当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Aizawl vs Shillong Lajong, 20h30 ngày 30/1: Tự tin trong cuộc đua trụ hạng 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Soi kèo phạt góc Nottingham vs Brighton, 19h30 ngày 1/2: Đôi công hấp dẫn
Ra mắt năm 1997, Titanictừng là canh bạc lớn của nhà sản xuất với chi phí lên đến 200 triệu USD thời điểm đó. Tái hiện thảm họa chìm tàu Titanic kinh hoàng bậc nhất lịch sử hàng hải lên màn ảnh rộng không phải là chuyện dễ dàng. Giống với hàng loạt bom tấn khác do mình thực hiện, James Cameron đã sử dụng những công nghệ và cách làm phim tiên tiến nhất lúc bấy giờ để mang đến những hình ảnh hoành tráng về con tàu Titanic.
Ông tiếp cận Harland and Wolff - hãng đóng con tàu huyền thoại năm ấy - để sử dụng những bản vẽ gốc đã thất lạc từ lâu. Hãng phim mua một mảnh đất rộng hơn 160.000m2 để xây dựng một phim trường mới dành riêng choTitanic.James Cameron dùng một bể chứa hơn 64 triệu lít nước xây dựng mô hình Titanic hoàn chỉnh. Một vài phần khác của con tàu được lược bỏ hoặc thu nhỏ theo tỷ lệ nhất định để thực hiện những đại cảnh.
Ngoài ra, cấu trúc con tàu mô hình còn có thể nghiêng, nâng cao hoặc hạ thấp để quay nhiều phân cảnh thảm họa. Việc ghi hình ngay dưới nước của bộ phim chính là bước tiền đề để James Cameron tạo ra Avatar: The Way of Water sau này.
Bên cạnh đó, ông còn tiên phong trong nhiều giải pháp xử lý hiệu ứng đặc biệt, gồm cả các loại khớp chuyển động với kỹ xảo hiện đại nhất. Nhà làm phim cũng tạo ra một hệ điều hành dựa trên Linux để thể hiện cảnh các hành khách cố sống sót khi con tàu chìm.
Kết quả, cả thế giới đã phải choáng ngợp với phần hình ảnh quá ấn tượng củaTitanic. Bộ phim lập kỷ lục doanh thu với 2,2 tỷ USD và trở thành tác phẩm ăn khách nhất lịch sử trong suốt 12 năm sau.
Với những công nghệ đi trước thời đại và phần hình ảnh xuất sắc, Titanic là một trải nghiệm điện ảnh mà chỉ có các rạp chiếu mới có thể thỏa mãn người xem. Thế nhưng những thế hệ khán giả trẻ đã bỏ lỡ mất cơ hội thưởng thức bom tấn này trên màn ảnh rộng. Đó là lý doTitanicđược đưa trở lại phòng vé trên toàn thế giới với định dạng 3D chất lượng và độ phân giải cao.
Với thành công vang dội củaAvatar: The Way of Water,James Cameron chính là bảo chứng cho trải nghiệm điện ảnh choáng ngợp bậc nhất màn ảnh rộng. Sau 26 năm, khán giả sẽ lại được đắm chìm trong bối cảnh đầy mê hoặc của con tàu sang trọng hàng đầu thế giới bấy giờ. Từng góc máy, từng khung hình đều được làm mới để trở nên rực rỡ và sắc nét hơn hẳn phiên bản cũ. Phim sẽ như một chuyến hải trình kéo dài 3 tiếng với những hình ảnh đã mắt nhất.
Với lần ra rạp này, Titanic: Kỷ niệm 25 nămhứa hẹn sẽ là một trải nghiệm cảm xúc, choáng ngợp và hoành tráng hơn nhiều lần cho những ai đã xem hoặc chưa có cơ hội thưởng thức tác phẩm 26 năm trước.
Quỳnh An
'Avatar 2' cán mốc 2 tỷ USD, đưa James Cameron vào lịch sử'Avatar: The Way of Water’ trở thành phim thứ 6 trong lịch sử có doanh thu vượt 2 tỷ USD và là phim thứ 3 của James Cameron đạt thành tích này." alt="'Titanic' trở lại rạp chiếu sau 26 năm với phiên bản chưa từng có"/>'Titanic' trở lại rạp chiếu sau 26 năm với phiên bản chưa từng có
Anh Tạ Văn Phong (trú tại Hà Nội) tham gia mua bảo hiểm vật chất xe ô tô 30G-873.XX tại BSH. Ngày 10/2/2022, chiếc xe do tài xế Lê Tiến Dũng cầm lái gặp tai nạn và BSH cũng yêu cầu tài xế đi xét nghiệm nồng độ cồn. Sau đó, dựa trên kết quả 1,85 mmol/l, hãng bảo hiểm này từ chối bồi thường theo điều khoản loại trừ chung.
Không chỉ BSH, một công ty bảo hiểm khác là MIC (Bảo hiểm Quân đội) cũng bị khách hàng bức xúc vì chiêu trò tương tự.
Đó là trường hợp chiếc xe của công ty Tây Nghệ An gặp tai nạn vào 20 giờ ngày 28/12/2021 tại huyện Đô Lương, Nghệ An. Bảo hiểm MIC trong thông báo gửi khách hàng ngày 1/4/2022 đã kết luận dựa vào xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của tài xế ở mức 0,5 mmol/l là vi phạm vào điều khoản loại trừ bảo hiểm để từ chối chi trả.
Nguyên nhân là do Quy tắc về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có quy định đơn vị bảo hiểm sẽ từ chối bồi thường thiệt hại với tài xế lái xe khi trong hơi thở có nồng độ cồn nhưng lại không nêu rõ nồng độ cồn là bao nhiêu.
Trong khi đó, theo Danh mục quy trình kỹ thuật chuyên ngành hóa sinh ban hành kèm theo Quyết định số 320 của Bộ Y tế, định lượng nồng độ cồn trong máu có trị số bình thường là ít hơn 10,9 mmol/L. Nghĩa là, do ăn uống, sinh hoạt và các chất tự nhiên trong máu, người không uống bia rượu có thể có độ cồn hơn 0.
Trường hợp của chị Đỗ Thị Kim Tho (Châu Thành, Kiên Giang)- chủ sở hữu chiếc xe ô tô 7 chỗ nhãn hiệu Kia Rondo mang BKS 68A-119.XX thì lại bị Công ty bảo hiểm Bảo Minh Kiên Giang bỏ qua kết luận của cơ quan công an để một mực áp dụng chế tài giảm trừ 50%.
Cụ thể, ngày 13/6/2021, chiếc xe của chị Tho va chạm với xe Chevrolet Aveo tại ngã tư giao với đường Mai Chí Thọ (Rạch Giá, Kiên Giang). Biên bản cảnh sát giao thông Công an TP Rạch Giá ghi rõ lỗi thuộc về tài xế xe chị Tho. Nếu theo đúng hợp đồng bảo hiểm, chị Tho sẽ được bảo hiểm chi trả cho khoản chi phí sửa chữa hai xe là gần 86 triệu đồng. Thế nhưng Bảo hiểm Bảo Minh Kiên Giang cho rằng, xe Chevrolet (xe bị đâm) cũng có lỗi và do tai nạn này là "lỗi hỗn hợp" (cả 2 tài xế đều có lỗi), công ty chỉ phê duyệt 50% chi phí sửa chữa.
Kết quả, chị Tho đành phải tự bỏ tiền túi để bồi thường để cả hai xe được sửa.
Cài cắm những điều khoản bất lợi
Ông Nguyễn Khắc Xuân, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm InFair cho biết trong thời gian qua đã nhận được nhiều yêu cầu tư vấn từ người dùng ô tô gặp vướng mắc khi đi đòi bảo hiểm, trong đó nổi lên một số chiêu trò của người giám định bảo hiểm để khách hàng “mắc bẫy” dẫn đến bị từ chối bồi thường hoặc chịu chế tài giảm trừ lớn.
Một trong những “chiêu trò” phổ biến là giám định viên đòi hỏi hồ sơ công công an khi xảy ra tai nạn.
“Không có hồ sơ công an, bảo hiểm không bồi thường là sai. Hồ sơ công an là tài liệu cần thiết nhưng không bắt buộc để công ty bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ giám định xác định nguyên nhân. Công ty bảo hiểm phải tự thu thập để thực hiện nghĩa vụ giám định của mình". ông Xuân nói.
Theo ông Xuân phân tích, Thông tư 63/2020/TT-BCA của BCA quy định CSGT chỉ cung cấp hồ sơ cho công ty bảo hiểm. Đồng thời điều 48 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định công ty bảo hiểm có trách nhiệm giám định để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định do công ty bảo hiểm chịu, chứ không được yêu cầu khách hàng và coi là một công cụ để gây khó khăn hòng trốn tránh trách nhiệm.
Chiêu trò phổ biến thứ hai là lợi dụng vào thị hiếu độ xe của nhiều khách hàng. Ví dụ như, chỉ cần khách độ lốp xe to hơn so với xe nguyên bản đã đăng kiểm thì khi xảy ra tai nạn, ngay lập tức, hãng bảo hiểm sẽ cũng sẽ từ chối bồi thường, cho dù việc thay đổi này không phải là nguyên nhân gây tai nạn.
Chiêu trò thứ ba là cài cắm các điều khoản bất lợi cho khách hàng vào hợp đồng. Chỉ khi xảy ra tai nạn, khách hàng mới ngã ngửa nhận ra sự vô lý đó.
Ví dụ như điều khoản "nếu thương lượng không thành thì đưa ra tòa án nơi bị đơn đặt trụ sở chính".Có nghĩa nếu khách hàng ở Cà Mau mà kiện đơn vị bảo hiểm trụ sở chính ở Hà Nội chỉ có nước thấy đi lại tốn kém, nản lòng mà từ bỏ”, ông Xuân nhận định.
Cao tay hơn cả, còn có những trường hợp đơn vị bảo hiểm đưa ra các điều khoản oái oăm như "không áp dụng khi xe tải hoạt động trong khu vực khai thác khoáng sản" trong vụ tranh cãi giữa chủ xe tải 90C-102.46 và Tổng công ty bảo hiểm BIDV Bắc Bộ (BIC Bắc Bộ) về vụ tai nạn xảy ra ngày 25/4/2020 ở mỏ đá công trường nhà máy xi măng Vissai Hà Nam. Trong khi đó, địa điểm này lại là nơi hoạt động của chủ xe tải.
Soi kỹ ra, có những trường hợp hãng bảo hiểm cài những điều khoản khác hẳn với điều khoản trong hợp đồng mẫu đã đăng ký với Bộ Tài chính. Việc vi phạm này thường chỉ được luật sư phát hiện khi xảy ra việc, chứ ít khách hàng ngờ tới.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI nói: “Thời gian qua, có quá nhiều vụ việc cho thấy, các công ty kinh doanh bảo hiểm luôn tìm cách phủi tay, gây khó khăn hoặc từ chối trách nhiệm. Nguyên nhân có thể đến từ những kẽ hở của chính sách pháp luật".
"Cần phải gấp rút sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm để đặt doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng ở vào vị thế cân bằng hơn, chứ như hiện nay khách hàng ở vào thế yếu, đôi khi như là nhận ban ơn khi được bồi thường bảo hiểm”, ông Đức nói.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Bảo hiểm ô tô ngon ngọt mời mua, đụng chuyện đủ chiêu trò trốn tránh"/>Bảo hiểm ô tô ngon ngọt mời mua, đụng chuyện đủ chiêu trò trốn tránh
Một chiếc xe thể thao Porsche 911 GT3 2022 mới được bán đấu giá trên website bán đấu giá quốc tế Copart với mức giá chỉ 107.000 USD – chỉ bằng khoảng 1/3 so với giá bán lẻ ban đầu của xe (378.567 USD). Đặc biệt hơn cả chiếc Posche 911 này mới chỉ vừa rời khỏi dây chuyền sản xuất nhưng đã bị ngâm nước lâu ngày do ảnh hưởng của siêu bão lan.
Theo thông tin được đăng tải trên website đấu giá, chiếc Posche 911 GT3 đã bị nước tràn vào khoang cabin và gây ảnh hưởng đến nội thất và hệ thống điện. Còn lại, chiếc Posche 911 GT3 này không bị ảnh hưởng về ngoại thất. Và mặc dù xe không bị liệt vào hạng mục đại tu động cơ nhưng cũng chưa rõ mức độ hư hại của động cơ sau khi xe bị ngâm nước lâu ngày.
Không chỉ có Posche 911, một “nạn nhân” khác của cơn bão lan là siêu xe Audi R8 đời 2021 cũng đang được chủ nhân rao bán. Chiếc Audi R8 này thuộc phiên bản Panther Edition và đã từng bị nước biển nhấn chìm trong suốt trận bão. Chính vì thế, nó “gần như không thể cứu vãn” với hệ thống điện bị hư hại hoàn toàn trong khi sơn xe và nội thất bị ảnh hưởng khá nặng nề. Phần động cơ của chiếc Audi R8 này cũng gần như “vô phương cứu chữa”.
Được biết chiếc Audi R8 Panther Edition này đã từng được bán ra với mức giá khởi điểm lên tới 184.795 USD tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, sau khi bị ảnh hưởng bởi cơn bão lan, xe đã bị "dán nhãn" Certificate of Destruction, đồng nghĩa với việc nó chỉ được mang ra bán để lấy phụ tùng hoặc tận dùng làm phế liệu.
Minh Nhật (Theo Carscoops)
Bạn đang hài lòng hay thất vọng với xế cưng của mình? Hãy chia sẻ bài viết trải nghiệm về chiếc xe của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Làm thế nào để tránh mua phải xe ngập nước?Dưới đây là những bí quyết để tránh mua phải ô tô cũ ngập nước mà không phải người dùng nào cũng biết." alt="Loạt siêu xe được rao bán với mức giá khó tin sau bão lũ"/>Nhận định, soi kèo El Gouna vs Haras El Hodood, 21h00 ngày 31/1: Áp đảo chủ nhà
Ngay lập tức, câu chuyện này đã thu hút được lượng tương tác và bình luận của đông đảo cộng đồng mạng. Bên dưới bài đăng này, nhiều người cho rằng hành động của chủ nhà này là vô ý thức và coi thường tính mạng, sự an toàn của những người khác. Một tài khoản Facebook lo lắng hàng cọc sắt này sẽ gây nguy hiểm cho người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ khi vui chơi ở khu vực này. Bên cạnh đó, số khác còn cho rằng hàng cọc sắt này không khác gì một chiếc bẫy chết người vào trời tối, khi mà người đi bộ ngang qua không để ý hoặc chẳng may trượt chân ngã xuống.
Ngoài việc lo lắng về sự an toàn của những người xung quanh, nhiều ý kiến cũng chỉ ra việc làm của chủ nhà là lấn chiếm lề đường bởi đây là vỉa hè chung. Không ít người tỏ thái độ gay gắt và lên tiếng chỉ trích hành vi “thiếu trách nhiệm” cũng như yêu cầu các cơ quan chức năng phải sớm vào cuộc xử lý.
Trái lại, cũng có nhiều người tỏ ra thông cảm với chủ nhà và cho rằng phải bất đắc dĩ chủ nhà mới phải làm đến bước này. Một người bày tỏ: “Đỗ xe thiếu ý thức làm vỡ hết gạch nhà người ta nên chủ nhà mới phải làm thế. Toàn những người ở đâu tới đỗ xe chắn hết cái lối đi bé tí, phải làm thế này cho lần sau biết chỗ mà đỗ đúng nơi quy định”. Một số khác lại góp ý rằng thay vì hàng chông sắt nguy hiểm như thế này, chủ nhà nên dựng một biển báo “cấm đỗ xe” hoặc sử dụng các chậu cây, vừa an toàn lại vừa hạn chế được tình trạng đậu, đỗ xe vô ý thức trước cửa nhà.
Câu chuyện tưởng chừng như rất nhỏ nhặt nhưng lại “đụng trúng” vào vấn đề đang nóng tại nhiều đô thị, chính là “cuộc chiến đậu, đỗ xe”. Tình trạng ô tô đậu, đỗ chắn trước cửa nhà người khác từ lâu vốn đã là vấn đề khiến nhiều người lên án và trở thành “nỗi bực dọc” của nhiều chủ nhà tại các thành phố lớn – nơi các bãi đỗ xe ngày càng khan hiếm.
Để ngăn chặn tình trạng này, nhiều người đã nghĩ ra đủ các biện pháp từ nhẹ đến nặng như treo biển cấm đỗ xe, đặt các vật cản, tự vẽ vạch kẻ làn đường,…Thậm chí, nhiều chủ nhà còn thẳng tay tạt sơn hay phá hoại những chiếc ô tô cố tình đậu, đỗ sai trước cửa nhà. Dẫu vậy, việc ô tô đậu đỗ sai vị trí, đỗ chắn trước cửa nhà hay các hàng quán vẫn xảy ra như cơm bữa.
Ngày qua ngày, cuộc chiến dai dẳng giữa một bên là chủ xe tìm “đỏ mắt” cũng không thấy chỗ đỗ nên đỗ bừa xe và một bên là những chủ nhà cần “mặt tiền” để buôn bán hay có lối ra vào nhà vẫn mãi không thể đi đến hồi kết.
Nhìn vào thực tế, hành vi đặt vật cản, tạo rào chắn hay các hàng chông sắt như chủ nhà trong câu chuyện kể trên có thể được xem là cách hành xử theo “luật rừng” và là hành động “trả đũa” thiếu văn minh và thiếu hiểu biết về pháp luật. Tuy nhiên, ở mặt ngược lại, rõ ràng các chủ xe cũng đã sai khi đậu, đỗ xe không đúng nơi quy định, gây cản trở đời sống sinh hoạt thường ngày của người khác. Và tới đây, có lẽ đã đến lúc cuộc chiến đỗ xe lề đường cần phải được các cơ quan chức năng giải quyết triệt để nhằm thỏa mãn được cả cái lý lẫn cái tình cho cả hai bên.
Minh Nhật
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tranh cãi việc chủ nhà đóng hàng cọc sắt để ngăn ô tô đậu trước cửa nhà
Mức lương tăng nhanh được ghi nhận ở các công ty kinh doanh chất bán dẫn, công nghệ thông tin, năng lượng và xe hơi. "Cơn khát" nhân viên là một trong các lý do dẫn đến việc tăng lương.
Theo Bộ Lao động và Thống kê Hàn Quốc, số lao động mới có việc làm trong tháng 5 đã tăng lên 28,4 triệu người, so với con số 0,9 triệu người vào cùng kỳ năm ngoái. Số người thất nghiệp giảm xuống còn 259.000 người, so với 889.000 người của năm ngoái, với tỷ lệ thất nghiệp là 3%.
Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc cũng đề xuất mức tăng lương trung bình thêm 8,5% trong năm nay, do "lạm phát đạt mức cao nhất trong khoảng một thập kỷ."
Mối lo nảy sinh
Tuy nhiên, đây chưa hẳn là tín hiệu đáng mừng. Tiền lương cao hơn sẽ dẫn đến tăng chi phí lao động, cuối cùng làm cho chi phí hàng hóa và dịch vụ tăng lên.
Shin In-seok, giáo sư kinh doanh tại Đại học Chung-Ang, cho biết: “Có thể chấp nhận được việc các công đoàn lao động yêu cầu tăng lương khi chi phí sinh hoạt tăng do lạm phát cao như hiện nay.
Song, điều này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn. Để nền kinh tế hiện tại không phải đối mặt với tình trạng đại lạm phát như những năm 1970, điều quan trọng là phải để mọi người hiểu rằng chỉ số giá tiêu dùng cần giảm xuống, do đó nhu cầu tăng lương có vẻ không cần thiết".
Theo nhà kinh tế học Christopher Pissarides tại Trường Kinh tế London (Anh), việc tăng lương với tốc độ không kiểm soát cuối cùng sẽ gây ra một vòng xoáy gia tăng đối với lạm phát. "Nếu điều đó xảy ra, sẽ mất nhiều thời gian hơn để thoát khỏi lạm phát", ông Pissarides cho hay.
Trong một báo cáo được công bố vào tháng 5, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng chỉ ra rằng "trong thời điểm vật giá leo thang, giá tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bình thường bởi chi phí lao động, dẫn đến lạm phát thậm chí còn cao hơn nữa".
Một vấn đề lớn hơn liên quan đến lạm phát do tăng lương là bất bình đẳng kinh tế, khi khoảng cách giữa mức lương trung bình tùy thuộc vào quy mô của công ty càng lớn hơn, chưa kể đến tầng lớp lao động chân tay. Tỷ lệ tăng lương trung bình của nhân viên toàn thời gian là 4,6% vào năm ngoái, chỉ bằng một nửa mức tăng ở các công ty lớn.
Mức lương trung bình hàng tháng của các công ty lớn là 9,2 triệu won/tháng, trong khi mức lương ở các công ty vừa và nhỏ là 3,8 triệu won/tháng, tính đến hồi tháng 1.
Do đó, người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát do tiền lương của họ không thể bắt kịp với tốc độ tăng nhanh của giá tiêu dùng. Trên thực tế, nhiều nhân viên thuộc nhóm này cho biết rất khó được tăng lương.
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Saramin, một trang web tuyển dụng trực tuyến của Hàn Quốc, 31,4% các công ty vừa và nhỏ cho biết họ không có kế hoạch tăng lương trong năm nay, thậm chí có thể cắt giảm lương.
Sung Tae-yoon, giáo sư kinh tế tại Đại học Yonsei, cho biết: “Việc tăng lương có thể được chấp nhận khác nhau tùy theo năng suất của công ty. Sẽ là gánh nặng lớn hơn đối với nền kinh tế Hàn Quốc khi xu hướng tăng lương chung của các công ty đang lan rộng bất kể năng suất".
Chính phủ đã yêu cầu các doanh nghiệp lớn hạn chế tăng lương hoặc tăng với tốc độ phù hợp. Tuy nhiên, những bên này có thể vẫn tiếp tục tăng lương bất chấp sự thay đổi của tình hình kinh tế.
Cho Dong-chul, giáo sư tại Trường Quản lý và Chính sách Công thuộc Viện Phát triển Hàn Quốc, cho biết: “Ai cũng muốn giảm lạm phát mà không tác động đến nền kinh tế, nhưng trên thực tế, không có cách nào làm được điều đó".
Theo Zing
" alt="Mối nguy từ việc tăng lương cho dân văn phòng Hàn Quốc"/>Một khách hàng khác tên Zhang cho biết, cô đặt mua một chiếc đồng hồ Rolex giúp bạn với giá gần 20.000 đô la Sing từ hồi tháng 5.
“Vợ chồng họ nói rằng sẽ đi Thuỵ Sĩ để mua nên giá rẻ hơn”. Họ cũng hứa hẹn hàng sẽ được giao sau 2 tuần. Nhưng sau nhiều tuần chờ đợi không có hồi âm, Zhang cũng nộp đơn trình báo cảnh sát vào ngày 2/7.
Cô cho biết, có ít nhất 2 khách hàng cũng lâm vào tình trạng giống như cô. Một sinh viên đại học cũng chuyển hơn 40.000 đô la Sing cho cặp đôi này để mua túi hàng hiệu với hi vọng bán lại túi kiếm lời và dùng tiền đó để trả nợ học phí. Tuy nhiên, đến giờ họ cũng chưa nhận được hàng.
Một khách hàng khác nói, anh biết cặp đôi qua trang web mua sắm Carousell và đã trả cho họ 78.000 đô la Sing hồi tháng 6 để mua 3 chiếc đồng hồ Rolex.
Người đàn ông 50 tuổi cho biết, anh đã đợi 2 tuần mà không nhận được hàng. Anh yêu cầu hoàn lại tiền cũng không được. Cuối cùng, anh cũng báo cảnh sát vào ngày 1/7 sau khi không nhận được câu trả lời nào từ cặp đôi.
Cả 3 khách hàng đều tiết lộ rằng có khoảng 200 người trong nhóm khách hàng trên ứng dụng Telegram, trong đó giá trị số hàng mà họ đã đặt ít nhất là 32 triệu đô la Sing.
Theo Huang, cặp đôi từng trả lời rằng việc hàng về chậm là do xung đột giữa Ukraine và Nga cũng như các vấn đề về thuế, và có thể phải đợi 3 tháng mới được giải quyết.
Với Zhang thì cặp đôi trả lời rằng hàng đã về đến Singapore nhưng đang xử lý vấn đề thuế.
Huang cho biết thêm, cặp đôi khẳng định hàng sẽ được gửi ngay cho khách khi họ nhận được. “Khi một số người trong nhóm nói muốn báo cảnh sát thì cặp đôi nói rằng chỉ giao hàng cho những ai không báo cảnh sát”.
Khi các phóng viên ghé thăm một cửa hàng ở Tanjong Pagar được đăng ký dưới tên của người đàn ông thì họ thấy lối vào đã bị đóng sập. Những người thuê nhà quanh đó nói rằng cửa hàng đã đóng cửa 4-5 ngày.
“Những ngày qua có khoảng 10 người đến hỏi tung tích của chủ. Tôi cũng tò mò không biết đã xảy ra chuyện gì” - một người hàng xóm cho hay.
Những người hàng xóm của cặp đôi ở đường Holland cho biết, họ không nhìn thấy cặp vợ chồng trẻ trong tuần qua. Họ cũng tiết lộ cặp đôi đã chuyển đến đây khoảng 1 năm, thỉnh thoảng tổ chức tiệc tại nhà, sở hữu một chiếc xe hơi thể thao và ít giao lưu với hàng xóm.
Gần nhất là vào tuần trước, hàng xóm nghe thấy 4-5 người đàn ông đập cửa và la hét để kiểm tra xem có ai ở nhà không.
Hiện cảnh sát đang điều tra vụ việc.
Theo Asia One
" alt="Cặp đôi mất tích sau khi nhận 32 triệu đô la Sing của khách mua hàng hiệu"/>Cặp đôi mất tích sau khi nhận 32 triệu đô la Sing của khách mua hàng hiệu