Theo vị chuyên gia này, những nhận thức mới về cách mạng 4.0 và chuyển đổi số đã làm thay đổi sâu sắc khái niệm đô thị thông minh: “Xây dựng đô thị thông minh không phải là xây dựng đô thị số thay cho đô thị thực, mà là dùng công nghệ số để thông minh hóa các cấu phần của đô thị. Bản thân các cấu phần thực cũng cần biến đổi để thích ứng với việc tích hợp thêm môi trường số”.
Nhận định việc xây dựng đô thị thông minh chính là chuyển đổi số đô thị, chuyên gia Nguyễn Nhật Quang cho rằng, các địa phương cần tuân thủ các quan điểm, nguyên tắc và giải quyết các vấn đề chung của chuyển đổi số. Đô thị thông minh không phải là 1 đích đến mà là 1 phương thức phát triển và vận hành đô thị hiện đại, hiệu quả
Phát triển đô thị thông minh cần đặt trong tổng thể chuyển đổi số của địa phương. Các lợi ích của hạ tầng thông minh cần được lan tỏa đến toàn bộ cư dân của địa phương, không giới hạn trong không gian đô thị.
Cùng với đó, đề án đô thị thông minh phải được tích hợp chặt chẽ trong chiến lược phát triển đô thị, thể hiện trong mọi chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương. Mỗi đô thị, mỗi quốc gia cần cầu thị học hỏi nhưng phải mạnh dạn sáng tạo tìm ra cách làm riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.
Ông Nguyễn Nhật Quang cũng chỉ rõ, giải pháp đô thị thông minh cần kết hợp nhuần nhuyễn các giải pháp công trình, giải pháp công nghệ và giải pháp quản lý. Hạ tầng thông tin đô thị là “hệ thần kinh số” của đô thị thông minh, là dấu hiệu phân biệt một đô thị thông minh và chưa thông minh; trong đó 1 hạ tầng dữ liệu số thống nhất, chia sẻ, dùng chung và một nền tảng kết nối số mọi người mọi vật một cách chính danh, tin cậy và an toàn đóng vai trò quyết định.
Chia sẻ kinh nghiệm của Thái Lan, Tiến sĩ Smich Butcharoen, Giám đốc Phát triển dịch vụ 5G, Công ty Viễn thông Quốc gia Thái Lan cho biết, Thái Lan rất coi trọng xu hướng xây dựng các thành phố thông minh để giải quyết các thách thức, đồng thời có mối quan hệ không thể tách rời giữa xây dựng thành phố thông minh với tầm nhìn 20 năm xây dựng “Thái Lan số”.
Chính phủ Thái Lan đã hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển các đô thị thông minh do Ủy ban Quốc gia về Smart City phụ trách, bao gồm 4 tầng: Tầm nhìn/Kế hoạch quốc gia; Khung chính sách; Luật; và văn bản hướng dẫn. “Điều này đã tạo thuận lợi lớn cho các đô thị nhanh chóng giải quyết được các thách thức, và triển khai hiệu quả”, Tiến sĩ Smich Butcharoen nói.
Tại Việt Nam, thành phố thông minh giúp tối ưu hóa nguồn lực, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, tiện ích cho người dân và phát triển kinh tế, xã hội cũng là mục tiêu của Chính phủ, chính quyền các cấp. Từ tháng 8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ TT&TT đã sớm nghiên cứu, xây dựng và ban hành Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh Việt Nam phiên bản 1.0, trên cơ sở tham khảo tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO. Dự kiến, trong năm 2023, Bộ TT&TT sẽ nghiên cứu, xem xét ban hành Khung tham chiếu ICT phát triển ĐTTM phiên bản 2.0 trên cơ sở kế thừa từ phiên bản 1.0, có bổ sung các thành phần mới phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và bảo đảm gắn kết với quá trình chuyển đổi số tại địa phương.
Dẫn số liệu của Bộ Xây dựng, đại diện VINASA cho biết, đến nay, trên cả nước có 54/63 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai xây dựng đề án đô thị thông minh; 30 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Đề án, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị thông minh.
Cùng với đó, gần 20 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh; 38 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm IOC cấp tỉnh; 21 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm IOC cấp đô thị, thành phố thuộc tỉnh; 17/63 tỉnh đã triển khai ứng dụng dịch vụ du lịch thông minh, khoảng trên 10 tỉnh, thành triển khai các ứng dụng về giao thông thông minh, kiểm soát trật tự an toàn đô thị, ngoài ra còn một số ứng dụng trong các lĩnh vực khác như giáo dục thông minh, y tế thông minh.
" alt=""/>Hạ tầng thông tin chính là “hệ thần kinh số” của đô thị thông minhTại xã Sơn Phú, con đường bê tông có chiều dài hơn 10km được hoàn thành, khiến các hộ dân vui mừng, phấn khởi bởi không còn cảnh bùn đất khi trời mưa gió, trẻ em đến trường thuận tiện, công việc buôn bán cũng đỡ vất vả.
Đến nay, một số kết quả quan trọng huyện Na Hang đạt được trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia là 100% xã có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; trên 99% số hộ được dùng điện lưới quốc gia; 98% số hộ ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Yên Sơn giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động
Công tác giảm nghèo tại huyện Yên Sơn cũng đạt được kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống của người dân và thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Nhờ các chính sách hỗ trợ, năm 2023, toàn huyện đã sửa chữa, làm mới 291 nhà ở cho các hộ nghèo với kinh phí trên 13,4 tỷ đồng. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Hội Nông dân huyện tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, tư vấn, nâng cao kiến thức lao động sản xuất cho trên 8.875 hộ nông dân, hộ nghèo...
Trong 10 tháng đầu năm 2023, huyện Yên Sơn giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh, đạt 85% kế hoạch năm, 293 lao động đi xuất khẩu nước ngoài.
Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Yên Sơn đã chủ động, sáng tạo triển khai nhiều mô hình, việc làm nhằm tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, từ đó vươn lên thoát nghèo.
Toàn huyện có 20.148 hội viên tại 29 cơ sở hội. Hội đã hướng dẫn xây dựng 25 ý tưởng kinh doanh các hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm phụ nữ khởi nghiệp tham gia cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức.
Đến nay, Hội phát triển và duy trì 3 hợp tác xã và 30 nhóm cùng sở thích về phát triển kinh tế với hơn 450 phụ nữ tham gia sản xuất, kinh doanh; có thể kể đến Hợp tác xã sản xuất nông sản chất lượng cao Trường Giang xã Trung Sơn, mô hình sinh kế thêu trang phục truyền thống dân tộc Mông xã Hùng Lợi, nhóm cùng sở thích chăn nuôi gà thả đồi thôn Động Sơn (xã Chân Sơn), nhóm cùng sở thích sản xuất chuối sấy giòn và chuối sấy dẻo xã Chiêu Yên…
Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện là trên 20%. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm được 4,82%, chỉ còn 15,97%.
Bên cạnh đó, theo thống kê, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chiếm 90% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, vì vậy việc quản lý nhân sự là một bài toán cần có lời giải. Nắm bắt được xu hướng đó, sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, MobiFone Smart Office - Giải pháp điều hành doanh nghiệp 4.0 đã cho ra mắt sản phẩm giúp cho việc kinh doanh của doanh nghiệp trở nên dễ dàng, hiệu quả, tiết kiệm.
![]() |
Giải pháp văn phòng điện tử MobiFone Smart Office giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý điều hành hoạt động văn phòng, các quy trình nghiệp vụ hành chính một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Bước đi tiên phong trong quá trình chuyển đổi số
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đều đã ít nhiều nhận thức được vai trò của chuyển đổi số cũng như việc ứng dụng các công nghệ số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Để chuyển đổi số thành công, người lãnh đạo của doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, nhận thức về vấn đề chuyển đổi số. Bên cạnh đó, họ cần phải có sự quyết tâm, dám đi đến tận cùng, bởi chỉ có như vậy mới phát huy được hết hiệu quả mà chuyển đổi số mang lại.
Về bản chất, chuyển đổi số doanh nghiệp là sự chuyển đổi từng bước các phương thức vận hành của doanh nghiệp từ môi trường truyền thống lên không gian số. Việc này còn phụ thuộc vào quy mô, hoạt động quy mô, đặc thù hoạt động mà doanh nghiệp có thể lựa chọn, quyết định chuyển đổi từng mảng hay toàn thể hoạt động của doanh nghiệp mình lên không gian số sao cho phù hợp.
Chuyển đổi số có thể bắt đầu từ những việc nhỏ, quan trọng là giải quyết được các vấn đề nhức nhối của tổ chức, doanh nghiệp. Ví dụ, để số hóa hoạt động văn phòng, doanh nghiệp có thể đưa vào sử dụng một dịch vụ khá phổ biến hiện nay là Smart Office do MobiFone cung cấp.
Đây là một tập hợp các giải pháp điều hành doanh nghiệp 4.0, tích hợp tất cả ứng dụng cần thiết cho hoạt động văn phòng của doanh nghiệp trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu chi phí trong hoạt động doanh nghiệp, tự động hóa các quy trình thủ tục, xây dựng văn phòng điện tử không giấy tờ. Bên cạnh công tác số hóa văn bản, bộ sản phẩm còn giúp số hóa các hoạt động như họp trực tuyến, quản lý điều hành các cuộc họp, quản lý nhân sự, tài sản, dự án, cộng tác nội bộ..., điều mà ít sản phẩm trên thị trường có thể mang lại cho khách hàng.
MobiFone Smart Office cung cấp một bộ sản phẩm văn phòng điện tử và là giải pháp hỗ trợ vận hành doanh nghiệp trên một hệ sinh thái toàn diện, linh hoạt. Với mức chi phí vừa phải, hợp lý, giải pháp này đặc biệt phù hợp để phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi số các doanh nghiệp, nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Giải pháp đặc biệt với nhiều phân hệ vượt trội
![]() |
Smart Office là bộ sản phẩm cung cấp nền tảng quản trị hợp nhất giúp các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan chính phủ chuyển đổi số một cách toàn diện. Sự ra đời của Smart Office là xu hướng tất yếu trong quá trình chuyển đổi số và càng có ý nghĩa đặc biệt hơn trong bối cảnh làm việc trực tuyến trở nên phổ biến ở mọi cơ quan, đơn vị nhằm phòng chống dịch bệnh.
Bộ sản phẩm có 4 phân hệ chính. Phân hệ thứ nhất là văn phòng điện tử eOffice với các sản phẩm số hóa văn phòng như quản lý văn bản MobiFone e-Office, quản trị công việc, hành chính, lưu trữ dữ liệu và hỗ trợ công tác hội họp (MobiFone e-Cabinet, MobiFone Meeting). Phân hệ thứ hai là quản trị nhân sự eHRM với sản phẩm hỗ trợ công tác tuyển dụng, quản lý thông tin, chấm công, tính lương, theo dõi KPI. Phân hệ thứ ba là giải pháp cộng tác eCollaboration với các sản phẩm hỗ trợ truyền thông nội bộ, quản lý sự kiện, giao tiếp tổ chức. Phân hệ thứ tư là quản lý tài sản eAsset với các tính năng quản lý tài sản, dự án đầu tư, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản trị nguồn lực.
MobiFone cho phép khách hàng có thể chọn và thanh toán những tính năng phù hợp nhu cầu thay vì phải mua combo hay toàn bộ sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành mà vẫn giải quyết được đúng vấn đề cần thiết.
Linh Đan
" alt=""/>Giải pháp hỗ trợ vận hành doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số toàn diện