Bộ TT&TT cùng doanh nghiệp “mổ xẻ” 4 vấn đề nóng của viễn thông

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị,ộTTTTcùngdoanhnghiệpmổxẻvấnđềnóngcủaviễnthôbxh c1 Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng yêu cầu các doanh nghiệp cùng cơ quan quản lý Nhà nước tập trung thảo luận 4 vấn đề lớn để có định hướng quản lý trong 6 tháng cuối năm 2014.

Cần tăng sự hài lòng của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ

Theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, thời gian qua có tình trạng một số dịch vụ viễn thông được công bố đạt chất lượng nhưng người tiêu dùng vẫn phàn nàn. Nói cách khác là có sự chênh lệch giữa việc đo kiểm, đánh giá chất lượng dịch vụ viễn thông của các cơ quan Nhà nước với cảm nhận, đánh giá của người tiêu dùng. Cần phải thu hẹp dần khoảng cách này. Đối với người tiêu dùng thì chất lượng là yếu tố quan trọng nhất của hàng hóa, dịch vụ. Trong môi trường cạnh tranh, nếu doanh nghiệp không đảm bảo chất lượng sẽ nhanh chóng bị loại khỏi thị trường.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng nhận định: “Để đảm bảo được chất lượng dịch vụ viễn thông đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, có hai việc cần làm. Một là phải rà soát các quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng, đặc biệt là hai dịch vụ điện thoại di động và Internet băng rộng cố định. Hai là tăng cường thanh kiểm tra, giám sát, đo kiểm chất lượng để bảo đảm chất lượng phù hợp quy chuẩn. Tránh tình trạng quy chuẩn ban hành ra rồi nhưng cách đo đạc, cách công bố chất lượng nhiều khi chưa thể hiện, đánh giá đúng chất lượng dịch vụ”.  

quản lý giá cước viễn thông

Quản lý giá cước phải theo cơ chế thị trường cạnh tranh

Thứ trưởng Lê Nam Thắng chia sẻ: “Sau khi Luật Viễn thông, Luật Giá ra đời, chúng ta vẫn đang quản lý giá cước theo quy định cũ (từ thời Nghị định 160) chứ không theo Luật Viễn thông và Nghị định 25. Cách quản lý giá cước hiện nay mang tính Nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế vẫn phải đăng ký từng gói cước với cơ quan quản lý, dẫn đến bị động”.

Nhắc lại câu chuyện tăng cước 3G gần đây, Thứ trưởng Lê Nam Thắng khẳng định không phải các doanh nghiệp cố tình bắt tay nhau mà vì thấy doanh nghiệp kia đăng ký tăng cước thì doanh nghiệp này cũng đăng ký và việc phê duyệt trùng vào một thời điểm, khiến người tiêu dùng có cảm giác các doanh nghiệp đồng thời tăng giá cước. Cách quản lý giá như vậy không đảm bảo tính chủ động của các doanh nghiệp. Sự can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước vào thị trường viễn thông cũng chưa đúng tinh thần của Luật Viễn thông và Luật Giá là phải tôn trọng việc định giá của doanh nghiệp.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng yêu cầu thời gian tới phải quản lý giá cước theo đúng tinh thần của Luật Giá và Luật Viễn thông, cũng như theo thông lệ quốc tế.  Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nước chỉ quản lý 2 yếu tố quan trọng nhất: Thứ nhất, tỷ số giá trần hàng năm, dựa trên cơ sở tốc độ phát triển của nền kinh tế, năng suất lao động, lạm phát… mà cho phép các doanh nghiệp tăng mức giá cước tối đa lên bao nhiêu phần trăm; hai là quản lý giá thành, giá trần, làm sao để doanh nghiệp không bán dịch vụ dưới giá thành dẫn tới hiện tượng phá giá thị trường.

Thể thao
上一篇:Nhận định, soi kèo Augsburg vs Stuttgart, 23h30 ngày 12/1: Thiên nga gẫy cánh
下一篇:Nhận định, soi kèo DPMM vs Lion City Sailors, 19h15 ngày 13/1: Cửa trên ‘ghi điểm’