Vừa che ô vừa dùng điện thoại, lái xe đạp điện đâm vào đuôi ô tô
Người đi xe đạp điện dường như không có ý thức về việc mình đang tham gia giao thông,ừacheôvừadùngđiệnthoạiláixeđạpđiệnđâmvàođuôiôtôbangxep hang ngoaihang anh hoàn toàn không chú ý đến việc điều khiển phương tiện.
Tổ lái xe đạp điện, xe máy điện: Tai nạn hại đời bạn trẻ(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Soi kèo góc Rayo Vallecano vs Girona, 20h00 ngày 26/1
- Là một kiểu quản lý hành chính
Ở góc độ giảng viên đại học, ông Phạm Thái Sơn, Phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, nhìn nhận không cần thiết giáo viên phải có chứng chỉ hành nghề.
Bảo vệ quan điểm của mình, ông Sơn phân tích: Thứ nhất, tuyển dụng giáo viên/ giảng viên là tuyển chọn. Giáo viên/ giảng viên không có khả năng giảng dạy, không có kiến thức tốt, không có khả năng nghiên cứu đã bị đào thải trong quá trình tuyển dụng.
Đề xuất nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề Thứ hai, việc thêm chứng chỉ không cần thiết bằng việc phải quy định các đơn vị phải/ bắt buộc tổ chức các khóa huấn luyện giáo viên/ giảng viên về phương pháp giảng dạy, kỹ năng mềm.
Theo ông Sơn, những vấn đề, sự cố xảy ra trong thời gian vừa qua có phải do khâu tuyển dụng có vấn đề hay không cần xác định rõ. Nếu không, có thêm chứng chỉ, chỉ là thêm thủ tục không cần thiết, đâm ra lại thành "hủ tục".
"Bằng chứng rất rõ là vấn đề về chứng chỉ tiếng Anh, Tin học - đã có, đã bắt buộc nhưng có giải quyết chất lượng được đâu. Giảng viên/ giáo viên cần nhất là có kiến thức, kỹ năng và tố chất, phải được bồi dưỡng thường xuyên, chứ không phải là chứng chỉ mang tính hình thức" - ông Sơn nói.
Còn hiệu trưởng một trường THPT ở Quận 1, TP.HCM khi nói về chứng chỉ hành nghề giáo viên đã thẳng thắn "Tôi nghĩ đây là vấn đề quản lý giáo viên theo kiểu hành chính, tương tự như vấn đề giáo viên phải có bằng sau đại học. Trên thực tế, giáo viên chúng tôi chưa thấy được giá trị, hiệu quả của việc quản lý này".
Theo cô, điều giáo viên và nhà quản lý quan tâm hiện nay là năng lực tổ chức dạy học và kỹ năng sư phạm. Vì vậy, phải làm sao để thực hiện hai điều này. Khi đó chắc chắn sẽ không xảy ra những "điểm tối" như vừa qua hay phải đặt ra một chứng chỉ trên giấy tờ nào nữa.
Làm không khéo sẽ vẽ thêm vùng tiêu cực của giáo dục
Ông Giản Tư Trung, Hiệu trưởng Trường doanh nhân PACE và Viện trưởng viện giáo dục IREC, lại là người đã cho rằng nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề và đạt chuẩn mực chuyên nghiệp từ hai năm trước. Theo ông Trung, trên thế giới, những người làm giáo dục Mỹ đã chuyên nghiệp hoá hoạt động của người thầy bằng "Bộ quy chuẩn giảng dạy chuyên nghiệp" do Uỷ ban quốc gia và Hiệp hội Nhà giáo ban hành.
Bộ quy chuẩn được xem là một sự sáng tạo chung của giáo dục Mỹ. Dựa trên sự sáng tạo chung này, mỗi nhà giáo sẽ có thêm những sáng tạo riêng trong quá trình hành nghề. Ở các ngành nghề khác, những người làm nghề kiểm toán đã theo đuổi mục tiêu đạt "chứng chỉ hành nghề" của quốc gia và quốc tế, còn những người làm nghề y, nghề luật cũng bắt đầu kết nối mình với những hội nghề nghiệp có uy tín…
"Rất nhiều người làm giáo dục giật mình với câu hỏi của phụ huynh nước ngoài khi muốn cho con học tại Việt Nam rằng "Ở trường bạn có bao nhiêu giáo viên có chứng chỉ hành nghề và đạt chuẩn mực chuyên nghiệp?"" - ông Trung kể.
Theo ông Trung, việc đặt ra chuẩn mực cũng là cách để bảo vệ uy tín, hình ảnh của những người làm nghề giáo trong xã hội, khiến cho tiếng nói của nhà giáo (do tổ chức này đại diện) đối với chính quyền, cộng đồng sẽ mạnh mẽ hơn. Đây cũng là cách những người thầy có khả năng đua tranh mạnh mẽ cùng đồng nghiệp trên thế giới, tạo ra những người học trò tự do, sống một cách đàng hoàng và làm việc thành công.
Chứng chỉ hành nghề sẽ giải quyết được hai việc: Đầu tiên là chuẩn nhà giáo, thứ hai là làm cho nhà giáo luôn đạt được chuẩn mực, chuẩn nghề nghiệp, nâng chất lượng.
"Về mặt lý thuyết, chứng chỉ hành nghề giáo viên là cần thiết nhưng phải làm thế nào để tránh ồ ạt, hình thức. Nếu không có giá trị, chứng chỉ hành nghề sẽ là thứ làm khổ nhà giáo và vẽ thêm vùng tiêu cực của giáo dục" - ông Trung nói.
Ông Trung cho rằng, nơi cấp chứng chỉ hành nghề phải là một đơn vị độc lập với nhà nước, thuộc xã hội dân sự mới khách quan. Còn nếu vận dụng cách làm của nước ngoài vào thì phải xem xét cụ thể. Điều quan trọng nữa là phải xác lập bộ chuẩn mực để cấp chứng chỉ để các nhà giáo vươn tới và vượt qua.
Trong khi đó, TS Hoàng Ngọc Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Nghề nghiệp Việt Nam đặt ra hàng loạt vấn đề: Vì sao phải có chứng chỉ hành nghề của giáo viên? Liệu có chứng chỉ hành nghề cho giáo viên thì chất lượng giáo dục học sinh có nâng lên? Phải chăng hiện nay chưa đủ cơ sở pháp lý để xử lý giáo viên vi phạm phẩm chất đạo đức và năng lực hạn chế? Có chứng chỉ hành nghề nhưng chưa lấy gì đảm bảo giá trị đúng của nó?...
Theo ông Vinh, các ý kiến đề xuất giáo viên có chứng chỉ đang là những giả định "hy vọng giáo viên sẽ tốt hơn...mà chưa có bằng chứng cụ thể".
"Ở một số quốc gia không có chứng chỉ hành nghề cho giáo viên nhưng nền giáo dục của họ rất tốt. Ở vài nơi dùng chứng chỉ chuyên nghiệp cho giáo viên sau khi đạt được trình độ tối thiểu theo yêu cầu phải qua các kỳ thi đánh giá nâng hạng. Chứng chỉ này sẽ như là giấy thông hành để mang đi tìm kiếm việc làm trên thị trường mà không bị phân công hay điều chuyển của cơ quan quản lý, đảm bảo hạn chế sự bất cập về cung cầu trong thị trường nhân lực" - ông Vinh cho hay,
Ông Vinh cho rằng, nếu đưa điều này vào Luật cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng chất lượng giáo viên không như yêu cầu như hiện nay. Bởi trước đây, với yêu cầu giáo viên có chứng chỉ tiếng Anh việc mua bán đã tấp nập như chợ thì liệu có thêm chứng chỉ giáo viên thì sao?
"Điều cần thiết hiện nay là xây dựng lại tiêu chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên bộ môn trên cơ sở phân tích việc làm của giáo viên để biết kiến thức, kỹ năng và khả năng độc lập, tự chủ thực hiện công việc tại trường lớp học cần phải có. Để từ đó bám vào Khung trình độ quốc gia để xác định các chuẩn đầu ra, thời lượng học tập ở mỗi trình độ đào tạo giáo viên" - ông Vinh đề xuất.
Theo ông Vinh, việc xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên rất quan trọng để phát triển chương trình đào tạo, xác định nhu cầu kỹ năng cần bồi dưỡng và thiết kế tổ chức bồi dưỡng. Các làm tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên vừa qua đã ban hành không theo cách tiếp cận đó, còn chung chung..., vì thế đào tạo giáo viên ở các trường ĐH đang thiếu hẳn việc đào tạo kỹ năng hành nghề cho giáo viên. Ngoài ra, cũng cần kèm theo các chính sách đánh giá, bồi dưỡng và đãi ngộ để cải thiện chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL.
Lê Huyền
Đề xuất nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề
- Ngày 10/1, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị xin ý kiến về Chính sách nhà giáo trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.
" alt="Thiếu thực tế, chứng chỉ hành nghề dễ thành 'giấy phép con' khổ nhà giáo" /> - Cách đây 2 ngày, mẹ tôi đón xe khách, gửi quà lên Hà Nội. Chuyến xe xuất phát từ 5h sáng nên mẹ tôi phải thức dậy trước đó cả tiếng đồng hồ. Bà bắt đôi gà, gói dăm chục quả trứng và ít măng rừng để gia đình chồng tôi ăn Tết.
Gửi quà xong, mẹ tôi chờ đến 8h sáng mới dám gọi điện vì mẹ chồng tôi thường dậy muộn. Ai ngờ, sau lời cảm ơn đầy khiên cưỡng, mẹ chồng tôi nhắc thông gia nên miễn lần sau.
Bà nói, quà cáp mẹ gửi lên, nhà tôi mất thời gian đi nhận, rồi lại phải thuê người thịt gà. Trong khi bình thường, chỉ một cuộc điện thoại, cô giúp việc nhà tôi có thể mua được hết đặc sản vùng miền.
"Mẹ cầm điện thoại chỉ biết vâng dạ sau đó lặng người ngồi thụp xuống hiên nhà, cố nén tiếng thở dài", cô em gái kể khiến cổ họng tôi nghẹn lại.
Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo, bố mất sớm, một mình mẹ nuôi 4 chị em tôi ăn học. Tôi là con cả nhưng tốt nghiệp cao đẳng chưa lâu đã vội vã lấy chồng. Quê chồng tôi ở Hà Nội, cách nhà mẹ đẻ gần 500km.
Nhà chồng tôi giàu. Bản thân chồng tôi cũng thành đạt. Tuy nhiên, sống căn nhà to rộng đầy đủ tiện nghi ấy, tôi gần như không có tiếng nói. Ngày Tết, muốn về với mẹ và các em, tôi phải lựa lời nói với chồng, nhờ chồng xin phép bố mẹ.
Thế nhưng, cái Tết gần nhất tôi có mặt ở nhà với mẹ cũng đã cách đây 3 năm. Khi đó, bố mẹ chồng tôi đi du lịch nước ngoài.
3 năm nay, tôi bầu bí chửa đẻ rồi con mọn nên ngày Tết chỉ biết gọi điện chúc mẹ từ xa.
Mẹ tôi thương con, sợ con thiệt thòi vì lấy chồng không môn đăng hộ đối. Tháng nào mẹ cũng cố tích cóp gửi rau củ lên biếu thông gia.
Gần Tết, mẹ lại làm đôi gà ngon, dăm ba chục trứng để gia đình tôi ăn Tết. Món quà không đáng tiền với nhà chồng nhưng tôi biết, mẹ tôi đã đổ rất nhiều công sức vào đó.
Tôi đã từng bảo mẹ, không cần thiết phải làm những việc như vậy. Nhưng với suy nghĩ của người thôn quê, mẹ tôi vẫn muốn gửi quà để tôi được nở mày nở mặt với nhà chồng.
Ai ngờ, lần này, nghe em gái tôi kể chuyện, mẹ tôi bị nói sỗ sàng vì món quà vừa gửi đi, nước mắt tôi cứ chảy ra. Tôi chỉ muốn chạy về bên mẹ, ôm lấy mẹ và nói rằng, tôi đã đủ lớn khôn rồi. Mẹ đừng lo lắng cho tôi mà tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của mình.
Cuộc đời này, tôi chỉ cần mẹ sống khỏe mạnh, an yên để tôi có chỗ dựa tinh thần. Như thế đã là quá đủ rồi...
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt="Gửi quà chúc Tết, mẹ nghèo lặng người trước câu nói của thông gia" /> - - Việc hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ và Tin học TP.HCM không được Bộ GD-ĐT công nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ đặt ra câu hỏi: Hàng nghìn tấm bằng tốt nghiệp do vị này đã ký có giá trị như thế nào?
Chưa đủ cơ sở công nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ của hiệu trưởng bị miễn nhiệm giữa kỳ
Hiệu trưởng bị miễn nhiệm giữa kỳ làm đơn kiến nghị khẩn cấp
Một hiệu trưởng đại học bị miễn nhiệm giữa kỳ vì lùm xùm bằng cấp
Làm hiệu trưởng hai năm nhưng không được công nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ
Hội đồng quản trị Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM (HUFLIT) đã ra nghị quyết miễn nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ năm 2015-2020 đối với ông Trần Quang Nam, nghị quyết có hiệu lực từ ngày 30/10/2018.
Sở dĩ xảy ra câu chuyện này là do trước đó, cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường đặt nghi ngờ về bằng cấp của ông Nam và đề nghị ông nhanh chóng minh bạch mọi thông tin liên quan.
Cụ thể, theo lý lịch khoa học của ông Nam, từ năm 2000-2002 ông học thạc sĩ quản trị kinh doanh hệ chính quy tại Trường Southern California University (SCUPS). Ngoài ra, ông Nam học tiến sĩ hệ chính quy tập trung do trường Business School Lausanne (Thụy Sỹ) cấp bằng. Chương trình ông Nam học là chương trình liên kết được Bộ GD-ĐT cho phép giữa Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và SCUPS.
Ông Nam từng hai lần làm hồ sơ gửi Cục Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục (nay là Cục quản lý chất lượng), Bộ GD-ĐT, công nhận văn bằng nhưng chưa được.
Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ và tin học TP.HCM chưa đủ chuẩn Sau khi bị miễn nhiệm giữa kỳ, ông Nam có đơn kêu cứu khẩn cấp lên UBND TP.HCM. Vị này cho rằng, theo Điều lệ trường Đại học, việc miễn nhiệm ông là không có căn cứ. Ngoài ra, ông cũng khẳng định, việc "chưa đạt đủ điều kiện" mà Hội đồng quản trị đưa ra mâu thuẫn với tờ trình cách đây 2 năm đơn vị này gửi UBND TP.HCM và Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị công nhận ông là hiệu trưởng.
Mới đây, Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, đã có văn bản gửi HUFLIT về vấn đề văn bằng tiến sĩ, thạc sĩ của ông Trần Quang Nam.
Văn bản nêu rõ: Chưa đủ cơ sở công nhận bằng thạc sĩ và tiến sĩ của ông Nam. Lý do: Văn bằng thạc sĩ do trường Southern California University cấp trong thời gian trường này chưa được kiểm định nên chưa đủ cơ sở để công nhận. Còn bằng tiến sĩ, do ông Nam học tại Trường kinh doanh Lausane (Thụy Sĩ) là cơ sở giáo dục tư thục, không thuộc hệ thống giáo dục đại học của Thụy Sĩ, ông Nam cũng chỉ sang Thụy Sĩ 2,5 tháng trong chương trình đào tạo tiến sĩ 3 năm, nên cũng chưa đủ cơ sở công nhận.
Như vậy, với câu trả lời của Cục Quản lý chất lượng, đối chiếu theo quy định của Bộ GD-ĐT, ông Trần Quang Nam không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng.
Câu hỏi đặt ra là hàng nghìn tấm bằng tốt nghiệp của sinh viên HUFLIT do ông Nam đã ký trong 2 năm qua có giá trị như thế nào?
"Chúng tôi và UBND TP.HCM đều thiếu sót"
Trên HUFLIT Confessions (trang xã hội của sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ và Tin học TP.HCM), nhiều sinh viên đặt câu hỏi về giá trị bằng tốt nghiệp do ông Nam đã ký.
"Vậy bằng của những bạn tốt nghiệp trước đây do ông Nam ký có được công nhận nữa không?", "Nếu chỗ làm của mình phát hiện ra bằng tốt nghiệp do người chưa đủ chuẩn hiệu trưởng ký thì không biết phải nói làm sao?", "Bằng tốt nghiệp người chưa đủ chuẩn ký thì có giá trị không?"... -hàng loạt câu hỏi được sinh viên đưa ra.
Trả lời VietNamNet, ông Nguyễn Hồng Tuyên, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị HUFLIT cho biết "Trường đang chờ ý kiến của Bộ GD-ĐT và UBND TP.HCM về vấn đề này".
Ông Tuyên cũng cho hay trường chờ quyết định thu hồi hiệu trưởng của UBND TP.HCM, HĐQT sẽ bầu hiệu trưởng mới. Khi chưa có hiệu trưởng mới, đối với sinh viên đã tốt nghiệp đợt 2 năm 2018 hiện vẫn chưa được cấp bằng, phó hiệu trưởng trường sẽ ký bằng tốt nghiệp cho các em.
Trước câu hỏi "Tại sao hai năm trước Hội đồng quản trị, UBND TP.HCM… không tìm hiểu kỹ vấn đề bằng cấp của ông Nam trước khi ra quyết định bổ nhiệm?", ông Tuyên thừa nhận "Có một phần thiếu sót từ phía Hội đồng quản trị và từ UBND TP.HCM'.
"Về phía Hội đồng quản trị, do chúng tôi nghĩ ông Nam đi học theo diện kinh phí của Thành ủy, có học bổng đàng hoàng sẽ chọn trường đàng hoàng. Không ngờ, ông Nam lại chọn trường như vậy dẫn tới tình trạng như hiện nay" - ông Tuyên nói.
Lê Huyền
Chưa đủ cơ sở công nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ của hiệu trưởng bị miễn nhiệm giữa kỳ
Cục quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho hay chưa đủ cơ sở để công nhận bằng tiến sĩ, thạc sĩ của ông Trần Quang Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ và Tin học TP.HCM.
" alt="Hàng nghìn bằng tốt nghiệp do hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ và Tin học TP.HCM ký có còn giá trị?" /> Làm không hiệu quả, công ty TQ ép nhân viên ăn giun (Ảnh: Shanghaiist) Theo Shanghaiist, do làm việc không hiệu quả, tất cả nhân viên của công ty trên ở thành phố Bijie, tỉnh Quý Châu bị yêu cầu phải ăn một con giun hoặc nộp phạt 500 NDT, khoảng 1,6 triệu đồng.
Để tránh nộp phạt, một số nhân viên của công ty chấp nhận hình phạt và ăn một con giun trước sự chứng kiến của các đồng nghiệp khác.
Video ghi lại sự việc đã bị rò rỉ. Trong khi chủ công ty doạ trả đũa người tiết lộ video thì một số nhân viên đã báo cảnh sát.
Lê Nguyễn
" alt="Làm không hiệu quả, công ty TQ ép nhân viên ăn giun" />
Cô Linda Bieber (phải) và đồng nghiệp Jessica Rhee giơ cao những tấm biển tự làm trong cuộc biểu tình ở Van Nuys, California Tờ The New York Times đã hỏi chuyện một số giáo viên trong số hơn 30.000 người đình công mới đây để lắng nghe những chia sẻ của họ về cách xoay sở trong những lớp học quá tải.
Hoà vào đám đông giáo viên Los Angeles biểu tình hôm 23/1, cô Linda Bieber và bạn cô là Jessica Rhee giơ cao những tấm biển thể hiện sự bất bình của họ với Hiệp hội Giáo viên Los Angeles vì lý do: lớp học quá đông.
“Tôi có thể dạy một lớp 43 đứa trẻ, nhưng không thể tiếp cận được chúng” – tấm biển viết.
Cô Bieber và cô Rhee cùng với hơn 30.000 giáo viên khu vực Los Angeles đã đổ ra đường để biểu tình, yêu cầu giảm quy mô lớp học. Cuộc biểu tình mang lại kết quả là sự cam kết của các nhà chức trách sẽ giảm số lượng học sinh/ lớp học cùng với một số điều khoản khác.
Các lớp học Toán và tiếng Anh ở cấp THPT và THCS sẽ được giới hạn ở mức 39 học sinh – giống như cấp tiểu học và quy định này sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Đến năm 2022, các lớp học ở tất cả các lớp sẽ được giảm thêm 4 học sinh nữa.
Những giáo viên được phỏng vấn dưới đây có người phải dạy lớp đông nhất lên tới hơn 60 học sinh.
Dưới đây là một số câu chuyện của họ.
Dùng bìa sách làm bàn
Cô Maria Arienza đang dạy lớp học đông nhất là 49 học sinh. Cô dạy môn tiếng Tây Ban Nha ở Trường Trung học North Hollywood (California).
49 đứa trẻ nhưng chỉ có 45 cái bàn. Một số em phải ngồi trên sàn nhà cho đến khi có thêm ghế. Chúng không có gì để kê khi viết. Các em đã phải dùng bìa sách làm bàn.
Không thể làm bài thuyết trình. Chúng tôi cũng chẳng bao giờ kết nối được với tất cả các em, thậm chí là các nhóm, và không thể phản hồi một cách hiệu quả. Tôi chạy quanh như điên, cố gắng để kết nối từng em trong lớp học.
“Đánh giá từng cá nhân là chuyện không thể”
Thầy Paul Bailey đang dạy ở Trường Trung học Garfield (Đông Los Angeles)
Tôi dạy lớp nhạc diễu hành, và lớp học đông nhất của tôi là 68 học sinh. Làm thế nào để tôi vừa dạy 20 tay trống vừa dạy những em chơi kèn?
3 buổi sáng/ tuần, đội cầm cờ thường phải tự học ở ngoài trời, không có sự giám sát. Nếu trời mưa, sẽ khó khăn hơn vì học sinh của tôi không được ở trong phòng mà không có sự giám sát, nhưng tôi không thể để cả lớp ở chung một phòng tập một lúc.
Lẽ ra, cứ 10 học sinh tôi sẽ có thêm một trợ lý, nhưng khi chúng tôi chơi cho sự kiện ở bên ngoài trường học thì hầu hết phụ huynh đều đang đi làm.
Quan trọng nhất là tôi không thể đưa phản hồi riêng cho từng học sinh. Tôi phải dựa vào lớp trưởng để đánh giá hầu hết học sinh và cho điểm từng em.
“Thật nguy hiểm khi có tới 42 học sinh trong phòng thí nghiệm”
Cô Timothy Chang đang dạy môn Hoá học với lớp học đông nhất là 42 học sinh ở Trường Trung học Linda Esperanza Marquez thuộc Học viện Libra (Huntington Park, California)
Thật nguy hiểm khi có tới 42 học sinh làm thí nghiệm trong một lớp học đông đúc.
Lớp học đông đồng nghĩa với việc tôi sẽ không có thời gian để đi tới từng học sinh, đảm bảo rằng các em “đang hiểu bài”. Dạy một lớp học đông cũng đồng nghĩa rằng tôi không thể kèm cặp riêng cho học sinh nào cần giúp đỡ thêm.
“Tôi không có chút thời gian nào để khuyến khích hay tạo động lực cho bọn trẻ”
Cô Jenna Mars hiện đang dạy lớp đông nhất là 44 học sinh, môn Sinh học lớp 9 ở Trường Trung học Chatsworth (California)
Với 44 học sinh, bạn không thể hướng dẫn riêng cho từng đứa. Bọn trẻ biết chúng tôi đang bị quá tải và chúng lợi dụng điều đó để dùng điện thoại, không chú ý. Tôi quá bận rộn giúp đỡ những đứa ham học đến nỗi không còn thời gian để khuyến khích những đứa khác.
Phòng học cũng chỉ có 36 chiếc bàn. 8 đứa phải ngồi trên những chiếc ghế không bàn.
Thật khó để đáp ứng từng phụ huynh và học sinh
Lớp học 37 học sinh của cô Noemi Morales Cô Noemi Morales đang dạy môn Lịch sử trung cổ và Lịch sử thế giới ở Trường Trung học Van Nuys (Sherman Oaks, California)
Tôi dạy 2 lớp với 37 học sinh/ lớp (ban đầu là 39), và đây là những lớp đông nhất của tôi. Khi chuông reo, tôi đứng trước cửa lớp để chào đón học sinh của mình, nhưng rất chật vật với đám đông. Bởi vì lớp bên cạnh cũng đang đổ xô vào phòng của họ.
Tôi muốn gặp gỡ từng phụ huynh và học sinh, nhưng thật khó khi tôi có tới hơn 175 học sinh và những công việc khác nữa trong trường. Tôi không bao giờ có đủ thời gian. Tôi chỉ có thể gặp những trường hợp khẩn cấp nhất, và hi vọng rằng điều này có thể mang lại kết quả tích cực.
Mất vài tuần để đọc tất cả bài luận
Cô Laura Press đang dạy lớp đông nhất 43 học sinh, môn tiếng Anh ở Trường Trung học Hamilton (Los Angeles)
Tôi có 2 lớp tiếng Anh nâng cao, mỗi lớp 43 học sinh. Với số lượng đó, bạn không thể kết nối với tất cả các em và phải lo lắng về những em mà bạn chưa tiếp cận được. Bạn phải đưa ra những quyết định khó khăn về việc làm thế nào để chia sẻ chút thời gian ít ỏi của mình cho mỗi em.
Gần như bạn không thể phản hồi đầy đủ cho tất cả các em. Mỗi lần chấm bài luận, tôi phải đọc gần 90 bài. Tôi mất nhiều tuần để hoàn thành việc đó.
Không thể tạo ra “những kết nối có ý nghĩa với học sinh”
Cô Linda Bieber dạy ở Học viện Hale Charter (Woodland Hills, California)
Là giáo viên, chúng tôi được khuyến khích tạo ra những kết nối có ý nghĩa với học sinh, nhưng không thể làm được việc đó với một lớp học 43 học sinh.
Đôi khi, tôi tỉnh dậy lúc nửa đêm và suy nghĩ về học sinh thứ 43, về việc tôi đã không có một cuộc trò chuyện ý nghĩa với cậu bé. Điều gì sẽ làm em muốn học lớp của tôi nếu như tôi thậm chí còn không thể kết nối với em?
Một lớp học Kịch với 48 học sinh Nguyễn Thảo (Theo The New York Times)
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Quá tải không nằm ở số lượng môn học
GS Đào Trọng Thi nhìn nhận dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể giúp học sinh chọn được môn học yêu thích, từ đó giảm nhẹ gánh nặng học hành.
" alt="Chuyện ở những lớp học 60 học sinh của Mỹ" />- - Vận động viên thể dục dụng cụ Nguyễn Hà Thanh, gương mặttrẻ trong danh sách đề cử những người trẻ tiêu biểu năm 2013 chia sẻ: Đãcó 20 năm trong nghề nhưng không bị ảnh hưởng bởi cái bóng của sự nghiệp ai đó đè lênmình. 'Bố Quốc Trung, mẹ Thanh Lam đều khó tính'" alt="20 năm trong nghề không bị...bóng đè" />
- ·Nhận định, soi kèo Venezia vs Hellas Verona, 0h30 ngày 28/1: Đả bại tân binh
- ·Vi phạm kịch khung nồng độ cồn, phó hiệu trưởng ở Nam Định bị kỷ luật
- ·Áp thuế tiêu thụ đặc biệt: Ngành game Việt sẽ “chết'
- ·Thu nhập giáo viên dạy thêm: Có người 9 con số
- ·Nhận định, soi kèo Club Leon vs Juarez, 06h00 ngày 26/01: Điểm tựa sân nhà
- ·Người Việt đổ tiền mua sắm online, số tài khoản bị lộ lọt do mã độc tăng vọt
- ·Tài tử Kẻ hủy diệt nói về cuộc tình ngoài luồng với người giúp việc
- ·Cảnh báo chiến dịch phishing nhằm vào hơn 10.000 tổ chức qua Office 365
- ·Nhận định, soi kèo Al Ain vs Al Safa, 20h00 ngày 27/1: Tin vào chủ nhà
- ·Đại học có thể tự chủ đào tạo tiến sĩ, thời gian đào tạo lên tới 7 năm
Đoàn Hồng Trang và bạn bè. Đoàn Hồng Trang chia sẻ: “Đây là động lực để tôi nỗ lực hơn trên con đường tìm kiếm vinh quang, tôi mong muốn làm tốt nhất để không phụ lòng những người đã ủng hộ''.
Trung thành với hình ảnh người con gái Việt thuần hậu, dịu dàng, Đoàn Hồng Trang đã chọn cho mình một thiết kế áo dài trắng tinh khôi để diện trước khi lên đường.
Đoàn Hồng Trang cũng hứa sẽ nỗ lực hết sức để có thể đem vinh quang trở về. Tuy nhiên, Đoàn Hồng Trang cho biết, điều đầu tiên cô muốn tới với Miss Global 2022 là để được trải nghiệm ở một cuộc thi quốc tế và học hỏi thêm nhiều điều trong cuộc sống từ các bạn bè đến từ muôn nơi.
Trước khi lên đường, Đoàn Hồng Trang tiết lộ, cô rất nóng lòng muốn gặp “đối thủ” nặng ký của mình là người đẹp Sandra Lim đến từ Malaysia. “Cô ấy xinh đẹp, giỏi múa võ, có sự đầu tư chỉn chu và thần thái của một hoa hậu”, Đoàn Hồng Trang nói. Trước khi bước vào cuộc thi, Đoàn Hồng Trang đã có sự nghiên cứu sâu sắc các đối thủ của mình tham gia cuộc thi.
Đoàn Hồng Trang sinh năm 1995 tại Bình Thuận, sở hữu chiều cao 1m73 với số đo 86-60-92 cm. Cô từng đăng quang Hoa khôi Miền Trung 2016.
Miss Global (Hoa hậu toàn cầu) là một trong những cuộc thi sắc đẹp lớn uy tín của thế giới. Được thành lập từ năm 2011, cuộc thi ngày càng thu hút đông đảo thí sinh đến từ các quốc gia trên thế giới tham dự. Năm 2019, cuộc thi có sự tham gia của 74 đại diện từ các quốc gia. Tuy nhiên, 2 năm 2020 và 2021 vừa qua, cũng như tất cả các cuộc thi sắc đẹp khác, Miss Global tạm dừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Năm nay, cuộc thi tái khởi động và chào đón sự có mặt của đại diện đến từ 73 quốc gia. Chung kết cuộc thi dự kiến diễn ra vào 11/6/2022 tại Bali, Indonesia.
Thu Hà
" alt="Đoàn Hồng Trang mặc áo dài trắng lên đường thi Miss Global 2022" />SK Hynix từng là nhà sản xuất chip nhớ duy nhất cung cấp HBM cho GPU Nvidia. Ảnh: SK Hynix "Với giá bán trung bình của bộ nhớ dự kiến tiếp tục xu hướng tăng trong nhiều quý tới, chúng tôi dự đoán lợi nhuận quý liên tiếp của Samsung Electronics sẽ tăng trưởng cho đến năm 2025",Tập đoàn quản lý vốn tư vấn tài chính CLSA cho biết trong một báo cáo đầu tháng này.
Hoạt động kinh doanh của nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới đã phục hồi khi giá chip nhớ phục hồi nhờ vào sự lạc quan về AI vào năm ngoái. Gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc từng ghi nhận mức lỗ kỷ lục vào năm 2023, khi toàn ngành công nghiệp chao đảo vì nhu cầu về chip nhớ và thiết bị điện tử sụt giảm sau đại dịch.
"Sau khi Nvidia và các nhà sản xuất chip toàn cầu công bố lộ trình bán dẫn AI gần đây, chúng tôi dự đoán giá bộ nhớ sẽ tăng cho đến nửa đầu năm 2025. Chúng tôi cho rằng điều này là do lo ngại lớn hơn về nguồn cung bộ nhớ trong bối cảnh nhu cầu về HBM và SSD doanh nghiệp mật độ cao mạnh mẽ, sử dụng nhiều wafer hơn, với thời gian sản xuất tăng lên", SK Kim của Daiwa Capital Markets đánh giá.
Samsung được cho là đã vượt qua các bài kiểm tra để sử dụng chip HBM3 của mình trong bộ xử lý Nvidia dành cho thị trường Trung Quốc. Cho đến nay, SK Hynix vẫn dẫn đầu thị trường chip nhớ HBM, là nhà cung cấp chip HBM3 duy nhất cho Nvidia.
SK Hynix đã ghi nhận mức lợi nhuận quý cao nhất kể từ quý II/2018, phục hồi sau khoản lỗ 2,88 nghìn tỷ won trong cùng kỳ năm ngoái.
Hồi đầu tháng này, SK Group cho biết, khoảng 80% - tương đương 82 nghìn tỷ won – sẽ được phân bổ đầu tư vào chip nhớ băng thông cao (HBM). Chip HBM của SK Hynix được tối ưu hóa để sử dụng cùng với bộ tăng tốc AI của Nvidia. Ngoài ra, hai công ty con của SK Group là SK Telecom và SK Broadband sẽ rót 3,4 nghìn tỷ won vào mảng kinh doanh trung tâm dữ liệu.
Các giám đốc quyết định SK Group sẽ đặt mục tiêu doanh thu 80.000 tỷ won vào năm 2026 từ cuộc “đại tu” này. Trong số các mục tiêu còn có đảm bảo 30.000 tỷ won dòng tiền tự do trong ba năm, để duy trì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu dưới 100%.
Năm 2023, SK Group thua lỗ 10.000 tỷ won, nhưng năm nay dự kiến đạt lợi nhuận trước thuế 22.000 tỷ won. Tập đoàn mong muốn tăng lên 40.000 tỷ won vào năm 2026.
(Theo Bloomberg, CNBC)
Hãng chip SK Hynix trở thành công ty vốn hoá lớn thứ hai Hàn QuốcSự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) khiến cổ phiếu SK Hynix trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư, đưa vốn hoá hãng chip vượt qua LG Energy Solutions, giành ngôi vị lớn thứ hai tại Hàn Quốc." alt="Quan hệ ‘độc tôn’ giữa SK Hynix và Nvidia bị phá vỡ" />Buổi đối thoại về hướng nghiệp dựa vào kỹ năng trong thời kỳ mới diễn ra chiều ngày 5/10 với sự tham gia của đại diện nhiều doanh nghiệp. Chia sẻ tại buổi đối thoại, bà Nguyễn Thị Việt Hương – Phó Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khẳng định, những đòi hỏi trong thực tế thời gian qua đã chứng minh một điều: Mọi thứ đều thay đổi nhưng việc làm đối diện với sự thay đổi nhiều nhất.
“Sự thay đổi này xuất phát từ tính chất của thị trường lao động. Những việc làm cũ nhưng đòi hỏi các kỹ năng mới, liên tục đặt ra cho chúng ta yêu cầu phải đào tạo lại”.
Với nền tảng yêu cầu như thế, một loạt văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cho công tác ngành giáo dục nghề nghiệp đã được đưa ra, trong đó yêu cầu sự gắn kết giữa 3 nhà: nhà trường, nhà nước và nhà doanh nghiệp. Bà Hương cho rằng sự phối kết hợp này là vô cùng quan trọng.
Trên thực tế, xác định được tầm quan trọng của việc này, trong nhiều năm qua, tất cả các chương trình của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đều được kết hợp đào tạo với doanh nghiệp. “Tuy nhiên, tuỳ từng ngành nghề sẽ có thời lượng và sự kết hợp phù hợp nhất, ví dụ như ngành Công nghệ ô tô, Cơ khí, Điện, các em có thời gian thực tập và làm việc ở doanh nghiệp dài hơn các ngành về công nghệ” – bà Phạm Thị Hường, hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Bà Hường cũng khẳng định, cơ hội việc làm hiện nay cho các học viên học nghề là rất lớn. “Chỉ cần các em học tập thật tốt, đến năm thứ 3, các nhà tuyển dụng sẽ đến tận trường tìm kiếm các em”.
Nhiều doanh nghiệp đang đặt mục tiêu vươn ra toàn cầu, vì thế cần đội ngũ lao động có các kỹ năng toàn cầu hoá. Đồng tình với định hướng trên, ông Nguyễn Văn Hưởng – đại diện Công ty cổ phần ô tô Hyundai Đông Nam – cho biết, doanh nghiệp này đã liên kết và sử dụng lao động từ nhà trường trong vài năm gần đây. “Và doanh nghiệp hiểu rằng sự liên kết này rất quan trọng. Nhu cầu tuyển dụng của công ty lớn, đặc biệt là nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu”.
“Tôi cũng từng là một người trẻ, từng cầm hồ sơ đi xin việc và hiểu được những khó khăn về việc thiếu kinh nghiệm khi mới ra trường. Chính vì thế, mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ giải quyết được vấn đề này. Doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên tiếp cận thực hành khi đi đào tạo, đồng thời cử kỹ sư hướng dẫn các bạn, cập nhật các xu hướng mới cho các bạn cũng như đưa ra những nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Về phía nhà trường, doanh nghiệp cũng cung cấp các công cụ, kinh phí hỗ trợ nhà trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng” – ông Hưởng cho hay.
Trả lời câu hỏi của một sinh viên về chế độ và quyền lợi khi theo học hệ liên kết với doanh nghiệp, đại diện Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast cho biết, hiện chương trình liên kết giữa trường Công nghệ Hà Nội và doanh nghiệp này có 2 giai đoạn. Ở giai đoạn 1, học viên phải học tập 15 tháng tại trường và yêu cầu là học viện phải vượt qua tất cả học phần. Nếu học viên vượt qua bài thi đánh giá kỹ năng, năng lực, sẽ được theo học giai đoạn 2 – học tại VinFast 15 tháng và doanh nghiệp không thu bất cứ khoản phí nào của học viên. Hết thời gian này, học viên sẽ được đánh giá xem có đủ điều kiện làm việc chính thức ở doanh nghiệp hay không.
Trả lời câu hỏi của sinh viên về những tố chất mà doanh nghiệp cần ở người lao động, một đại diện khác của doanh nghiệp này cho biết: “Chúng tôi cần người lao động có lòng yêu nước, kỷ luật và văn minh. Yêu nước ở đây nghĩa là khát vọng, mong muốn đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp, cho những giá trị mà tập đoàn đang hướng tới. Tựu chung lại là chúng ta muốn làm gì để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt. Đó là một mong muốn mà cả tập đoàn chúng tôi đang hướng tới”.
“Sau khi đã có đủ 3 tố chất ấy rồi, các bạn phải là người thích ứng với những nguyên tắc quản trị của tập đoàn: đơn giản nhưng tốc độ, hiêu quả, mang tính hệ thống cao, trong đó tất cả nguồn lực đều được tận dụng, phát huy nhưng không mang lại sự nặng nề, ì trệ cho tổ chức”.
Sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Nội đặt câu hỏi cho doanh nghiệp. Cũng bàn về chủ đề những kỹ năng doanh nghiệp cần ở người lao động, đại diện của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình cho biết, với mục tiêu vươn ra toàn cầu, doanh nghiệp này cần đội ngũ nhân lực đáp ứng được các yêu cầu toàn cầu hoá, cụ thể là kỹ năng nghề và kỹ năng ngoại ngữ. Trước đây, bản thân doanh nghiệp cũng đã từng đưa người lao động ra nước ngoài nhưng không được công nhận. Vì thế, hiện nay tập đoàn đã trang bị một hệ thống e-learning giúp người lao động có thể học mọi lúc mọi nơi, từ chứng chỉ thấp đến cao, đồng thời bổ sung các kiến thức liên quan đến quản lý dự án, xây dựng….
Chia sẻ với hằng trăm sinh viên của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội tham gia buổi đối thoại, ông Đỗ Văn Giang – Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tâm sự, ông cũng là một người xuất thân từ học nghề. Ông nói, các trường nghề hiện nay được đầu tư rất tốt để các em có thể rèn luyện, lập nghiệp.
“Trong thế kỷ 21, kỹ năng nghề sẽ là tiền tệ quốc tế. Vậy thì việc còn lại chỉ là các em học tập như thế nào, tinh thần và ý chí của các em ra sao. Hãy học tập hăng say từng giờ, từng phút qua các bài giảng của thầy cô. Sau đó là tự học. Muốn làm việc toàn cầu, chúng ta phải học thêm các kỹ năng mềm, học ngoại ngữ, phải có kế hoạch cá nhân. Khi có kiến thức, có kỹ năng cơ bản rồi, các em phải làm nhiều, luyện nhiều thì mới thành kỹ xảo, mới có thể tự độc lập làm những công việc đó. Đừng để thời gian trôi đi lãng phí”.
“Rất nhiều người đã thành đạt thông qua học nghề. Nếu các em tiếp tục học ngành nghề đã chọn một cách sung sức nhất, sáng tạo nhất, nhiệt tình nhất, nhất định các em sẽ thành công”.
Chiều ngày 5/10, Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp với Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast đã diễn ra tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.
Chọn học nghề, sau 3 năm chàng trai có công việc nhiều người mơ ước
Định hướng học nghề từ khi tuổi còn nhỏ, Thiện luôn nỗ lực để thực hiện được mong muốn. Thời điểm hiện tại, em có một công việc ổn định trong lĩnh vực máy tính mà nhiều người mơ ước.
" alt="'Kỹ năng nghề sẽ là tiền tệ quốc tế trong thế kỷ 21'" />Anh trai của Trương Mỹ Tuệ cho biết em gái khi sinh ra đã rất mũm mĩm, đặc biệt bước vào tuổi dậy thì khi đang học cấp 2, cô gái bắt đầu tăng cân. Trương Mỹ Tuệ cao 1,68m và nặng khoảng 90kg. Sau kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2019, Mỹ Tuệ đã tìm kiếm "Trại huấn luyện giảm cân 360" qua Internet và tham gia khi cô tốt nghiệp trung học. Lần đầu tiên tham gia huấn luyện, Mỹ Tuệ giảm thành công hơn 10kg. Vì cảm thấy hiệu quả giảm cân tốt nên cô quyết định tham gia trại huấn luyện lần thứ hai trong kỳ nghỉ hè.
Theo anh trai của Mỹ Tuệ, trung tâm giảm cân áp dụng cách quản lý ăn ở khép kín, không có nhân viên y tế hay chuyên gia dinh dưỡng trong trại, không biết huấn luyện viên có đủ tiêu chuẩn hay không. Theo báo cáo, trước khi vào trại, nhân viên trại huấn luyện đã sắp xếp một cuộc kiểm tra y tế cho Mỹ Tuệ, nhưng không thấy người nhân viên này xuất trình bằng cấp liên quan.
Theo người từng làm trong trại huấn luyện, chỉ có 6 nhân viên trong trại huấn luyện, bao gồm hai giám đốc, hai huấn luyện viên và hai đầu bếp. Năm 2019, huấn luyện viên của trại huấn luyện là một sinh viên đại học không có bằng cấp liên quan. Đầu bếp và hai nhân viên phụ trách chế độ ăn cũng không phải là chuyên gia dinh dưỡng chuyên nghiệp. Đồng thời, không có bác sĩ ở đây.
Nhiều năm trước, theo tin tức từ Xinhuanet ngày 29/7/2014, một nữ sinh 17 tuổi, người đã hoàn thành kỳ thi tuyển sinh đại học, đã tham gia trại giảm cân do một trung tâm thể hình ở Thẩm Dương tổ chức, nhưng đột ngột qua đời trong bể bơi của trại huấn luyện.
Sinh viên tên Tiểu Tình đã đăng ký tham gia trại giảm cân do Công ty TNHH Câu lạc bộ thể hình Shenyang Greenhausen Impulse tổ chức. Vào khoảng 15h30 chiều 22/7/2014, Tiểu Tình đột nhiên ngã xuống sau khi tập bơi. Sau đó, với sự hỗ trợ của một học sinh và huấn luyện viên, cô bước vào phòng thay đồ nữ. Khoảng 10 phút sau, một học sinh lao ra khỏi phòng thay đồ nữ, tìm huấn luyện viên và gọi cấp cứu. Tiểu Tình được đưa đến Bệnh viện Chữ thập đỏ Thẩm Dương, nhưng không bao giờ tỉnh lại nữa.
Một số phương tiện truyền thông đã nhìn thấy từ thời gian biểu của trại giảm cân rằng các học viên có 130 phút tập luyện vào buổi sáng và buổi chiều mỗi ngày và 50 phút đi bộ nhanh vào buổi tối. Từ công thức nấu ăn của trại huấn luyện giảm cân, có thể thấy các học viên ăn rất ít thực phẩm chính trong mỗi bữa ăn, lấy đơn vị đo là "gram", và thực phẩm chủ yếu là rau củ. Mẹ của Tiểu Tinh, bà Cao, cho phóng viên xem bức ảnh Tiểu Tinh gửi cho bà và nói: “Họ cho đứa trẻ 1 bát canh đậu phụ với hai lá rau nổi trong bát canh và họ không đưa thức ăn chính trong thực đơn”.
Chót ăn quá thực đơn phải tự móc họng nôn ra, nhanh tăng cân trở lại
Mai Mai (tên đã được thay đổi) là một sinh viên đại học ở Hàng Châu, rất ham ăn từ khi còn nhỏ và luôn nặng hơn các bạn cùng trang lứa. Khi còn là sinh viên năm nhất, Mai Mai đạt mức cân nặng cao nhất là 90,5kg và mắc nhiều bệnh khác nhau. Trong kỳ nghỉ hè, Mai Mai đến Quảng Đông để tham gia trại huấn luyện giảm cân. Cô nói rằng thời gian đào tạo hàng ngày là 4 đến 5 giờ, “hai hoặc ba giờ mỗi buổi sáng và buổi chiều, với hai giờ nghỉ vào buổi trưa”, cô nói.
Các khóa đào tạo của Mai Mai bao gồm các bài tập aerobic và rèn luyện sức mạnh: bài tập tạ, thể dục nhịp điệu, plank hỗ trợ, bơi lội, cầu lông, chạy... Chế độ tập luyện ở đây là chuyên tập thể dục cường độ cao, không có xen kẽ các bài tập nhẹ. Mai Mai phải mất hơn 1 tuần để thích nghi với các khóa học trong trại huấn luyện.
Theo QQ, ngoài việc tập thể dục nhiều, một điểm khác được nhấn mạnh trong trại huấn luyện là chế độ ăn uống. Không được phép ăn vặt, nhân viên sẽ kiểm tra hành lý của học viên khi đến trại. Mỗi học viên chỉ được mua 10 miếng trái cây mỗi tuần, không được ăn dưa hấu hay nho mà chỉ có thể mua táo, thanh long và bưởi.
Về ba bữa ăn, Mai Mai cho biết: "Đều là cơm hộp, cũng có thịt, rau nhưng rất giới hạn”. Mai Mai thường xuyên cảm thấy đói vào cuối ngày, có lần cô lén “ăn vụng”, bị nhân viên bắt gặp, Mai Mai phải tự móc cổ họng để nôn ra.
Lần đầu tiên, Mai Mai ở trong trại huấn luyện giảm cân trong 3 tháng và cuối cùng đã giảm được 18,5kg, cơ thể còn 72kg. Khoảng một năm sau khi quay trở lại cuộc sống hằng ngày, Mai Mai tăng cân trở lại mức 90kg.
Khó đánh giá các chỉ số sức khỏe, thiếu năng lực cấp cứu
Trong trại giảm cân, vai trò của huấn luyện viên rất quan trọng, không chỉ kiểm soát sinh hoạt, tập luyện, ăn kiêng của học viên mà còn phải thực hiện giáo dục về trạng thái tâm lý.
Theo một báo cáo của Southern Metropolis Daily, một số lượng lớn các trại giảm cân trên thị trường rất khó tuyển dụng huấn luyện viên có trình độ, thậm chí còn không nắm vững các phương pháp và kỹ năng tập luyện, đồng thời cũng không thể đánh giá được lượng vận động phù hợp cho từng học viên một cách khoa học.
Ngoài các lớp giảm cân, nhiều trại giảm cân còn mở các khóa đào tạo huấn luyện viên, có thể hoàn thành trong vòng chưa đầy một tháng. Những "huấn luyện viên" được đào tạo cấp tốc này có thể đến các trại giảm cân khác để trở thành huấn luyện viên. Điều đó cho thấy trình độ về hệ thống lý thuyết khoa học, tập luyện, chế độ dinh dưỡng và tư vấn tâm lý của họ đều không có.
Chuyên gia dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng khác trong các trại giảm cân, nhiều trại giảm cân xưng là “ăn kiêng khoa học”, “chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ trứng sữa thịt”… nhưng thực chất là rau nấu ít dầu mỡ, chủ yếu ăn chay. Nhiều học viên cho biết các trại giảm cân đều cho ăn rất ít thịt. Thực chất không có chuyên gia dinh dưỡng nào cả và bữa ăn không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày.
Ngoài hai nguồn nhân lực là huấn luyện viên và chuyên gia dinh dưỡng có thể không đạt tiêu chuẩn, cũng có nhiều trại huấn luyện hoàn toàn không có nhân viên y tế, bác sĩ y tế, không thể đánh giá chính xác các chỉ số sức khỏe thể chất của học viên, không có cấp cứu hay điều trị y tế. Điều này đã gây ra những cái chết vô cùng đáng tiếc.
Lời khuyên: Giảm cân theo thể chất của bản thân, không nên nóng vội
Dương Tiểu Vỹ, làm huấn luyện viên thể hình gần 10 năm, cho biết, việc áp dụng các bài tập quá sức, ăn kiêng và các phương pháp khác để đạt được hiệu quả giảm cân nhanh chóng là hoàn toàn sai lầm. “Giảm cân quá mức dễ gây rụng tóc, sợ tập luyện, tăng trọng lượng cơ thể, dẫn đến cơ thể bị suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nhiều chức năng cơ thể, bao gồm hệ thống miễn dịch, nội tiết, tim mạch. Ngoài ra, có thể còn gây tổn thương nội tạng và rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, nặng hơn nguy hiểm đến tính mạng".
Để giảm cân, bạn cần xây dựng một kế hoạch khoa học, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không thức khuya, không hút thuốc, không uống rượu quá nhiều, áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng và chú ý đến dinh dưỡng.
Huấn luyện viên Tiểu Vỹ cũng nhắc nhở rằng nếu bạn đang giảm cân, nên chú ý đến nhịp tim nhanh, các vấn đề về khớp, bệnh tiềm ẩn. Nếu bạn cảm thấy khó chịu trong quá trình giảm cân, phải đi khám ngay lập tức.
Hà Vũ
Cô gái 156kg đột ngột qua đời khi tham gia trại giảm cân
Một cô gái nổi tiếng trên mạng xã hội với cái tên Thúy Hoa, 21 tuổi ở Thiểm Tây, Trung Quốc, nặng 156kg. Sau 2 tháng, cô đã giảm được 28,5kg nhưng đã qua đời đột ngột." alt="Sự thật bên trong những trại giảm cân cấp tốc như 'địa ngục'" />
- ·Nhận định, soi kèo Persiku Kudus vs Persewar Waropen, 15h00 ngày 28/1: Khách ‘tạch’
- ·Nữ bệnh nhân có hàng nghìn viên sỏi mật như trân châu
- ·Lâm Đồng: Công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số cấp sở, ban, ngành
- ·Trường đại học duy nhất trên thế giới đào tạo ngành “kem học”
- ·Nhận định, soi kèo Alaves vs Celta Vigo, 3h00 ngày 28/1: Ưu thế sân nhà
- ·Hổ mang chúa tàn nhẫn giết chết một trong 'tứ đại nọc độc' ở Ấn Độ
- ·Nàng tiên cá xinh đẹp ở thủy cung lớn nhất Việt Nam
- ·Lý Nhã Kỳ hủy bỏ lịch trình tại LHP Cannes vì kiệt sức
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Naft Misan, 21h00 ngày 28/1: Bảo toàn ngôi đầu
- ·Lỡ hẹn với ngày xanh tập 33: Bà Lê xác nhận vết bớt trên vai Duyên không thành