您现在的位置是:Giải trí >>正文
Nữ nhà văn người Pháp gốc Việt Linda Lê qua đời ở tuổi 58
Giải trí39559人已围观
简介Nữ nhà văn Linda Lê sinh năm 1963 tại Đà Lạt. Năm 14 tuổi,ữnhàvănngườiPhápgốcViệ...
Trong sự nghiệp văn chương của mình, nữ nhà văn Linda Lê đã nhận được nhiều giải thưởng văn học tại Pháp và cả ở một số quốc gia khác. Hiện tại, các đơn vị vốn thường cộng tác với nữ nhà văn đã có những phát ngôn bày tỏ niềm thương tiếc sau sự ra đi của Linda Lê trong ngày 9/5 vừa qua.
Trên tài khoản của ông Pierre Benetti - người đồng sáng lập chuyên trang phê bình văn học En attendant Nadeau (Pháp), ông Pierre viết: "Nỗi buồn và cú sốc sau sự ra đi của nhà văn - nhà phê bình văn học Linda Lê là rất lớn. Những bài phân tích của bà cho thấy bà không chỉ là một nhà văn tài năng mà còn là một người đọc sách tuyệt vời, bà có thể tương tác với những con chữ như thể đó là những sinh vật sống".
Ông Sylvain Bourmeau, giám đốc của công ty truyền thông AOC cũng có một đăng tải trên tài khoản cá nhân: "Nữ nhà văn Linda Lê đã đưa lại những tác phẩm văn học đương đại có giá trị quan trọng, bà cũng là một người đọc sách rất nồng nhiệt trong suốt cuộc đời mình. Nỗi buồn lớn xuất hiện trong tôi lúc này khi được biết về sự ra đi của bà".
Nữ nhà văn Linda Lê sinh năm 1963 tại Đà Lạt. Năm 14 tuổi, bà theo mẹ sang Pháp sinh sống. Ngay từ khi còn học trung học ở Pháp, bà đã bộc lộ tình yêu dành cho văn chương.
Bà đã bắt đầu sáng tác và có tác phẩm đầu tiên được xuất bản từ khi mới ngoài 20 tuổi. Linda Lê đã nhận được nhiều giải thưởng văn chương tại Pháp.
Đáng chú ý, vào năm 2019, bà nhận được giải thưởng văn chương Prince Pierre de Monaco với phần thưởng là 15.000 euro (tương đương hơn 360 triệu đồng). Giải thưởng văn học này ghi nhận sự nghiệp sáng tác của những nhà văn viết bằng tiếng Pháp.
Linda Lê cũng từng lọt vào tới vòng chung kết của giải thưởng văn học uy tín hàng đầu của Pháp - giải Goncourt hồi năm 2012 với cuốn tiểu thuyết "Lame de fond" (Sóng ngầm).
Các nhân vật trong "Sóng ngầm" thể hiện một số nét tính cách, nội tâm và sự tương đồng trong cuộc sống với tác giả. Tác phẩm thể hiện mong muốn kết nối với quê hương của Linda Lê.
Các tác phẩm của Linda Lê đã được dịch ra một số thứ tiếng. Tại Việt Nam, những cuốn đã được xuất bản có thể kể tới "Vu khống" (2009), "Sóng ngầm" (2012), "Thư chết" (2014), "Vượt sóng" (2020).
Một điều khá đặc biệt ở Linda Lê là bà luôn lẩn tránh báo giới, trong khi nhiều nhà văn coi đây là bệ phóng để giới thiệu, quảng bá cho những tác phẩm của mình, Linda Lê lại luôn sống khép kín, bà từng tự nhận mình là "con gấu núp trong hang".
Những nhà văn đã đi cùng bà trong suốt những năm tháng tuổi thơ và sau này để lại nhiều dấu ấn trong phong cách sáng tác của Linda Lê chính là hai nhà văn nổi tiếng người Pháp - Victor Hugo và Honoré de Balzac.
Phong cách của bà trong văn đàn không ồn ào mà âm thầm tự khẳng định mình. Ngòi bút của Linda Lê được đánh giá là tinh tế, khắt khe, cổ điển với khả năng phân tích sắc sảo, kế thừa tinh hoa của dòng văn học cổ điển, kết hợp với khả năng "chơi đùa bằng ngôn từ" như Moliere.
Đôi nét về đời tư
Năm 1969, gia đình Linda Lê chuyển từ Đà Lạt tới Sài Gòn, trong thời kỳ này, bà có những bất ổn tâm lý vì chứng kiến mối quan hệ giữa cha và mẹ bắt đầu xuất hiện những rạn nứt. Cũng bắt đầu từ đây bà học tiếng Pháp và tiếp xúc với nền văn học Pháp qua tủ sách của mẹ và thư viện của nhà trường.
Bà đọc những tác phẩm của Honoré de Balzac và Victor Hugo bằng tiếng Pháp và sớm xác định rằng mình sẽ theo đuổi sự nghiệp văn chương trong tương lai. Một điểm đặc trưng ở Linda Lê là ngay từ nhỏ, bà đã bị thu hút bởi những đề tài gai góc, khắc nghiệt. Câu chuyện mà bà thích nhất khi còn nhỏ là "Cô bé bán diêm" của nhà văn Hans Christian Andersen.
Dù thường xây dựng các nhân vật của mình trên cái nền buồn thương, nhưng Linda Lê cũng đưa lại những góc nhìn tươi sáng, mong muốn độc giả có thể tự "cứu rỗi linh hồn", tự giúp mình thoát ra khỏi những áp lực mệt nhoài của xã hội hiện đại.
Cái chết của cha bà ở quê nhà Việt Nam hồi năm 1995 là một nỗi đau trong tâm khảm của nữ nhà văn. Mỗi khi có dịp, bà luôn nói về cha bằng những ký ức đẹp nhất, cha không chỉ là người bạn trong ký ức tuổi thơ của bà, mà còn là người thầy tuyệt vời. Trong suốt những năm tháng bà sống ở Pháp còn cha bà sống ở Việt Nam, hai cha con vẫn thường xuyên chuyện trò bằng thư tín.
Khi cha bà chuẩn bị sang Pháp để gặp lại các con, thì ông đột ngột lâm bệnh rồi qua đời. Đây là một cú sốc không ngờ đối với Linda Lê. Sự việc này đã từng khiến bà bị khủng hoảng tâm lý một thời gian.
(Theo Dân trí)
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Persik Kediri vs Barito Putera, 15h30 ngày 31/1: Khách đang sung
Giải tríPhạm Xuân Hải - 31/01/2025 07:16 Nhận định bó ...
【Giải trí】
阅读更多Phát hiện quan tài nghi của 'Ông già Noel'
Giải trí"> ...
【Giải trí】
阅读更多Nhà trường được xử phạt học sinh bằng những hình thức nào?
Giải tríSau khi có những ý kiến về mức kỷ luật với học sinh, mới đây, Trường THPT Giồng Ông Tố (Quận 2, TPHCM) đã quyết định giảm mức phạt với 2 nam sinh có hành vi quay lén trong nhà vệ sinh nữ. Cụ thể, từ việc bị đình chỉ học 1 năm, 2 học sinh này chỉ bị đình chỉ 2 tuần, xếp loại hạnh kiểm yếu trong học kỳ 1 của năm học 2020 - 2021. Một vụ việc khác gây tranh cãi hơn là vụ nữ sinh N.T.N.Y (học sinh lớp 10A4, Trường THPT Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, An Giang) nghi tự tử trong nhà vệ sinh sau khi bị nêu tên dưới cờ, phải cấm túc hằng ngày trong vòng 2 tuần...
Giáo viên có thể phạt học sinh như thế nào?
Vậy, nếu vi phạm kỷ luật, học sinh sẽ bị phạt như thế nào?
Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ GD-ĐT hoàn tất thời gian lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo (lần 2) Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo Dự thảo, nhà trường xem xét thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực hoặc áp dụng các hình thức kỷ luật khác (khiển trách; cảnh cáo; tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng với học sinh vi phạm). Quy định nêu tên học sinh vi phạm kỷ luật dưới cờ bị bãi bỏ.
Nữ sinh nghi tự tử ở An Giang: 'Em tìm cái chết để chứng minh mình không sai'. Trong khi quy định mới về khen thưởng và kỷ luật học sinh chưa được ban hành, các trường trung học vẫn có thể bám sát các quy định hiện hành để áp dụng, cụ thể là theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT do Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/11. Theo đó, các hành vi học sinh trung học không được làm bao gồm: Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác; Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh; Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ; Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép; Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng; Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; Sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Cũng theo thông tư này, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm; Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm; Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Giáo viên cũng không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.
Những biện pháp “ngoài lề”
Tuy nhiên, đã từ lâu, ngoài các biện pháp kỷ luật có tên chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ GD-ĐT, một số giáo viên đã tự nghĩ ra nhiều hình thức khác nhau.
Trên một nhóm diễn đàn của hàng nghìn giáo viên, quản trị trang đã từng tổng hợp và chia sẻ với cộng đồng hàng loạt hình thức xử phạt:
“-Học sinh nói chuyện riêng nhiều lần, làm phiền các bạn xung quanh => phạt ngồi riêng lên đầu lớp trong vài ngày.
- Học sinh đánh nhau => Phạt lao động/trực nhật cùng nhau.
- Học sinh không làm bài cũ => Phạt học thuộc và giảng bài lại cho cả lớp.
- Học sinh mất trật tự ảnh hưởng đến lớp học => Phạt xin lỗi từng người trong lớp.
- Học sinh chửi bậy => Phạt đứng cúi đầu xin lỗi 20 lần.
- Học sinh xúc phạm giáo viên => Mời phụ huynh lên làm việc và khen ngợi trước, sau đó mới nói về vấn đề giáo viên bị xúc phạm. Học sinh tự xấu hổ và chủ động xin lỗi thầy cô (tâm phục khẩu phục).
- Học sinh bị điểm kém => Phạt chép bài nhiều lần.
- Học sinh trốn học đi chơi game => Phạt trực nhật đầu và sau giờ học, chép bài cũ đã trốn.
- Học sinh chửi bố mẹ => Phạt viết thư cảm ơn bố mẹ.
- Học sinh hiếu động, nô nghịch (tiểu học) => Phạt đứng góc lớp”.
Tuy nhiên, các ý kiến bình luận cũng rất đa chiều, có ủng hộ và có cả phản đối.
Ví dụ như hình thức phạt ngồi riêng lên đầu lớp hay phạt đứng xó, ý kiến ủng hộ thì cho rằng khi học sinh bị ngồi một mình sẽ thấy ngại mà sửa đổi. Nhưng ý kiến khác phân tích rằng nếu cho ngồi riêng hay đứng xó mà học sinh đó vẫn nghịch thì càng thu hút sự chú ý của cả lớp, cả lớp sẽ mất tập trung. Rồi sau đó vẫn nghịch thì giáo viên sẽ phải làm gì?
Hay hình thức phạt chép bài nhiều lần được cho rằng tác dụng không lớn. Hình thức phạt lao động, trực nhật, phạt xin lỗi… nhiều giáo viên nhận định ít tác dụng, học sinh chỉ làm đối phó cho xong việc…
Chia sẻ áp lực với giáo viên, phụ huynh Nguyễn Văn Sơn (TP.HCM) nhìn nhận những biện pháp nói trên chỉ có hiệu quả với các em học sinh vốn ngoan nhưng lỡ vi phạm.
“Còn những học sinh ngỗ nghịch, bị coi là cá biệt rồi thì bắt chép phạt hay xin lỗi cũng vô ích. Các em đã dám xúc phạm bố mẹ, thầy cô thì mấy việc như bắt viết thư xin lỗi liệu có khiến các em thật tâm hối cải?”.
Phương Chi
Day dứt sau những câu chuyện của học trò 'cá biệt'
Nhiều câu chuyện về những học trò 'cá biệt' đã để lại sự day dứt với cả thầy cô, gia đình và xã hội.
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2: Hướng về Top 4
- Hy hữu bán xe 1 triệu rưỡi, bồi thường 15 triệu
- Tin chuyển nhượng MU 5
- Nghỉ phép năm quá quy định, NLĐ có phải bù tiền cho công ty?
- Nhận định, soi kèo Villarreal vs Valladolid, 22h15 ngày 1/2: Chiến thắng thuyết phục
- Trường ĐH Nha Trang dùng điểm xét tốt nghiệp để tuyển sinh 2021
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Comunicaciones vs Deportivo Marquense, 10h0 ngày 30/1: Chặn đà tiến của khách
-
Lê Trần Khánh Vy là "chiến binh" dũng cảm của Khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2. 5 năm bị lupus ban đỏ, 4 năm suy thận, con từng vài lần vượt qua cửa tử, giờ con đang chạy thận mỗi tuần 3 lần. Bệnh tật hành hạ đau đớn khiến Khánh Vy chẳng cảm nhận nổi sự vui vẻ. Thời gian gần đây con hay bị thiếu máu, phải nhập viện truyền máu liên tục, chi phí khá tốn kém.
Cách đây vài tháng, bác sĩ thông báo kết quả xét nghiệm máu của con, màng lọc máu thông thường không đạt được hiệu quả tối ưu, còn nhiều cặn. Bác sĩ khuyên gia đình nên thay tấm màng lọc dùng một lần, thay vì tái sử dụng 6 lần như hiện tại. Thế nhưng con số 10 triệu đồng đối với gia đình chị Phương lúc này quá lớn.
Đại diện Báo VietNamNet và cán bộ phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi đồng 2 trao tiền bạn đọc ủng hộ cho mẹ của bé Khánh Vy. Trước đó, để có tiền cứu con, vợ chồng chị Phương phải bán căn nhà rồi đi ở nhờ. Người chồng mắc bệnh tim chẳng thể gánh vác nổi tiền thuốc cho mình và viện phí của con, nhưng chị Phương không nỡ bỏ mặc con gái. Chị cầu cứu đến Báo VietNamNet, mong sẽ có nhiều bạn đọc hảo tâm giúp đỡ cho Khánh Vy.
Sau khi bài viết "Bán sạch cửa nhà, mẹ không còn nổi 10 triệu đồng thay màng lọc máu cho con" được đăng tải trên VietNamNet ngày 12/5, nhiều nhà hảo tâm đã chia sẻ, động viên gia đình. Ngoài 79.905.000 đồng do bạn đọc ủng hộ qua tài khoản của Báo VietNamNet, mẹ con chị cũng nhận được sự giúp đỡ trực tiếp khác.
Thông qua Báo VietNamNet, chị Phương gửi lời cảm ơn những tấm lòng nhân ái đã xót thương cho bé Khánh Vy, và tiếp thêm động lực cho con điều trị bệnh.
Khánh Hòa
Thất nghiệp do Covid, người dì khóc nghẹn xin giúp cháu gái mồ côi có tiền chữa bệnh
Đã nhiều ngày nay 2 dì cháu Mai lo lắng không ngủ được. Dịch covid khiến chị Hồng thất nghiệp, chẳng biết làm thế nào để kiếm được tiền đóng viện phí sắp tới cho đứa cháu tội nghiệp bị suy thận.
" alt="Bé Lê Trần Yến Vy được bạn đọc giúp đỡ chi phí thay màng lọc">Bé Lê Trần Yến Vy được bạn đọc giúp đỡ chi phí thay màng lọc
-
Bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, Đề án đã đề ra 4 mục tiêu cụ thể đến năm 2020 và đến nay, các mục tiêu cơ bản hoàn thành.
Cụ thể, 100% cán bộ, giáo viên, bảo mẫu của các nhóm trẻ độc lập tư thục tại địa bàn thực hiện Đề án được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng chăm sóc trẻ và được giáo dục đạo đức lương tâm nghề nghiệp (vượt 20% so với mục tiêu đề án đặt ra).
Bên cạnh đó, 44.425 trẻ dưới 36 tháng tuổi con công nhân lao động được gửi ở các nhóm/lớp đảm bảo chất lượng, góp phần đáp ứng được nhu cầu gửi con của nữ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để chị em yên tâm lao động sản xuất.
Sau 7 năm thực hiện Đề án, có hơn 2,9 triệu công nhân có con nhỏ ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất tại địa bàn đề án được hướng dẫn, cung cấp kiến thức và kỹ năng về chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 36 tháng (trong đó, ông bố chiếm khoảng 20%), đạt 74,42% so với mục tiêu đề án đặt ra. Việc thực hiện mục tiêu này gặp nhiều khó khăn do số công nhân lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất luôn biến động hằng năm. Bên cạnh đó, do đặc thù công việc, công nhân lao động phải làm việc theo ca kíp, làm ngoài giờ hành chính và ngày nghỉ cuối tuần.
Ngoài ra, có 1.119 nhóm trẻ được kiện toàn, phát triển mới tại 20 tỉnh, thành (vượt chỉ tiêu 619 nhóm so với mục tiêu).
Bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh cho rằng, mặc dù phạm vi triển khai Đề án mới chỉ thực hiện ở 20 tỉnh, thành phố và số nhóm trẻ độc lập tư thục được hỗ trợ chưa nhiều, song tác động của Đề án là rất lớn khi làm thay đổi nhận thức của toàn xã hội đối với giáo dục mầm non.
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là con công nhân làm việc tại khu công nghiệp, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại các nhóm trẻ đã được Đề án hỗ trợ, kiện toàn. Đồng thời, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, xây dựng Thông tư ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.
Bên cạnh đó, bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và người chăm sóc trẻ tại nhóm trẻ độc lập tư thục...
Hải Nguyên
Đình chỉ hoạt động nhóm trẻ sau vụ cô giáo nhốt bé 3 tuổi giữa trời rét
Phòng GD-ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) và UBND phường Vạn Phúc vừa ra quyết định đình chỉ hoạt động đối với nhóm trẻ Happy Kids sau vụ cô giáo bắt trẻ 3 tuổi đứng ngoài cửa giữa trời rét.
" alt="Tính kế tăng chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là con công nhân tại khu công nghiệp">Tính kế tăng chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là con công nhân tại khu công nghiệp
-
Sự việc xảy ra ngày 27/11, trong khi học sinh một lớp 10 của Trường Cao đẳng Quốc tế TP.HCM tham gia học môn Giáo dục Quốc phòng tại xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Theo thông tin phụ huynh phản ánh tới báo chí, học sinh làm rơi chiếc kẹp tóc xuống bể chứa nước tắm nên vào lấy thì bị cô giáo nói đã chụp lại do các em vi phạm nội quy. Thời điểm đó, học sinh mặc quần áo lót, nghe cô nói vậy thì một nữ sinh ngất xỉu. Một nữ sinh khác đứng đó cũng ngất theo. Ngay sau đó, hai nữ sinh được chuyển đến bệnh viện thăm khám và về nhà tối hôm đó.
Liên quan đến sự việc, ông Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM cho biết, đây là bể nước tập thể dùng chung để múc nước ra tắm, quy định rõ học sinh không được vào trong bể.
Giáo viên nhận được thông tin có một số bạn nhảy vào bể tắm (giáo viên này được trường cử đi theo để hỗ trợ sự cố khi học sinh học quốc phòng) nên lúc học sinh bị bên quản lý hỏi tại sao nhảy vào bể nước tắm thì cô giáo chạy tới dọa: “tôi có bằng chứng đây”. Một học sinh nghe vậy có thể có tâm lý nên bị xỉu, học sinh khác cũng xỉu theo.
Theo thầy Lý, cô giáo chỉ dọa chứ lúc này đang chạy tới và không thể vừa chạy vừa chụp hình. Nhà trường đã tìm hiểu và cô khẳng định không chụp hình các em mà chỉ dọa dẫm. Cô giáo xin nhận sai do xử lý tình huống không khéo léo và hiện cô giáo cũng bị sức ép do phía sau còn nhiều vấn đề khác.
Minh Anh
Nam sinh lớp 9 ở Hà Nam chết sau khi bị bạn đánh tại trường
Cơ quan chức năng xác nhận trước khi xảy ra sự việc, nam sinh lớp 9 ở Trường THCS Châu Giang (Hà Nam) có xảy ra va chạm với một nam sinh khác cùng trường.
" alt="Nữ sinh ngất xỉu vì cô giáo dọa chụp ảnh tắm trong bể nước tập thể?">Nữ sinh ngất xỉu vì cô giáo dọa chụp ảnh tắm trong bể nước tập thể?
-
Nhận định, soi kèo Argentinos Juniors vs Tigre, 07h30 ngày 31/1: Lợi thế sân nhà
-
U17 HAGL (áo trắng) chịu để U17 PVF khuất phục ở bán kết Trên thực tế, U17 PVF là đội toàn diện hơn hẳn đám trẻ nhà bầu Đức. Cho nên, việc đội chủ nhà góp mặt ở trận đấu cuối cùng của giải không hề ngạc nhiên. Nó là màn đáp trả ngoạn mục của U17 PVF sau khi không hoàn thành mục tiêu đi đến trận cuối ở giải U17 quốc gia cách nay gần 2 tháng, cũng tại mặt sân quen thuộc của Trung tâm PVF.
Đối thủ của U17 PVF trong trận chung kết ngày 10/12 tới là U17 Viettel. "Lò" đào tạo của nhà tân vô địch V-Leugue thắng rất thuyết phục người hàng xóm U17 Hà Nội 3-0 ở trận bán kết 1.
Dĩ nhiên, chiến thắng của U17 Viettel cũng có "công" lớn từ sự sụp đổ của đối thủ, đặc biệt là pha đá phản lưới nhà giúp đội bóng áo lính khai thông bế tắc ở phút 36. Trong tình huống chống phạt góc, Văn Trường bay người đánh đầu lái bóng như... tiền đạo U17 Viettel dứt điểm vào lưới U17 Hà Nội, giúp truyền nhân của nhà vô địch V-League mở tỉ số.
U17 Viettel vừa hay vừa may trong trận thắng đậm người hàng xóm U17 Hà Nội Có bàn thắng khai thông, U17 Viettel đá tự tin hơn hẳn trong hiệp 2. Hai bàn thắng của Văn Khang và Tuấn Phong thực tế chỉ là những tình huống được cụ thể hoá từ thế trận lấn lướt, mạch lạt và tự tin hơn hẳn đối thủ của U17 Viettel.
Trận chung kết U17 Cup Quốc gia 2020 diễn ra vào 17 giờ ngày 10/12, truyền trực tiếp trên kênh VTC Onsport.
H.Khúc
U17 PVF hạ HAGL, đụng U17 Viettel ở chung kết