Phát biểu trong phiên khai mạc sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT dẫn Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm khẳng định Bộ TT&TT đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị phát triển doanh nghiệp công nghệ số với nhiều giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ và tin tưởng rằng các doanh nghiệp Fintech Việt Nam sẽ hiện thực hóa được chủ trương "Make in Viet Nam". Ảnh: H.Đ |
Nghị quyết đặt mục tiêu “tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đầy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước”.
Đồng thời Nghị quyết cũng xác định một trong các nhiệm vụ là “tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao trong đó bao gồm lĩnh vực tài chính ngân hàng”.
Thứ trưởng Phan Tâm đánh giá lĩnh vực tài chính, ngân hàng là một trong những lĩnh vực xương sống của nền kinh tế với hàng triệu giao dịch giữa các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp mỗi giờ. Chính vì vậy việc áp dụng thành công các công nghệ số để phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng sẽ có tác động lan tỏa rất to lớn, có thể mang lại hiệu quả theo cấp số nhân đối với toàn bộ hoạt động kinh tế.
Mặt khác, với quy mô giao dịch như vậy, lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng là một thị trường nội địa đủ Iớn để cho hàng nghìn doanh nghiệp Fintech phát triển, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025.
Bộ TT&TT đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị phát triển doanh nghiệp công nghệ số với nhiều giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ và tin tưởng rằng các doanh nghiệp Fintech Việt Nam sẽ hiện thực hóa được chủ trương "Make in Viet Nam": sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, phát triển tại Việt Nam. Đây là con đường phát triển tất yếu để Việt Nam có ngành tài chính, ngân hàng không chỉ hiện đại mà còn tự chủ.
" alt=""/>Thứ trưởng Phan Tâm: Doanh nghiệp Fintech sẽ góp phần hiện thực hóa chủ trương 'Make in Viet Nam'Bệnh hen là gì?
Hen hay còn gọi là suyễn là tìnhtrạng bệnh mạn tính của đường hô hấp với các triệu chứng điển hình là ho, khòkhè và khó thở thường xuất hiện vào ban đêm đặc biệt là khi trời gần sáng. Hiệnnay, dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ nhưng việc điều trị dứt điểm hensuyễn cũng chưa đạt được như mong đợi. Do vậy, mục tiêu của cả bệnh nhân và nhânviên y tế trong quản lý hen là kiểm soát được bệnh.
Theo hướng dẫn của tổ chức phòng chống hen toàn cầu GINA, các tiêu chí kiểm soáthen bao gồm:
- Không có (hoặc có không quá 2 lần/tuần) triệu chứng ban ngày.
- Không hạn chế hoạt động hàng ngày, gồm cả vận động thể lực.
- Không triệu chứng hay thức giấc về đêm vì hen.
- Không (hoặc có không quá 2 lần/tuần) nhu cầu dùng cắt cơn.
- Kết quả thăm dò chức năng phổi bình thường hay gần bình thường.
- Không có đợt hen kịch phát.
Khi bệnh nhân hen với sự theo dõi của Bác sĩ, đạt được tất cả các tiêu chí trênthì coi như hen của họ đã được kiểm soát. Tuy nhiên, khi hen đã được kiểm soátthì không có nghĩa là người bệnh sẽ ngưng thuốc điều trị mà việc tiếp tục haydừng điều trị phải theo các hướng dẫn điều trị như của GINA và phải được Bác sĩquyết định.
Lợi ích khi kiểm soát đượcbệnh hen
Việc đạt được kiểm soát hen làmong đợi của cả bệnh nhân và nhân viên y tế. Khi hen đã được kiểm soát tốt ngườibệnh sẽ không bị các triệu chứng phiền toái do bệnh hen mang lại. Những triệuchứng hen có thể ảnh hưởng đến công việc hay học tập của bệnh nhân và có thể làmgiảm chất lượng cuộc sống của họ hoặc thậm chí gây ra tử vong đặc biệt khi cócác triệu chứng cấp tính.
Bệnh hen được kiểm soát sẽ giảm thiểu cho bệnh nhân nguy cơ bị lên cơn hen cấpphải nhập viện hay nhập cấp cứu, qua đó không những giúp bệnh nhân tiết kiệmtiền bạc (vì điều trị đợt cấp tốn rất nhiều tiền so với điều trị phòng ngừa đểkiểm soát bệnh) mà còn tránh được nguy cơ tử vong do cơn cấp nguy hiểm gây ra.
Cách nhận biết bệnh henđã được kiểm soát hay chưa
Để biết được hen đã được điều này xin làm theo 2 cách sau:
(1). Trả lời 5 câu hỏi sau:
- Trong 1 tuần, bạn có bị triệu chứng hen vào ban ngày nhiều hơn 2 lần không?
- Bệnh hen có làm hạn chế hoạt động hàng ngày của bạn bao gồm cả vận động thểlực không?
- Bạn có triệu chứng hen hay thức giấc về đêm vì hen không?
- Trong 1 tuần, bạn có dùng cắt cơn hơn 2 lần không?
- Kết quả thăm dò chức năng phổi của bạn có bất thường không?
Nếu có hơn 2 câu trả lời “có” cho 5 câu hỏi trên thì coi như bệnh hen của bạnchưa được kiểm soát.
(2). Trả lời 5 câu hỏi của bộ câuhỏi trắc nghiệm kiểm soát hen ACT- Asthma Control Test (nội dung chi tiết bảngcâu hỏi xin tham khảo thêm ở trang webhttp://www.asthmacontroltest.com/countries/vietnam/frames.htm
![]() |