Trong xã hội hiện đại,ẽđờihạnhphúcbằngnétcọyêuthươfulham – liverpool khái niệm “nữ quyền" thường được dùng để mô tả hình ảnh người phụ nữ mạnh mẽ, tự chủ trong mọi lĩnh vực, sánh vai cùng nam giới. Thế nhưng, nữ quyền có đồng nghĩa với việc từ bỏ công việc để vun vén cho tổ ấm hay chính là một quyền năng cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình mà người phụ nữ nào cũng khao khát chinh phục?
Lễ ra mắt cuốn sách Vẽ đời hạnh phúc bằng nét cọ yêu thươngcủa tác giả Lê Hiền Lương vừa diễn ra tại Hà Nội. Là một phụ nữ thành đạt, đồng thời mang thiên chức của một người vợ, người mẹ, tác giả Lê Hiền Lương đã dùng những câu chuyện đời mình để khơi dậy tiếng lòng và tôn vinh vẻ đẹp bản lĩnh của phái nữ.
Được coi là cuốn sách self-help dành cho phụ nữ, Vẽ đời hạnh phúc bằng nét cọ yêu thươnglà một tác phẩm đầy cảm hứng, đặc biệt dành cho những phụ nữ đang tìm kiếm sự cân bằng giữa sự nghiệp thành công và gia đình yên ấm.
“Người phụ nữ bản lĩnh là người biết cách dung hòa giữa cứng cỏi và mềm mại, giữa lý trí và cảm xúc; giữa nội lực và cốt cách, lòng trắc ẩn dịu dàng vốn có”. Được viết dưới ngòi bút đầy cảm xúc và tinh tế, giọng văn khi thì nhỏ nhẹ tâm tình, khi thì điềm tĩnh chiêm nghiệm, Vẽ đời hạnh phúc bằng nét cọ yêu thương giống như chiếc chìa khóa giúp độc giả thay đổi tư duy và cách ứng xử trong cuộc sống.
Với quan niệm “Mỗi người là họa sĩ vẽ bức tranh cuộc đời mình”, tác giả đã trở về với sở thích vẽ tranh thuở nhỏ để tự chữa lành vết thương, từ đó xây dựng nội lực giúp hàn gắn tổn thương cho người thân và vun vén gia đình.
Đắm mình trong màu sắc, nét cọ và cảnh vật, Lê Hiền Lương tìm lại sự bình tâm để dũng cảm vượt qua thăng trầm cuộc sống. Cô tinh tế lột tả tính nữ trong xã hội hiện đại qua những trang sách giàu chất thơ và nhạc, giúp bạn đọc nhận ra: Phụ nữ không phải phái yếu, họ mạnh mẽ nhất khi là chính mình.
Chia sẻ trong sự kiện ra mắt sách, nữ tác giả mong muốn lan tỏa giá trị về lòng biết ơn từ trái tim, về sự chấp nhận và trân trọng con người thật của đối phương và tình yêu thương vô điều kiện với con cái.
“Trong cuộc sống thường ngày, những bất đồng giữa hai vợ chồng là không thể tránh khỏi. Nhưng bằng sự lắng nghe, thấu hiểu và lòng biết ơn chân thành, chồng tôi trở thành chỗ dựa vững chắc và cũng là nguồn cảm hứng lớn nhất, là động lực giúp tôi có được ngày hôm nay", chị nói.
Đáp lại lời bày tỏ của bạn đời tại lễ ra mắt sách, ông Phùng Hữu Lợi bộc bạch: “Sứ mệnh của tôi, với cương vị là một người chồng, người cha, là bảo vệ, chăm sóc người phụ nữ và những đứa con, cùng nhau hướng tới hạnh phúc trọn vẹn về sau. Từ đó, truyền cảm hứng cho những người đang kiếm tìm hạnh phúc".
Cuốn sách đề cao nữ quyền, nhưng không khuyến khích san bằng mọi trách nhiệm giữa đàn ông và phụ nữ, mà nhấn mạnh mỗi phái có đặc tính riêng. Theo quan niệm “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm", tác phẩm khơi gợi độc giả, đặc biệt là phụ nữ, hãy mạnh dạn sống với tính nữ thiên phú và tận dụng đặc ân đó để đạt ước mơ.
Có mặt trong sự kiện, khách mời Lê Dũng chia sẻ: “Cuốn sách không chỉ hữu ích cho phụ nữ mà cả cánh đàn ông. Cuộc sống hôn nhân và nuôi dạy con cái không hề dễ dàng, với vai trò là một đối phương vững chắc, tôi hiểu người phụ nữ của đời mình hay bao người phụ nữ khác, đều mong mỏi được lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành để họ có thêm động lực thực hiện những giấc mơ".
Ảnh: BTC
Ra mắt hồi ký tuổi 54, danh thủ Hồng Sơn tiết lộ về biệt danh 'Công chúa'Hồng Sơn nói những nội dung trong quyển hồi ký đều là sự thật. Cựu danh thủ chủ trương không tạo scandal, ồn ào từ chia sẻ nên không lo tranh cãi.
Dẫn chúng tôi đi trên những tuyến đường bê tông chạy giữa 2 hàng hoa huỳnh liên rực vàng, anh Nguyễn Hữu Linh (47 tuổi), Trưởng khu phố 3 (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, đến thời điểm này, hầu hết đường nông thôn tại đây đã được nâng cấp, bê tông hóa.
Để có thành quả này, từ năm 2015, anh cùng các cơ quan đoàn thể khu phố 3 tích cực vận động người dân hiến đất, góp tiền nâng cấp những tuyến đường nông thôn. Anh nói, trước đây, đường nông thôn tại khu phố rất nhỏ, hẹp.
“Nếu đủ rộng cho 2 xe ngược chiều tránh nhau, đường cũng hư hỏng nặng, ổ gà, ổ voi chằng chịt. Mưa xuống, đường ngập nước, sình lầy, nắng lên lại mù mịt bụi đất”, anh nói thêm.
Mỗi khi gặp, người dân đều “nhờ” anh Linh “xin Nhà nước đôi ba xe đá đổ lên cho đường bớt sình lầy”. Từ đó, anh nảy ra ý định vận động người dân đóng góp đất, tiền sửa chữa, nâng cấp đường. Anh trình bày ý định này với chính quyền cấp trên và được đồng ý.
Tuyến đường này, trước đây rất chật hẹp, chi chít ổ gà, đọng nước khi trời mưa. Sau khi được vận động, người dân hai bên đường đã tình nguyện hiến đất để mở rộng bê tông hóa sạch sẽ như hiện nay.
Anh Linh kể: “Năm 2015, tôi gợi ý, vận động người dân đóng góp đất, kinh phí làm đường bê tông đầu tiên tại tổ 13 của khu phố. Công trình thành công và tạo ra bước ngoặc trong việc vận động người dân. Từ công trình này, người dân dần hiểu, thấy rõ ý nghĩa, lợi ích từ việc hiến đất làm đường”.
Thấy việc làm của mình mang lại tín hiệu tốt, anh Linh tiếp tục cùng cơ quan, đoàn thể khu phố vận động người dân. Đến nay, anh đã vận động người dân khu phố 3 hiến gần 10.000 m2 đất để mở rộng, bê tông hóa nhiều tuyến đường, tuyến hẻm lớn, nhỏ.
“Đến thời điểm này, chúng tôi đã vận động và thực hiện được trên 10 tuyến đường có chiều dài 500-600m. Ngoài ra, khu phố cũng hoàn thành 9 công trình đầu tư công. Các tuyến đường này được thành phố tài trợ kinh phí, chúng tôi chỉ vận động bà con hiến đất để mở rộng”, anh Linh nói.
Dưới sự vận động khéo léo của anh, người dân khu phố 3 liên tục hiến đất để mở rộng các tuyến đường liên tổ, hẻm nhỏ vốn chỉ rộng chưa đầy 1m. Anh Linh nói, nhiều tuyến đường rộng, dài hơn, người dân cũng đã ký biên bản hiến đất, chỉ đợi ngày thi công.
Đường Xóm Dầu dài gần 1km, trở thành một trong những tuyến đường được người dân hiến nhiều đất nhất để mở rộng, trải nhựa khang trang, sạch sẽ.
Vị trưởng khu phố không khỏi tự hào, vui mừng khi dẫn chúng tôi đi trên những con đường chỉ mới đây thôi còn chi chít ổ gà, ổ voi. Bây giờ, các tuyến đường này đều đã được bê tông hóa, hai bên trồng những hàng hoa huỳnh liên, mười giờ, bông trang… rực rỡ.
Để có thành quả này, anh Linh và cơ quan đoàn thể khu phố đã thực hiện công tác vận động người dân hiến đất một cách khéo léo cùng cách làm “không giống ai”.
“Nghệ thuật” dân vận khéo léo
Anh Linh tâm sự: “Khi muốn thực hiện tuyến đường nào đó, chúng tôi phải họp với người dân để thông tin. Buổi họp này phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, đoàn thể của khu phố”.
“Là trưởng khu phố, tôi nắm rõ có bao nhiêu hộ dân đang sinh sống trên tuyến đường sắp làm, đường hiện hữu dài bao nhiêu, rộng bao nhiêu…Trong cuộc họp, chúng tôi cũng phải làm sao cho người dân hiểu, tin rằng việc họ hiến đất làm đường là để nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế cho chính họ”, anh Linh thông tin thêm.
Trước khi tổ chức cuộc họp công khai với người dân, anh cùng các cán bộ trong khu phố đến từng hộ gia đình tìm hiểu. Tại đây, anh chọn 2 người dân có uy tín nhất đang sinh sống tại khu vực sắp vận động hiến đất để phổ biến lợi ích, ý nghĩa của việc làm đường.
“Tôi phải tạo được lòng tin đối với họ, lấy được sự đồng thuận của họ đối với chủ trương của khu phố. Nếu họ đồng thuận, họ sẽ là những tấm gương đi tiên phong trong việc hiến đất, ủng hộ tiền, giúp chính quyền vận động các hộ gia đình khác”, anh Linh tiết lộ.
Những tuyến đường chưa đủ kinh phí để bê tông hóa như thế này cũng đã được người dân ký biên bản hiến đất. Chính quyền khu phố bước đầu trải đá để chờ ngày thi công mở rộng, nâng cấp.
Khi vấp phải những hộ gia đình không đồng tình với chủ trương, anh đến tận nhà để tìm nguyên nhân rồi tìm cách tháo gỡ, thuyết phục. Anh kể: “Lúc này, khu phố phải tìm người hiểu biết, có uy tín trong hộ gia đình đó để giải thích và nhờ họ nói lại với người nhà. Sau đó, đa số họ đều đồng ý”.
“Cá biệt, có người dân đồng thuận với chủ trương nhưng không đủ tiền đóng góp. Đối với các trường hợp này, tôi cho họ trình bày nguyên nhân trong cuộc họp. Thấy hợp lý, các hộ khác khá giả hơn sẽ tình nguyện đóng bù phần tiền còn thiếu”, anh nói thêm.
Vị trưởng khu phố nói rằng, điều tiên quyết của người cán bộ là phải làm sao cho dân tin tưởng. Do đó, cán bộ khu phố 3 tuyệt đối không giữ tiền người dân đóng góp làm đường. Số tiền này, anh giao cho 2 người dân được bà con tin tưởng, lựa chọn giữ, chi trả các chi phí làm đường.
“Chúng tôi cũng để cho người dân tự thuê xe chở đá, xe ủi… đến làm đường. Việc đổ bê tông cũng do người dân trực tiếp thực hiện. Chính quyền khu phố chỉ giữ vai trò giám sát, tư vấn kỹ thuật, đảm bảo con đường sau khi hoàn thành đúng với yêu cầu của cấp trên đề ra”, anh Linh nói thêm.
Sau khi hoàn thiện, khu phố tổ chức họp thông báo, công khai chi phí thực hiện con đường. Sau đó, anh giao đường cho bà con thụ hưởng, quản lý. Thế nên, mỗi khi được anh Linh vận động, người dân khu phố 3 đều tình nguyện hiến đất.
Ngoài vận động người dân hiến đất, đóng góp tiền để làm đường, anh Nguyễn Hữu Linh và cơ quan đoàn thể khu phố 3 còn vận động xây nhà tình thương cho hộ nghèo, có công với cách mạng tại địa phương.
Anh kể: “Khi được vận động, người dân khu phố rất nhiệt tình ủng hộ. Nhiều hộ gia đình thậm chí hiến 500-600m đất để làm đường. Cá biệt như hộ bà Lê Thị Ai (66 tuổi)”.
“Gia đình và cá nhân bà Ai đã hiến 800m2 đất để mở rộng đường tổ 6 với chiều dài 500m, rộng gần 5m, tổng giá trị đất hiến 2 tỷ 400 triệu đồng và 5 triệu đồng tiền mặt. Gia đình này cũng đóng góp 90 triệu đồng để mở rộng, bê tông hóa cây cầu bắc ngang rạch Tua Bể (giáp ranh thị trấn Tân Túc và xã Bình Chánh) cho các em học sinh đến trường an toàn”, anh nói thêm.
Ngoài vận động người dân hiến đất, đóng góp tiền để làm đường, anh Nguyễn Hữu Linh và cơ quan đoàn thể khu phố 3 còn vận động xây nhà tình thương cho hộ nghèo, có công với cách mạng tại địa phương. Mỗi năm, anh vận động, xây dựng được từ 2-3 căn nhà tình thương.
Ngoài ra, anh cũng vận động người dân đóng góp xây cầu, làm cống, giữ gìn vệ sinh, thu gom rác thải, xóa bỏ các bãi rác hoang, tự phát tại khu phố. Anh Linh được tuyên dương là cán bộ dân vận tiêu biểu của TP.HCM giai đoạn 2016-2020.
Một ngày mới của nữ trưởng phòng bỏ phố lên rừng làm việc thiện
Chị Yến từ chối một công việc tốt và cuộc sống đầy đủ ở thành phố để về vùng rừng núi dù bị nói là “khác người”.
">
Người đàn ông vận động dân hiến ngàn mét đất, góp tiền làm đường