Bạn tôi,áchdạyconcủamộtbàmẹkhônggiốchuyển nhượng mu 24h trở thành bà mẹ hai con khi còn rất trẻ, mẹ trẻ đến nỗi mà các con toàn bị nhầm là… em của mẹ.
Mẹ không giống ai
Hình ảnh bạn tôi thảnh thơi áo ngắn quần cộc dẫn hai cô con gái tóc buộc nơ xanh đỏ, váy áo điệu đàng đi chơi không làm ông bà nội ngoại yên tâm. Trái lại, hình ảnh xinh đẹp ấy chỉ gợi lên những lo âu ở những bậc gia trưởng. Bạn bè, người thân cũng hồi hộp dõi theo những gì bà mẹ trẻ làm, luôn trong tư thế sẵn sàng đưa cánh tay ra đỡ đần.
Thật may, những nỗi sợ hãi của mọi người đã không bao giờ xảy ra. Ngược lại, vì quá trẻ, bạn tôi không đặt quá nhiều áp lực làm mẹ lên vai, cũng không kỳ vọng quá nhiều vào các con, bạn tôi coi hai con như hai người bạn.
Bạn cho con ăn mặc xanh đỏ sinh động như mình, cho con ăn ngủ như mình, và chơi với con như đang chơi với bạn. Cô bạn tôi cũng không bao giờ áp đặt bất cứ điều gì với hai con.
Trong nhà, trẻ con được quyền nói cái chúng muốn và cái chúng ghét, được quyền giữ bí mật trong ngăn cặp, được quyết định mọi vấn đề liên quan tới quần áo, đầu tóc, sở trường các môn học ngay từ khi còn rất bé.
Cũng không có chuyện tối tối mẹ cầm tay dạy hai con tập viết, uốn nắn từng nét chữ, hoặc buổi sáng mẹ nấu sẵn đồ ăn gọi hai con dậy, con vẫn nì nèo nằm trên giường, giống như nhiều gia đình khác trong thành phố.
Con cũng không giống ai
Trẻ con rất nhạy cảm, khi chúng nhận ra chúng có quyền làm chủ cuộc sống của mình, trẻ con rất hăng say và rất có trách nhiệm. Chúng tự thu xếp lấy nhiều việc, tính tự giác rất cao và bộc lộ cá tính rất sớm.
Và hai chị em gái, từ lúc một đứa học lớp ba, một đứa học lớp hai mỗi sáng đã biết tự gọi nhau dậy, đánh răng rửa mặt, đi mua đồ ăn sáng cho cả ông bà bố mẹ, tự xếp cặp đi học, tự chọn quần áo của mình và tự chải đầu.
Và bạn tôi lúc đó mới ngoài đôi mươi, lại là người mẹ rảnh rang có khi nằm ườn trên giường thêm một chút, kêu con gái lớn pha hộ một tách cà phê rồi mẹ dậy ăn sáng cùng.
Một trong những sức hút của hai đứa trẻ đó giữa đám bạn bè cùng lớp là tính tự chủ, năng lực thu xếp công việc, cá tính hơi độc lập gần như của một thủ lĩnh giữa đám đông. Chúng rất mạnh dạn bày tỏ sự yêu ghét cũng như quan điểm cá nhân. Và giữa đám bạn quen vâng lời, quen phụ thuộc, quen được bố mẹ chăm sóc, hai đứa con gái của bạn tôi trở nên rất đặc biệt.
Một lần đi họp phụ huynh, khi đó đứa út học lớp năm, bạn tôi được cô giáo thông báo là, con gái chị bị xếp vào loại học sinh cá biệt cùng một bạn khác trong lớp.Lý do là, bạn trai kia đến giờ ăn buổi trưa được phát bánh kẹo tại lớp bán trú mà không biết cách tự bóc một cái bánh để ăn, còn con gái bạn tôi mở “shop kinh doanh” ngay trong lớp - nó luôn mang ít nhất hai tập giấy kiểm tra trong cặp, khi các bạn khác cần, phải mua của nó một nghìn đồng một tờ, có cả chuyện ghi nợ và đòi trả nợ, rất sòng phẳng.
Bạn tôi cười như điên, nói với cô giáo rằng, đầu óc kinh doanh của cháu chắc là được di truyền từ gia đình. Nếu cháu cướp tiền bạn khác, cháu quên mang giấy kiểm tra triền miên, cháu quay cóp bài bạn, bắt nạt bạn bè thì mới đáng sợ. Còn cháu mở “dịch vụ” trong lớp, vừa giúp đỡ người khác vừa sòng phẳng cho bản thân, thì tôi cho rằng cháu không phạm lỗi gì.
Rồi đến khi nàng út lên lớp bảy, nàng bắt đầu kinh doanh bằng cách khác. Mỗi sáng thứ Năm hàng tuần, từ lúc ba giờ rưỡi sáng, để chuông điện thoại để dậy sớm, nàng lùn tịt nhưng đạp xe ra tận Bưu điện Hà Nội để nhận báo Hoa Học Trò về, bắt đầu từ sáu rưỡi sáng đứng bán cho các bạn ở ngay cổng trường, bán cả trong giờ ra chơi. Mỗi tờ báo cô út lãi được hai ba trăm đồng gì đó.
Tôi rất kinh ngạc, hỏi bạn tôi, tại sao để con gái ra đường vào giờ đó, sao để nó đi xe đạp quá xa và quá nguy hiểm, tại sao nhà quá giàu mà lại để con đi kiếm từng đồng bạc lẻ như thế?
Bạn tôi cũng cười như điên và bảo, con tớ tự nguyện, con tớ thích như thế, nó thích làm việc và kiếm được tiền. Tớ làm sao bắt nó sống theo cách tớ thích?
Khi cô út lên cấp ba, cô không bán báo nữa mà đòi mẹ mua một chiếc máy khâu. Mỗi cuối tuần cô út ra chợ quần áo hàng thùng ở Hàng Da, Kim Liên, Phùng Hưng chọn mua những thứ đồ hợp tuổi teen, rồi đem về cắt cắt khâu khâu, đính thêm hạt cườm, biến hóa những thứ “hàng thùng” thành đồ thời trang, vừa cá tính vừa độc đáo giá rất vừa túi tiền. Mỗi chiều thứ Sáu hàng tuần, nàng chăng quần áo đầy nhà để hẹn bạn bè cùng trường tới mua. Siêu thị thời trang tí hon của nàng vô cùng nổi tiếng và cả các học sinh THPT ở trường khác cũng hẹn nhau chiều thứ sáu.
Không phải con gái bạn tôi tham tiền, chúng nó chỉ tham chứng tỏ bản thân, tham thử nghiệm và tham trải nghiệm. Thực sự, rất nhiều gia đình có thể nuôi con khỏe dạy con ngoan, nhưng lại không dạy được con cá tính, trân trọng đồng tiền, đam mê thử sức và tràn đầy năng lượng sống như thế.
Gia đình không giống ai
Đứa con gái lớn học đến lớp chín thì bắt đầu mê đọc sách, mê du lịch và chụp ảnh hơn… mê học. Bạn tôi mua sắm cho con tất cả mọi thứ con thích, đưa con đi làm đẹp, spa cùng mình, và chỉ nói với con rằng: Mẹ không học tới nơi tới chốn, mẹ phải ra đời quá sớm nên mẹ mới phải đi buôn, mới phải đẻ con khi mới mười sáu mười bảy tuổi.
Bạn tôi chỉ nói một lần duy nhất đó. Đứa con gái lớn của bạn tôi cách đây hai năm bắt đầu lên đường đi du học. Nhưng học được một thời gian, nàng bỏ về Việt Nam bắt đầu con đường lập thân bằng ngành truyền thông. Một cô gái mạnh mẽ, cá tính, biết mình muốn gì, đã nhanh chóng đạt được những thành công đầu tiên bằng cách lựa chọn dứt khoát con đường của riêng mình đi. Nàng mê chụp ảnh và du lịch, nên cứ kiếm đủ tiền lại nghỉ việc để khoác balô và máy ảnh lên đi một vài nước. Trong khi những đứa bạn cùng lứa của nàng vẫn còn đang phải xin tiền bố mẹ và đi học chưa biết ngày tốt nghiệp có trở thành ngày thất nghiệp hay không.
Đứa con gái nhỏ mê thời trang, có óc sáng tạo. Bạn tôi gợi ý hay mẹ cho con sang Ý học ngành thời trang? Rồi về mở một nhãn hiệu thiết kế thời trang tại Việt Nam?
Nó nói, con sẽ đi Mỹ học kinh tế.
Bạn tôi hỏi, học kinh tế có gì hay? Bố mẹ đâu cần học kinh tế vẫn buôn bán hơn người. Mà con tiếng Anh đâu có học hành gì mấy? Cô con gái út nói, không thể học bất cứ ngành gì mà bỏ qua kinh tế được. Sáng tạo hay thiết kế thời trang càng không thể không biết gì về kinh tế. Và nàng dẹp shop thời trang tại nhà để… đi học tiếng Anh và làm nail. Cô út chạy xe dọc phố, lựa cửa hàng nail nào đông khách nhất thì tự bước vào, xin học nghề tại đây. Nàng nói, đi Mỹ con cũng tự lo cho con, đây là cách con sẽ kiếm tiền để sống và học ở bên đó. Chứ con không dựa vào tiền của bố mẹ.
Tôi luôn băn khoăn, hỏi bạn là tại sao bạn tôi nuôi con từ nhỏ, mà thấy các con cứ có xu hướng đi ra khỏi vòng tay mình, đi ra khỏi gia đình, vậy yên tâm được sao? Những nhà nghèo khó, con cái phải bôn ba đã đành, tại sao gia đình giàu có mà để các con phải tự lập tự lo liệu và tự quyết định mọi việc như thế? Sao lại luôn để gia đình trong một mối liên kết lỏng lẻo như thế?
Bạn tôi chỉ cười, bây giờ nó không cười như điên mà chỉ cười mỉm, nói, tớ bận yêu chồng, làm đẹp, chăm sóc bản thân, rồi còn buôn bán kiếm tiền. Các con phải yêu tớ, phải ôm lấy tớ, chứ tớ, sao lại phải lo ôm giữ các con? Mà có muốn giữ, cũng có giữ mãi được nó trong vòng tay không?
Mà gia đình như cái dây buộc chặt con cái, liệu có tốt cho con cái không?
Phương Anh (Nguồn: Washington Post )" alt="Israel lên kế hoạch ngừng bắn ở Lebanon khi ông Trump thắng cử" src="(VTC News) -
Một trợ lý thân cận của Thủ tướng Benjamin Netanyahu nói với ông Donald Trump và Jared Kushner tuần này rằng Israel đang thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon.
Washington Postcho biết, một trợ lý thân cận của Thủ tướng Benjamin Netanyahu nói với ông Donald Trump và Jared Kushner tuần này rằng Israel đang gấp rút thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon, với mục đích mang lại chiến thắng sớm về chính sách đối ngoại cho tổng thống đắc cử.
Ron Dermer, bộ trưởng phụ trách các vấn đề chiến lược của ông Netanyahu, biến Mar-a-Lago thành điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Mỹ, trước khi đến Nhà Trắng để cập nhật cho các quan chức chính quyền Biden về tình hình đàm phán ở Lebanon. Đây được xem là dấu hiệu cho thấy trọng tâm chính trị của Mỹ thay đổi nhanh chóng như thế nào sau chiến thắng bầu cử của ông Trump.
Một tấm áp phích của Hasan Nasrallah, thủ lĩnh đã chết của Hezbollah, được treo trên một khu chợ ở Nabatieh, Lebanon, nơi bị tấn công dữ dội bởi nhiều cuộc không kích của Israel. (Ed Ram/Getty Images)
Người phát ngôn của ông Dermer nói với Washington Post rằng ông thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau trong chuyến đi. Văn phòng của ông Netanyahu và người phát ngôn của ông Trump từ chối bình luận.
Ông Trump nói rằng ông muốn chấm dứt các cuộc chiến tranh ở Trung Đông, nhưng ông cũng đã nói với ông Netanyahu trong một cuộc gọi vào tháng trước rằng "hãy làm những gì ông phải làm" trước Hezbollah và Hamas. Không rõ đề xuất của Lebanon được thảo luận tại Mar-a-Lago sẽ có tác động như thế nào, nếu có, đối với các cuộc đàm phán ngừng bắn và thả con tin bị đình trệ ở Gaza.
Netanyahu cho biết trong một tuyên bố video rằng ông đã nói chuyện với ông Trump ba lần trong những ngày gần đây và cả hai đều nhìn thấy "những cơ hội lớn phía trước cho Israel, đặc biệt là trong việc thúc đẩy hòa bình".
Thủ tướng Israel lên kế hoạch cho một kỷ nguyên mới tại Washington từ lâu trước ngày bầu cử Mỹ vào ngày 5/11. Theo quan chức Israel, ông Netanyahu liên lạc thường xuyên với ông Trump, và ông Dermer liên lạc với ông Kushner - người giúp làm trung gian cho các thỏa thuận bình thường hóa giữa bốn quốc gia Ả Rập và Israel trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump và duy trì mối quan hệ cá nhân và tài chính với khu vực này.
Theo cựu quan chức của Trump, Kushner dự kiến sẽ đóng vai trò cố vấn trong trường hợp các cuộc đàm phán trong tương lai về việc bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Ả Rập Xê-út xảy ra, ngay cả khi ông không được bổ nhiệm vào một vị trí chính thức tại Nhà Trắng.
Theo các viên chức Israel, các điều khoản của thỏa thuận đang diễn ra sẽ yêu cầu quân Hezbollah phải rút lui khỏi Sông Litani — rìa phía bắc của vùng đệm do Liên hợp quốc giám sát được thành lập sau cuộc xung đột năm 2006 giữa Israel và Hezbollah. Kể từ tháng 10/2023, sau các cuộc tấn công do Hamas cầm đầu vào miền nam Israel, quân Lebanon sử dụng khu vực này làm nơi bắn hàng nghìn quả rocket và tên lửa vào Israel, giết chết 45 thường dân và 31 binh sĩ và buộc khoảng 60.000 người phải rời bỏ nhà cửa.
Gần 900.000 người đã phải di dời trong nước do chiến dịch quân sự mở rộng của Israel tại Lebanon. Theo Bộ Y tế nước này, hơn 3.300 người thiệt mạng, không phân biệt giữa dân thường và lính nhưng cho biết hàng trăm phụ nữ, trẻ em và nhân viên cứu hộ nằm trong số những người thiệt mạng. Hezbollah cho biết khoảng 500 quân thiệt mạng trước khi chiến dịch trên bộ của Israel bắt đầu, khi nhóm này ngừng công bố số liệu thống kê công khai. Hơn 40 binh lính Israel thiệt mạng trong các cuộc giao tranh trên bộ kể từ ngày 1/10.
Phương Anh (Nguồn: Washington Post )" class="thumb">
Israel lên kế hoạch ngừng bắn ở Lebanon khi ông Trump thắng cử2025-02-08 04:51