Nhận định, soi kèo FK Atyrau vs Turan Turkistan, 18h ngày 4/10: Tin vào FK Atyrau
本文地址:http://member.tour-time.com/html/49a699009.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Siêu máy tính dự đoán Atletico Madrid vs Valladolid, 02h00 ngày 15/4
Thế hệ Jaguar XE mới sử dụng động cơ diesel Ingenium 2.0 lít, 4 xi-lanh sản sinh công suất 204PS. Lần đầu tiên XE được tích hợp công nghệ lai điện (MHEV).
Hệ thống lai điện mới trên XE sử dụng máy phát điện khởi động tích hợp (BiSG) nằm trong khoang động cơ để thu năng lượng thường bị mất khi giảm tốc độ và phanh, sau đó được lưu trữ trong pin lithium-ion 48V nằm bên dưới khoang hành khách phía sau. Hệ thống này có thể tái sử dụng năng lượng dự trữ để hỗ trợ động cơ khi tăng tốc đồng thời cung cấp hệ thống dừng/ khởi động tinh tế và nhanh nhạy hơn.
Động cơ mới cung cấp năng lượng cho XE khả năng tăng tốc từ 0-60mph trong 6,9 giây (0-100km/h trong 7,3 giây) và mức tiêu thụ nhiên liệu giảm 58,5mpg (4,8l/100km) với lượng khí thải CO2 thấp tới 127g/ km theo chu kỳ kiểm tra WLTP.
Colin Kirkpatrick, Kỹ sư trưởng sản phẩm của Jaguar cho biết, Jaguar XE mới được lựa chọn các cải tiến khiến chiếc xe trở thành sự lựa chọn tốt hơn cho khách hàng. Hệ thống truyền động diesel lai điện mới lần đầu tiên mang đến tùy chọn động cơ điện cho XE và mang lại hiệu quả cải thiện kết hợp với hiệu suất được tinh chỉnh. Trong khi đó, các công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như hệ thống thông tin giải trí Pivi Pro mới và công nghệ ion hóa không khí trong cabin sẽ mang lại khả năng kết nối, sự tiện lợi và niềm hạnh phúc cho tất cả người ngồi trên xe.
Cùng với nâng cấp động cơ, Jaguar XE 2021 cũng được nâng cấp công nghệ kết nối đặc biệt là hệ thống giải trí Pivi Pro.
Để cho phép xe khởi động tức thời, Pivi Pro có một nguồn điện chuyên dụng, vì vậy sẵn sàng sử dụng ngay khi tài xế ngồi sau tay lái.
Loạt các công nghệ tiện lợi mới bao gồm khả năng cập nhật phần mềm thông qua OTA (SOTA), đảm bảo XE luôn sử dụng phần mềm mới nhất. Luôn cập nhật theo cách này đồng nghĩa là chủ sở hữu không cần đến các nhà bán lẻ để nhận phần mềm mới nhất.
Khóa thông minh kết hợp vòng đeo tay Activity Key thế hệ thứ hai có thể được sử dụng để khóa, mở khóa và khởi động xe mà không cần có chìa khóa thông thường trên xe. Thiết bị có thể sạc lại này kết hợp với đồng hồ và có thời lượng pin lên đến bảy ngày giữa các lần sạc.
Bộ sạc thiết bị không dây 15W tích hợp hiện có công nghệ tăng cường tín hiệu (tùy thị trường). Hệ thống sử dụng ăng-ten bên ngoài để cải thiện tín hiệu của điện thoại thông minh khi được sử dụng bên trong ô tô.
Hoàng Nam (Theo Jaguar)
">Xe điện Jaguar XE có thêm hệ thống truyền động lai điện
Chaebol không phải “kim bài miễn tử”
Một người dân Hàn Quốc bình thường cũng dễ dàng nhận ra bất cập trong thế giới chaebol. Mọi người không còn “mắt nhắm, mắt mở” trước quan hệ phi pháp, không đúng đắn giữa chính phủ và doanh nghiệp như trước. Giữa những chỉ trích của công chúng, nhà chức trách và nhà đầu tư cũng đang thúc đẩy việc làm sáng tỏ sở hữu chéo và thay đổi cấu trúc quản trị của chaebol.
Khi bắt đầu nhiệm kỳ năm 2017, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In từng tuyên bố mạnh mẽ về cải cách các chaebol, xóa bỏ hoàn toàn quan hệ “ấm cúng” giữa giới chính trị và doanh nhân. Việc bỏ tù người thừa kế Samsung – Lee Jae Yong – nằm trong nỗ lực này.
Ông Lee Jae Yong đang thụ án 2,5 năm tù do hối lộ cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, làm dài thêm danh sách các chủ sở hữu tập đoàn bị buộc tội với tội danh tương tự trong quá khứ.
Dù ông Lee là lãnh đạo Samsung đầu tiên bị bỏ tù và kết án hai lần – một lần đầu năm 2021 và một lần đầu năm 2017, ông Lee Byung Chul, cố nhà sáng lập Tập đoàn Samsung, cũng từng bị điều tra mà không bị truy tố. Ông Lee Kun Hee, người cha quá cố của ông Lee Jae Yong – Chủ tịch Samsung từ năm 1987 tới 2008 và 2010 tới 2020 – bị kết án 3 năm tù, hoãn thi hành 5 năm và nộp phạt 110 tỷ won sau khi bị kết tội tham ô, trốn thuế vào năm 2008. Ông từ chức sau 20 năm dẫn dắt công ty và được Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak ân xá năm 2009.
Các tập đoàn gia đình trị (chaebol) lớn khác của Hàn Quốc không hề xa lạ với chuyện này. Chủ tịch danh dự Chung Mong Koo của Hyundai Motor Group bị bắt và buộc tội tham nhũng, hối lộ năm 2006. Ông bị kết án 3 năm tù trong phiên xử đầu tiên năm 2007. Song, năm tiếp theo, sau khi kháng cáo, ông được hoãn thi hành án 5 năm. Đây không phải lần đầu ông Chung bị bắt. Năm 1978, ông và cha bị điều tra với cáo buộc hối lộ khi đang giữ vai trò cấp cao tại HDC Hyundai Development Company. Ông bị giam giữ 75 ngày và bị phát hiện vi phạm Luật xây dựng.
Năm 2014, Tòa án Tối cao Hàn Quốc thông qua bản án 4 năm tù cho Chủ tịch SK Chey Tae Won vì biển thủ các quỹ của công ty. Ông bị phát hiện 46,5 tỷ won từ hai chi nhánh của SK, bao gồm SK Telecom, để đầu tư cá nhân vào chứng khoán. Em trai của ông, Chey Jae Won, cũng bị bắt giữ vì cấu kết với anh trai trong vụ biển thủ.
Năm 2017, Shin Kyuk Ho, nhà sáng lập tập đoàn Lotte, bị kết tội tham ô và chịu án tù 4 năm ở tuổi 95. Tuy nhiên, ông được tự do bên ngoài trong thời gian kháng cáo vì lý do sức khỏe.
Lịch sử “vào tù ra tội” của lãnh đạo chaebol cho thấy Hàn Quốc không hề nương tay khi xử lý giới siêu giầu này. Tuy nhiên, con đường cải cách chaebol mà nhiều chuyên gia cho là điều quan trọng với tương lai đất nước lại không hề đơn giản và không thể sớm kết thúc. Hiện tại, chính quyền Tổng thống Moon Jae In đang đứng trước áp lực ân xá cho ông Lee Jae Yong hay không. Samsung nhấn mạnh họ cần Phó Chủ tịch quay trở lại điều hành trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày một căng thẳng. 5 tập đoàn lớn trong nước cũng đệ đơn xin ân xá tới Nhà Xanh vào tháng 4.
Bộ trưởng Tư pháp Park Beom Kye kiên định với lập trường “chưa bao giờ cân nhắc ân xá cho ông Lee”. Trong khi đó, khi truyền thông đặt câu hỏi, Tổng thống Moon cho biết “đang lắng nghe nhiều ý kiến”. Người đứng đầu Hàn Quốc nói: “Chúng ta phải nỗ lực thúc đẩy cạnh tranh của ngành bán dẫn, song cân nhắc tới sự công bằng, tiền lệ trong quá khứ và tình cảm công chúng cũng là điều quan trọng”.
Du Lam
Một mạng cáp quang hoàn thành nhiều năm trước. Hàng triệu thuê bao 5G. Kết nối băng rộng nhanh nhất và rẻ bậc nhất thế giới. Hàn Quốc có tất cả những điều này trong khi các quốc gia khác có cùng nguồn lực lại đi sau.
">Khi các chaebol 'kiêu binh' Hàn Quốc dính vòng lao lý
Do xuất hiện một số tình tiết giảm nhẹ chưa thể xác minh tại tòa, VKS đề nghị rời phần luận tội, đề nghị mức án sang 14h chiều nay và được HĐXX chấp thuận.
Tại phần xét hỏi, bị cáo Lê Văn Minh, cựu thiếu tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển vùng 4 khai về hành vi nhận hối lộ từ trùm xăng lậu, bật khóc nói cảm thấy "tủi nhục" với gia đình.
"40 năm gia đình nuôi ăn học rồi phục vụ cách mạng, không ngờ đến cuối đời vướng vòng lao lý. Bị cáo rất ân hận", bị cáo Minh nói.
Trước ý kiến của ông Minh cho rằng VKS cáo buộc ông nhận số tiền cao hơn thực tế, VKS cho biết, ông Phan Thanh Hữu và con trai (Phan Lê Hoàng Anh) đã khai chuyển tiền cho bị cáo Minh tất cả các tháng, gồm cả giữa năm 2020.
"Cha con Hữu khai tất cả các hành vi buôn lậu đều xin ý kiến của bị cáo hết, đều nhắn tin, tọa độ nọ kia cho bị cáo. Dù tháng 6 có thể dịch bệnh, doanh nghiệp buôn lậu của Hữu không hoạt động nhưng con trai Hữu vẫn chuyển tiền cho bị cáo, Phan Lê Hoàng Anh đã xác định số tiền không nên phải tranh cãi nhiều", VKS nêu quan điểm.
Bị cáo Lê Xuân Thanh, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 khai "đúng, tôi nhận 1,8 tỷ của Hữu", song bị cáo cho rằng mình bị phạt 12 năm tù là "quá nghiêm khắc".
Nhà chức trách cáo buộc, chính cựu thiếu tướng Lê Văn Minh là người "dắt mối" cho trùm xăng lậu quen biết và đến thăm nhà ông Thanh hồi cuối tháng 1/2020.
Nhắc về cuộc gặp, ông Thanh phân trần, "khi ông Hữu nhờ giúp đỡ, tôi đã nói anh ở TP.HCM hoạt động kiểu gì tôi không cần biết nhưng ở trên biển, thì cấp dưới và cơ quan tôi bắt được sẽ xử lý nghiêm". Ông Thanh khẳng định không bao giờ cho Hữu số điện thoại của mình hay của vợ.
"Tôi không đặt vấn đề gì về lợi ích vật chất với ông Hữu, đó là lần đầu tiên và duy nhất ông Hữu gặp tôi và từ đó đến nay không có mối quan hệ nào", bị cáo Thanh nói và xin cho đối chất với ông Hữu. Ông Hữu sau đó xác nhận lời khai này đúng.
Vợ ông Thanh bị cấp sơ thẩm phạt 2 năm 6 tháng tù treo với cùng tội danh, hành vi, song bà không kháng cáo.
Tổng số tiền các bị cáo nhận hối lộ trong vụ án được xác định hơn 38 tỷ đồng. Ngoài bị cáo Nguyễn Thế Anh trước đó kêu oan, không khắc phục hậu quả, hầu hết các bị cáo đã nộp lại toàn bộ để được hưởng tình tiết giảm nhẹ. HĐXX cho biết, người duy nhất chưa hoàn thành nghĩa vụ này là bị cáo Lê Văn Phương, Phó phòng CSGT Công an Trà Vinh.
Ông Phương bị cấp sơ thẩm 3 năm 6 tháng tù do nhận 360 triệu đồng để "làm ngơ" cho các tàu chở xăng lậu của ông Hữu đi qua địa bàn mà Phương quản lý. So với các bị cáo còn lại, HĐXX nhận định số tiền Phương nhận không lớn, nhưng đến nay, bị cáo mới nộp lại 250 triệu đồng. Ông Phương giải thích "hoàn cảnh gia đình rất khó khăn".
"Khó khăn đến mức nào? Khi phạm tội làm tới thượng tá, phó phòng cảnh sát giao thông tỉnh đúng không?", VKS hỏi.
Ông Phương cho hay, khi tại chức mức lương tháng chỉ khoảng 20 triệu đồng, nhà phải đi thuê, không có thu nhập thứ hai, nợ nần lãi ngoài nhiều. Bị cáo xin hưởng án treo để lao động và khắc phục nốt số tiền còn thiếu "đỡ cảnh khi chết vẫn mang nợ Nhà nước", ông khai trong phiên tòa sáng nay.
14h chiều nay, VKS công bố bản luận tội với 9 bị cáo trong phiên tòa phúc thẩm.
">Vụ buôn lậu xăng dầu: Cựu thiếu tướng cảnh sát biển nói 'tủi nhục' với gia đình
Soi kèo góc Atletico Madrid vs Real Valladolid, 2h00 ngày 15/4
Vắc xin Sinopharm
Vắc xin Sinopharm còn có tên gọi là SARS-CoV-2 vaccine (Vero Cell) do Viện Sản phẩm sinh học Bắc Kinh thuộc Tập đoàn Biotec quốc gia Trung Quốc (CNBG) sản xuất.
Mỗi liều 0,5ml chứa 6.5U kháng nguyên SARS-CoV-2 bất hoạt.
Đây là vắc xin thứ 3 được cấp phép khẩn cấp tại Việt Nam sau AstraZeneca và Sputnik V.
Bộ Y tế cho biết, vắc xin Sinopharm được phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp cho Bộ Y tế tính đến ngày 29/5.
Sau khi phê duyệt, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương có trách nhiệm phối hợp với nhà sản xuất phản hồi kịp thời các yêu cầu từ Bộ Y tế Việt Nam để bổ sung thêm dữ liệu hoặc các yêu cầu khác có liên quan đến vắc xin Sinopharm và chủ động cung cấp, cập nhật các thông tin mới liên quan đến vắc xin trong suốt quá trình phát triển sản phẩm.
Viện Vệ sinh Dịch tễ cũng được giao triển khai hệ thống cảnh giác dược toàn diện với vắc xin Sinopharm, phối hợp với Cục Khoa học công nghệ - Đào tạo và các đơn vị khác đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vắc xin Sinopharm.
Bộ Y tế giao Cục Quản lý dược cấp phép nhập khẩu vắc xin Sinopharm theo quy định; Cục Khoa học công nghệ - Đào tạo lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vắc xin trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế trong quá trình sử dụng; Cục Y tế dự phòng triển khai công tác tiêm chủng.
Vào đầu tháng 5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chấp thuận sử dụng vắc xin Sinopharm cho tình huống khẩn cấp. Đây là vắc xin thứ 6 được WHO phê duyệt.
Hiện tại đã có hơn 40 quốc gia sử dụng vắc xin Sinopharm. Hãng dược này đã sản xuất hơn 200 triệu liều vắc xin, xếp sau AstraZeneca, Moderna và Pfizer-BioNTech về sản lượng.
Dữ liệu công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy, vắc xin Sinopharm có hiệu quả gần 78,1% với các trường hợp có triệu chứng và 73,5% cho các ca nhiễm không triệu chứng.
Thúy Hạnh
Việt Nam đã đàm phán xong với ít nhất 4 hãng dược để có hơn 120 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 trong năm nay.
">Bộ Y tế phê duyệt khẩn cấp vắc xin Covid
Các nhà phân tích kỳ vọng thương vụ mua lại này sẽ có lợi cho cả SK hynix và Intel. Công ty Hàn Quốc có thể củng cố hoạt động kinh doanh mảng ổ cứng thể rắn (SSD) cho doanh nghiệp, từ đó khẳng định vị thế là nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới trong cả lĩnh vực DRAM và chip nhớ NAND chỉ sau Samsung.
SK hynix rõ ràng đang có lợi thế và là một trong những công ty hưởng lợi lớn trong cuộc chơi chip nhớ toàn cầu khi ngành công nghiệp này trải qua quá trình tái cấu trúc với các công ty hàng đầu Samsung và Micron Technology. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chip nhớ flash NAND của SK hynix đang gặp phải khó khăn do xâm nhập thị trường muộn hơn các đối thủ.
Giới kinh doanh tại Hàn Quốc cho biết, quyết định lớn này là một cuộc đánh cược đầy tham vọng của Chủ tịch tập đoàn SK Chey Tae-won nhằm giúp hoạt động kinh doanh chip của tập đoàn vươn lên tầm cao mới.
Sau khi SK mua lại công ty bán dẫn Hynix Semiconductor vào năm 2012, SK đã nhất quán trong các khoản đầu tư lớn để củng cố vị thế của mình trong ngành công nghiệp chip nhớ toàn cầu. Năm 2018, SK đã mua cổ phần tại Công ty Toshiba của Nhật Bản và sau đó là một loạt thương vụ khác, được đặt tên là SK materials và SK siltron.
SK hynix đã tạo ra hơn 60% tổng doanh thu chip nhớ flash NAND từ thị trường di động vào năm ngoái, trong khi đó thị trường SSD cho doanh nghiệp vốn có lợi nhuận cao hơn chip nhớ NAND dành cho thiết bị di động lại không đạt được kết quả như kỳ vọng.
Thương vụ này sẽ bao gồm toàn bộ việc mua lại mảng kinh doanh flash NAND của Intel và nhà máy sản xuất ở Đại Liên, Trung Quốc, đây là nhà máy được thiết kế để sản xuất chip nhớ flash NAND 3D. Nhà sản xuất chip Hàn Quốc có thể tập trung nhiều hơn vào thị trường SSD cho doanh nghiệp đang phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, do Intel chiếm hơn 50% thị phần SSD doanh nghiệp ở Trung Quốc, thương vụ mua lại này giúp SK hynix cải thiện khả năng cạnh tranh của mảng kinh doanh chip nhớ NAND.
Công ty nghiên cứu thị trường TrendForce cho biết: “Sự hợp nhất giữa mảng kinh doanh flash NAND của Intel và SK hynix sẽ cho phép công ty được hưởng lợi từ các công nghệ bổ sung, đặc biệt là trong thị trường SSD doanh nghiệp. Nói chung, điều này sẽ đánh dấu một chương tiếp theo trong việc tổ chức lại ngành công nghiệp flash NAND”.
“SK hynix có lợi thế trên thị trường di động, bao gồm gói đa chip nhúng (eMCP) và các sản phẩm bộ điều khiển đa phương tiện nhúng (eMMC), chiếm hơn 60% tổng doanh thu bộ nhớ flash NAND của SK hynix trong năm 2019. Mặt khác Intel đã và đang hoạt động tốt trong thị trường SSD doanh nghiệp. Intel không chỉ ngang bằng với Samsung về mảng SSD doanh nghiệp mà còn chiếm được hơn 50% thị trường Trung Quốc”, TrendForce cho biết thêm.
Về năng lực sản xuất, SK hynix có thị phần lớn thứ hai trong lĩnh vực kinh doanh chip nhớ NAND sau Samsung. Theo nhà nghiên cứu thị trường Omdia, Intel chiếm thị phần lớn thứ 4 toàn cầu với 11,5% trong lĩnh vực chip nhớ NAND trong quý 2 vừa qua, trong khi SK hynix đứng vị trí thứ 5 với 11,4% thị phần.
Nhận định về vấn đề này, Công ty đầu tư chứng khoán Eugene Investment của Hàn Quốc cho rằng: “Bằng cách mua lại mảng kinh doanh chip nhớ NAND của Intel, SK hynix có thể nổi lên như một công ty mạnh trong lĩnh vực SSD doanh nghiệp, vốn được coi là mảng yếu nhất của công ty và củng cố vị trí số 2 trong ngành chip nhớ toàn cầu”.
Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, bằng cách bán mảng kinh doanh chip nhớ NAND của mình cho SK hynix, Intel có thể chỉ tập trung vào phát triển các chip logic được sử dụng ngày càng nhiều trong công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), mạng di động 5G và xe tự lái.
Theo Jim Handy - một nhà phân tích tại Mỹ làm việc cho Công ty Objective Analysis thì lý do Intel quyết định bán mảng kinh doanh chip nhớ NAND cho SK hynix là do mảng này làm giảm tỷ suất lợi nhuận của Intel.
Ông cho biết thêm, nhà sản xuất chip nhớ Yangtze Memory Technologies (YMTC) có trụ sở tại Trung Quốc cũng đang muốn tiếp quản mảng kinh doanh NAND của Intel như một phần trong nỗ lực thúc đẩy sản xuất chip bán dẫn của chính phủ Trung Quốc, nhưng cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã ngăn cản điều đó.
Phan Văn Hòa (Theo Koreatimes)
Nhằm tạo ra các sản phẩm chip tiên tiến thế hệ tiếp theo, công ty bán dẫn SK hynix của Hàn Quốc cho biết, họ đã hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất CPU, đặc biệt là hãng chip khổng lồ Intel của Mỹ.
">SK hynix sẵn sàng xây dựng “đế chế chip nhớ”
Ngoài ra, Chính còn bị xét xử thêm tội “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Theo cáo trạng, các bị cáo trên đã sử dụng giấy CMND làm giả của người khác để đăng ký thành lập 9 công ty với ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ. Qua điều tra xác định, trong số CMND nhóm này sử dụng để đăng ký lập công ty có người đã qua đời.
Sau khi lập doanh nghiệp, Chính cùng đồng bọn thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa khối lượng lớn từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu về cảng Đà Nẵng, Cát Lái (TP.HCM) và khai báo gian dối, không đúng số lượng, chủng loại hàng hóa theo quy định nhằm mục đích trục lợi.
Qua điều tra xác định, từ 27/12/2019 đến 26/11/2020, Ngô Duy Chính đã sử dụng pháp nhân của 6 doanh nghiệp để nhập khẩu tổng cộng 232 lô hàng từ nước ngoài về. Trong số này có 210 lô hàng đã được thông quan và tiêu thụ; 22 lô hàng bị cơ quan chức năng phát hiện tiến hành tạm giữ để điều tra với giá trị hơn 71 tỷ đồng.
Về hành vi “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” của Chính được phát hiện khi Công an Đà Nẵng thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Tại đó, công an phát hiện thu giữ trên người của Chính 4 CMND giả mạo mà bị cáo này thuê làm để sử dụng.
Trong vụ án này, Chính là người chủ mưu, cầm đầu. Các bị cáo còn lại giúp sức cho Chính.
Sau khi xem xét, TAND TP Đà Nẵng đã tuyên phạt Ngô Duy Chính mức án 16 năm tù về tội “buôn lậu" và 2 năm tù về tội "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”, tổng hợp hình phạt là 18 năm tù. Các bị cáo Hạnh, Huy và Nhàn cùng mức án 7 năm tù về tội “buôn lậu".
">Lấy tên người chết lập công ty 'ma' để nhập lậu 232 lô hàng
友情链接