|
Ngày lực lượng chức năng tìm được thi thể anh Phạm Văn Hướng và 12 cán bộ chiến sỹ cũng chính là sinh nhật lần thứ 52 của anh. |
Tối 15/10, thời điểm thi thể anh Hướng được đưa về bệnh viện, dường như cả UBND tỉnh TT-Huế, các phóng viên đồng nghiệp, gia đình lặng người. Mọi người đã từng âm thầm nguyện cầu, phép màu sẽ đến với anh Hướng và 12 cán bộ trong đoàn khi tham gia cứu hộ Rào Trăng 3.
Sáng sớm cùng ngày, khi hàng trăm cán bộ cứu hộ đang khoan đá, xúc đất, căng mình tìm kiếm thi thể các anh ngoài hiện trường thì nhiều anh em phóng viên, đồng nghiệp của anh Hướng nhận được thông tin ngày sinh nhật của anh qua mạng xã hội.
|
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm thành công thi thể 13 cán bộ chiến sỹ bị núi lở vùi lấp tại trạm kiểm lâm 67 |
Trên cổng thông tin điện tử UBND tỉnh TT-Huế - nơi anh Hướng công tác, đồng nghiệp trong cơ quan đã đăng lên đó một tấm thiệp chúc mừng, nó giản đơn nhưng trang trọng, dẫu biết rằng hy vọng anh cùng đoàn cán bộ gặp nạn trở về an toàn là rất mong manh.
Ngày 12/10, anh Phạm Văn Hướng theo đoàn của Sở Chỉ huy tiền phương Quân khu 4 đi thị sát, cứu trợ lũ lụt tại tỉnh TT-Huế.
Gần trưa, khi nhận thông tin thủy điện Rào Trăng 3 sạt lở, nghi vấn 17 công nhân đang làm việc tại đây bị đất đá vùi lấp, anh cùng đoàn cán bộ có mặt họp khẩn tại trụ sở Huyện ủy Phong Điền trước lúc di chuyển vào hiện trường, nỗ lực cứu hộ các công nhân gặp nạn.
Sau nhiều giờ trèo đèo, vượt lũ, đến khuya ngày 12/10, khi đoàn cứu hộ cách hiện trường vụ thủy điện Rào Trăng khoảng 16km thì gặp mưa lớn, nước lũ tràn về buộc đoàn phải vào nghỉ tạm tại Trạm bảo vệ rừng 67.
Khoảng 1 giờ sáng 13/10, lũ cuồn cuộn từ thượng nguồn đổ về, ngọn núi cao hơn 100m gần nơi các anh trú ngụ đổ ập, phủ trùm 2 gian nhà của Trạm bảo vệ rừng 67.
Trong phút chốc, mọi thứ đổ sập, san phẳng, vùi lấp anh Hướng và 12 người trong đoàn cứu hộ.
Một đồng nghiệp của anh Hướng tại UBND tỉnh TT-Huế chia sẻ, do nhiều lí do, anh Hướng phải sống cảnh “gà trống nuôi con”, một mình nuôi dạy 2 đứa con.
"Trong đó, con gái đầu của anh đang học đại học, cháu thứ 2 đang học lớp 12. Khi hay tin ba gặp nạn, các cháu như ngã gục", đồng nghiệp của anh Hướng chia sẻ.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh TT-Huế Trần Thị Hoài Trâm sáng nay cho biết, trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh Hướng, văn phòng UBND tỉnh sẽ thành lập quỹ để trước mắt hỗ trợ 2 đứa con của anh Hướng hoàn thành học tập.
“Dự kiến ban đầu VP UBND tỉnh sẽ huy động anh em cán bộ hỗ trợ 100 triệu đồng. Nguồn từ bảo hiểm và các nhà hảo tâm khác cũng sẽ được chuyển vào quỹ này”, bà Trâm cho biết.
Quang Thành – Lê Bằng
1. Gửi trực tiếp: Em Phạm Thiên Hà (con gái anh Hướng), khu B chung cư Xuân Phú, đường Hoàng Lanh, phường Xuân Phú, TP Huế. SĐT 0987865145 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2020.260(gia đình anh Hướng) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 2. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. |
Sạt lở Thủy điện Rào Trăng 3
Sạt lở ở thủy Điện Rào Trăng 3: Vietnamnet cập nhật tin tức mới nhất liên quan vụ sạt lở ở Thủy điện Rào Trăng 3 khiến nhiều người bị thương và mất tích.
" alt="Phóng viên hy sinh khi cứu hộ Rào Trăng 3: Tấm thiệp sinh nhật lặng lẽ"/>
Phóng viên hy sinh khi cứu hộ Rào Trăng 3: Tấm thiệp sinh nhật lặng lẽ
Xem clip:Trước đó, bệnh viện lao và bệnh phổi Cần Thơ tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 là nữ, 37 tuổi, từ Philippines về Cần Thơ hôm 15/8. Đây là bệnh nhân 980.
Hàng ngày, công việc giao nhu yếu phẩm, thức ăn, thuốc uống từ bên ngoài vào buồng bệnh cho bệnh nhân đều do một robot đảm nhiệm. Nhân viên y tế chỉ việc điều khiển robot qua điện thoại di động thông minh.
|
Robot do thầy Tâm sáng chế đang được vận hành tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Cần Thơ |
Người sáng tạo ra robot này là thầy giáo trẻ Trần Hoài Tâm (34 tuổi), giảng viên Khoa Kỹ thuật cơ khí, Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ.
Thầy giáo Tâm là cựu học sinh chuyên Lý của Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng (TP Cần Thơ). Do từ nhỏ đã yêu thích, đam mê về điện – điện tử nên sau khi tốt nghiệp THPT, Tâm thi đậu vào ngành Cơ điện tử của Trường ĐH Cần Thơ.
|
Thầy giáo trẻ Trần Hoài Tâm |
“Tốt nghiệp đại học, tôi học tiếp thạc sĩ tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, sau đó về công tác tại Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ đến nay đã được 7 năm”, thầy Tâm chia sẻ.
Hồi tháng 3, trong thời gian giãn cách xã hội, ngoài việc giảng dạy trực tuyến cho sinh viên thì thầy Tâm có thời gian rảnh. Vậy nên khi bệnh viện lao và bệnh phổi Cần Thơ liên hệ đặt lắp robot để phục vụ trong khu điều trị cho bệnh nhân Covid-19, thầy nhận lời ngay.
“Thấy các y, bác sĩ phải làm việc vất vả, căng thẳng nên muốn san sẻ gánh nặng, chung tay vào việc phòng, chống Covid-19. Vì vậy, tôi đồng ý và bắt tay vào việc chế tạo robot”, thầy Tâm nói.
|
Mỗi ngày robot mang nhu yếu phẩm vào cho bệnh nhân đang điều trị Covid-19 |
Từ khi bắt tay vào thiết kế đến lúc hoàn thành, thầy Tâm chỉ mất khoảng 3 tuần, chi phí khoảng 14 triệu đồng.
“Chế tạo robot này đúng với chuyên môn của tôi là cơ điện tử và điều khiển tự động hoá. Những kinh nghiệm tích luỹ được trong lúc giảng dạy, nghiên cứu giúp tôi thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, do những vật liệu về cơ khí, đặc biệt là động cơ, phải đặt hàng ở Sài Gòn và Hà Nội nên kéo dài thời gian chế tạo, hoàn thành robot”, thầy Tâm nói.
Robot do thầy Tâm sáng chế có hai bộ phận gồm: mạch điều khiển và cơ khí, trong đó còn có đèn tín hiệu, camera, thiết bị phát wifi. Được điều khiển theo 2 cách qua remote hoặc qua điện thoại di động (thông qua thiết bị phát sóng wifi gắn trên robot).
|
Nữ bệnh nhân nhận nhu yếu phẩm do robot mang vào |
Robot di chuyển với tốc độ 5km/h. Sử dụng năng lượng pin và sạc tái sử dụng sau 5 giờ hoạt động liên tục. Nó có thể di chuyển đường dài, lên dốc, xoay vòng, mang nhu yếu phẩm, thức ăn, thuốc uống từ bên ngoài vào buồng bệnh cho bệnh nhân Covid-19 mà không cần y, bác sĩ.
Ngược lại, nó cũng vận chuyển rác thải y tế, rác thải sinh hoạt từ buồng bệnh ra bên ngoài. Bên cạnh đó, các y, bác sĩ cũng giao tiếp được với bệnh nhân thông qua camera gắn trên robot.
|
Thầy Tâm đang giảng dạy cho các sinh viên |
BS CKII Hứa Trung Tiếp, Phó Giám đốc bệnh viện lao và bệnh phổi Cần Thơ cho biết “Nếu không có robot này, nhân viên y tế sẽ buộc phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Nếu vậy, chúng tôi phải sử dụng bộ đồ bảo hộ. Mỗi bộ đồ bảo hộ trị giá khoảng 300.000 đồng mà mỗi ngày, y bác sĩ đi vào nơi điều trị nhiều lần để đưa thức ăn, nhu yếu phẩm cho bệnh nhân thì sẽ rất tốn kém.
Khi có robot này, chúng tôi chỉ cần ngồi ở bên ngoài điều khiển, giảm được chi phí mua đồ bảo hộ, cũng như giảm sự tiếp xúc trực tiếp không cần thiết giữa nhân viên y tế với bệnh nhân Covid-19"...
Hiện nay, thầy Tâm đang nghiên cứu, sáng chế thêm thiết bị sát khuẩn và đo thân nhiệt tự động.
Hoài Thanh
Hệ thống nhặt rác biển thông minh của sinh viên Đà Nẵng
“Hệ thống nhặt rác biển thông minh” do nhóm sinh viên Đà Nẵng sáng chế đã đoạt được giải thưởng cao trong cuộc thi “eProjects - Dự án sáng tạo, phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp”.
" alt="Thầy giáo trẻ ở Cần Thơ chế tạo robot phục vụ trong khu điều trị Covid"/>
Thầy giáo trẻ ở Cần Thơ chế tạo robot phục vụ trong khu điều trị Covid