您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Truyện Lớn Lên Bên Cạnh Ma Vương Bạo Quân
Bóng đá2398人已围观
简介Editor: Cáo TuyếtSau buổi trưa,ệnLớnLênBênCạnhMaVươngBạoQuât đây là lúc ánh nắng đang bị tầng mây dà...
Sau buổi trưa,ệnLớnLênBênCạnhMaVươngBạoQuât đây là lúc ánh nắng đang bị tầng mây dày che phủ.
Xuyên qua hành lang yên lặng và lạnh lẽo, vài người hầu đang vội vàng bưng hộp thuốc đi vào trong phòng riêng.
Còn Hi Hoài thì bị phạt đứng trước phòng riêng, lặng lẽ cúi đầu.
Hắn đang cầm một con dao ngắn trong tay và từ từ lau đi những vết máu còn sót lại, áo sơ mi cũng dính vài giọt máu đã khô.
Bên trong phòng riêng sáng rực, tiếng khóc từ bên trong vọng ra.
Hi Niên khóc nức nở: "Tay của con sẽ tàn tật sao? Hi Hoài, Hi Hoài, tên đó thật muốn giết con..."
Hoàng hậu Duy ngồi ở mép giường, đau lòng nói: "Không sao đâu, dùng thuốc bột mấy ngày là được." Tay phải của Hi Niên bị lưỡi dao đâm thủng, vết thương vẫn còn dính ma khí.
Các kỹ thuật chữa trị thông thường không thể làm lành những vết thương do ma khí tạo ra, chỉ có thể sử dụng một loại thuốc bột được bào chế đặc biệt.
Nghe vậy, cảm xúc của Hi Niên ổn định lại một chút, nhìn về phía phụ thân đang ngồi cách đó không xa: "Cha, là nó ra tay trước..."
Không ai biết chính xác chuyện gì đã xảy ra. Đến khi người hầu nghe thấy tiếng kêu rên thảm thiết của nhị hoàng tử thì mới chạy vội đến kiểm tra.
Lúc đó, tay phải Hi Niên bị một con dao ngắn sắc bén ghim chặt trên tường, cánh tay và cổ cũng có vết thương, mà Hi Hoài lại thờ ơ đứng một bên.
Chẳng mấy chốc, bác sĩ lập tức đi đến giúp Hi Niên cầm máu và xử lý vết thương.
Sau đó, Hoàng hậu Duy và vua tộc Hi Mộng A cũng tới.
Vua Hi Mộng A tựa lưng vào ghế, một tay duỗi ra. Sau khi nghe được lời cáo trạng của Hi Niên liền nói: "Được rồi."
Giọng nói yếu ớt, nhẹ nhàng nhưng đầy uy nghiêm làm Hi Niên đang khóc lóc, kể lể về việc mình đã bị đánh đập ra sao ngay lập tức dừng lại. Hắn không dám nói thêm một lời nào nữa, chỉ biết đưa mắt nhìn mẹ cầu cứu.
Hi Mộng A ngước mắt nhìn về phía Hi Hoài đang bị phạt đứng trước phòng riêng, Hi Hoài vẫn bất động, vẻ ngoài trầm lặng, điềm tĩnh khác hoàn toàn với Hi Niên vẫn đang lau nước mắt.
Tuy hai hoàng tử bằng tuổi nhau, Hi Niên lớn hơn Hi Hoài hơn nửa tuổi, nhưng lại luôn xảy ra đủ loại mâu thuẫn, và đây là vụ nghiêm trọng nhất.
Tuy lúc này Hi Hoài không ở trong phòng nhưng vẫn nghe được cuộc trò chuyện. Mặc dù vậy, hắn không hề phủ nhận hành động của mình, thậm chí còn không giải thích lý do.
Hi Mộng A hơi nghiêng đầu, phó quan phía sau nhận được tín hiệu thì liên bước ra khỏi phòng.
Hi Hoài ngẩng đầu lên, đôi mắt đen láy nhìn thẳng về phía phó quan.
"Tam điện hạ." Phó quan nói: "Hiện tại ngài có thể đi vào. Quốc vương và hoàng hậu đều ở đây, xin ngài hãy xin lỗi nhị điện hạ ..."
Hi Hoài vẻ mặt vô cảm: "Tại sao ta phải xin lỗi cậu ta?"
Phó quan trầm mặc một lát, sau đó lại hỏi: "Ý của ngài là vết thương trên tay nhị điện hạ là sự cố ngoài ý muốn?"
Cho dù đây là tai nạn nhưng người bị thương vẫn là Hi Niên. Hi Hoài cũng phải xin lỗi trước rồi giải thích rõ lý do.
Phó quan còn chưa nói xong đã nghe Hi Hoài trả lời: "Không phải ngoài ý muốn. Chính tên kia là người mở miệng khiêu khích ta trước. " Vì vậy, hắn mới đã dùng dao đâm thủng bàn tay phải của Hi Niên. Hi Hoài giọng điệu bình thản không hề thay đổi, hiển nhiên hắn không cảm thấy mình đã làm sai.
"Nhị điện hạ dù sao cũng là anh trai của ngài, nếu có chuyện gì thì cả hai từ từ ngồi xuống mà giải quyết, tại sao ngài lại động thủ?"
"Ta muốn cậu ta nhớ lâu hơn."
Phó quan nhất thời không nói nên lời: "Ngài không nên làm nhị điện hạ bị thương nặng như vậy..."
"Không chết được." Hi Hoài lạnh lùng nói vài câu, đã có chút mất kiên nhẫn.
Tuy tam điện hạ chỉ mới lên mười, nhưng lại có vài hành vi không hợp tuổi tác. Tính tình thì cực đoan, không thích nghe lời khuyên của người khác.
Phó quan không còn gì để nói, cúi đầu lui về phía sau mấy bước.
Không biết từ lúc nào Hi Mộng A đã đứng đó cau mày nhăn nhó.
"Quân tử động khẩu không động thủ, dạy mãi mà vẫn không sửa được" Ông trầm giọng nói: "Đi U Minh Cốc, mười lăm ngày sau mới được về".
Hi Hoài khóe miệng giật giật, không thèm để ý mà trả lời: "Đi thì đi."
Hắn hành lễ với Hi Mộng A cho có lệ rồi xoay người rời đi.
Nhưng 2 chân bước đi có hơi khập khễnh, do 1 tuần trước, Hi Hoài phải chiến đấu với vài tên học sinh thuộc Titan tộc trên trường.
Mặc dù đùi và đầu gối bên phải bị thương nhưng Hi Hoài vẫn có thể đâm thủng bàn tay của anh trai hắn.
Hi Mộng A nhìn bóng dáng của Hi Hoài rời đi, nhưng dấu vết giữa lông mày không hề biến mất.
Hoàng hậu Duy thấy Hi Hoài đã rời đi cũng không nói thêm gì nữa. Bà dẫn Hi Niên về cung nghỉ ngơi.
Một lúc sau, Hi Mộng A vẫn không rời đi, ông ngồi ở trên ghế ngoài tiền sảnh suy nghĩ một lát: "Gọi cho Ayer tiên sinh."
Phó quan lập tức lấy ra thiết bị liên lạc nạm đá ma thuật rồi đi ra ngoài, trong phòng chỉ còn lại một mình Hi Mộng A.
Sau khi chờ vài phút, tín hiệu mới thuận lợi từ tòa nhà chiêm tinh truyền đến, một giọng nam lạnh lùng vang lên.
"Ta đã rồi, tà tính của thằng bé quá nặng" Ayer đã sớm biết được hành vi hôm nay của Hi Hoài: "Đến thần linh cũng không thể áp chế được thằng bé."
Dị Ma tộc là hậu duệ của phân nhánh Thần Tộc, nên mới có thể sở hữu tài năng thiên bẩm và sức chiến đấu vượt trội hơn hẳn các chủng loài khác. Vì được gọi là quỷ nên đương nhiên chúng có những đặc tính tiêu cực đặc biệt của ma quỷ.
Hàng nghìn năm trước, sau khi Thần Tộc hoàn toàn biến mất, tàn dư của các Hạ Thần đã trao thần tính được bảo vệ trong thần trụ cho Dị Ma tộc, loại bỏ một phần đặc tính tiêu cực của chúng, cuối cùng khiến Dị Ma Tộc trở thành chủng tộc dẫn đầu, kiểm soát sự hòa bình của lục địa này.
Nhưng Hi Hoài lại là ngoại lệ duy nhất, không biết vì sao thần trụ lại không có tác dụng đối với hắn, "Ma" tính trên người hắn đặc biệt rất nặng.
Nếu không có gì khống chế thì sau này chắc chắn sẽ gây ra tai họa.
"Chẳng lẽ không thể can thiệp?" Hi Mông Á hỏi.
"Tinh tượng không thể trả lời câu hỏi này" Ayer giọng nói dừng một chút, "Nhưng may mắn là hiện giờ Hi Hòa vẫn còn rất trẻ, có lẽ sẽ có cơ hội thay đổi, ta sẽ cố gắng tìm kiếm biện pháp."
------------------Buổi chiều Hi Hoài bị đưa tới U Minh Cốc.
Hai gã tướng sĩ lấy đi nhẫn trữ vật và đoản đao của hắn, rồi lập tức cung cung kính kính nói: "Mời ngài vào." Đây là mệnh lệnh trực tiếp từ Hi Mông Á, không được để Hi Hoài mang bất cứ thứ gì vào cốc.
Phải nhốt hắn ở bên trong nửa tháng, không cho bất kỳ ai tới thăm.
Phía trước cây cối rậm rạp, xa xa là núi non trải dài liên miên, trùng trùng điệp điệp, thoạt nhìn phong cảnh không tồi, quả là một nơi thích hợp để tĩnh tâm.Hi Hoài tiến lên vài bước, giẫm phải mảng cỏ xanh dưới chân.
Một tiếng "rầm" nhỏ, tướng sĩ phía sau đã biến mất, một lớp tường bán trong suốt dùng để bao phủ toàn bộ U Minh Cốc, cũng như nhốt Hi Hoài vào bên trong.
Hắn quay đầu nhìn lại, tiếp tục đi về phía trước.
Trong tầm mắt hắn khắp nơi đều là thảm thực vật tươi tốt, nhưng lại không nhìn thấy sinh vật sống nào.
U Minh Cốc ban đầu là một di tích của một chiến trường cổ xưa. Khí tức giết chóc và máu me để lại xung quanh khiến nơi này vốn không một có ngọn cỏ. Sau đó, khí tức đẫm máu dần dần tiêu tán và thực vật bắt đầu phát triển, lớn lên và có vẻ như đã trở lại thành một khu rừng bình thường.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo PSG vs Monaco, 3h05 ngày 8/2: Khẳng định vị thế
Bóng đáPhạm Xuân Hải - 07/02/2025 05:25 Pháp ...
【Bóng đá】
阅读更多Những doanh nghiệp nào đang rời khỏi Nga?
Bóng đá
Một cửa hàng re:Store tại trung tâm Moscow. re:Store là một trong những nhà bán lẻ Apple lớn nhất tại Nga. (Ảnh: CNN)Dưới đây là danh sách các hãng công nghệ đã thông báo rời khỏi Nga trong những ngày vừa qua.
Ô tô
Ngày 1/3, Ford cho biết tạm dừng hoạt động tại Nga. Nhà sản xuất xe hơi của Mỹ sở hữu 50% cổ phần trong Ford Sollers, liên doanh đang tuyển dụng ít nhất 4.000 nhân sự cùng với công ty Sollers của Nga. Ford “đặc biệt quan ngại về tình hình tại Ukraine”, tuy nhiên, công ty không dừng hoạt động tại ba thành phố Nga (St. Petersburg, Elabuga và Naberezhnye Chelny), nơi đặt các nhà máy của mình.
General Motors (GM) nói sẽ tạm thời ngừng xuất khẩu sản phẩm sang Nga cho tới khi có thông báo tiếp theo. Thực tế, Nga không phải thị trường lớn của GM: Mỗi năm họ chỉ bán được 3.000 xe thông qua 16 đại lý ở đây, chiếm tỉ trọng nhỏ trong doanh số hơn 6 triệu xe trên toàn cầu.
Toyota thông báo ngừng sản xuất xe tại Nga và ngừng xuất khẩu sang nước này do gián đoạn chuỗi cung ứng. “Như mọi người khác trên thế giới, Toyota đang theo dõi diễn biến tại Ukraine với sự quan tâm lớn đến an toàn của người dân Ukraine và mong muốn hòa bình sớm trở lại”, hãng xe Nhật phát biểu.
Hàng không
Boeing dừng hỗ trợ cho các hãng hàng không Nga. Người phát ngôn công ty xác nhận tạm dừng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì và tạm dừng các hoạt động lớn tại Moscow, tạm thời đóng cửa văn phòng tại Kyiv. Do xung đột tiếp diễn, Boeing tập trung đảm bảo an toàn cho người lao động trong khu vực.
Airbus cũng có động thái tương tự Boeing. Không chỉ dừng hỗ trợ các hãng hàng không Nga, Airbus còn tạm dừng cung ứng bộ phận cần thiết cho nước này.
Big Tech
Apple thông báo ngừng bán sản phẩm tại Nga. Công ty “đặc biệt quan ngại” về tình hình Nga – Ukraine. Ngoài ra, nhà sản xuất iPhone hạn chế truy cập các dịch vụ kỹ thuật số như Apple Pay tại Nga, gỡ ứng dụng của truyền thông nhà nước Nga khỏi App Store toàn cầu (trừ Nga).
Hồi đầu tuần, Meta nói chặn truy cập hai hãng tin RT và Sputnik tại Liên minh Châu Âu. Công ty đưa ra động thái sau khi nhận được yêu cầu từ một số chính phủ và EU để ngăn chặn các biện pháp tiếp theo của truyền thông nhà nước Nga. Meta còn sử dụng thuật toán để ngăn nội dung của truyền thông nhà nước Nga xuất hiện nổi bật trên bảng tin người dùng.
Twitter cũng thông báo giảm sự hiện diện và chia sẻ nội dung của truyền thông Nga. Netflix từ chối phát các kênh truyền hình quốc gia Nga trong nước, điều mà luật pháp Nga yêu cầu Netflix tuân thủ từ tuần này.
Spotify cho biết đã đóng cửa văn phòng tại Nga vô thời hạn và hạn chế các chương trình do truyền thông liên quan đến nhà nước Nga sở hữu, vận hành. Dịch vụ streaming cũng gỡ tất cả nội dung từ RT và Sputnik tại châu Âu cùng các khu vực khác.
Cuối tuần trước, YouTube bắt đầu chặn các kênh truyền thông Nga tại Ukraine, bao gồm RT. Nền tảng video của Google cũng hạn chế tối đa khuyến nghị đến các kênh này. Google và YouTube không còn cho phép các hãng tin nhà nước Nga bật quảng cáo kiếm tiền.
Theo Daniel Tannebaum, một Giám đốc tại hãng tư vấn Oliver Wyman, chưa bao giờ một nền kinh tế lớn trên thế giới hứng chịu các hành động toàn diện như vậy. Ông dự đoán sẽ còn nhiều doanh nghiệp rời khỏi Nga hơn.
Du Lam (Theo CNN)
">...
【Bóng đá】
阅读更多Dự thảo quy chế tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia
Bóng đáChiều 18/12, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia để lấy ý kiến trong 45 ngày. Dưới đây là toàn văn dự thảo.
QUY CHẾtổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, bao gồm: quy định chung; chỉ đạo, tổ chức thi; đối tượng, điều kiện dự thi, tổ chức đăng ký dự thi và trách nhiệm của thí sinh; công tác đề thi; tổ chức coi thi; tổ chức chấm thi; phúc khảo và chấm thẩm định; xét công nhận tốt nghiệp THPT; chế độ báo cáo và lưu trữ; thanh tra, khen thưởng, xử lý các sự cố bất thường và xử lý vi phạm; tổ chức thực hiện.
2. Quy chế này áp dụng đối với trường THPT, cơ sở giáo dục thường xuyên (GDTX) và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trìnhgiáo dục THPT và chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là trường phổ thông); các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng (gọi chung là trường ĐH, CĐ), trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN); tổ chức và cá nhân tham gia kỳ thi.
Điều 2. Mục đích, yêu cầu
1. Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm mục đích:
a) Đánh giá, xác nhận trình độ của người học sau khi học hết chương trình giáo dục THPT và chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT), lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT;
b) Làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ;
c) Tác động tích cực đối với đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; góp phần đảm bảo chất lượng nguồn tuyển cho các trường ĐH, CĐ và TCCN.
2. Kỳ thi phải đảm bảo các yêu cầu: nghiêm túc, khách quan, công bằng; kết quả thi phản ánh đúng trình độ của người học.
Điều 3. Môn thi
Tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.
1. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT[1], thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ) và 1 môn do thí sinh tự chọn trong các môn thi.
Thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng, được chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.
2. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ thí sinh dự thi 4 môn quy định tại khoản 1 Điều này và có thể đăng ký dự thi thêm các môn phù hợp với khối thi do trường ĐH, CĐ quy định.
3. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự thi chỉ để xét tuyển sinh ĐH, CĐ đăng ký môn thi theo quy định của trường ĐH, CĐ đối với ngành đào tạo mà thí sinh có nguyện vọng.
Chương II
CHUẨN BỊ CHO KỲ THI
Điều 4. Thành lập cụm thi[2]
1. Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định cụm thi tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) và giao cho các trường ĐH chủ trì.
2. Cụm thi có nhiệm vụ tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất 02 tỉnh (cụm thi liên tỉnh).
3. Đối với những tỉnh có khó khăn, nếu Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đề nghị, Bộ GDĐT sẽ xem xét thành lập cụm thi tỉnh cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT[3].
4. Việc tổ chức thi ở cụm thi liên tỉnh hoặc cụm thi tỉnh là giống nhau, đúng theo quy định của quy chế thi, cùng một quy trình và đều do trường ĐH chủ trì.
Điều 5. Thành lập Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia
1. Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia (gọi tắt là Ban Chỉ đạo thi quốc gia) gồm:
a) Trưởng ban: Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng Bộ GDĐT;
b) Phó Trưởng ban: Thứ trưởng Bộ GDĐT, lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (KTKĐCLGD);
c) Uỷ viên: Lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT và lãnh đạo Cục An ninh Chính trị Nội bộ, Bộ Công an;
d) Thư ký: Cán bộ, công chức các đơn vị có liên quan thuộc Bộ GDĐT.
2. Ban Chỉ đạo thi quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia trên cả nước
- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh và các Hội đồng thi, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi;
- Báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức kỳ thi;
b) Nếu phát hiện những sai phạm nghiêm trọng trong kỳ thi, có thể trình Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định một trong các hình thức dưới đây:
- Đình chỉ tạm thời hoạt động thi hoặc tổ chức thi lại trong phạm vi Hội đồng thi đến phạm vi trong cả nước;
- Đình chỉ hoạt động, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo Hội đồng thi và thành viên của Hội đồng thi mắc sai phạm;
- Đề xuất Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Hội đồng chấm thẩm định, thanh tra.
Điều 6. Thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh (nơi đặt cụm thi tỉnh/liên tỉnh)
1. Chủ tịch UBND tỉnh nơi đặt cụm thi thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, gồm:
a) Trưởng ban: lãnh đạo UBND tỉnh;
b) Phó Trưởng ban: Hiệu trưởng trường ĐH chủ trì cụm thi, Giám đốc sở GDĐT các tỉnh có thí sinh dự thi tại cụm thi; lãnh đạo Công an tỉnh, lãnh đạo Sở Tài chính và các ban, ngành liên quan của tỉnh nơi đặt cụm thi; trong đó, Phó Trưởng Ban thường trực là Hiệu trưởng trường ĐH chủ trì cụm thi;
c) Uỷ viên: đại diện lãnh đạo các phòng, ban liên quan của trường ĐH trên địa bàn; lãnh đạo và cán bộ, công chức của sở GDĐT, của các sở, ban, ngành và cơ quan có liên quan do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định;
d) Thư ký: cán bộ, công chức, viên chức của trường ĐH chủ trì cụm thi và các sở GDĐT có thí sinh dự thi tại cụm.
2. Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể có liên quan và các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng thi; xem xét giải quyết các kiến nghị của Chủ tịch Hội đồng thi;
b) Báo cáo Ban Chỉ đạo thi quốc gia và Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình tổ chức thi, việc thực hiện quy chế thi ở địa phương và đề xuất xử lý các tình huống xảy ra trong tổ chức thi;
c) Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ GDĐT, các cấp có thẩm quyền khen thưởng những người có thành tích; kỷ luật những người vi phạm quy chế thi;
d) Thực hiện những quyết định có liên quan của Ban Chỉ đạo thi quốc gia. Nếu có những vấn đề chưa thống nhất, phải lập biên bản và báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Điều 7. Thành lập Hội đồng thi (tỉnh/liên tỉnh)
1. Hiệu trưởng trường ĐH chủ trì cụm thi quyết định thành lập Hội đồng thi.
a) Thành phần Hội đồng thi:
- Chủ tịch: Hiệu trưởng trường ĐH chủ trì cụm thi;
- Phó Chủ tịch: lãnh đạo trường ĐH chủ trì cụm thi và lãnh đạo các sở GDĐT có thí sinh dự thi tại cụm;
- Các uỷ viên: đại diện lãnh đạo phòng/ban/trung tâm/khoa/bộ môn của trường ĐH, CĐ; lãnh đạo các phòng/ban thuộc sở GDĐT nơi đặt cụm thi và lãnh đạo trường phổ thông; trong đó, uỷ viên thường trực là lãnh đạo Phòng/Ban Đào tạo hoặc Phòng/Ban/Trung tâm Khảo thí của trường ĐH chủ trì cụm thi.
Những người có vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng (gọi chung là người thân) dự thi tại Hội đồng thi trong năm tổ chức Kỳ thi thì không được tham gia Hội đồng thi;
- Chủ tịch Hội đồng thi thành lập các ban để thực hiện các công việc của kỳ thi, bao gồm: Ban Thư ký; Ban In sao đề thi; Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi; Ban Coi thi; Ban Chấm thi; Ban Phúc khảo. Nhiệm vụ và quyền hạn của từng Ban theo đúng quy định tại điều khoản liên quan của Quy chế này.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi
- Hội đồng thi chịu sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo thi quốc gia;
- Tổ chức in sao đề thi, coi thi, bảo quản bài thi, làm phách, chấm thi, chấm kiểm tra và chấm phúc khảo theo quy định của quy chế thi; giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan; tổng kết công tác thuộc phạm vi được giao; thực hiện khen thưởng, kỷ luật theo chức năng, quyền hạn và quy định của Quy chế này; thực hiện chế độ báo cáo và chuyển dữ liệu thi về Bộ GDĐT đúng thời hạn quy định;
- Chỉ đạo, xử lí các vấn đề diễn ra tại các ban của Hội đồng thi theo quy chế thi;
- Báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo thi quốc gia về tình hình tổ chức thi để xử lí các tình huống vượt thẩm quyền;
- Hội đồng thi liên tỉnh sử dụng con dấu của trường ĐH chủ trì cụm thi;
- Hội đồng thi tỉnh sử dụng con dấu của sở GDĐT sở tại.
c) Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thi
- Phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện quy chế thi;
- Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác tổ chức thi tại Hội đồng thi được giao phụ trách;
- Báo cáo kịp thời với Ban Chỉ đạo thi quốc gia về công tác tổ chức thi của Hội đồng thi; kiến nghị với Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh các giải pháp đảm bảo cho hoạt động của Hội đồng thi;
- Tổ chức việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về tiêu cực trong kỳ thi theo quy định tại Điều 48 Quy chế này.
d) Phó Chủ tịch Hội đồng thi giúp Chủ tịch Hội đồng thi thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng thi phân công và thay mặt Chủ tịch Hội đồng thi giải quyết công việc khi Chủ tịch Hội đồng thi uỷ quyền;
đ) Các ủy viên Hội đồng thi chấp hành phân công của lãnh đạo Hội đồng thi.
3. Ban Thư ký Hội đồng thi
a) Thành phần
- Trưởng Ban: do Uỷ viên thường trực Hội đồng thi kiêm nhiệm;
- Phó trưởng Ban: lãnh đạo phòng/ban/trung tâm của trường ĐH, CĐ; lãnh đạo phòng/ban thuộc sở GDĐT và lãnh đạo trường phổ thông;
- Các uỷ viên: cán bộ phòng/ban/trung tâm, cán bộ công nghệ thông tin, giảng viên của các trường ĐH, CĐ; cán bộ, chuyên viên các phòng/ban thuộc sở GDĐT và lãnh đạo trường phổ thông.
Ban Thư ký Hội đồng thi có một Tổ làm phách bài thi tự luận do một Phó trưởng Ban làm Tổ trưởng. Tổ làm phách làm việc độc lập với các bộ phận khác của Ban Thư ký Hội đồng thi và các ban khác của Hội đồng thi, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng thi.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký Hội đồng thi
- Tiếp nhận dữ liệu thi do Bộ GDĐT chuyển giao, lập danh sách thí sinh dự thi, xếp phòng thi;
- Nhận bài thi từ Ban Coi thi, bảo quản bài thi;
- Làm phách bài thi tự luận theo quy định;
- Bàn giao bài thi tự luận đã làm phách và bài thi trắc nghiệm cho Ban Chấm thi và thực hiện các công tác nghiệp vụ liên quan;
- Quản lý các tài liệu liên quan tới bài thi. Lập biên bản xử lý điểm bài thi (nếu có);
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công.
c) Trưởng Ban Thư ký Hội đồng thi chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công tác của Ban Thư ký.
d) Phó Trưởng Ban Thư ký Hội đồng thi giúp Trưởng Ban tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và thay mặt Trưởng Ban giải quyết công việc khi Trưởng Ban uỷ quyền.
đ) Các ủy viên Ban Thư ký Hội đồng thi chấp hành phân công của lãnh đạo Ban Thư ký Hội đồng thi.
e) Nguyên tắc làm việc của Ban Thư ký Hội đồng thi
- Chỉ được tiến hành công việc liên quan đến bài thi khi có mặt ít nhất từ 2 uỷ viên của Ban Thư ký Hội đồng thi trở lên.
- Cán bộ tham gia Tổ làm phách bài thi tự luận không được tham gia các công việc khác của Ban Thư ký Hội đồng thi và các Ban Chấm thi, Ban Phúc khảo.
Điều 8. Lập danh sách thí sinh theo Hội đồng thi
1. Ban Thư ký Hội đồng thi lập danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo Hội đồng thi
a) Mỗi Hội đồng thi có một mã số riêng và được thống nhất trong toàn quốc. Ở mỗi Hội đồng thi, việc lập danh sách thí sinh dự thi được thực hiện như sau:
- Lập danh sách tất cả thí sinh dự thi theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh để đánh số báo danh;
- Lập danh sách thí sinh theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh theo từng môn thi để xếp phòng thi.
b) Mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất. Số báo danh của thí sinh gồm phần chữ là mã số của cụm thi và phần số có 06 chữ số được đánh tăng dần, liên tục đến hết số thí sinh của Hội đồng thi, đảm bảo trong Hội đồng thi không có thí sinh trùng số báo danh.
2. Sắp xếp phòng thi
- Phòng thi được xếp theo môn thi; mỗi phòng thi có tối đa 40 thí sinh; trong phòng thi phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 02 thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2 mét theo hàng ngang. Riêng phòng thi cuối cùng của mỗi môn thi được xếp đến 45 thí sinh; phòng thi cuối cùng của buổi thi môn Ngoại ngữ, được xếp các thí sinh dự thi các môn Ngoại ngữ khác nhau, nhưng phải thu bài riêng theo môn.
- Số phòng thi của mỗi Hội đồng thi được đánh theo thứ tự tăng dần.
- Trong mỗi phòng thi có Danh sách ảnh của thí sinh.
- Trước cửa phòng thi, phải niêm yết Danh sách thí sinh trong phòng thi của từng buổi thi và Bản quy định trách nhiệm thí sinh (Điều 14 Quy chế này).
Điều 9. Nhiệm vụ của sở giáo dục và đào tạo, trường ĐH và trường phổ thông
1. Nhiệm vụ của sở giáo dục và đào tạo
a) Tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và gửi dữ liệu đăng ký về Bộ GDĐT; chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho kỳ thi;
b) Cùng với trường ĐH chủ trì cụm thi trình UBND tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh;
c) Phối hợp với trường ĐH chủ trì cụm thi để tổ chức kỳ thi; điều động cán bộ, giáo viên tham gia coi thi, chấm thi, thanh tra thi.
2. Nhiệm vụ của các trường ĐH
a) Lựa chọn, giới thiệu cán bộ, giảng viên tham gia kỳ thi;
b) Đối với trường ĐH được Bộ GDĐT giao chủ trì cụm thi: thành lập Hội đồng thi, các ban của Hội đồng thi, lập danh sách thí sinh dự thi và tổ chức tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi.
3. Nhiệm vụ của trường phổ thông
a) Tiếp nhận Phiếu đăng ký dự thi và kiểm tra hồ sơ của người học đăng ký tại trường;
b) Hoàn thiện dữ liệu đăng ký dự thi và chuyển dữ liệu cho sở GDĐT; in và gửi Giấy báo dự thi cho thí sinh;
c) Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và người học học tập quy chế thi, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, an toàn cho Hội đồng thi nếu được chọn làm địa điểm thi.
Điều 10. Sử dụng công nghệ thông tin
1. Thống nhất sử dụng phần mềm quản lý thi do Bộ GDĐT cung cấp; thiết lập hệ thống trao đổi thông tin thi chính xác, cập nhật giữa trường phổ thông với sở GDĐT, giữa sở GDĐT với Bộ GDĐT, với các trường ĐH; thực hiện đúng quy trình, cấu trúc, thời hạn xử lý dữ liệu và chế độ báo cáo theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
2. Có bộ phận chuyên trách sử dụng máy tính và phần mềm quản lý thi; có địa chỉ thư điện tử và số điện thoại đã được đăng ký với Bộ GDĐT.
Điều 11. Quản lý và sử dụng kết quả thi
Bộ GDĐT chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu điểm bài thi của thí sinh trong kỳ thi, phân phối dữ liệu liên quan cho các sở GDĐT để xét tốt nghiệp THPT và cho các trường ĐH, CĐ để làm căn cứ xét tuyển sinh.
Chương III
ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN DỰ THI, TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ DỰ THI
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THÍ SINH
Điều 12. Đối tượng và điều kiện dự thi
1. Đối tượng dự thi
a) Người đã học hết chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;
b) Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp ở những năm trước; người học đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc GDTX; người đã tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc TCCN nhưng chưa tốt nghiệp THPT và các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi (gọi chung là thí sinh tự do).
2. Điều kiện dự thi
a) Các đối tượng dự thi phải không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; đăng ký dự thi và nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí đăng ký dự thi theo quy định.
b) Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này ngoài quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải đảm bảo các điều kiện được đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém. Riêng đối với người học GDTX thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.
c) Thí sinh tự do chưa có bằng tốt nghiệp THPT ngoài quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải đảm bảo các điều kiện:
- Đã tốt nghiệp THCS;
- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương;
3. Chậm nhất trước ngày thi 20 ngày, Thủ trưởng trường phổ thông hoặc nơi người học nộp Phiếu đăng ký dự thi phải thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 13. Tổ chức đăng ký dự thi
1. Nơi đăng ký dự thi
Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế này đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi học lớp 12. Thí sinh tự do đăng ký tại địa điểm do sở GDĐT nơi thí sinh cư trú quy định.
2. Thủ tục đăng ký dự thi
- Thủ trưởng trường phổ thông hoặc nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi chịu trách nhiệm hướng dẫn đăng ký dự thi, thu Phiếu đăng ký dự thi, nhập thông tin thí sinh đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và chuyển dữ liệu đăng ký dự thi cho sở GDĐT;
- Sở GDĐT quản trị dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ GDĐT;
- Bộ GDĐT quản trị dữ liệu đăng ký dự thi toàn quốc và chuyển dữ liệu về các cụm thi để tổ chức thi.
3. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT
a) Với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế này:
- Phiếu đăng ký dự thi (02 phiếu giống nhau);
- Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX (bản sao);
- Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởng chế độ thuộc vùng cao, vùng sâu, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn thí sinh phải có bản sao công chứng Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú;
- 02 ảnh 4x6 cmtheo mẫu Giấy chứng minh nhân dân và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
b) Thí sinh tự do, ngoài các hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này phải có thêm:
- Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú theo nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này;
- Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực (đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này) và xác nhận không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi;
- Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Thủ trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.
4. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh tự do đã có bằng tốt nghiệp THPT:
a) Phiếu đăng ký dự thi (02 phiếu giống nhau);
b) Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
c) Bằng tốt nghiệp trung cấp;
d) 02 ảnh 4x6 cm theo mẫu Giấy chứng minh nhân dân và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
5. Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký dự thi: trước ngày 01 tháng 4 hằng năm. Sau thời hạn này, không nhận thêm hồ sơ đăng ký dự thi. Khi hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Thủ trưởng trường phổ thông hoặc nơi đăng ký dự thi hoặc cho Hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung. Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị.
Điều 14. Trách nhiệm của thí sinh
1. Đăng ký dự thi theo quy định tại Điều 12 Quy chế này và theo hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT.
2. Có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định theo thông tin ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi:
a) Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân và nhận Thẻ dự thi;
b) Nếu thấy có những sai sót về họ, đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, môn thi, ..., phải báo cáo ngay cho cán bộ của Hội đồng thi để xử lý kịp thời;
c) Trường hợp bị mất Giấy chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng điểm thi để xem xét, xử lý.
3. Có mặt tại địa điểm thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của cán bộ coi thi (CBCT). Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.
4. Khi vào phòng thi, phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Trình Thẻ dự thi cho CBCT;
b) Trình Giấy chứng minh nhân dân (nếu CBCT yêu cầu);
c) Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác;
d) Không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, giấy than, bút xoá, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.
5. Trong phòng thi, phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình;
b) Trước khi làm bài thi, phải ghi đầy đủ số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào đề thi, giấy thi, giấy nháp;
c) Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhoè, mờ phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 15 phút sau khi phát đề;
d) Không được trao đổi, bàn bạc, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tự phòng thi. Muốn phát biểu phải giơ tay để báo cáo CBCT. Khi được phép nói, thí sinh đứng trình bày công khai với CBCT ý kiến của mình;
đ) Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì trừ vẽ đường tròn bằng compa và tô các ô trên Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN); chỉ được viết bằng một thứ mực (không được dùng mực màu đỏ);
e) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay;
g) Khi nộp bài thi, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi. Không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi/Phiếu TLTN. Không nộp giấy nháp;
h) Không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi;
i) Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát; trường hợp cần cấp cứu, việc ra khỏi phòng thi và khu vực thi của thí sinh do Trưởng điểm thi quyết định.
6. Khi dự thi các môn trắc nghiệm, ngoài các quy định tại khoản 5 Điều này, thí sinh phải tuân thủ các quy định dưới đây:
a) Phải làm bài thi trên Phiếu TLTN được in sẵn theo quy định của Bộ GDĐT. Chỉ được tô bằng bút chì đen các ô số báo danh, ô mã đề thi và ô trả lời. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, phải tẩy sạch chì ở ô cũ, rồi tô ô mà mình lựa chọn;
b) Điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên Phiếu TLTN, đối với số báo danh phải ghi đủ phần chữ và tô đủ phần số (cả 6 ô, kể cả các số 0 ở phía trước); điền chính xác mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi;
c) Khi nhận đề thi, phải để đề thi dưới tờ Phiếu TLTN; không được xem đề thi khi CBCT chưa cho phép;
d) Phải kiểm tra đề thi để đảm bảo có đủ số lượng câu hỏi như đã ghi trong đề và tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi;
đ) Không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài. Khi nộp Phiếu TLTN, phải ký tên vào hai Phiếu thu bài thi;
e) Chỉ được rời phòng thi sau khi CBCT đã kiểm đủ số Phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép ra về.
7. Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của CBCT.
Chương IV
CÔNG TÁC ĐỀ THI
Điều 15. Yêu cầu đối với đề thi
1. Đề thi của kỳ thi THPT quốc gia phải đạt các yêu cầu dưới đây:
a) Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12;
b) Đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh ĐH, CĐ);
c) Đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính sư phạm. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót;
d) Đối với đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi trong đề thi;
đ) Điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm đều được quy về thang điểm 20[4];
e) Đề thi phải ghi rõ có mấy trang và có chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề.
2. Trong một kỳ thi, mỗi môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị với mức độ tương đương; mỗi đề thi có hướng dẫn chấm, đáp án kèm theo.
Điều 16. Khu vực làm đề thi và các yêu cầu bảo mật
1. Đề thi, đáp án, thang điểm chưa công bố thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật”.
2. Việc ra đề thi, in sao đề thi (gọi chung là làm đề thi) phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng cháy chữa cháy.
3. Các thành viên tham gia làm đề thi đều phải cách ly triệt để với bên ngoài. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, các thành viên mới được phép liên hệ với bên ngoài bằng điện thoại cố định, có loa ngoài dưới sự giám sát của cán bộ bảo vệ, công an.
Danh sách những người tham gia làm đề thi phải được giữ bí mật trước, trong và sau kỳ thi. Người làm việc trong khu vực cách ly phải đeo phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép, chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau thời gian thi môn cuối cùng. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý bằng văn bản của của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, các thành viên mới được phép ra khỏi khu vực cách ly dưới sự giám sát của công an.
4. Phong bì chứa đề thi để giao, nhận, vận chuyển đề thi từ nơi làm đề thi ra bên ngoài phải được làm bằng giấy đủ độ bền, kín, tối và được dán chặt, không bong mép, có đủ nhãn và dấu niêm phong. Nội dung, hình thức, câu chữ in ngoài phong bì phải theo quy định của Bộ GDĐT.
5. Toàn bộ quá trình giao nhận, vận chuyển đề thi phải được công an giám sát; các phong bì chứa đề thi phải được đựng an toàn trong các thùng có khoá và được niêm phong trong quá trình giao nhận, vận chuyển.
6. Máy móc và thiết bị tại nơi làm đề thi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly sau thời gian thi môn cuối cùng.
Điều 17. Hội đồng ra đề thi quốc gia
1. Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi kỳ thi THPT quốc gia (gọi tắt là Hội đồng ra đề thi).
2. Thành phần Hội đồng ra đề thi
a) Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng Cục KTKĐCLGD;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Cục trưởng Cục KTKĐCLGD, lãnh đạo các đơn vị khác thuộc Bộ GDĐT và lãnh đạo Phòng Khảo thí, Cục KTKĐCLGD;
c) Ủy viên, thư ký: cán bộ, công chức các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; trong đó, ủy viên thường trực là lãnh đạo Phòng Khảo thí, Cục KTKĐCLGD;
d) Các cán bộ soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là giảng viên các trường ĐH, CĐ, nghiên cứu viên các viện nghiên cứu, giáo viên THPT. Mỗi môn thi có một tổ ra đề thi gồm Trưởng môn đề thi và các cán bộ soạn thảo đề thi;
đ) Lực lượng bảo vệ: các cán bộ do Bộ Công an và Bộ GDĐT điều động.
Những người có người thân dự thi trong năm tổ chức thi không được tham gia Hội đồng ra đề thi.
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng ra đề thi
a) Các tổ ra đề thi và các thành viên khác của Hội đồng ra đề thi làm việc độc lập và trực tiếp với lãnh đạo Hội đồng ra đề thi; người được giao nhiệm vụ nào, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó, không được tham gia các nhiệm vụ khác;
b) Mỗi thành viên của Hội đồng ra đề thi phải chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung, về đảm bảo bí mật, an toàn của đề thi theo đúng chức trách của mình và theo nguyên tắc bảo vệ bí mật quốc gia.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng ra đề thi
a) Tổ chức soạn thảo các đề thi, hướng dẫn chấm thi của đề chính thức và đề dự bị;
b) In sao đề thi đúng quy định, đủ số lượng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo thi quốc gia; đóng gói, bảo quản đề thi và bàn giao đề thi cho Ban Chỉ đạo thi quốc gia;
c) Đảm bảo tuyệt đối bí mật, an toàn của đề thi và hướng dẫn chấm thi trong khu vực ra đề thi từ lúc bắt đầu soạn thảo đề thi cho đến hết thời gian thi của môn cuối cùng của kỳ thi.
5. Chủ tịch Hội đồng ra đề thi chịu trách nhiệm:
a) Tổ chức điều hành toàn bộ công tác ra đề thi và bàn giao đề thi cho Ban Chỉ đạo thi quốc gia; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GDĐT về công tác đề thi;
b) Xử lý các tình huống bất thường về đề thi;
c) Đề nghị Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với các thành viên Hội đồng ra đề thi.
6. Các thành viên của Hội đồng ra đề thi thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi.
Điều 18. In sao, vận chuyển và bàn giao đề thi tại Hội đồng thi
1. In sao đề thi
a) Chủ tịch Hội đồng thi ra quyết định thành lập Ban In sao đề thi
- Trưởng Ban In sao đề thi do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm;
- Các Phó trưởng ban: lãnh đạo trường ĐH, CĐ hoặc lãnh đạo Phòng/Ban Đào tạo và Phòng/Trung tâm Khảo thí thuộc trường ĐH, CĐ; lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo các phòng/ban thuộc sở GDĐT.
- Uỷ viên và thư ký: các cán bộ, công chức, viên chức thuộc các phòng/ban/trung tâm có liên quan của trường ĐH, CĐ; các cán bộ, công chức, viên chức của các phòng/ban có liên quan thuộc sở GDĐT và giáo viên trường phổ thông.
- Lực lượng bảo vệ: các cán bộ công an, bảo vệ.
Những người có người thân dự thi trong năm tổ chức thi không được tham gia Ban In sao đề thi.
b) Ban In sao đề thi làm việc tập trung theo nguyên tắc cách ly triệt để từ khi mở niêm phong đề thi đến hết thời gian thi của môn cuối cùng của kỳ thi.
c) Trưởng Ban In sao đề thi chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Hội đồng thi và trước pháp luật về các công việc dưới đây:
- Tiếp nhận đề thi gốc, tổ chức in sao đề thi, bảo quản và chuyển giao đề thi đã in sao cho Trưởng ban Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi của Hội đồng thi với sự chứng kiến của Uỷ viên thư ký Hội đồng thi, cán bộ công an được cử giám sát, bảo vệ đề thi;
- Đề nghị Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, ra quyết định hoặc đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với các thành viên Ban In sao đề thi.
d) Việc in sao đề thi thực hiện theo quy trình dưới đây:
- Đọc soát đề thi gốc, kiểm tra kỹ bản in sao thử, so sánh với bản đề thi gốc trước khi in sao. Trường hợp phát hiện sai sót hoặc có nội dung còn nghi vấn trong đề thi gốc phải báo cáo ngay với Chủ tịch Hội đồng thi để đề nghị Ban Chỉ đạo thi quốc gia xử lý;
- Kiểm soát chính xác số lượng thí sinh của từng phòng thi, địa điểm thi, môn thi để tổ chức phân phối đề thi, ghi tên địa điểm thi, phòng thi, môn thi và số lượng đề thi vào từng phong bì chứa đề thi, quy định tại khoản 4 Điều 16 Quy chế này trước khi đóng gói đề thi;
- In sao đề thi lần lượt cho từng môn thi; in sao xong, niêm phong đóng gói theo phòng thi, thu dọn sạch sẽ, sau đó mới chuyển sang in sao đề thi của môn tiếp theo. Trong quá trình in sao phải kiểm tra chất lượng bản in sao; các bản in sao thử và hỏng phải được thu lại, bảo quản theo chế độ tài liệu mật.
- Đóng gói đúng số lượng đề thi, đúng môn thi ghi ở phong bì chứa đề thi, đủ số lượng đề thi cho từng điểm thi, từng phòng thi. Mỗi môn thi ở điểm thi phải có 01 phong bì chứa đề thi dự phòng (đủ các mã đối với đề thi trắc nghiệm). Sau khi đóng gói xong đề thi từng môn, Trưởng Ban In sao đề thi quản lý các bì đề thi; kể cả các bản in thừa, in hỏng, mờ, xấu, rách, bẩn đã bị loại ra.
2. Vận chuyển, bàn giao đề thi
a) Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi để thực hiện nhiệm vụ nhận đề thi từ Ban In sao đề thi, bảo quản, vận chuyển, phân phối đề thi đến các điểm thi.
b) Trưởng Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm; các ủy viên của Ban và cán bộ công an giám sát do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
Điều 19. Bảo quản và sử dụng đề thi tại Hội đồng thi
1. Đề thi phải bảo quản trong hòm, tủ, hay két sắt có khoá, được niêm phong và có người bảo vệ 24 giờ/ngày; chìa khoá hòm, tủ hay két sắt do Trưởng Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi giữ. Trong quá trình vận chuyển, bàn giao đề thi phải có công an giám sát và phải có biên bản giao nhận.
2. Đề thi chính thức chỉ được mở để phát cho thí sinh tại phòng thi đúng ngày, giờ và môn thi do Bộ GDĐT quy định.
3. Đề thi dự bị chỉ sử dụng trong trường hợp có sự cố bất thường của đề thi theo quy định tại Điều 47 Quy chế này.
Chương V
TỔ CHỨC COI THI
Điều 20.Ban Coi thi
1. Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập Ban Coi thi để thực hiện toàn bộ công tác coi thi tại Hội đồng thi. Thành phần Ban Coi thi gồm:
a) Trưởng ban: do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm;
b) Phó trưởng ban: lãnh đạo trường ĐH, CĐ hoặc lãnh đạo phòng/ban/trung tâm của trường ĐH, CĐ; lãnh đạo các phòng/ban thuộc sở GDĐT và lãnh đạo các trường phổ thông; trong đó, Phó trưởng ban thường trực là lãnh đạo trường ĐH chủ trì cụm thi;
c) Các uỷ viên và thư ký: cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên các trường ĐH, CĐ và các trường phổ thông; lãnh đạo, chuyên viên các phòng/ban thuộc sở GDĐT;
d) CBCT: cán bộ, giảng viên, giáo viên trường ĐH, CĐ và trường phổ thông; mỗi phòng thi có hai CBCT.
đ) Cán bộ giám sát, trật tự viên, nhân viên y tế, công an (nơi cần thiết có thể thêm một số kiểm soát viên quân sự);
e) Nếu Hội đồng thi có nhiều điểm thi thì ở mỗi điểm thi Chủ tịch Hội đồng thi quyết định cử Phó trưởng Ban Coi thi hoặc uỷ viên của Ban làm Trưởng điểm thi để điều hành toàn bộ công tác coi thi tại điểm thi được giao phụ trách.
Những người có người thân dự thi tại cụm thi trong năm tổ chức thi không được tham gia Ban Coi thi.
2. Trưởng Ban Coi thi chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác coi thi tại Hội đồng thi, quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong các buổi thi.
3. Phó trưởng Ban Coi thi, Trưởng điểm thi thực hiện các công việc theo sự phân công của Trưởng Ban Coi thi.
4. CBCT, cán bộ giám sát phòng thi và các thành viên khác của Ban Coi thi chấp hành sự phân công của Trưởng Ban Coi thi, thực hiện đúng các quy định của quy chế thi; khi làm nhiệm vụ tại điểm thi phải tuân thủ sự điều hành của Trưởng điểm thi.
Điều 21.Tổ chức điểm thi
Chủ tịch Hội đồng thi căn cứ số lượng thí sinh đăng ký dự thi tại cụm và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ để quyết định thành lập các điểm thi đặt tại trường ĐH, CĐ, TCCN và các cơ sở giáo dục khác đáp ứng được các yêu cầu tổ chức thi.
Điều 22.Làm thủ tục dự thi cho thí sinh
1. Căn cứ dữ liệu thí sinh đăng ký dự thi tại cụm thi, Ban Thư ký Hội đồng thi hoàn thành danh sách thí sinh (kể cả Danh sách ảnh của thí sinh) của từng phòng thi; làm Thẻ dự thi; xác định địa điểm làm thủ tục dự thi cho thí sinh và chuyển dữ liệu Hội đồng thi đã hoàn thiện đến các sở GDĐT nơi thí sinh đăng ký dự thi để in và gửi Giấy báo dự thi cho thí sinh.
2. Trong ngày làm thủ tục dự thi, theo đúng lịch đã công bố, Ban Thư ký phân công cán bộ đến địa điểm hướng dẫn thí sinh làm thủ tục dự thi phổ biến quy chế thi; ghi xác nhận và cập nhật vào máy tính những bổ sung, điều chỉnh những sai sót về họ, tên, đối tượng, hộ khẩu thường trú, khu vực, môn thi của thí sinh.
Điều 23. Trách nhiệm của cán bộ coi thi và của các thành viên khác trong Ban Coi thi
1. Cán bộ coi thi
a) Phải có mặt đúng giờ tại điểm thi để làm nhiệm vụ. Trong khi thực hiện nhiệm vụ coi thi, không được mang các thiết bị thu phát thông tin; không được làm việc riêng, không được hút thuốc, uống bia, rượu và các đồ uống có cồn khác;
b) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất gọi tên thí sinh vào phòng thi, CBCT thứ hai sử dụng Thẻ dự thi, Giấy chứng minh nhân dân và Danh sách ảnh của thí sinh để đối chiếu, nhận diện thí sinh; hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định và kiểm tra các vật dụng thí sinh mang vào phòng thi, tuyệt đối không để thí sinh mang vào phòng thi mọi tài liệu và vật dụng cấm theo quy định về trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi tại Điều 14 Quy chế này;
c) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất đi nhận đề thi, CBCT thứ hai nhắc nhở thí sinh những điều cần thiết về kỷ luật phòng thi; ghi rõ họ tên và ký tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp đủ để phát cho thí sinh (không ký thừa); hướng dẫn và kiểm tra thí sinh gấp giấy thi đúng quy cách, ghi số báo danh và điền đủ vào các mục cần thiết của giấy thi trước khi làm bài;
d) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất giơ cao phong bì đề thi để thí sinh thấy rõ cả mặt trước và mặt sau còn nguyên nhãn niêm phong, yêu cầu hai thí sinh chứng kiến và ký vào biên bản xác nhận bì đề thi còn nguyên nhãn niêm phong; bóc niêm phong bì đựng đề thi, kiểm tra số lượng đề thi, nếu thừa, thiếu hoặc lẫn đề khác, cần báo ngay cho Trưởng điểm thi xử lý; phát đề thi cho từng thí sinh;
đ) Khi thí sinh bắt đầu làm bài, CBCT thứ nhất đối chiếu ảnh trong Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ dự thi và và Danh sách ảnh của thí sinh với thí sinh để nhận diện thí sinh, ghi rõ họ tên và ký vào các tờ giấy thi, giấy nháp của thí sinh; CBCT thứ hai bao quát chung. Trong giờ làm bài, một CBCT bao quát từ đầu phòng đến cuối phòng, CBCT còn lại bao quát từ cuối phòng đến đầu phòng cho đến hết giờ thi; CBCT không được đứng gần thí sinh, giúp đỡ thí sinh làm bài thi dưới bất kỳ hình thức nào; chỉ được trả lời công khai các câu hỏi của thí sinh trong phạm vi quy định.
Việc CBCT ký và ghi họ tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp phát bổ sung cho thí sinh được thực hiện theo quy trình quy định tại điểm c, điểm đ khoản 1 Điều này;
e) CBCT phải bảo vệ đề thi trong giờ thi, không để lọt đề thi ra ngoài phòng thi. Sau khi tính giờ làm bài 15 phút, CBCT thứ nhất nộp các đề thi thừa cho người được Trưởng điểm thi phân công và cùng niêm phong tại phòng thi để giao cho Trưởng điểm thi;
g) Chỉ cho thí sinh ra khỏi phòng thi sớm nhất sau 2/3 thời gian làm bài (đối với bài thi tự luận), sau khi thí sinh đã nộp bài làm và đề thi. Nếu thí sinh có nhu cầu chính đáng, nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì CBCT phải báo cho cán bộ giám sát phòng thi để kịp thời báo cáo Trưởng điểm thi giải quyết;
h) Nếu có thí sinh vi phạm kỷ luật thì CBCT phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định. Nếu có tình huống bất thường phải báo cáo ngay cho Trưởng điểm thi;
i) 15 phút trước khi hết giờ làm bài, CBCT thông báo thời gian còn lại cho thí sinh biết;
k) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, CBCT thứ nhất phải yêu cầu thí sinh ngừng làm bài và tiến hành thu bài, kể cả bài thi của thí sinh đã bị thi hành kỷ luật. CBCT thứ hai duy trì trật tự và kỷ luật phòng thi; CBCT thứ nhất vừa gọi tên từng thí sinh lên nộp bài vừa nhận bài thi của thí sinh. Khi nhận bài, phải đếm đủ số tờ giấy thi của thí sinh đã nộp, yêu cầu thí sinh tự ghi đúng số tờ và ký tên vào bản danh sách thí sinh dự thi và Phiếu thu bài thi. Thu xong toàn bộ bài thi mới cho phép các thí sinh rời phòng thi;
l) Các CBCT kiểm tra sắp xếp bài thi theo thứ tự tăng dần của số báo danh. Các biên bản xử lý kỷ luật (nếu có) phải kèm theo bài thi của thí sinh. CBCT thứ nhất trực tiếp mang túi bài thi, cùng CBCT thứ hai đến bàn giao bài thi cho thư ký của Điểm thi ngay sau mỗi buổi thi. Mỗi túi bài thi phải được kiểm tra công khai và đối chiếu số bài và số tờ của từng bài kèm theo bản theo dõi thí sinh, Phiếu thu bài thi và các biên bản xử lý kỷ luật cùng tang vật (nếu có);
m) Sau khi bàn giao xong bài thi, túi đựng bài thi của từng phòng thi được thư ký của Điểm thi cùng hai CBCT niêm phong tại chỗ. Mỗi túi bài thi dán 3 nhãn niêm phong vào chính giữa 3 mép dán, hai CBCT ký giáp lai giữa nhãn niêm phong và túi đựng bài thi. Thư ký của Điểm thi và hai CBCT ghi rõ họ tên và ký vào biên bản bàn giao;
n) Khi coi thi các môn trắc nghiệm, ngoài trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều này, CBCT phải thực hiện các công việc sau:
- Nhận Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN), ký tên vào Phiếu TLTN;
- Phát Phiếu TLTN và hướng dẫn thí sinh điền đủ thông tin vào các mục trên Phiếu TLTN;
- Phát đề thi cho thí sinh sao cho 2 thí sinh ngồi cạnh nhau (theo cả hàng ngang và hàng dọc) không có cùng mã đề thi. Khi phát đề thi, yêu cầu thí sinh để đề thi dưới Phiếu TLTN và không được xem đề thi. Khi thí sinh cuối cùng nhận được đề thi thì cho phép thí sinh lật đề thi lên và ghi, tô mã đề thi vào Phiếu TLTN, ghi mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi;
- Không thu Phiếu TLTN trước khi hết giờ làm bài. Khi thu Phiếu TLTN phải kiểm tra việc ghi và tô mã đề thi vào Phiếu TLTN của thí sinh (so sánh mã đề thi đã ghi, tô trên Phiếu TLTN và ghi trên Phiếu thu bài thi với mã đề thi ghi trên tờ đề thi của thí sinh);
- Bàn giao cho thư ký của Điểm thi túi bài thi chứa toàn bộ Phiếu TLTN đã được xếp sắp theo số báo danh từ nhỏ đến lớn và một bản Phiếu thu bài thi đã điền mã đề thi và có đủ chữ ký thí sinh dự thi. Một bản Phiếu thu bài thi còn lại để bên ngoài túi bài thi được bàn giao cho lãnh đạo điểm thi.
2. Hoạt động giám sát thi
a) Chủ tịch Hội đồng thi bố trí 01 cán bộ giám sát từ 7 đến 10 phòng thi.
b) Cán bộ giám sát là người có kinh nghiệm trong công tác tổ chức thi, nắm vững quy chế thi.
c) Cán bộ giám sát thi có trách nhiệm:
- Giám sát việc thực hiện trức trách, nhiệm vụ của CBCT, trật tự viên, công an, nhân viên y tế và việc làm bài của thí sinh;
- Kịp thời nhắc nhở CBCT, trật tự viên, công an, nhân viên y tế và lập biên bản nếu các đối tượng trên vi phạm quy chế thi;
- Kiến nghị Chủ tịch Hội đồng thi đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ hoặc thay đổi CBCT, trật tự viên, công an, nhân viên y tế nếu có vi phạm;
- Yêu cầu CBCT lập biên bản thí sinh vi phạm quy chế thi;
- Phối hợp với các đoàn thanh tra thi trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm.
3. Trật tự viên, công an (và kiểm soát quân sự, nếu có)
a) Người được phân công bảo vệ khu vực nào có trách nhiệm giữ gìn trật tự an ninh tại khu vực đó, không được sang các khu vực khác;
b) Không để bất kỳ người nào không có trách nhiệm vào khu vực mình phụ trách. Không bỏ vị trí, không tiếp khách trong khi làm nhiệm vụ. Không được vào phòng thi; không được trao đổi với thí sinh;
c) Báo cáo Trưởng điểm thi về các tình huống xảy ra trong thời gian thi để kịp thời xử lý;
d) Công an được cử đến hỗ trợ các Hội đồng thi còn có nhiệm vụ áp tải, bảo vệ an toàn đề thi và bài thi.
4. Nhân viên y tế
a) Có mặt thường xuyên trong suốt thời gian thi tại địa điểm do Hội đồng thi quy định để xử lý các trường hợp thí sinh đau ốm;
b) Khi Trưởng điểm thi thông báo có thí sinh đau ốm bất thường trong thời gian thi, phải kịp thời điều trị hoặc cho đi bệnh viện cấp cứu, nếu cần thiết (có cán bộ giám sát và công an đi cùng);
c) Nghiêm cấm việc lợi dụng khám chữa bệnh tại chỗ để có những hành động vi phạm quy chế thi.
Chương VI
TỔ CHỨC CHẤM THI, CHẤM KIỂM TRA
Điều 24. Khu vực chấm thi, chấm kiểm tra
1. Khu vực chấm thi bao gồm nơi chấm thi và nơi bảo quản bài thi được bố trí gần nhau, có người bảo vệ 24 giờ/ngày, có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
2. Nơi bảo quản bài thi phải được niêm phong và khoá, chìa khóa do Trưởng Ban Chấm thi giữ. Khi đóng, mở phải có sự chứng kiến của công an và ủy viên Ban Thư ký Hội đồng thi.
3. Tuyệt đối không được mang các phương tiện thu phát thông tin, sao chép tài liệu, giấy tờ riêng, bút xóa, bút chì và các loại bút không nằm trong quy định của Ban Chấm thi khi vào và ra khỏi khu vực chấm thi.
Điều 25. Ban Chấm thi
1. Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập Ban Chấm thi để thực hiện toàn bộ công việc chấm bài thi đảm bảo kịp thời hạn do Bộ GDĐT quy định. Thành phần Ban Chấm thi gồm:
a) Trưởng Ban: do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm;
b) Phó trưởng Ban: lãnh đạo trường ĐH, CĐ, lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo phòng/ban/trung tâm của trường ĐH, CĐ; lãnh đạo các phòng/ban thuộc sở GDĐT và lãnh đạo các trường phổ thông; trong đó, Phó trưởng Ban thường trực là lãnh đạo trường ĐH chủ trì cụm thi;
c) Các uỷ viên gồm Trưởng môn chấm thi, thư ký và cán bộ chấm thi (CBChT) là giảng viên của trường ĐH, CĐ và giáo viên của trường phổ thông. Mỗi môn thi phải có ít nhất 3 CBChT.
CBChT phải đang trực tiếp giảng dạy đúng môn được phân công chấm. Những giảng viên, giáo viên đang trong thời kỳ tập sự và thành viên Ban Thư ký Hội đồng thi không được chấm thi;
d) Lực lượng bảo vệ: các cán bộ công an, bảo vệ;
Những người có người thân dự thi tại cụm thi trong năm tổ chức thi không được tham gia Ban Chấm thi.
2. Trưởng Ban Chấm thi điều hành công tác chấm thi và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi về thời gian, quy trình và chất lượng chấm thi.
3. Phó trưởng Ban Chấm thi thực hiện các công việc theo sự phân công của Trưởng Ban Chấm thi.
4. Trưởng môn chấm thi chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi và Trưởng Ban Chấm thi về việc chấm các bài thi thuộc môn được giao phụ trách và thực hiện các công việc dưới đây:
a) Lập kế hoạch chấm thi, tổ chức giao nhận bài thi và phân công CBChT;
b) Trước khi chấm, tổ chức cho CBChT thuộc bộ môn được giao phụ trách thảo luận, nắm vững đáp án, thang điểm. Sau khi chấm xong, tổ chức họp CBChT thuộc bộ môn được giao phụ trách để tổng kết, rút kinh nghiệm;
c) Kiểm tra chất lượng chấm từng bài thi ngay từ lần chấm đầu, kịp thời uốn nắn, sửa chữa các sai sót của CBChT. Nếu phát hiện bài thi có nghi vấn vi phạm quy chế thi, cần báo cáo Trưởng Ban Chấm thi để xử lý;
d) Đề nghị Trưởng Ban Chấm thi thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với những CBChT thiếu trách nhiệm, vi phạm quy chế thi hoặc chấm sai sót nhiều.
5. Các thành viên Ban Chấm thi chấp hành sự phân công của Trưởng Ban, thực hiện đúng các quy định của quy chế thi; CBChT tuân thủ sự điều hành trực tiếp của Trưởng môn chấm thi.
Điều 26. Chấm bài thi tự luận
1. Quy định chung
Chấm thi theo hướng dẫn chấm, đáp án của Bộ GDĐT (thang điểm 20), các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm, không quy tròn điểm từng bài thi.
2. Quy trình thực hiện
Thư ký Ban Chấm thi giao túi bài thi đã rọc phách và phiếu chấm cho Trưởng môn chấm thi.
Trưởng môn chấm thi tập trung toàn bộ cán bộ chấm thi (CBChT) để quán triệt quy chế thi, thảo luận Hướng dẫn chấm, chấm chung ít nhất 10 bài thi tự luận mỗi môn để rút kinh nghiệm, thống nhất cách vận dụng hướng dẫn chấm; sau đó, tổ chức chấm thi theo quy trình chấm hai vòng độc lập tại hai phòng chấm riêng biệt.
a) Lần chấm thứ nhất:
- Trưởng môn chấm thi tổ chức bốc thăm nguyên túi cho CBChT. Không xé lẻ túi bài thi giao riêng cho từng người.
- Trước khi chấm, CBChT kiểm tra từng bài đảm bảo đủ số tờ, số phách và gạch chéo tất cả những phần giấy trắng còn thừa do thí sinh không viết hết. Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi. Trong trường hợp phát hiện bài làm không đủ số tờ, số phách; bài làm trên giấy nháp; bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi; bài làm có hai thứ chữ khác nhau trở lên, viết bằng mực đỏ, bút chì hoặc có viết vẽ những nội dung không liên quan nội dung thi; bài làm nhàu nát hoặc nghi vấn có đánh dấu, CBChT có trách nhiệm giao những bài thi này cho Trưởng môn chấm thi xử lý.
- Khi chấm lần thứ nhất, ngoài những nét gạch chéo trên các phần giấy còn thừa, CBChT tuyệt đối không ghi gì vào bài làm của thí sinh và túi bài thi. Điểm thành phần, điểm toàn bài và các nhận xét (nếu có) được ghi vào phiếu chấm của từng bài. Trên phiếu chấm ghi rõ họ, tên và chữ ký của CBChT.
- Chấm xong túi nào, CBChT giao túi ấy cho Trưởng môn chấm thi để bàn giao cho Thư ký Ban Chấm thi.
b) Lần chấm thứ hai:
- Sau khi chấm lần thứ nhất, Thư ký Ban Chấm thi rút các phiếu chấm thi ra rồi giao túi bài thi cho Trưởng môn chấm thi để tổ chức bốc thăm cho người chấm lần thứ hai, đảm bảo không giao trở lại túi bài thi đã chấm cho chính người đã chấm lần thứ nhất.
- CBChT lần thứ hai chấm trực tiếp vào bài làm của thí sinh và ghi vào phiếu chấm. Điểm chấm từng ý nhỏ phải ghi tại lề bài thi ngay cạnh ý được chấm; sau đó, ghi điểm thành phần, điểm toàn bài vào ô quy định, ghi rõ họ tên và ký vào ô quy định ở tất cả các tờ giấy làm bài thi của thí sinh.
Chấm xong túi nào, CBChT giao túi ấy và phiếu chấm cho Trưởng môn chấm thi để bàn giao cho Ban Thư ký.
3.Xử lý kết quả chấm và làm biên bản chấm thi
Thư ký Ban Chấm thi so sánh kết quả chấm thi và xử lý như sau:
a) Xử lý kết quả 2 lần chấm:
Tình huống
Cách xử lý
Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm):
- Dưới 1,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên.
- Dưới 2,0 điểm đối với môn khoa học xã hội.
Hai CBChTthảo luận thống nhất điểm, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.
Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm):
- Từ 1,0 đến 2,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên.
- Từ 2,0 đến 3,0 điểm đối với môn khoa học xã hội.
Hai CBChTthảo luận và ghi lại bằng biên bản, báo cáo Trưởng môn chấm thi để thống nhất điểm (không sửa chữa điểm trong phiếu chấm hoặc phần tổng hợp điểm trong bài thi) sau đó ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh. Nếu đối thoại không thống nhất được điểm thì Trưởng môn chấm thi quyết định điểm, ghi điểm và ký vào bài thi.
Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm):
- Trên 2,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên.
- Trên 3,0 điểm đối với môn khoa học xã hội.
Trưởng môn chấm thi tổ chức chấm lần thứ 3 trực tiếp vào bài thi của thí sinh bằng mực màu khác.
b) Xử lý kết quả 3 lần chấm:
">Tình huống
Cách xử lý
Nếu kết quả 2 trong 3 lần giống nhau
Trưởng môn chấm thi lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.
Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau lớn nhất đến 3,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên, 4,0 điểm đối với môn khoa học xã hội.
Trưởng môn chấm thi lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.
Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau lớn nhất trên 3,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên, trên 4,0 điểm đối với môn khoa học xã hội.
Trưởng môn chấm thi tổ chức chấm tập thể. Các CBChT và Trưởng môn chấm thi ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài thi của thí sinh. Điểm chấm lần này là điểm chính thức của bài thi.
...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Tijuana, 10h05 ngày 10/2: Níu chân nhau
- MC Lại Văn Sâm 'và con tim đã vui trở lại' sau trận 'chung kết' V.League
- ‘Chat’ với cô gái viết thư gửi Bộ trưởng Giáo dục
- Đại học Huế bổ nhiệm 6 hiệu trưởng mới
- Nhận định, soi kèo AVS Futebol SAD vs Santa Clara, 22h30 ngày 8/2: Chủ nhà phá dớp
- Lấy nhân vật hoạt hình ngoại lai làm chân dung danh tướng Việt Nam
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Bilbao vs Girona, 22h15 ngày 8/2: Dồn lực trở lại
-
Người dùng Việt ưa chuộng các mạng xã hội Nghiên cứu mới từ Q&me thực hiện đầu năm 2022 với một nhóm người dùng từ 18 - 44 tuổi cho thấy, mạng xã hội ngày càng được nhiều người Việt sử dụng.
Theo đó, 84% người dùng cho biết dùng mạng xã hội để kết nối với bạn bè; 79% người sử dụng để giải trí; 72% người dùng đọc các tin tức mới. Tỷ lệ người dùng mạng xã hội để mua sắm là 44% và 41% sử dụng cho mục đích học tập, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn.
Thời gian sử dụng mạng xã hội trải ra các giờ trong ngày, nhưng cao điểm nhất là thời gian từ 18h – 22 giờ hàng ngày.
Theo kết quả khảo sát đối với những người dùng trong độ tuổi từ 18 – 44 tuổi cho thấy, Facebook vẫn là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất đang được sử dụng tại Việt Nam. Theo đó, tỷ lệ người dùng đang sử dụng Facebook đạt 97%, trong đó 94% là người dùng hàng ngày, tăng 1% so với năm ngoái.
Sau Facebook, 86% người dùng sử dụng YouTube, trong đó 81% người dùng hàng ngày, tương đương so với năm ngoái. Ứng dụng này có mức độ phổ biến cao hơn trong giới trẻ.
Có 87% người sử dụng mạng xã hội dùng Zalo, với mức độ phổ biến cao hơn ở nữ và độ tuổi từ 26 - 44. Trong đó, tỷ lệ người dùng hàng ngày lên tới 88%, tăng 4% so với năm ngoái.
TikTok là ứng dụng có mức tăng trưởng tốt nhất khi tỷ lệ người dùng đang sử dụng tăng từ 49% lên 62%. Lượng người dùng ứng dụng này hàng ngày là 74%, tăng lên 8% so với trước đó.
Cùng với mức độ phổ biến, Facebook vẫn là mạng xã hội được yêu thích nhất nhưng tỷ lệ này đã sụt giảm đáng kể so với năm ngoái. Số liệu cho thấy, tỷ lệ yêu thích mạng xã hội này sụt giảm từ 56% xuống 46%. Trong khi đó, mức độ yêu thích của TikTok tăng lên mạnh, từ 5% lên 14%, tương đương với mức độ phổ biến tăng lên thời gian qua. Người dùng TikTok tập trung cao ở độ tuổi từ 18 – dưới 30 tuổi.
Nền tảng mạng xã hội với định dạng video ngắn, nhiều bộ lọc hình ảnh, âm thanh độc đáo này ngày càng trở nên phổ biến với giới trẻ khi tạo được các “trend” (xu hướng).
TikTok đang được giới trẻ Việt Nam ưa chuộng. Ảnh: Bnnnews Trước đó, hãng nghiên cứu thị trường này cũng đã công bố nghiên cứu cho thấy các ứng dụng được sử dụng trên điện thoại di động hàng ngày của người Việt tăng cao, trong đó có cả các mạng xã hội. Theo đó, số lượng ứng dụng trên điện thoại năm 2021 tăng lên với con số 25,7 so với 22,1 ứng dụng của năm 2020. Trong đó, tỷ lệ sử dụng nhiều ứng dụng cũng tập trung ở nhóm người dưới 26 tuổi.
Người dùng Việt dành 1/5 thời gian sử dụng mỗi ngày dành cho các ứng dụng mạng xã hội, xem video, tin nhắn/cuộc gọi trực tuyến. Thời gian sử dụng còn lại dành cho các ứng dụng chơi game, tìm kiếm hay mua sắm online.
Năm 2021 có nhiều ứng dụng di động hơn, tuy nhiên, các ứng dụng được sử dụng nhiều nhất vẫn là Facebook, Youtube, Zalo, TikTok, Facebook Messenger, Shopee. Các ứng dụng này chiếm tới 60% thời gian sử dụng của người dùng điện thoại tại Việt Nam.
Tik Tok tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành ứng dụng phổ biến hơn, nhất là trong giới trẻ. Thống kê cho thấy, tỷ lệ người dùng ứng dụng này tăng từ 34% (năm 2020) lên 53% (năm 2021); thời lượng sử dụng ứng dụng này tăng lên gấp đôi, từ 4% lên 8% trong năm 2021. Zalo có mức tăng trưởng từ 7% lên 8%. Ở chiều ngược lại, thời lượng sử dụng Facebook của người dùng tại Việt Nam giảm từ 25% (năm 2020) xuống còn 20% (năm 2021).
Trước đó, số liệu từ cơ quan hữu trách cho thấy các mạng xã hội xuyên biên giới vào Việt Nam như Facebook, YouTube, TikTok đang chiếm ưu thế so với mạng xã hội trong nước. Theo thống kê, Facebook có khoảng 65 triệu thành viên Việt Nam, YouTube có khoảng 60 triệu và TikTok khoảng 20 triệu người dùng.
Nghiên cứu cũng cho thấy, tỉ lệ người sử dụng các ứng dụng mua sắm và thanh toán trực tuyến đều tăng lên trong năm qua. Những người sử dụng ứng dụng trên di động đã tăng lên tới 68% so với con số 61% của năm 2020, trong đó, Shopee và MoMo là các ứng dụng dẫn đầu của những xu hướng này.
Duy Vũ
Người Việt xem gì trên TikTok?
Thực phẩm và đồ uống, tin tức và giải trí, mẹ và bé là 3 danh mục nhận được sự quan tâm và yêu thích của người dùng TikTok tại Việt Nam.
" alt="Facebook mất thị phần vào tay TikTok ở Việt Nam">Facebook mất thị phần vào tay TikTok ở Việt Nam
-
Theo NetBlocks, công ty theo dõi việc tắt Internet, người dùng dịch vụ của Triolan đã báo cáo về việc mất kết nối Internet dây cố định, trong khi điện thoại di động vẫn có thể hoạt động.
Người phát ngôn của Cloudflare, công ty cung cấp dịch vụ máy chủ tên miền tại Mỹ, cho biết phần lớn lưu lượng dịch vụ Internet của Ukraine vẫn hoạt động nhưng các kết nối từ Kharkiv đã bị gián đoạn.
“Phần lớn Internet vẫn hoạt động tại Ukraine. Chúng tôi đã thấy sự gia tăng sử dụng Internet sau 03:30 giờ UTC, có lẽ là thời điểm người dân Ukraine tìm kiếm tin tức liên quan chiến sự. Hiện tại, chúng tôi đã ghi nhận 80% lưu lượng Internet thường thấy tại đây. Tuy nhiên, lưu lượng truy cập từ Kharkiv dường như thấp hơn khoảng 50% so với trước đó”, đại diện Cloudflare cho biết.
Hiện vẫn chưa rõ liệu có thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng viễn thông tại Kharkiv vào thời điểm đó hay không. Các nỗ lực làm tê liệt mạng lưới Internet có thể liên quan tới những cuộc tấn công có chủ đích tương tự nhằm vào các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) khác trên toàn quốc.
Đến nay, quân đội Nga đã thực hiện các cuộc không kích vào các mục tiêu chiến lược như trung tâm chỉ huy quân sự và đầu mối giao thông, tuy nhiên chưa có báo cáo về việc tấn công vào mạng lưới dịch vụ viễn thông, truyền thông Ukraine cho hay.
Mặc dù vậy, một số người lo ngại rằng, sự gián đoạn Internet tại Kharkiv có thể là dấu hiệu của ý định chiến lược nhằm hạn chế luồng thông tin trong khu vực, tương tự như các sự cố trước đó xảy ra đối với các cơ sở hạ tầng Internet trong khu vực chiến sự.
Xung đột leo thang càng kéo thêm lo ngại về những cuộc tấn công trực tiếp vào cơ sở hạ tầng Internet của quốc gia Đông Âu này.
“Internet bị tê liệt trong thời gian khủng hoảng, xung đột và bạo loạn sẽ khiến các nhà báo, nhà hoạt động xã hội gặp khó khăn trong việc thu thập, chia sẻ thông tin quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của mọi người”, Anthonio lo lắng.
Vinh Ngô (theo TheVerge)
Chiến sự leo thang, ngân hàng cảnh báo nguy cơ tấn công mạng từ Nga
Ngân hàng nội địa lớn nhất tại Anh, Lloyds ngày 24/2 cho biết đã nâng cao mức độ cảnh báo các cuộc tấn công mạng có thể gây ra bởi hacker Nga trong bối cảnh tình hình chiến sự tiếp tục leo thang tại Ukraine.
" alt="Chiến sự tiếp diễn, Ukraine đối mặt nguy cơ mất mạng trên diện rộng">Chiến sự tiếp diễn, Ukraine đối mặt nguy cơ mất mạng trên diện rộng
-
Giá đồng YFI giảm mạnh tối 6/3 sau thông báo của Anton.
Tổng khối lượng khóa token (TVL: Total value lock), chỉ số thường được dùng để đánh giá tiềm năng dự án, của Fantom (FTM) đã giảm 14% tính từ ngày 3/3, theo DeFi Llama. Giá đồng FTM mất 14% giá trị kể từ khi thông tin về Andre và Anton được công bố.
Tin đồn về việc Andre quyết định rời khỏi lĩnh vực DeFi được lan truyền trên Twitter từ hôm 5/3, khi ông thay đổi thông tin hồ sơ của mình trên mạng LinkedIn. Andre đã chuyển trạng thái “đang làm việc” sang ngừng làm việc từ tháng 2/2022 ở các dự án Yearn Finance, CryptoBriefing, Fantom và Ethereum. Keep3r là dự án duy nhất Andre vẫn giữ trạng thái “đang làm việc”.
Andre xác nhận trong một nhóm chat Telegram rằng LinkedIn là nguồn thông tin chính xác, và cho biết mình sẽ sớm rời dự án Keep3r khi chuyển giao xong công việc. CEO Fantom, Michael Kong viết trong một nhóm chat trên Telegram rằng Andre chưa muốn chia sẻ lý do chính thức vào thời điểm hiện tại.
CEO của Fantom xác nhận trong nhóm chat Telegram. Ảnh: Twitter/Miles Deutscher.
Ngoài ra, trang Twitter của Fantom Foundation, tổ chức quản lý nền tảng blockchain Fantom đã xác nhận Andre Cronje không còn là thành viên của họ và bày tỏ cảm kích trước những đóng góp của ông.
Tuy nhiên, họ cho biết Andre chỉ là một thành viên phụ trong đội ngũ lập trình viên tại Fantom. Đây là điều đi ngược lại với niềm tin trước giờ của cộng đồng tiền mã hóa. “Sự ra đi của Andre không ảnh hưởng gì đến tốc độ phát triển của chúng tôi”, trang Twitter Fantom Foundation viết.
Andre Cronje từng giữ vị trí Giám đốc công nghệ (CTO) tại Fantom trước khi chuyển sang vai trò cố vấn kỹ thuật cho dự án. Hiện tại, vị trí CTO đang được đảm nhiệm bởi Quan Nguyen, một kỹ sư sống ở Australia.
Fantom là nền tảng có vốn hóa đứng thứ 34 thị trường. FTM sử dụng công nghệ định tuyến không tuần hoàn (DAG) giúp mạng lưới này có thể xác thực một giao dịch trong 2 giây với mức phí 0,01 USD. Ngoài ra, mạng lưới này hiện đã hoàn thiện các mảnh ghép tài chính phi tập trung như mục cho vay, thanh toán và có cả nền tảng NFT cho hệ sinh thái của mình.
Thông tin về loại coin trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Zing News. Hoạt động đầu tư tiền số chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.
(Theo Zing)
Chiến tranh có phải yếu tố chính khiến Bitcoin tăng giá?
Điều gì đã khiến đồng tiền mã hoá tăng giá là băn khoăn của không chỉ những nhà đầu tư, mà cả những chuyên gia phân tích tài chính.
" alt="Hai lập trình viên nghỉ việc khiến thị trường coin ‘đỏ lửa’">Hai lập trình viên nghỉ việc khiến thị trường coin ‘đỏ lửa’
-
Nhận định, soi kèo Preston North End vs Wycombe, 22h00 ngày 8/2: Xóa nhòa đẳng cấp
-
Trước khi sắm điện thoại cho trẻ, cần dạy các bé học cách kiểm soát thời gian và giới hạn nội dung được xem. Sắm điện thoại cơ bản để liên lạc
Trước tiên, nếu xác định rõ nhu cầu sắm điện thoại cho trẻ chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu giao tiếp liên lạc thì ta có thể chọn mua các mẫu điện thoại phổ thông giá rẻ “không thông minh” để đáp ứng nhu cầu nghe, gọi, nhắn tin là chủ yếu.
Ưu điểm của các dòng điện thoại cơ bản là tính năng chỉ gói gọn trong việc nghe, gọi nên thiết kế máy khá nhỏ gọn thuận tiện cho trẻ mang đến trường, bỏ vào túi quần áo giúp giữ liên lạc thông suốt. Kèm theo đó là thời gian dùng pin của dòng máy này có thể lên đến vài ngày hoặc thậm chí hằng tuần nên không phải thường xuyên mất thời gian cắm sạc.
Ngoài ra, với giá bán khá rẻ - trên dưới 1 triệu đồng – kèm thiết kế có độ bền bỉ đáng kể khi so với smartphone nên những mẫu điện thoại phổ thông sẽ lại càng thích hợp cho trẻ em sử dụng. Bởi lứa tuổi này chưa có ý thức cao trong việc bảo quản đồ dùng cá nhân nên dễ rơi rớt, đồng thời đảm bảo an toàn cho trẻ vì đó không phải là tài sản giá trị đủ cao để gợi lòng tham của những kẻ xấu có âm mưu trộm, cắp.
Đại diện tiêu biểu cho những chiếc điện thoại phổ thông thích hợp để bạn sắm cho trẻ dịp tựu trường có Nokia 6300 4G (1.290.000 đồng), Nokia 215 4G (900.000 đồng)…
Lợi ích của việc chọn điện thoại phổ thông cho trẻ dùng sẽ giúp tách bạch rõ ràng giữa những thiết bị để liên lạc và thiết bị thông minh như laptop, tablet để phục vụ học tập.
Chọn smartphone và đồng hồ đeo tay
Nếu trẻ tha thiết có nhu cầu sắm smartphone để giải trí nhẹ nhàng cùng bạn bè thì các bậc phụ huynh có thể chọn mua các smartphone mới giá rẻ trên dưới 2 triệu đồng, hoặc lựa chọn các smartphone cũ đã qua sử dụng từ những nơi bán hàng uy tín.
So với điện thoại phổ thông thì smartphone sẽ giúp trẻ có phương tiện để học tập hiệu quả vì có kết nối Internet và khả năng cài đặt thêm những phần mềm phục vụ học tập.
Ngoài ra, điện thoại thông minh còn hỗ trợ phụ huynh dễ dàng xác định vị trí các bé đang ở đâu thông qua tính năng GPS được trang bị mặc định trên hầu hết các smartphone hiện nay. Hãy ưu tiên lựa chọn những smartphone có cấu hình khiêm tốn đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và lướt web nhưng cũng chưa đủ mạnh mẽ để làm các bé xao nhãng việc học tập vì mải mê chơi game…
Ở phân khúc smartphone giá rẻ, phụ huynh có thể cân nhắc tới các mẫu như Galaxy A02 (2.390.000 đồng), Nokia C20 (2.240.000 đồng) hay Xiaomi 9A (2.490.000 đồng)… Điểm chung của những mẫu điện thoại này là có viên pin lớn cùng màn hình rộng, giúp kéo dài thời gian sử dụng và giảm thiểu việc ảnh hưởng thị giác của trẻ.
Với tùy chọn mua smartphone cũ, phụ huynh có thể tìm kiếm các mẫu hàng đổi trả của các hệ thống bán lẻ điện thoại như Thế Giới Di Động, FPTShop… để có thêm phần an tâm về chất lượng cùng chế độ hậu mãi.
Nếu như bạn đang có dư một chiếc smartphone hoặc muốn sắm một điện thoại cấu hình cao để phù hợp cho trẻ sử dụng lâu dài thì nên giáo dục trẻ về ý thức, thời gian sử dụng điện thoại hợp lý cân đối giữa học và chơi. Và đừng quên tận dụng chế độ trẻ em Kids Mode trên smartphone để hỗ trợ quản lý thời gian, thói quen sử dụng điện thoại, kèm theo những tính năng đề xuất nội dung, ứng dụng phù hợp cho các bé.
Bên cạnh lựa chọn điện thoại cho trẻ thì những mẫu đồng hồ đeo tay thông minh được thiết kế riêng cho trẻ như Masstel Smart Hero 4G (1.990.000 đồng), Abardeen T3 4G (2.690.000 đồng), Kidcare S6 4G(1.990.000 đồng) vừa đáp ứng nhu cầu liên lạc vừa là phụ kiện đeo tay, vừa giúp các bé theo dõi giờ giấc hiệu quả.
Điểm chung của các mẫu đồng hồ đeo tay thông minh nêu trên là được tích hợp loa, micro, khe cắm nanoSIM kèm camera để hỗ trợ đàm thoại thông thường lẫn thoại video qua kết nối mạng 4G, tích hợp GPS để định vị trí, lộ trình của bé cùng khả năng kháng bụi, nước bền bỉ để có thể đồng hành thường xuyên với trẻ em vốn hiếu động. Tuy nhiên, điểm trừ của các mẫu smartwatch cho trẻ là thời lượng pin khá khiêm tốn chỉ có đáp ứng được thời gian sử dụng từ 1-2 ngày sau mỗi lần sạc.
Thảo Trần
Người dân thắt chặt chi tiêu, nhà bán lẻ kỳ vọng vào nhóm khách hàng học sinh
Trong bối cảnh người dân có thể dè dặt mua sắm điện thoại trong năm 2022, các nhà bán lẻ đang kỳ vọng vào nhóm khách hàng trẻ tuổi hơn.
" alt="Trẻ sắp đến trường, mua thiết bị nào để liên lạc?">Trẻ sắp đến trường, mua thiết bị nào để liên lạc?