôi tin rằng AI sẽ luôn luôn “bình dị” trong mọi vấn đề của cuộc sống.
CEO Vbee Hồ Minh Đức
Báo VietNamNet trân trọng cảm ơn và mời độc giả tiếp tục tham gia viết bài chia sẻ kinh nghiệm, kể những câu chuyện, sáng kiến cho chuyển đổi số quốc gia. Các bài viết vui lòng gửi về địa chỉ: [email protected].
" alt=""/>Cần “bình dân hoá AI” để doanh nghiệp ứng dụng vào chuyển đổi sốNhắc đến Sông Công, người ta nhắc đến một đô thị đầy tiềm năng trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Thành phố này là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật tại khu vực phía Nam của tỉnh Thái Nguyên với nhiều khu công nghiệp đã và đang được đầu tư xây dựng. Có thể kể đến khu công nghiệp Sông Công II với diện tích lên đến 250 ha hay những cụm công nghiệp Bá Xuyên, Lương Sơn được quy hoạch đồng bộ, hiện đại.
Đặc biệt, vị trí địa lý của Sông Công là nút giao cắt của nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua, từ các tuyến tỉnh lộ đến các tuyến quốc lộ nối với Thủ đô Hà Nội và TP. Thái Nguyên. Đây là điều kiện lý tưởng cho các hoạt động giao thương, phát triển kinh tế xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ.
Trong xã hội hiện đại, đô thị giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế-xã hội, do đó, việc kiến tạo đô thị là một trong những mục tiêu ưu tiên của chiến lược phát triển nói chung và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nói riêng của tất cả các tỉnh/thành phố.
Nắm bắt cơ hội, nhằm phát huy tiềm năng nội tại, chính quyền địa phương luôn nỗ lực đưa Sông Công phát triển trên tầm cao mới với những chiến lược dài hạn, có chiều sâu, tập trung vào phát triển đô thị.
Trong nghiên cứu đề xuất chương trình phát triển đô thị Sông Công đến năm 2025, tầm nhìn 2030, theo định hướng chung của tỉnh là sẽ phấn đấu tăng nhanh tỷ lệ đô thị hóa cùng với nâng cao chất lượng các đô thị hiện có, mở rộng không gian phát triển đô thị ở những nơi có điều kiện. Đây là một trong những lợi thế rất lớn để bất động sản Sông Công có thể phát triển mạnh trong thời gian tới.
Dự án khu đô thị Thiên Lộc - một trong những dự án được đánh giá cao tại thành phố Sông Công. Ảnh phối cảnh dự án |
Đòn bẩy từ những dự án chất lượng
Đáp lại những kỳ vọng và chính sách đầu tư thuận lợi của chính quyền cơ sở cũng như nắm bắt được thời cơ, triển vọng và tiềm năng của Sông Công, nhiều chủ đầu tư bất động sản lớn đã mang đến những “lời hồi đáp” đầy giá trị với những dự án uy tín, chất lượng.
Trong số nhiều doanh nghiệp địa ốc đang đầu tư trên địa bàn TP. Sông Công, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thiên Lộc trở thành cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Đây là một chủ đầu tư lớn, đã khẳng định được vị thế trên thị trường với nhiều công trình và các dự án trải dài trên khắp các tỉnh/thành phố.
Tại Thành phố Sông Công, khu đô thị Thiên Lộc Sông Công của Công ty Thiên Lộc đang tạo sức hút mạnh mẽ tại thị trường Bất động sản Thái Nguyên. Dự án nằm trên trục đường huyết mạch: Thống Nhất và 209 (khu vực trung tâm TP. Sông Công).
Khu đô thị Thiên Lộc - Sông Công được quy hoạch cơ sở hạ tầng đồng bộ, đường nội khu rộng rãi, phân ô bàn cờ với đầy đủ vỉa hè, hệ thống đèn chiếu sáng, cấp thoát nước, hệ thống điện ngầm. Ảnh phối cảnh dự án |
Theo chủ đầu tư, hiện dự án đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng để chuyển giai đoạn đầu tư sang giai đoạn 2. Dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết theo tiêu chuẩn đô thị đồng bộ, hiện đại, văn minh, hứa hẹn mang đến cư dân một không gian sống lý tưởng nhờ những ưu thế vượt trội với vị trí đắc địa, hệ thống tiện ích nội khu đồng bộ, mật độ công viên cây xanh thích hợp, đan xen nhà hàng, siêu thị, nhà trẻ, nhà văn hóa, văn phòng cho thuê, trung tâm thể thao, sân vận động…
Với vị trí đắc địa, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên được coi là “bản lề” trung chuyển giao lưu hàng hóa giữa tỉnh Thái Nguyên với Hà Nội và các đô thị xung quanh. Ảnh: Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thiên Lộc |
Việc phát triển đô thị không đơn thuần chỉ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế mà phải là động lực và là hệ quả tất yếu của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương.
Những dự án như Thiên Lộc Sông Công sẽ như một chiếc “đòn bẩy” tạo ra tác động qua lại và lan tỏa, không chỉ giúp người dân được sống trong những môi trường lý tưởng mà còn thúc đẩy kinh tế -xã hội phát triển, mang đến diện mạo khởi sắc cho bộ mặt đô thị của Thành phố Sông Công trên hành trình vươn mình trên tầm cao mới.
Vũ Vũ
" alt=""/>Những dự án chất lượng đưa thành phố Sông Công ‘cất cánh’Vào tháng 1, Ding tiếp tục được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch kinh doanh doanh nghiệp, kiêm phụ trách nhóm nhà mạng.Ông trở thành nhân vật nắm quyền lãnh đạo 2 trên 3 mảng kinh doanh lớn nhất của Huawei.
Năm ngoái, kinh doanh nhà mạng là lĩnh vực đem lại doanh thu lớn nhất cho công ty trụ sở Thẩm Quyến này với hơn 281,4 tỷ NDT (39,5 tỷ USD), chiếm gần 44% tổng doanh thu.
Ding đột ngột qua đời vào thời điểm các lệnh trừng phạt từ Mỹ đã làm tê liệt hiệu quả mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei, khiến công ty này phải tìm kiếm các nguồn thu khác.
Nhân vật 53 tuổi này cũng là Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát Huawei. Trong cáo phó, Huawei cho biết Ding “đã làm việc siêng năng tại Huawei trong 26 năm và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển công ty”.
Truyền thông địa phương cho biết Ding qua đời do truỵ tim sau khi tham gia một cuộc thi marathon 28km. Được biết, Ding là một vận động viên chạy đường dài, thường xuyên dành hầu hết thời gian rảnh rỗi để chạy.
Lần xuất hiện cuối cùng của Ding trước công chúng là vào tháng 9 tại Huawei Connect 2022, sự kiện thường niên của công ty công bố sản phẩm và giải pháp mới.
Thế Vinh(Theo SCMP)
" alt=""/>Lãnh đạo cấp cao Huawei đột ngột qua đời sau cuộc thi chạy marathon