-Gói thầu cung cấp ống gang dẻo và phụ kiện là gói thầu quan trọng nhất của dự án, có tính chất quyết định đến thành công và hoạt động ổn định của cả dự án cũng như đời sống của hơn 3 triệu người dân Hà Nội.Chất lượng ống TQ: Cục quản lý đấu thầu nói gì?
Vừa qua, Công ty Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) đã công bố Công ty TNHH Sản xuất Ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc) thắng thầu cung cấp ống cho dự án nước sông Đà số 2. Việc lựa chọn nhà thầu được chủ đầu tư khẳng định thực hiện chặt chẽ theo đúng quy trình với nhiều đơn vị tư vấn thẩm định có uy tín. Trong đó, Trung tâm hỗ trợ đấu thầu thuộc Cục quản lý đấu thầu tham gia quá trình thẩm định kết quả chọn nhà thầu Trung Quốc nêu trên.
Theo tài liệu tìm hiểu của PV VietNamNet, ngày 10/11/2015, Trung tâm hỗ trợ đấu thầu đã gửi Viwasupco báo cáo thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật. Theo báo cáo, trước thời điểm đóng thầu có 4 hồ sơ đấu thầu. Tại bước kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ chỉ còn 2 nhà thầu là công ty Xinxing và Liên danh JSAW – NEWTATCO. Tuy nhiên, sau khi tiến hành đánh giá hồ sơ của các nhà thầu chỉ có công ty Xinxing đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật.
“Công ty TNHH Sản xuất Ống gang dẻo Xinxing được tổ chuyên gia đánh giá là đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật với điểm kỹ thuật là 83,5/100 điểm” – báo cáo nêu rõ.
|
Đường ống nước sông Đà số 1 liên tục vỡ trong thời gian vừa qua |
Tuy nhiên, tổ chuyên gia cũng đưa ra lưu ý: “Mặc dù nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, chất lượng ống gang dẻo của nhà thầu tại một số dự án thực hiện tại Việt Nam chưa làm hài lòng khách hàng. Một số thông tin khác từ khách hàng trên thế giới cũng không hài lòng với sản phẩm ống gang dẻo của Xinxing. Tổ chuyên gia lưu ý chủ đầu tư đặc biệt quan tâm tới việc kiểm soát chất lượng hàng hóa từ khâu sản xuất đến khâu vận chuyển và phương thức duy tu bảo trì sau này”.
Cũng tại báo cáo này, theo Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá tại hồ sơ mời thầu của Viwasupco chưa quy định nội dung đánh giá liên quan đến dây chuyền công nghệ, thiết bị để sản xuất. Vì vậy, nếu chỉ dựa trên hồ sơ mời thầu và đánh giá theo khía cạnh xem xét hồ sơ tài liệu thì có thể dẫn tới loại bỏ những nhà thầu có năng lực, tiềm năng để thực hiện dự án.
Từ đó Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu kiến nghị chủ đầu tư khảo sát trực tiếp thực trạng cơ sở sản xuất của các nhà thầu vượt qua bước đánh giá sơ bộ trong đó đặc biệt lưu ý đến khả năng sản xuất, cung cấp thực tế và công nghệ.
Trả lời những kiến nghị của Trung tâm hỗ trợ đấu thầu, ông Nguyễn Văn Tốn – Giám đốc Viwasupco cho biết, trước những kiến nghị này Viwasupco đã gửi văn bản tới những đơn vị, doanh nghiệp sử dụng ống gang dẻo của Công ty TNHH ống gang dẻo Xinxing.
“Chúng tôi đã khảo sát những khách hàng sử dụng dịch vụ, sản phẩm ống gang dẻo của Công ty Xinxing, đều nhận được những phản hồi tích cực về sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt chứ chưa có bất kỳ phản hồi tiêu cực nào. Đoàn giám sát còn trực tiếp tới nơi sản xuất của công ty này”, ông Tốn nói.
Ngày 16/12/2015, Viwasupco ra quyết định chỉ có duy nhất nhà thầu Xinxing được phê duyệt đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của gói thầu.
|
Báo cáo thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật (tháng 11/2015) Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu (tháng 2/2016) |
Gói thầu có tính chất quyết định
Sau báo cáo thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật (10/11/2015), ngày 4/2/2016, Trung tâm hỗ trợ đấu thầu có báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu. Tại báo cáo này, tổ chuyên gia kết luận nhà thầu được kết luận nhà thầu được xếp hạng thứ nhất: Công ty TNHH ống gang dẻo Xinxing với điểm tổng hợp là 95,5 điểm.
Ngày 15/3/2016, Trung tâm hỗ trợ đấu thầu tiếp tục có báo cáo thẩm định lần 2 kết quả lựa chọn nhà thầu. Nội dung báo cáo thẩm định chỉ xem xét về hợp đồng đề xuất tài chính. Phần ghi kiến nghị của Trung tâm tại báo cáo lần này ghi: Trên cơ sở đánh giá hồ sơ đấu thầu phần hồ sơ đề xuất tài chính bổ sung và các tài liệu được cung cấp Trung tâm kiến nghị Viwasupco phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu CCOG09 theo các nội dung sau:
Tên nhà thầu: Công ty TNHH ống gang dẻo Xinxing. giá đề nghị trúng thầu đã bao gồm thuế, phí và lệ phí là 26.164.471,82 USD tức 588.831.438.386 VNĐ. Hợp đồng theo đơn giá cố định. Thời gian thực hiện hợp đồng là 180 ngày.
Nhận định về tầm quan trọng của gói thầu, Trung tâm hỗ trợ đấu thầu đã nêu rõ: Hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn – Hà Nội – Hà Đông là một dự án nhằm mục tiêu an sinh, xã hội có tầm ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến đời sống của khoảng 3,6 triệu người tại 21 quận, huyện và đô thị vệ tinh phía Tây Nam TP Hà Nội đến năm 2020, diện tích khu vực cấp nước là 1.390km2.
Gói thầu cung cấp ống gang dẻo và phụ kiện đang xem xét là gói thầu quan trọng nhất của dự án, có tính chất quyết định đến thành công và hoạt động ổn định của cả dự án cũng như đời sống của hơn 3 triệu người dân Hà Nội. Vẫn biết, quyền quyết định cuối cùng thuộc về chủ đầu tư nhưng là đơn vị thẩm định kết quả chọn nhà thầu hơn ai hết Trung tâm hỗ trợ đấu thầu chắc chắn có ý thức về tầm quan trọng trong ý kiến thẩm định của chính mình.
Các đơn vị tư vấn tham gia lựa chọn nhà thầu gói CCOG09: - Đơn vị lập hồ sơ mời thầu: Công ty TNHH Tư vấn Đại học Xây dựng; - Đơn vị thẩm định hồ sơ mời thầu: Công ty CP Tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) - Đơn vị đánh giá hồ sơ dự thầu: Tổ chuyên gia đấu thầu số 2 (bao gồm các chuyên gia công ty + Chuyên gia bên ngoài đầu ngành về ngành nước) - Đơn vị thẩm định: Trung tâm hỗ trợ đấu thầu thuộc Cục quản lý đấu thầu |
Hồng Khanh
- TQ làm đường nước sông Đà: Gang dẻo có thể nhiễm chì độc
- Nhà thầu TQ thắng thầu đường ống sông Đà thế nào?
- Nhà thầu Trung Quốc thắng thầu đường ống nước sông Đà số 2
" alt="Lật mở hồ sơ TQ thắng thầu đường ống sông Đà"/>
Lật mở hồ sơ TQ thắng thầu đường ống sông Đà
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải cho hay, năm nay, theo đánh giá chung thì phổ điểm thi có cao hơn năm ngoài, số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển ĐH cũng tăng khá.Do đó, ông Chương đưa ra nhận định về điểm xét tuyển các khối A00, A01, D01, D07 để tham khảo như sau:
- Đối với tổ hợp A00, nhóm các ngành học mà năm ngoái có điểm chuẩn từ 16-20 điểm, năm nay có thể sẽ tăng hơn 1 điểm.
Nhóm các ngành học mà năm ngoái có điểm chuẩn từ 20 điểm trở lên thì năm nay sẽ tăng không nhiều và gần trùng với điểm năm ngoái, thậm chí có thể vẫn có ngành điểm chuẩn sẽ thấp hơn một chút.
Các ngành từ 25 điểm và 26 điểm trở lên thì điểm chuẩn sẽ không biến động nhiều so với năm trước.
- Đối với các tổ hợp A01, D01 và D07, theo ông Chương, mức điểm chuẩn các ngành sẽ cao hơn so với năm trước từ 1-1,5 điểm. Tuy nhiên đối với các ngành top đầu từ 25 - 28 điểm không tăng nhiều.
|
PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải. Ảnh: Thanh Hùng. |
Vì thế, có thể chia các ngành của Trường ĐH Giao thông vận tải làm 3 nhóm:
- Các ngành có điểm trúng tuyển năm ngoái dưới 20 điểm có thể năm nay sẽ tăng khoảng từ 1-1,5 điểm. Tuy nhiên đối với khối ngành kỹ thuật có thể tăng không đáng kể, khoảng 0,5 điểm.
- Các nhóm ngành có điểm chuẩn trúng tuyển từ 20 đến 23 điểm thì năm nay dự kiến sẽ chỉ tăng trong khoảng 1 điểm.
- Các ngành vào nhóm điểm chuẩn top đầu thì điểm sẽ không tăng nhiều so với năm trước.
Tuy nhiên, ông Chương cho hay, đây cũng chỉ là những phân tích mang tính lý thuyết, còn điểm chuẩn phụ thuộc vào chỉ tiêu, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào một ngành và chất lượng điểm thi của thí sinh đăng ký.
“Ở Trường ĐH Giao thông vận tải hằng năm, một số ngành học có số lượng đăng ký vào cơ sở Hà Nội luôn nhiều hơn ở cơ sở TP.HCM nên điểm chuẩn thường cao hơn so với ở TP.HCM là vì vậy”, ông Chương nói.
Ngoài ra, theo ông Chương, thí sinh cũng nên lưu ý, năm 2021, Trường ĐH Giao thông vận tải có tuyển sinh thêm 2 ngành mới là Kỹ thuật Robot và Trí tuệ nhân tạo; Tài chính - Ngân hàng.
Riêng ngành Kỹ thuật Robot và Trí tuệ nhân tạo rất phù hợp với các em có sở thích, kỹ năng chuyên sâu về hệ thống robot, xe tự hành và trí tuệ nhân tạo: lập trình Python, Java; lập trình nhúng và IoT; lập trình robot; phát triển phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo, học máy, học sâu, thị giác máy,... các thuật toán điều khiển thông minh để thiết kế, tích hợp, lập trình, vận hành, bảo trì các hệ thống trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh công nghiệp 4.0.
|
Sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải trong một buổi học về kết cấu đường bộ. Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Chương cho biết, năm 2021, Trường ĐH Giao thông vận tải tuyển 4.200 chỉ tiêu cho 25 ngành học. Nhà trường vẫn chủ yếu tuyển sinh bằng 2 phương thức là sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả học tập THPT (học bạ).
Nhà trường cũng xét tuyển thẳng đối với các học sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế.
Ngoài ra, xét tuyển kết hợp (áp dụng đối với các chương trình tiên tiến, chất lượng cao) đối với những thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh (tiếng Pháp) tương đương IELTS 5.0 trở lên (còn hiệu lực đến ngày xét tuyển) và có tổng điểm 2 môn thi THPT năm 2021 thuộc tổ hợp xét tuyển của trường đạt từ 12 điểm trở lên, trong đó có môn Toán và một môn khác không phải Ngoại ngữ.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Thanh Hùng
Điểm chuẩn ĐH Giao thông vận tải 2021 cao nhất là 26,35
Trường ĐH Giao thông vận tải vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2021 vào các ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
" alt="Phó Hiệu trưởng dự kiến điểm chuẩn ĐH Giao thông vận tải năm 2021 theo từng nhóm ngành"/>
Phó Hiệu trưởng dự kiến điểm chuẩn ĐH Giao thông vận tải năm 2021 theo từng nhóm ngành
Truyền hình thế giới đã và đang chuyển sang cáp, tín hiệu vệ tinh thì nhà đài cần chiều cao của tháp để làm gì? Phát sóng đi đâu?Dân lợi ở đâu?Liên quan tới việc VTV xin xây dự án tháp truyền hình cao nhất thế giới, PGS.TS Phạm Hùng Cường – Hội đồng kiến trúc quy hoạch TP. Hà Nội cho biết ông cũng như Hội chưa nhận được bất kỳ một thông tin nào liên quan tới dự án này.
Theo đánh giá của PGS.TS Phạm Hùng Cường, dự án tháp truyền hình được cho là một công trình lớn, một dự án rất quan trọng do đó bắt buộc phải có những nghiên cứu, đánh giá tác động từ rất nhiều vấn đề.
Phân tích kỹ hơn, một cựu lãnh đạo trường Đại học Xây dựng cho biết, trước khi thực hiện dự án VTV cần làm rõ mấy vấn đề sau:
Thứ nhất,việc xây tháp truyền hình cao nhất thế giới trong lúc này vì mục đích gì và có thật sự cần thiết không?
Vị chuyên gia cho biết, ở nhiều quốc gia tháp truyền hình thường gắn với biểu tượng của thịnh vượng quốc gia, là điểm nhấn, điểm đến của khách du lịch... nhưng trên thực tế việc kinh doanh, khai thác hay thu hút được khách lên đó thăm quan, ăn, ngủ, nghỉ cũng là vô cùng khó khăn.
Ngay với tòa nhà Bitexco ở TP.HCM, từng lọt top 5 trong danh sách 20 tòa tháp chọc trời ấn tượng nhất thế giới do kênh du lịch CNNGo của hãng tin CNN bình chọn.
Đáng tiếc, không có nhiều du khách nước ngoài và cả trong nước chịu bỏ tiền mua vé lên đây tham quan. Vậy, VTV sẽ khai thác gì ở tòa tháp cao nhất thế giới đó? Kế hoạch biến nó thành điểm tham quan không thể bỏ qua cụ thể ra sao?
Và trong trường hợp không thể khai thác, kinh doanh được thì phải hiểu cái lợi mà VTV giải thích là lợi cho cả ngân sách và lợi cho cả người dân ở điểm gì? Doanh nghiệp sẽ lấy tiền đâu nộp thuế?.
Nên nhớ, thông điệp một công trình phải gắn liền với sự tương thích của nền kinh tế, điều kiện phát triển của xã hội. Khi kinh tế còn khó khăn, ngân sách còn nghèo, người dân còn khổ việc “cắm” một tháp truyền hình cao nhất thế giới ở đâu thì cũng không thể biến nó trở thành đầu tàu kéo cả nền kinh tế đi lên.
Theo đó, vị chuyên gia cho rằng ở đây là bài toán tổng thể phải nghiên cứu. Ông nói rằng, cần phải nhìn vào lợi ích chung của cả đất nước chứ không thể chỉ nhìn vào lợi ích của một vài người hay một cá nhân nào đó.
“Thế giới bây giờ không còn chạy đua về kỷ lục cái gì cao nhất, to nhất nữa, thế giới cần sự chạy đua về trí tuệ về sự phát triển kinh tế, đời sống của con người, của xã hội. Việt Nam phải hướng tới sự khác biệt đó, chứ không nên vì mục đích phô trương, cũng không vì tư duy nhiệm kỳ mà thể hiện, chơi trội bằng mọi giá”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Vấn đề thứ hai, liên quan trực tiếp tới giá trị thực tế của tháp truyền hình so với nhu cầu của chính ngành truyền hình.
Giải thích cho những băn khoăn của mình, vị chuyên gia cho hay trong thời đại công nghệ hiện đại, phát triển như vũ bão. Việc VTV xây “tháp truyền hình cao nhất thế giới”, vượt qua Sky Tree, với chiều cao 636m, VTV đã tính toán thế nào?
Ngày nay truyền hình thế giới đã và đang chuyển sang cáp, tín hiệu vệ tinh thì nhà đài cần chiều cao của tháp để làm gì? Phát sóng đi đâu? Đưa một vật thể lên cao có lợi không?
Ông dẫn lại bài học từ tòa nhà cao nhất Đài Loan đã cho thấy, việc đưa một vật thể lên quá cao chính là nguyên nhân gây ra biến dạng các tầng địa chấn và là nguyên nhân gây động đất.
Rõ ràng với một tòa tháp cao như vậy, trọng lượng lớn như vậy chắc chắn nó sẽ tạo ra những biến dạng trong lòng đất, tạo những vết nứt, gãy gây nguy cơ xảy ra động đất rất cao.
Hơn nữa, vị trí đặt dự án nằm ngâm trong vùng đất yếu, nơi tập trung các đốt gãy của dòng chảy sông Hồng chắc chắn sẽ làm biến dạng toàn bộ bề mặt của khu vực đó và có khả năng gây ra những chấn động bổ sung khác. Vậy với trường hợp này, VTV có phương án thế nào?
Vì vậy, vị chuyên gia yêu cầu VTV cần trả lời rõ ràng các câu hỏi trước khi thực hiện dự án: Một là, VTV xây tháp cao để làm gì? Hai là, xây tháp cao VTV tính toán sẽ có bao nhiêu người lên thăm quan trên đó?
Xã hội hóa mà xin ưu đãi... là không được
Tiếp tục phân tích, vị chuyên gia đặt vấn đề về nguồn vốn xây dựng dự án. VTV giải thích sẽ xây dựng dự án bằng nguồn tiền huy động từ doanh nghiệp mà không sử dụng tiền từ ngân sách, việc này không nói ra thì VTV cũng đã nên làm như vậy.
Tuy nhiên, bài toán kinh tế đã được VTV tính toán thế nào? Vị chuyên gia đặt giả thiết, quy mô dự án có thể chỉ cần khoảng 10ha nhưng VTV lại xin tới 14,1ha. Khi đặt dự án tại đó, thị trường BĐS nóng lên, VTV bán đất, lấy nguồn nọ bù nguồn kia rồi nói không dùng tiền ngân sách là không được.
Đã thế, VTV còn xin rất nhiều ưu đãi, xin nhiều cơ chế, chính sách chỉ áp dụng đối với những dự án thực hiện những khu vực vùng sâu vùng xa là không hợp lý.
Theo vị chuyên gia, chính sách ưu đãi không giới hạn sẽ tạo sự bất bình thường, tạo cơ chế bất bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh.
“Nếu đã tính toán theo cơ chế kinh tế thị trường phải áp dụng đúng cơ chế thị trường. Nếu thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội thì phải thực hiện theo cơ chế đặc thù. Không thể có trường hợp ngoại lệ, nhập nhèm giữa mục đích chính trị với cơ chế thị trường để trục lợi”, nguyên lãnh đạo trường Đại học Xây dựng nhấn mạnh.
Cuối cùng, cựu lãnh đạo trường Đại học Xây dựng muốn nhắc nhở VTV làm gì cũng phải tôn trọng quy trình, phải tham khảo ý kiến của nhiều đơn vị đặc biệt là các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia quy hoạch, xây dựng để đảm bảo chắc chắn, dự án làm xong rồi sẽ bị bỏ quên.
Theo Đất Việt
Xây tháp truyền hình cao nhất thế giới: VTV vì ai?" alt="VTV xây tháp truyền hình cao nhất thế giới: Dân lợi gì?"/>
VTV xây tháp truyền hình cao nhất thế giới: Dân lợi gì?