您现在的位置是:Giải trí >>正文
Nhận định, soi kèo River Plate vs Fluminense, 07h30 ngày 8/6
Giải trí88182人已围观
简介ậnđịnhsoikèoRiverPlatevsFluminensehngàphim sẽ Hư Vân - 07/06/2023 05:05 ...
Tags:
相关文章
Soi kèo góc Lazio vs Monza, 21h00 ngày 9/2
Giải tríHoàng Ngọc - 09/02/2025 09:35 Kèo phạt góc ...
【Giải trí】
阅读更多Tình yêu vĩ đại của người cha bán kẹo
Giải tríTrong căn phòng nhỏ được dựng tạm bợ bằng những tấm tôn cũ ghép lại ở số 12B/45, đường liên ấp 123, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, ba cha con anh Đặng Hữu Nghị đang chơi đùa cùng nhau ở giữa nhà.
Hai đứa nhỏ, Đặng Hữu Toàn năm nay đã lên 12 tuổi, Đặng Hữu Tùng 9 tuổi, suốt ngày ú ớ, cười đùa, rồi đập phá đồ đạc xung quanh.
Sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế, anh Nghị lập gia đình và có được hai cháu Toàn và Tùng. Không may cả hai con anh đều mang trong mình căn bệnh bại não bẩm sinh. Vì không chịu nổi cảnh hai con tật nguyền, cuộc sống nghèo khổ, vợ anh Nghị đã bỏ lại ba cha con để đi tìm hạnh phúc mới vào năm 2012.
Trải qua cú sốc lớn trong đời, anh Nghị gắng gượng, đưa hai con vào Sài Gòn để tiếp tục cuộc sống mưu sinh.
Anh Nghị nhớ lại: “Khoảng thời gian đó rất kinh khủng. Mình chỉ biết ôm con mà khóc. Nhiều lúc nghĩ quẩn định bỏ con rồi đi biệt tích, nhưng nhìn thấy hai đứa trẻ cứ ú ớ, cười đùa với mình lại không nỡ”.
Hai đứa trẻ thường xuyên đau ốm, hay phát sốt. Mỗi lần con bệnh anh lại tất bật ngược xuôi để gom góp tiền mua thuốc cho con.
Để có tiền trang trải cuộc sống, hàng ngày anh phải đưa hai con cùng đi bán kẹo vì không ai nhận chăm nom. Anh đóng một cái cũi rộng để hai đứa trẻ ngồi vào, đi đâu thì kéo theo.
Nhìn thấy cảnh ba cha con đi bán kẹo, nhiều người thương tình mua ủng hộ anh dăm ba ngàn. Xóm lao động, ai cũng nghèo khổ cả. Chị Văn Thị Hương, 28 tuổi, hàng xóm của anh, tâm sự: “Nhiều lúc thấy anh Nghị chạy đôn chạy đáo để lo cho hai đứa nhỏ, ai nấy cũng xót thương. Nhưng ở đây ai cũng là dân lao động, chỉ biết động viên anh chứ giúp đỡ được gì đâu”.
Anh Nghị cho biết, dù hai con không đứa nào nói được nhưng chúng vẫn biết thương cha. Mỗi lần mệt mỏi vì công việc và con quấy khóc không yên, anh nhìn hai đứa nhỏ, miệng nói: “Con không thương ba hả, ba bỏ đi nghe, ba không nuôi con nữa”, thì cả Toàn và Tùng đều ôm chầm lấy anh, hôn lên tóc anh.
Khi được hỏi về điều mong mỏi nhất cho con lúc này, anh Nghị rơm rớm nước mắt: “Tôi chỉ mong sao 2 đứa khỏe mạnh, đừng đau ốm. Nếu được, tôi ước một ngày được chở con đến trường như những người cha khác. Có lẽ, đó là ao ước lớn nhất cuộc đời của người làm cha này”.
(TheoHuy Tiến/Phụ nữ Việt Nam)
">...
【Giải trí】
阅读更多Doanh thu Thảo Cầm Viên cao kỷ lục
Giải tríThảo Cầm Viên ghi nhận doanh thu 145 tỷ đồng trong năm 2022. Ảnh: Quỳnh Danh.
Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn (chủ sở hữu và vận hành công viên cùng tên tại TP.HCM) vừa công bố báo cáo quyết toán năm 2022 với doanh thu cao gấp ba lần so với năm trước đó, đạt 145 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh đột biến này giúp đơn vị quản lý Thảo Cầm Viên có doanh thu cao hơn 27% so với mức trước dịch Covid-19, đồng thời vượt xa mục tiêu doanh thu 80 tỷ đồng được giao bởi UBND TP.HCM - cơ quan đại diện vốn Nhà nước.
Nguồn thu chính của Thảo Cầm Viên đến từ bán vé tham quan. Năm ngoái, là năm thứ hai công ty áp dụng giá vé 40.000 đồng với trẻ em và 60.000 đồng với người lớn, tăng 10.000 đồng so với trước đó. Ngoài ra, công ty còn có nguồn thu từ kinh doanh trò chơi, giải khát - ẩm thực, trông giữ xe.
Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công viên này đạt 19 tỷ đồng, vượt xa mức âm gần 25 tỷ đồng năm 2021.
Tuy nhiên, do phải ghi nhận khoản giảm trừ thu nhập khác hơn 13 tỷ đồng khiến lãi sau thuế của Thảo Cầm Viên trong năm 2022 chỉ đạt 3 tỷ đồng. Đây là khoản điều chỉnh giảm thu nhập sau khi công ty xin không nhận ngân sách đặc thù do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Số tiền này trước đây được hỗ trợ bởi UBND TP.HCM để duy tu, bảo tồn, phát triển cây xanh và chăm sóc nuôi dưỡng động vật.
DOANH THU THẢO CẦM VIÊN LÊN CAO KỶ LỤC NĂM 2022 Kết quả kinh doanh hàng năm của Thảo Cầm Viên. Nhãn 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Doanh thu thuần Tỷ đồng 112 67 91 87 101 112 114 70 45 145 Lãi trước thuế 3.2 -42 0.6 1.2 1.5 1.6 2 -1.6 0.5 3.6 Dù vậy, mức lãi sau thuế của doanh nghiệp này vẫn cao gấp ba lần kế hoạch kinh doanh đề ra và là mức lợi nhuận cao nhất trong 10 năm trở lại đây.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn có vốn điều lệ 617 tỷ đồng và tổng tài sản 785 tỷ đồng đến cuối năm 2022. Trong đó, phần lớn tài sản của doanh nghiệp là giá trị xây dựng cơ bản dở dang với gần 670 tỷ đồng.
Thảo Cầm Viên được người Pháp xây dựng năm 1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo, sau đó được người dân TP.HCM quen gọi là sở thú.
Công trình được xây dựng cùng thời với Bưu điện thành phố, chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà... và được Đô đốc toàn quyền Đông Dương Pierre-Paul De La Grandière kỳ vọng trở thành nơi bảo tồn động thực vật, phục vụ các công trình nghiên cứu khoa học.
Từ năm 2015, Thảo Cầm Viên hoạt động tự chủ hoàn toàn về tài chính, ngân sách không hỗ trợ. Nguồn thu chính của đơn vị này đến từ việc bán vé vào cửa, bên cạnh đó còn có các hoạt động kinh doanh khác như trồng cây, liên doanh bãi xe, mặt bằng...
Năm 2020, diễn biến đại dịch Covid-19 phức tạp khiến Thảo Cầm Viên phải kêu gọi đóng góp từ cộng đồng để duy trì sự sống của hàng nghìn động, thực vật. Đơn vị vận hành Thảo Cầm Viên năm đó lỗ trước thuế 1,6 tỷ đồng, sang đến năm 2021 mới lãi trở lại.
Chúng ta đang thưởng thức thiên nhiên như thế nào?
Trong cuốn sách này, từ việc tìm hiểu thái độ của các nền văn hóa đối với thiên nhiên, cách mà các tầng lớp xê dịch xưa đến với thiên nhiên, những rung động, xúc cảm của bản thân đối với thế giới thực vật đến côn trùng…, tác giả đưa ra một cái nhìn mới mẻ về cách chúng ta kết nối và thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên cũng như cách chúng ta bồi đắp năng lực cảm thụ thiên nhiên và thay đổi cách tương tác với thế giới.
Qua hai nhân vật hư cấu là Tò Mò và Suy Ngẫm - đại diện cho những người trẻ ham học hỏi, có cá tính riêng và cùng yêu thiên nhiên - tác giả dẫn dắt chúng ta vào một cuộc hành trình độc đáo trải dài xuyên suốt trong cuốn sách.
Đó là hành trình theo không gian: từ rừng xuống biển, từ những cảnh quan trác tuyệt cho đến những cảnh sắc bình thường như đầm lầy, bãi cỏ, cánh đồng hoang, từ lúc đẹp trời đến cả lúc xấu trời, từ ngày mưa đến ngày nắng…
Đó còn là hành trình theo chiều lịch đại, đi dọc lịch sử của những cách thức đến với thiên nhiên trong quá khứ, từ hàng nghìn năm trước đến nay, trong mối tương quan với quan điểm thẩm mĩ, bối cảnh xã hội và tư tưởng các thời đại khác nhau để lần ra gốc tích những quan niệm cái đẹp mà ngày nay người ta xem là hiển nhiên.
Trong cuốn sách, tác giả Đặng Hoàng Giang cho biết, cách đây gần 100 năm, nhà bảo tồn thiên nhiên người Mỹ John Muir đã gọi xu hướng “lang thang trong những vùng hoang dã” như là dấu hiệu “đầy hy vọng của thời đại”. “Hàng nghìn con người mệt mỏi, căng thẳng, sống quá mức tiện nghi đang bắt đầu nhận ra rằng lên núi là trở về nhà; rằng sự hoang dã là một nhu cầu thiết yếu; và rằng những khu rừng và khu bảo tồn trên núi không chỉ hữu ích như những nguồn cung cấp gỗ và sông để tưới tiêu, mà còn là nguồn sống”.
Trước đó, Henry David Thoreau cất lời kêu gọi trở về với thiên nhiên, lời kêu gọi mà nhiều triết gia, nhà nhân học, nhà mỹ học về thiên nhiên thế kỷ 20 đã tiếp bước và đào sâu từ các góc tiếp cận của mình…
Tuy nhiên, xu hướng về với thiên nhiên ngày nay có nhiều thay đổi. Hiện tượng du lịch đại chúng, xuất hiện cùng sự phát triển của nhiếp ảnh và mạng xã hội đã ảnh hưởng không ít đến việc cảm thụ thiên nhiên của chúng ta. Tác giả đặt ra câu hỏi: Chúng ta đến với thiên nhiên hay đi shopping thắng cảnh?, Chúng ta ngắm thiên nhiên hay ngắm chính chúng ta?...
Tác giả cũng cho biết, thiên nhiên tự thân đã bị biến đổi thành một thứ hàng hóa mà con người tiêu thụ thông qua hình ảnh và các trải nghiệm bề mặt. Những đỉnh núi, bãi biển hay thảo nguyên trở thành phông nền phục vụ nhu cầu chụp ảnh của du khách, thay vì được nhìn nhận bởi tự thân chúng.
Thay đổi cách ứng xử của chúng ta với thiên nhiên
Từ những gì đôi bạn trẻ: Tò Mò và Suy Ngẫm đã chia sẻ với nhau, tác giả cho biết, gu thẩm mỹ của chúng ta, thái độ của chúng ta và cách ứng xử của chúng ta với thiên nhiên phụ thuộc rất nhiều vào truyền thống văn hóa và hệ giá trị đi kèm.
Tác giả Đặng Hoàng Giang. Ảnh: O.P.
Tuy nhiên, theo tác giả thiên nhiên đẹp như nó vốn có, và nó không phụ thuộc vào các quy chuẩn mà con người áp đặt. Mặt khác, thị hiếu, quan điểm của chúng ta về đẹp và xấu trong tự nhiên ngày không đơn giản là những thứ tùy gu, thuộc sở thích cá nhân mà tác động trực tiếp đến cách ta kiến tạo thế giới.
Cuốn sách mở ra những con đường mới để mỗi người có thể phát triển khả năng rung động và kết nối sâu sắc với mọi hình thái của thiên nhiên, thay vì chỉ với những phong cảnh hợp Instagram.
Hành trình của Tò Mò và Suy Ngẫm cũng giúp ta đi xuyên qua vẻ bề ngoài để cảm nhận được vẻ đẹp của sự phong phú, phức tạp và bí ẩn của âm thanh và mùi vị; của chuồn chuồn, nhện và bướm di cư; của đầm lầy, hoa tàn và lúc xấu trời - những điều mà trước kia ta coi là bình thường, thậm chí tầm thường, xấu xí.
Theo tác giả, năng lực cảm thụ những vẻ đẹp khác nhau, khó cảm nhận của thiên nhiên cần được bồi đắp, khơi gợi, thậm chí đào tạo. Điều này có ý nghĩa xã hội to lớn và quan trọng hơn mọi khẩu hiệu kêu gọi bảo tồn, bởi có lẽ ta chỉ tâm huyết để gìn giữ và bảo vệ những điều mà vẻ đẹp của nó khiến ta rung động.
Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thườngchứa đựng nhiều quan điểm triết học, mỹ học, thế giới sinh vật… nhưng được truyền tải một cách khéo léo, dễ tiếp cận qua những cuộc đối thoại, trò chuyện đời thường giữa cặp nhân vật Tò Mò và Suy Ngẫm.
Qua đó, tác giả khơi gợi ở bạn đọc cách cảm nhận đúng về vẻ đẹp của thiên nhiên: Thiên nhiên đẹp như nó vốn có, không phụ thuộc vào các quy chuẩn đẹp mà chúng ta áp cho con người và khi đã yêu thiên nhiên, một cách tự nhiên, chúng ta sẽ biết cách bảo vệ thiên nhiên.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Vì sao chúng ta cần thay đổi cách thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên?">Vì sao chúng ta cần thay đổi cách thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên?