Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Tây Ban Nha (CNIO) hy vọng trường hợp của bệnh nhân trên có thể chứng minh bước đột phá và mở đường cho chẩn đoán ung thư sớm - yếu tố giúp cứu sống nhiều người.
Nhóm tác giả nhận thấy bệnh nhân có có đột biến gen nhận từ cả cha và mẹ. Hệ miễn dịch của người phụ nữ tạo ra phản ứng chống viêm mạnh để chống lại các khối u. Hiểu được cách thức hoạt động của hệ miễn dịch đặc biệt trên có thể giúp kích thích hệ miễn dịch ở những bệnh nhân khác.
Giáo sư Marcos Malumbres nói, trường hợp ngoại lệ này mở đường cho các bác sĩ có thể xác định những tế bào trong cơ thể có thể biến thành khối u trước các xét nghiệm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh hiện tại.
Ông nói: “Chúng tôi cũng được cung cấp một phương pháp mới để kích thích phản ứng miễn dịch đối với quá trình ung thư”.
Khi bệnh nhân lần đầu tiên đến phòng khám của CNIO, cô được lấy mẫu máu để phân tích các gene thường liên quan đến bệnh ung thư di truyền. Tuy nhiên, các chuyên gia không tìm thấy điều gì bất ổn.
Sau đó, các nhà khoa học đã phân tích toàn bộ bộ gene của người phụ nữ và tìm thấy đột biến có tên MAD1L1, gene này rất cần thiết trong quá trình phân chia và tăng sinh tế bào.
Họ đã xem xét tác động của những đột biến đó và nhận thấy chúng có thể làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào. Tất cả các tế bào trong cơ thể người đều có 23 cặp nhiễm sắc thể.
Các mô hình động vật cho thấy, khi có đột biến ở cả hai bản sao của gen MAD1L1 từ bố và mẹ, như trường hợp của nữ bệnh nhân, thì phôi thai sẽ chết.
Nhóm nghiên cứu rất sửng sốt khi phát hiện ra người phụ nữ bị đột biến ở cả hai bản sao nhưng vẫn sống sót, ngay cả khi bị ung thư.
Viết trên tạp chí Science Advances, đồng tác giả của nghiên cứu, Miguel Urioste, người đứng đầu Đơn vị Lâm sàng Ung thư Gia đình của CNIO, cho biết chưa từng thấy trường hợp nào như vậy.
Ca bệnh trên thu hút sự chú ý khi các nhà khoa học phát hiện, 5 loại ung thư của bệnh nhân đã biến mất tương đối dễ dàng. Họ cho rằng "sự sản sinh liên tục của các tế bào đột biến đã tạo ra phản ứng bảo vệ kéo dài và điều đó khiến các khối u biến mất".
Tiến sĩ Malumbres nói thêm: "Chúng tôi nghĩ rằng việc tăng cường phản ứng miễn dịch cho bệnh nhân sẽ ngăn chặn sự phát triển của khối u". Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện của họ sẽ mở ra tiềm năng cho các lựa chọn điều trị mới trong tương lai.
Bệnh nhân cũng được phát hiện có các đốm da, đầu nhỏ hơn và các thay đổi khác.
Tiến sĩ Carolina Villarroya-Beltri cho biết, họ đã sử dụng kỹ thuật phân tích đơn bào, liên quan đến việc quét các gene của từng tế bào máu. "Bằng cách phân tích hàng nghìn tế bào một cách riêng biệt, chúng tôi có thể nghiên cứu điều gì đang xảy ra với từng tế bào và tác động của sự thay đổi với bệnh nhân", Tiến sĩ Villarroya-Beltri giải thích.
Công trình được thiết kế và thi công bởi Guz Architects-một công ty kiến trúc nổi tiếng tại Singaporecủa kiến trúc sư Guz Wilkinson.
Công trình có tổng thể liền mạch, luôn bám sát với chủ đề gần gũi với thiên nhiên.
“Olive House” được tạo thành từ các gian nhà độc lập, được đan xen bởi bể nước làm mát. Điều này cho phép luồng không khí thoáng mát lưu thông tối đa trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Singapore.
Các phòng ngủ đều được bố trí ở tầng trên. Vật liệu bê tông chỉ được sử dụng hết sức hạn chế, chủ yếu tại tầng hầm và mặt sàn. Loại thép có trọng lượng nhẹ được sử dụng khi xây dựng các cột chịu lực trên mặt đất và kết cấu mái nhà. Mái nhà bằng nhôm, với các tấm pin năng lượng mặt t rời có tác dụng cách nhiệt hiệu quả.
Vườn địa đàng nhiệt đới này không chỉ là nơi quây quần của gia đình chủ nhân và bạn bè, mà những sinh vật hoang dã cũng thường xuất hiện. Chim mỏ sừng, vẹt mào, gà rừng và cầy hương là những vị khách thường ghé thăm nơi đây.
(theo Cnaluxury)
" alt=""/>'Ốc đảo nhiệt đới' xanh mát bên trong căn nhà gỗ ở SingaporeĐây là chủ đề thu hút sự quan tâm lớn của các diễn giả. Ông Lê Bá Tân cho rằng với các doanh nghiệp đang hoạt động, vật lộn với Covid-19 để tồn tại là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa phải tìm giải pháp để cầm cự nhưng cũng cần tìm hướng đi cho trung hạn và dài hạn.
Đối với các startup mới, việc giải quyết các nỗi đau mà Covid-19 gây ra sẽ chỉ mang tính thời điểm. Đến một lúc nào đó, chúng ta cũng sẽ đối mặt với dịch bệnh một cách chủ động hơn ngay cả khi nó không mất đi. Chính vì thế, việc chuẩn bị cho thị trường thời hậu Covid-19 mới là mục đích mà các startup mới nên hướng tới, ông Tân nói.
![]() |
Ông Hùng Trần, co-founder Got It |
Chia sẻ quan điểm này, ông Hùng Trần cho rằng vượt qua khó khăn do Covid-19 là cần thiết nhưng doanh nghiệp khởi nghiệp không nên dồn toàn lực vào mục tiêu này. Thay vào đó, họ phải có sự chuẩn bị sẵn sàng cho con đường dài hơn.
“Nếu chỉ dùng những thông tin hiện có để phục vụ kế hoạch phát triển lâu dài thì rất bất hợp lý. Covid-19 sẽ bị bỏ lại phía sau. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đang vật lộn, nắm bắt cơ hội để giải quyết những nỗi đau hiện hữu sẽ giúp sống qua ngày. Khi mọi thứ ổn định, startup phải có được nền tảng để đi theo con đường dài hơn”, ông Hùng Trần chia sẻ.
Chia sẻ về những công nghệ tiềm năng, ông Trần Quang Hưng - Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội, Đại diện quỹ đầu tư Vinacapital Ventures, nói rằng blockchain, dù đang gây tranh cãi, nhưng có thể là một hướng đi mà các startup có thể nghiên cứu. Thực tế, xu thế chuyển đổi số là tất yếu và các công cụ chuyển đổi số sẽ được chấp nhận nếu chúng chứng minh được hiệu quả.
Về phần mình, ông Nguyễn Hoàng Tùng, founder VVN Ai, sản phẩm giành giải nhất cuộc thi Viettel Advanced Solution Track 2019 (tiền thân của Viet Solutions), chia sẻ: ông và những người đồng sáng lập đã không chọn con đường phát triển nóng. Bằng kinh nghiệm 10 năm làm trong lĩnh vực AI ở châu Âu, hướng đi của VVN AI chính là làm và nhìn nhận thị trường. “Chúng tôi đưa ra những quyết định khác nhau ở những thời khắc khác nhau”, ông Tùng chia sẻ.
Cơ hội từ Viet Solutions
Với sự kết hợp của Bộ Thông tin và truyền thông cùng Tập đoàn Viettel, Viet Solutions đang ngày càng chứng minh được vai trò, hiệu quả trong nỗ lực thúc đẩy các startup phát triển. Năm nay, ban tổ chức cuộc thi sẽ đưa ra những đề bài mà Chính phủ và doanh nghiệp lớn đang cần tìm lời giải. Đây là những “nỗi đau” hiện hữu và giải quyết tốt nỗi đau đó, startup chắc chắn sẽ thành công.
Bản thân các diễn giả cũng đã gửi những lời chia sẻ tới các startup đang muốn tham dự cuộc thi. Ông Nguyễn Hoàng Tùng, founder VVN AI, startup từng giành giải Nhất cuộc thi tiền thân của Viet Solutions cho biết các doanh nghiệp hãy chuẩn bị những sản phẩm tốt khi tham dự cuộc thi. Bên cạnh những góp ý của ban giám khảo, startup có cơ hội tương tác với các hệ sinh thái lớn của “sếu đầu đàn” cũng là cơ hội quảng bá hữu hiệu. Ngoài ra, những ý tưởng tốt có cơ hội hợp tác với Tập đoàn Viettel và nhiều doanh nghiệp lớn khác ngay cả khi không đoạt giải.
Ông Lê Bá Tân, Phó TGĐ Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks), thì cho rằng Covid-19 sẽ sớm được kiểm soát khi Việt Nam có đủ vắc-xin trong năm tới. Chính vì vậy, dù startup dự thi hay không cũng cần có những ý tưởng, giải pháp hướng tới những gì xã hội cần sau khi dịch bệnh qua đi.
Đối với những startup muốn tham dự Viet Solutions 2021, ông Tân nhấn mạnh cái bắt tay của những người “đồng sàng đồng mộng”, có cùng lợi ích, chia sẻ mục tiêu. Với Tập đoàn Viettel, ông Tân cho biết những mảng như 5G, Cloud, IoT, Data Analytics… đang được đẩy mạnh nên những startup có giải pháp trong lĩnh vực này dễ có cơ hội hợp tác hơn.
“Với tinh thần mở, chúng tôi mong chúng ta sẽ nắm bắt cơ hội cùng nhau. Đó là cơ hội của Viettel cũng như cơ hội của các startup. Việc hợp tác sẽ giúp startup giảm thiểu chi phí, tiếp cận công nghệ mới nhất cũng như có cơ hội lớn hơn trong việc hiện thực hóa ý tưởng, tạo ra các sản phẩm thành công”, ông Tân nhấn mạnh.
Ông Hùng Trần, co-founder và CEO của Got It, cho rằng các startup nên chọn những cuộc thi phù hợp với mục tiêu và giải pháp của mình. Ông Trần Quang Hưng thì nhấn mạnh các startup nên chuẩn bị tinh thần nắm bắt cơ hội từ Viet Solutions hay các cuộc thi khác bởi luôn có những nhà đầu tư đi tìm kiếm những giải pháp hữu ích với họ. Đó cũng là cơ hội tốt trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay.
Do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Tập đoàn Viettel tổ chức, Viet Solutions hướng tới mục tiêu tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, giúp giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần thực hiện chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia. Cùng với đó, chương trình cũng đóng vai trò bàn đạp, giúp các startup dự thi hoàn thiện giải pháp, tiếp cận nguồn lực hỗ trợ, cả về tài chính lẫn công nghệ, để sớm đi vào thực tế.