Apple bị nhấn chìm bởi làn sóng smartphone giá rẻ?

作者:Bóng đá 来源:Bóng đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-20 12:11:05 评论数:

Không còn là mặt hàng công nghệ mới quá đắt đỏ,ịnhấnchìmbởilànsóngsmartphonegiárẻbang xep hang ngoai hang anh smartphone đang dần trở nên phổ biến trên thị trường toàn cầu. Chính sự bình dân này đang khiến cho Apple mất mát khá nhiều.

Mức giá trung bình giảm

Các dòng điện thoại lướt web, tải ứng dụng đã tăng phổ biến trong nửa thập kỷ qua và chỉ riêng năm ngoái cũng mang lại tổng doanh thu 293,9 tỷ USD và có hơn 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Hơn một nửa người dùng ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác sở hữu smartphone và người tiêu dùng tại các thị trường đang nổi gồm Trung Quốc và Ấn Độ lại thu hút vào các mẫu máy giá rẻ hơn, còn nhu cầu đối với thiết bị cao cấp bị chững lại.

Giá một chiếc smartphone trung bình đã giảm từ mức 450USD của năm 2012 xuống còn 375USD, theo ước tính của IDC. Việc giảm giá này đã đe dọa tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của gã khổng lồ Apple. “Táo khuyết” và nhà sản xuấn Hàn Quốc- Samsung và có thể buộc các công ty như Nokia và BlackBerry phải ra các sản phẩm mới để cải thiện doanh số bán ra. Trong khi đó những công ty nhanh nhạy với nhu cầu thị trường như Huawei và Lenovo lại được hưởng lợi với các thiết bị giá rẻ hơn.

Thời kỳ tăng trưởng mạnh trong phân khúc cao cấp đã chững lại. Sự suy mức giảm giá trung bình của smartphone cũng diễn ra tương tự như những gì đã xảy ra trong ngành công nghiệp máy tính cá nhân những năm cuối của 1990. Khi đó người tiêu dùng bắt đầu chuyển hướng sang các thiết bị giá rẻ hơn để có thể truy cập được Internet.

Do đó, Apple, Samsung và các công ty khác dựa trên doanh số bán điện thoại đắt tiền trở nên khó khăn hơn. Hồi tháng 6, Samsung đã mất hơn 25 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Giảm dần lợi nhuận

Apple đã bán được 31 triệu chiếc iPhone trong quý. Mặc dù đây là mức cao hơn dự báo và là mức cao kỷ lục cho quý 2/2013, nhưng mức giá bán trung bình đã giảm 4% so với một năm trước. Apple lý giải nguyên nhân là do người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm có giá thấp hơn và mẫu mã cũ hơn. Đồng thời, tỷ giá cũng là một nguyên nhân: số iPhone bán ra ở thị trường Nhật Bản tăng vọt 66% trong quý trước khi đồng yên giảm giá 5% so với đồng USD.

{ keywords}

Thêm vào đó, số iPad được bán ra chỉ ở mức 14,6 triệu chiếc – thấp hơn so với dự báo. Mức này cũng giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc giảm giá và sự phổ biến của các sản phẩm có giá thấp hơn như iPad Mini đang hút dần lợi nhuận của Apple.

Trong một diễn biến khác, Huawei vừa công bố doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 tăng trưởng 11%. Doanh thu của hãng sản xuất điện thoại lớn nhất Trung Quốc đạt 113,8 tỷ nhân dân tệ (tương đương 18,5 tỷ USD) trong 6 tháng.

Nhiều lợi nhuận hơn sẽ chiến thắng trong các thị trường đang nổi. Tại đây, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa mua được smartphone đầu tiên của họ. IDC dự đoán rằng, 66% trong số 384 triệu smartphone bán ra tại Trung Quốc trong năm tới sẽ có giá chưa đến 200USD, so với 14% trong số 153 triệu điện thoại đã bán ra tại Mỹ.

Các nhà sản xuất Trung Quốc chuyên cung cấp điện thoại giá rẻ như Huawei đã tăng thị phần. Thậm chí điện thoại của họ được bán ra ở mức 100USD.

Lenovo cũng sử dụng chiến lược giá rẻ tương tự để trở thành nhà sản xuất PC lớn nhất trên thế giới và cũng là nhà sản xuất smartphone có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Trung Quốc.

Lịch sử PC lặp lại

Tương tự như lịch sử máy tính trước đây, cuộc chiến về giá có thể nhanh chóng dẫn tới cuộc tàn sát trong toàn ngành công nghiệp. Trong những năm sau khi các mẫu máy giá rẻ như máy tính để bàn giá 600USD của Emachines trở nên phổ biến vào năm 1998, lợi nhuận trung bình của PC đã giảm từ hơn 15% xuống 10%, không đủ để trang trải chi phí nghiên cứu và các chi phí khác tại các công ty lớn.

Lợi nhuận giảm và mất sự gắn kết, các nhà sản xuất máy tính tiến hành sáp nhập và chuyển giao kinh doanh. HP đã mua lại bộ phận kinh doanh máy tính Compaq Computer vào năm 2002 và IBM đã bán mảng kinh doanh PC cho Lenovo vào năm 2005…

Hai gã khổng lồ smartphone, Apple và Samsung có vị trí tốt hơn so với Compaq và IBM trong thị trường PC. Trong khi hầu hết tiếp thị của họ tại Mỹ tập trung vào các thiết bị cao cấp như Galaxy S4, Samsung đã bán hàng trăm mẫu máy ở tất cả các mức giá. Là một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới về chip, màn hình và các bộ phận linh kiện khác, Samsung có thể dễ dàng đẩy mức giá xuống thấp hơn so với các đổi thủ khác, những người phải mua thành phần linh kiện từ Samsung.

Duy trì nhờ hệ sinh thái

Thương hiệu mạnh và hệ sinh thái phong phú về nội dung âm nhạc, dịch vụ, hơn 800 nghìn ứng dụng đã giúp Apple duy trì lượng khách hàng lớn. Điều đó cũng khiến cho nhiều người tiêu dùng lựa chọn các phiên bản iPhone cũ có giá hợp lý hơn. Khoảng một nửa số iPhone được nhà mạng Verizon (Mỹ) bán ra trong quý gần đây là iPhone 4 và 4S. Gần đây, Apple cùng với nhà mạng tung ra chương trình đổi iPhone cũ lấy iPhone mới, nhằm khuyến khích người dùng nâng cấp lên iPhone 5 và thu lại những sản phẩm đời cũ hơn. Tức là Apple sẽ trả số tiền tới 200 USD cho các mẫu iPhone 4, 4S đã sử dụng nếu khách hàng muốn nâng cấp lên iPhone 5.

Nếu không có chiến dịch này, Apple sẽ mất nhiều hơn thị phần vào tay Samsung và các nhà sản xuất Android khác.

Tuy nhiên, khi tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh tại các thị trường đang nổi, Apple sẽ không thể giữ được thị phần. Do đó, công ty cần chiến lược phát triển xác thực hơn để có thể chặn được hoặc thích ứng với “cơn lốc” giá rẻ trong thị trường smartphone.

Theo VnMedia

最近更新