Lưu ý, người dị ứng với phấn hoa cần tránh xa hoa đu đủ đực, phòng nguy cơ phản vệ. Người có bệnh nền muốn dùng hoa đu đủ đực cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng. Đặc biệt, bạn không dùng hoa này cùng với các thực phẩm khác như măng chua, rượu bia, thuốc lá, cà pháo, đậu xanh.
Bác sĩ Hà Vũ Thành, Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ (Hà Nội), tư vấn thêm:
Một số thành phần trong hoa đu đủ như vitamin, beta-carotene, nhiều axit amin… mang lại công dụng nhất định cho cơ thể con người.
Mặc dù đã có một số báo cáo cho thấy hoa đu đủ có tiềm năng hỗ trợ điều trị các vấn đề như tiểu đường hay ung thư nhưng cần có thêm các nghiên cứu khoa học và được ứng dụng thực tiễn ở người nhiều hơn.
Hoa đu đủ đực cần dùng đúng. Nếu dùng sai cách có thể gây ngộ độc, buồn nôn, tiêu chảy. Một lưu ý khác là hoa đu đủ làm gián đoạn quá trình thụ tinh. Vì vậy, người đang chuẩn bị mang thai không dùng hoa này.
Khi dùng, bạn không kết hợp cả hoa và rễ đu đủ đực vì có thể gây ngộ độc thậm chí tử vong. Loại hoa này tốt nhưng cần dùng đúng liều để mang lại hiệu quả.
Tất cả bài thuốc, mẹo hay kinh nghiệm dân gian không phải là đúng cho tất cả mọi người. Vì vậy, dù là vị thuốc tốt nhưng trước khi dùng, người dân nên tham khảo bác sĩ chuyên môn để tránh tổn hại tới sức khỏe.
Tuổi 60, cha mẹ thầm ao ước “sống lại” năm tháng thanh xuân
Mỗi người chúng ta nếu chú ý quan sát đấng sinh thành ở tuổi 60, 70, sẽ nhận ra thấp thoáng trong cuộc sống của họ nỗi cô độc, trầm lặng và khép kín. Dù nhiều bậc cha mẹ may mắn có được người con tâm lý, chịu khó lắng nghe, thì cũng có ít vị cao niên thổ lộ suy nghĩ của mình.
“Con cái lớn rồi, có gia đình riêng của chúng, có nhiều mối bận tâm, mình than phiền chỉ làm
chúng mệt mỏi và lo lắng thêm” là suy nghĩ của nhiều bậc cha mẹ tuổi 60 - 70.
Không nói ra, không chia sẻ được với con, kỳ thực cha mẹ đang phải đơn độc đối diện với một giai đoạn nhiều xáo trộn, nhiều nỗi lo. Từ tuổi 50 trở đi, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, những vấn đề sức khỏe bắt đầu phát sinh.
“Hồi xưa cái gì cũng tự làm được, giờ thì trời chuyển mưa thôi, các khớp cũng đã đau. Huyết áp nhiều hôm tăng đột ngột, đo thấy cao quá cũng chỉ dám gọi bà bạn hàng xóm giúp, hay tự pha ly nước chanh uống, không nỡ gọi cho con vì biết chúng đang đi làm, họp hành bận rộn đủ thứ bên ngoài”, bác Ngọc - một người mẹ tuổi 67 chia sẻ.
Lúc này, con người thường có xu hướng hoài niệm về “hồi xưa ấy”. Những “hồi xưa ấy” là nỗi nhớ về một thanh xuân tràn đầy sức khỏe, tràn đầy sự tự tin, cảm giác hữu ích với người khác.
Có một “thanh xuân không tuổi”
Nhiều đấng sinh thành tuổi 60 - 70 và những người con đã giật mình, xúc động trước đoạn clip “Thanh xuân không tuổi” đầy tích cực, lạc quan, mang đến một “định nghĩa” mới về thanh xuân.
![]() |
Đúng như đoạn clip truyền tải: “Nếu thanh xuân là đặc quyền tuổi trẻ, thì với tôi thanh xuân còn rộng hơn thế nhiều…”. Những bậc cha mẹ sau tuổi 60 bỗng nhận ra mình cũng có một “thanh xuân” được định nghĩa theo cách khác.
Thanh xuân của độ tuổi 60 trở đi được thể hiện rõ rệt thông qua nền tảng sức khỏe tốt, từ đó mang đến niềm vui sống, thỏa thích theo đuổi những sở thích cá nhân lành mạnh.
Với “định nghĩa” mới mẻ này, thanh xuân không bị giới hạn bởi các cột mốc thời gian của tuổi tác, dù đã 50, 60 hoặc 70… Thanh xuân của người lớn tuổi được tạo nên từ những đôi chân vẫn còn dẻo dai; những đôi tay vẫn còn rắn rỏi; những trái tim vẫn nhịp nhàng, khỏe mạnh; những gương mặt vẫn ngời lên sức sống, nụ cười lạc quan.
Những hình ảnh chân thật, mộc mạc, gần gũi và đầy rạng rỡ của người sau tuổi 60 trong đoạn clip, khiến người xem ai cũng dâng tràn cảm giác tích cực, vui vẻ.
Bác Đặng Tuấn (quận 3, TP.HCM) chia sẻ: “Xem đoạn clip trên TV, tự nhiên tôi và bà xã giật mình. Người ta cũng cỡ tuổi mình mà vẫn có thể đi du lịch, gặp gỡ bạn bè, dành thời gian cho bản thân để bơi lội, đạp xe, đọc sách, tập đàn, học vẽ…
Đúng là chỉ cần chăm sóc tốt cho sức khỏe, mở lòng ra để giao tiếp, tích cực nhìn nhận các vấn đề của tuổi già, không than vãn, lo âu thì thanh xuân sẽ vẫn ở bên, dĩ nhiên theo một cách khác với thời mình còn trẻ”.
Chăm sóc sức khỏe vững vàng để trọn vẹn thanh xuân
Cao tuổi không có nghĩa là “lỡ nhịp” với cuộc sống sôi động bên ngoài. Trên thực tế, khi có nền tảng sức khỏe tốt, người lớn tuổi vẫn có thể thực hiện mọi điều yêu thích, sống tích cực, truyền cảm hứng đến người xung quanh.
Có 3 bí quyết giúp giữ gìn và tạo nên một sức khỏe tốt - nền tảng cho thanh xuân “không tuổi” mà các chuyên gia lĩnh vực lão khoa gợi ý: Thứ nhất, hãy tập luyện một môn thể dục hợp lý khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày. Những môn phù hợp với người lớn tuổi bao gồm đi bộ, dưỡng sinh, đạp xe, khiêu vũ…
![]() |
Thứ hai, hãy đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để hiểu cặn kẽ từng vấn đề sức khỏe và xây
dựng một nhịp sống hài hòa, phù hợp với thể trạng lẫn tinh thần. Và thứ ba, hỗ trợ về mặt dinh dưỡng là cách tối ưu để chăm sóc sức khỏe tổng thể, mang tới cuộc sống tươi đẹp sau tuổi 60.
Cha mẹ cần được bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn tuổi, nhằm cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể.
Thanh xuân không chỉ dành riêng cho tuổi trẻ, một khi có sức khỏe tốt và tinh thần lạc quan, thế hệ sau tuổi 60 vẫn có thể tận hưởng những tháng ngày tươi đẹp, như những hình ảnh trong đoạn clip “Thanh xuân không tuổi”. Và mỗi người cũng sẽ tìm thấy những hình ảnh này trong gia đình của mình, nơi mà bậc cha mẹ đang được chăm sóc mỗi ngày cho sức khỏe vững vàng, để lan tỏa cảm hứng sống lạc quan, dù ở độ tuổi nào.
Xem thêm thông tin sản phẩm Vinamilk Sure Prevent Gold tại: https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-nguoi-lon-vinamilk/vi/san-pham/vinamilk-sure-prevent-gold/?utm_source=PR&utm_medium=vietnamnet&utm_content=main-reair-02 |
Tấn Tài
" alt=""/>Clip ngắn gây xúc động với ‘định nghĩa’ mới về thanh xuânĐứng đầu danh sách các cổ thụ có tuổi đời ngoài 1000 năm phải kể đến “đại mộc thần” gắn liền với sự tích thiêng của đền Thiên Cổ, xã Trưng Vương, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Tương truyền, ngôi đền này nằm trên đất kinh đô của nước Văn Lang xưa. Tại đền có cây táu cổ thụ. Theo tính toán của các nhà khoa học, cây táu này đã hơn 2100 năm tuổi.
![]() |
Cây táu này đã hơn 2100 tuổi. Cây từng bị bệnh và được nhiều cơ quan chức năng cứu chữa kịp thời. |
Theo Ngọc phả để lại, ngôi đền Thiên Cổ thờ vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang và thục nương Nguyễn Thị Thục, người có công dạy dỗ công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương đời thứ 18.
Khi vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang mất, nhân dân địa phương đã chôn cất và lập đền thờ ngay tại làng. Tương truyền, cây táu quý được cổ nhân trồng từ thời đó.
![]() |
Cho đến nay, cây táu đang giữ kỷ lục cây có tuổi đời lớn nhất Việt Nam. |
Trải qua hơn 2100 năm, cây là chứng nhân của lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội của địa phương. Hơn thế, “đại mộc thần” này còn chứa đựng những giá trị vô giá về văn hóa, tâm linh.
Cây táu cổ được hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường (VACNE) công nhận là Cây di sản vào ngày 28/5/2012.
“Quốc chúa đô mộc Dã Đại Vương”
Người dân thôn Giữa (xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) cũng tự hào khi sở hữu Dã Hương đại thụ có tuổi đời khoảng 1000 năm.
Cổ thụ nghìn tuổi này có đường kính 2,59m, cao gần 30m và thuộc nhóm cây cực kì quý hiếm. Bởi, tinh dầu có ở tất cả các bộ phận của cây.
![]() |
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử Việt Nam, người dân nơi đây đã xem cây như một linh vật phù hộ cho làng. |
Ngoài ra, rễ cây chứa chất safrol là thành phần rất có giá trị trong công nghệ chế biến thực phẩm và mỹ phẩm. Hơn thế, đại thụ này được công nhận là một trong hai cây Dã Hương lớn nhất thế giới.
Theo các nhà sử học, cây này được vua Lê Cảnh Hưng phong cho là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại Vương” (cây dã lớn nhất nước); được ghi tên, in ảnh trong cuốn Từ điển bách khoa Larausse của Pháp và giới thiệu ảnh tại hội chợ Maseille (Pháp) năm 1932; được trường Viễn Đông Bác cổ (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) xếp hạng là cây cổ thụ quý hiếm của Việt Nam.
![]() |
Cây Dã Hương tại thôn Giữa được công nhận là Cây di sản Việt Nam vào ngày 26/11/2013. |
“Thị thần” nghìn tuổi
Từ ngàn xưa, người dân xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã phong cây thị ngàn năm tuổi tại miếu thờ Đức Thánh Tản Viên (khu 6, xã Dị Nậu) là “thần cây”, “thị thần”.
Gốc thị xù xì, thô ráp chu vi 7,96m (đường kính khoảng 2,45m, chiều cao từ gốc đến ngọn khoảng 18,45m), 5 người trưởng thành vòng tay ôm cũng chưa kín gốc.
![]() |
“Thị thần” sừng sững như người canh gác nghìn thu trước miếu thờ Đức Thánh Tản Viên. |
Tương truyền, “thị thần” có từ đời Vua Đinh Bộ Lĩnh (970 - 979). Khi xây dựng miếu thờ Đức Thánh Tản Viên (258 TCN), dân làng đã trồng cây lấy bóng mát, đồng thời như muốn tạo dựng một vị thần canh gác, trấn giữ Miếu thờ.
Trong khi đó, Ngọc phả của làng đang được Viện nghiên cứu Hán Nôm lưu giữ ghi lại rằng miếu thờ Đức Thánh Tản Viên được dân làng lập từ năm 258 TCN để thờ cúng các danh tướng thời vua Hùng thứ 18.
![]() |
Ngày 22/5/2012, “thị thần” được công nhận là Cây di Sản Việt Nam. |
Về sau các cụ đã trồng cây thị trước miếu thờ Đức Thánh cho thêm phần linh thiêng. Như vậy, tính đến nay, cây thị này đã hơn 1000 năm tuổi.
Đại cổ thụ “bàn tay Phật”
Đó là cây duối nghìn năm tuổi nằm trong khu du lịch vườn chim Thung Nham (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Dáng cây hình “bàn tay Phật” độc lạ và mang trong mình giá trị lịch sử gắn liền với vua Đinh Tiên Hoàng.
Theo truyền thuyết, vua Đinh Tiên Hoàng trong lúc đi tuần quanh kinh đô Hoa Lư đã sai quân lính trồng cây này ngay trên một tảng đá tại Thung Nham.
![]() |
Trải qua hơn 1.000 năm, cây vẫn sống xanh tốt trên một tảng đá. |
Cây có dáng rất độc, lạ giống với “bàn tay Phật” bởi thân chính và 3 thân phụ khác của cây mọc thẳng đứng nằm cạnh nhau như 4 ngón của bàn tay khi được chắp lại. Còn một nhánh mọc xiên và nghiêng về hướng khác.
Nhiều người trong giới chơi cây đến tham quan và đánh giá, đây là cây duối là có dáng, thế đẹp độc nhất vô nhị tại Việt Nam.
![]() |
Theo quan niệm của dân gian, cây duối là loài cây mang lại tài lộc, đem đến sự may mắn. |
Để xác định tuổi đời của cây, các nhà chuyên môn về sinh vật cảnh trong nước đã về đây thẩm định và cho biết cây duối này có niên đại 1.000 năm tuổi.
Cổ thụ Trôi "cô đơn"
Đứng trơ vơ trên cánh đồng xã Bình Minh (huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội), cây trôi cổ thụ rợp bóng mát được người dân gọi vui là cây trôi “cô đơn”. Nhìn từ xa, cây như một chiếc ô đang xòe rộng.
Cây có đường kính khoảng 15m. Chu vi gốc cây khoảng 8m và phải 5 - 6 người ôm mới hết.
![]() |
Cây trôi chỉ có 1 thân, bên trên có nhiều tán xòe rộng ra xung quanh như cái ô. Rễ chùm bám sâu xuống lòng đất. |
Theo ước tính, cây trôi tại xã này phải trên 1.000 năm tuổi. Cây còn được người dân địa phương gọi là cây âm - dương, bởi ở cây có tính phong thủy cùng nhiều đặc điểm riêng biệt lạ thường. Sau 2 năm, cây mới ra hoa kết trái một lần và thường rơi vào tháng 12 âm lịch.
Nếu năm nay nửa cây phía Đông ra lộc non, lá xanh tốt thì nửa cây phía Tây ít ra lộc, lá thưa, có màu vàng vàng. Đến năm sau thì ngược lại, nửa cây phía Tây ra lộc non, lá xanh tốt và nửa cây phía Đông ít ra lộc, lá thưa, có màu vàng.
![]() |
Năm 2016, cây trôi nghìn tuổi ở làng Bình Đà đã được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”. |
Tương truyền, cây trôi được Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, thời Đinh Bộ Lĩnh trồng làm mốc ranh giới giữa làng Bình Đà và làng Sinh Quả, xã Bình Minh. Đến nay, sau hơn 1.000 năm, đại thụ vẫn còn xanh tốt và trở thành nhân chứng lịch sử của người dân trong làng.
Mùa hoa tam giác mạch nở được xem là thời điểm thu hút đông khách du lịch nhất của tỉnh Hà Giang.
" alt=""/>Những đại cổ thụ ngàn năm tuổi, tiền tấn không thể mua