Ông Phạm Sanh Châu trao cho ông Nguyễn Quang Thạch bằng khenGiải thưởng Xóa mù chữ Quốc tế của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO)
“Sách hóa nông thôn Việt Nam” là chương trình xây dựng văn hóa đọc ở nông thôn Việt Nam do ông Nguyễn Quang Thạch - người sáng lập Trung tâm Hỗ trợ Tri thức và Phát triển Cộng đồng (CKACD) khởi xướng. Chương trình được thực hiện từ năm 2007 tới nay.
Ông Nguyễn Quang Thạch chia sẻ, kết quả khảo sát tỷ lệ đọc sách tại 16 trường học và ba xã thuộc hai huyện (Quỳnh Phụ, Thái Thụy - Thái Bình) trong năm 2010 và năm 2013 cho thấy: việc đọc các loại sách (ngoài sách giáo khoa) của học sinh dao động trong khoảng từ 0,4-2 cuốn/năm.
“Trong khi đó, việc đọc sách của nông dân là con số 0 tròn trĩnh,” ông Thạch nói.
Từ đó, ông Nguyễn Quang Thạch cho rằng: “Muốn trẻ đọc sách và yêu sách thì hệ thống thư viện phải rộng khắp, trẻ em được khuyến đọc bằng nhiều hình thức khác nhau. Tại một số nước phát triển (như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Đức...), giới trẻ lĩnh hội tri thức qua sách vở từ thư viện với mức đọc từ 8.000-10.000 trang sách/năm. Trái lại, học sinh nông thôn ở Việt Nam lại thiếu thứ cơ bản nhất là sách. Điều đó dẫn đến tiềm năng đọc của học sinh bị lãng phí, văn hóa đọc chưa thể hình thành trên quy mô cả nước.
Theo thống kê của Văn phòng UNESCO Hà Nội, từ năm 2007 tới nay, mặc dù nguồn ngân sách hạn hẹp và phải dựa vào nguồn sách đóng góp từ thiện nhưng chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” đã đưa sách tới hơn 400.000 bạn đọc ở khu vực nông thôn, đồng thời xây dựng hơn 9.000 thư viện ở 26 tỉnh/ thành phố.
Trước đó, UNESCO đã chính thức trao Giải thưởng Xóa mù chữ Quốc tế cho chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” trong khuôn khổ lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Xóa mù chữ (9/9 - theo giờ Hà Nội) tại Thủ đô Paris (Pháp).UNESCO bắt đầu trao Giải thưởng Xóa mù chữ Quốc tế từ năm 1989.
Chương trình Sách hoá Nông thôn Việt Nam đã được UNESCO trao giải thưởng quốc tế Xoá mù chữ 2016.
Sách hoá nông thôn là phong trào xây dựng văn hóa đọc ở nông thôn Việt Nam từ năm 2007 đến nay, được khởi xướng bởi Nguyễn Quang Thạch, người sáng lập và đang là giám đốc Trung tâm Hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng.
Mục tiêu chính mà chương trình hướng tới là giải quyết tình trạng thiếu sách kéo dài ở nông thôn, đồng thời góp phần nâng cao dân trí trên quy mô quốc gia và xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội ở Việt Nam. Hiện nay, đã có hơn 5.000 tủ sách các loại được xây dựng đã tạo cơ hội cho khoảng 200.000 học sinh nông thôn được đọc sách với nhiều tác động xã hội tích cực.
Năm 2010, Nguyễn Quang Thạch thực hiện chuyến đi xuyên Việt đầu tiên để vận động cho phong trào Sách hóa nông thôn. Xuất phát vào ngày mồng một tết Canh Dần từ Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) và kết thúc ở TP HCM, anh đã đi qua nhiều làng quê, thị trấn, thành phố dọc theo chiều dài đất nước. Nơi dừng chân nào anh cũng tìm hiểu sự đọc của người dân địa phương, nói chuyện về sách hay vận động thành lập tủ sách.
Nguyễn Quang Thạch (giữa) đã thực huyện chuyến đi bộ xuyên Việt để vận động sách cho trẻ em nông thôn.
“Trong quá trình thực hiện Sách hóa nông thôn, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng khi tâm huyết của mình được tất cả mọi người ghi nhận và ủng hộ. Tôi đã hoàn thành chuyến đi bộ Hà Nội - Sài Gòn với 1.750 km để kêu gọi toàn xã hội giúp 15 triệu trẻ em nông thôn được nghe và đọc sách. Đó thực sự là khoảng thời gian rất vất vả mà tôi đã trải qua, và đó cũng là khoảng thời gian giúp tôi gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Chương trình sau đó đã tạo nên bộ khung cho hệ thống thư viện dân sự với 5 loại tủ sách đã được nhân rộng trên gần 30 tỉnh thành”, anh Thạch chia sẻ.
Anh Thạch cũng cho biết đã vận động chính sách đến cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời giới thiệu mô hình tủ sách nông thôn của chương trình với Bộ Giáo dục Indonesia tại Jakarta, các nhà giáo dục đến từ Malaysia, Singapore và Philippines.
评论专区