当前位置:首页 > Nhận định

'Viettel sẽ đẩy mạnh việc mua bán, sáp nhập các startup có tiềm năng'

Tại tọa đàm “Doanh nghiệp ICT Việt vươn ra thế giới” do câu lạc bộ nhà báo ICT tổ chức ngày 28/12,ẽđẩymạnhviệcmuabánsápnhậpcácstartupcótiềmnălịch thi đấu world cup việt nam Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, trong định hướng chiến lược phát triển, từ năm 2017 Viettel sẽ đẩy mạnh các thương vụ M&A (mua bán, sáp nhập) đối với startup đã có hình hài, tiềm năng. Thời điểm hiện nay, Viettel rất muốn đổ tiền đầu tư cho những startup có ý tưởng đã thành hình hài. Viettel hiện có thị trường rất lớn, khi đi ra nước ngoài thường kéo theo nhiều công ty trong nước và đó là cơ hội cho các startup.

Theo quan điểm của Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng, có thể ở góc độ sáng tạo, những doanh nghiệp lớn không bằng được như những doanh nghiệp nhỏ, các startup. Nhưng doanh nghiệp lớn lại có sẵn hệ thống phân phối, bán hàng, sản xuất sản phẩm chất lượng cao... Nếu cả hai cùng hợp tác sẽ tạo nên sức mạnh.

“Như với Viettel, chỉ cần hợp tác với chúng tôi là có ngay con số 300 triệu khách hàng”, ông Hùng nói.

Chia sẻ thêm, Tổng Giám đốc Viettel khuyến khích cộng đồng startup hãy “kích hoạt” khát vọng, tạo ra sự sáng tạo, đam mê và có niềm tin là thành công. Bởi trong thế giới phẳng, dù là một sản phẩm nhỏ bé nhưng nếu xuất sắc thì vẫn có thể đi ra được thế giới, mà sản phẩm xuất sắc thường tốt nhất khi xuất phát từ nỗi đau của chính mình và giải quyết nhu cầu của chính mình. Ngoài ra, trình bày một ý tưởng bản chất là đi bán sản phẩm để thuyết phục nhà đầu tư, phải tìm cách bán được ý tưởng. Dù bán một ý tưởng mới tuy không dễ dàng nhưng hãy nỗ lực.

Tổng Giám đốc Viettel ví câu chuyện doanh nghiệp khi đi ra nước ngoài giống như chuyện đẩy mình vào… chỗ chết, phải va vấp với những đối thủ giỏi hàng đầu thế giới trong khi chưa có gì trong tay.

“Năm 2006, Viettel còn rất bé, doanh thu và lợi nhuận chỉ bằng 1/30 - 1/40 hiện nay. Giữa bối cảnh thị trường Việt Nam khi đó chỉ có vài doanh nghiệp với nhau, Viettel quyết định đi ra nước ngoài với tư duy số 1 là cạnh tranh để học hỏi, cạnh tranh với các ông lớn để về Việt Nam làm tốt hơn. Sau đó mới là câu chuyện mở rộng thị trường, hợp tác quốc tế…”, ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

分享到: