Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Doãn Công).
Theo ông Hồ Quốc Dũng, thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TPHCM, tỉnh Bình Định đã tổ chức thành công nhiều đợt xúc tiến đầu tư, thương mại tại Thái Lan. Qua đó, tỉnh đã kết nối, ký kết ghi nhớ hợp tác với nhiều địa phương, đối tác Thái Lan, mở ra triển vọng hợp tác mới trên nhiều lĩnh vực.
Đến nay, đã có 10 dự án của các nhà đầu tư Thái Lan được triển khai tại Bình Định với tổng vốn đăng ký trên 106 triệu USD, chủ yếu thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Bà Wiraka Moodhitaporn, Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TPHCM cho rằng, hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định mở ra cơ hội mới cho sự hợp tác phát triển của Bình Định - Thái Lan (Ảnh: Doãn Công).
Nổi bật là dự án nhà máy thức ăn gia súc Bình Định của Tập đoàn C.P, với tổng vốn đầu tư 36 triệu USD; dự án Avani Quy Nhơn Resort và Spa, với vốn đầu tư trên 19,4 triệu USD.
"Tuy tổng vốn các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào Bình Định còn khiêm tốn, song phần lớn các dự án đều đạt hiệu quả tốt. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người dân, đóng góp tích cực cho sự phát triển của tỉnh", ông Hồ Quốc Dũng cho hay.
Qua hội nghị này, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định mong muốn nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư đến từ các nước Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan - một đất nước có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tôn giáo…
"Tỉnh Bình Định xác định 5 sẵn sàng để đón các nhà đầu tư như quy hoạch chung của tỉnh; hạ tầng cơ sở bài bản, chuẩn bị mặt bằng sạch, nguồn nhân lực và cơ chế chính sách thuận lợi nhất", ông Hồ Quốc Dũng nói thêm.
Ông Hồ Quốc Dũng khẳng định, Bình Định là một trong những địa phương có hạ tầng tương đối hoàn thiện, nhất là hạ tầng giao thông kết nối thuận lợi, đặc biệt là kết nối với Lào, Campuchia và đông bắc Thái Lan qua đường bộ.
Ngoài ra, Bình Định còn có cảng hàng không, đường sắt, cảng biển. Đặc biệt tới đây sẽ khánh thành đường cao tốc Bắc - Nam đi địa bàn tỉnh Bình Định.
Chiến lược 3 kết nối của Thái Lan
Bà Wiraka Moodhitaporn, Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TPHCM cho biết, hội nghị lần này nhằm tạo cơ hội cho các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp Thái Lan tìm hiểu tiềm năng của tỉnh Bình Định, thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch, cũng như xây dựng mạng lưới hợp tác ở các cấp độ khác nhau.
UBND tỉnh Bình Định và Hiệp hội doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam đã ký kết hợp tác (Ảnh: Doãn Công).
Điều này phù hợp với chiến lược "3 kết nối" tập trung vào kết nối chuỗi cung ứng trong các ngành công nghiệp hỗ trợ lẫn nhau; kết nối nền kinh tế cơ sở, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ và doanh nghiệp địa phương và kết nối chiến lược phát triển bền vững.
"Đây là phương châm chỉ đạo quan hệ Thái Lan - Việt Nam mà lãnh đạo hai nước đã thống nhất từ năm 2022", bà Wiraka Moodhitaporn nhấn mạnh
Bà Wiraka Moodhitaporn nhìn nhận, Bình Định là một trong 5 tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Việt Nam, sở hữu tiềm năng kinh tế và du lịch to lớn. Các nhà đầu tư Thái Lan đã nhận thấy tiềm năng này và đang đầu tư vào tỉnh Bình Định.
"Tổng Lãnh sự quán Hoàng gia Thái Lan, các cơ quan của Thái Lan tại TPHCM và Hiệp hội doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp tỉnh Bình Định và Thái Lan", bà Wiraka Moodhitaporn cam kết.
Đáp lại, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng cam kết, lãnh đạo tỉnh cam kết sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư Thái Lan. Đồng thời, ông Phạm Anh Tuấn cũng mong muốn Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TPHCM hỗ trợ để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Bình Định đến doanh nghiệp Thái Lan.
" alt=""/>Bí thư Bình Định: 5 sẵn sàng đón nhà đầu tư Thái LanHiện trường vụ cháy (Ảnh công an cung cấp).
Theo công an, diện tích vụ cháy rộng khoảng 1.000m2. Bên trong đám cháy chủ yếu là linh kiện nhựa của máy giặt, nguyên liệu nhựa, gỗ nhựa các loại, nên rất dễ cháy.
Khi tới hiện trường, lực lượng chữa cháy nhanh chóng phun nước vào đám cháy và sang các xưởng bên cạnh để đề phòng lửa cháy lan.
Đến 2h26 ngày 24/11, đám cháy được khống chế và dập tắt. Tuy nhiên, do chất cháy là nhựa có nhiều khói khí độc và cháy âm ỉ nên lực lượng chữa cháy tiếp tục phun nước chống cháy lại, không để cháy lan vào các kho hàng, nhà xưởng bên cạnh.
Ban đầu, cơ quan chức năng xác định vụ cháy không thiệt hại về người. Dù vậy, vụ hỏa hoạn gây sập hơn 1.000m2 nhà xưởng.
Công an Huyện an Dương đã tiếp nhận, khám nghiệm hiện trường để làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
" alt=""/>Hơn 1.000m2 nhà xưởng ở Hải Phòng bị lửa thiêu rụi trong đêmCơ quan này cho biết ngày 24/10, Temu đã có văn bản chính thức gửi Cục Thương mại điện tử và kinh tế số về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật thương mại điện tử Việt Nam khi gia nhập thị trường.
"Temu là nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới có ngôn ngữ thể hiện tiếng Việt và thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 52/2013", cơ quan quản lý khẳng định.
Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung, thời gian qua, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng về việc ban hành công điện về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
"Trong đó có nội dung nghiên cứu, đề xuất ban hành Luật chuyên ngành về thương mại điện tử nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới và sửa đổi Quyết định 78/2010 của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế", đại diện Cục cho biết.
Temu xuất hiện tại Việt Nam từ đầu tháng 10, nhưng đến ngày 24/10 mới gửi văn bản chính thức đến Bộ Công Thương. Ảnh: The Diplomat).
Bộ cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng là Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, kiểm soát các hàng hóa, sản phẩm từ các nền tảng xuyên biên giới.
"Bộ cũng đã chỉ đạo Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, tuyên truyền nâng cao nhận thức về những rủi ro khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới", cơ quan quản lý cho biết.
Bộ Công Thương đang xây dựng báo cáo trình Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Trước đó, tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều ngày 23/10, Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết hiện nay, Indonesia đã tìm cách ngăn chặn nền tảng này và một số quốc gia cũng bày tỏ quan ngại. "Tôi cũng đã giao Cục Thương mại điện tử và kinh tế số rà soát đánh giá tác động", lãnh đạo Bộ nhấn mạnh.
Thứ trưởng Sinh cho biết về mặt nguyên tắc, Bộ Công Thương vẫn đang triển khai đề án đảm bảo quản lý chặt và chống gian lận hàng giả, hàng nhái. Bộ cũng đã giao Tổng cục Quản lý thị trường theo dõi sát liên quan đến vấn đề này.
"Về giá cả, đến tôi cũng giật mình vì giá bán hàng hóa của họ rất rẻ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải điều tra, nghiên cứu cụ thể. Chưa thể khẳng định mức giá rẻ đó là thật hay không thật. Bộ Công Thương vẫn tôn trọng việc mua bán, thỏa thuận trên thị trường", Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nói. Ông nhấn mạnh trong thời gian tới, Bộ sẽ có các giải pháp để kiểm soát việc này.
Mới đây, Sở Công Thương TPHCM cũng có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất một số giải pháp quản lý, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử.
Cơ quan này cho biết hiện nay, xuất hiện nhiều dấu hiệu vi phạm trên các nền tảng thương mại điện tử. Điển hình là quảng cáo, khuyến mại vượt quá 50% giá trị hàng hóa, dịch vụ diễn ra phổ biến trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, mạng xã hội trong thời gian gần đây.
Cơ quan này cũng đính kèm một số thông tin, hình ảnh vi phạm về quảng cáo Flash Sale (khuyến mại đặc biệt) trên Shopee và quảng cáo trên Temu. Sở Công Thương đánh giá điều này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
" alt=""/>Thông tin mới về hoạt động của Temu tại Việt Nam