Tóc Tiên thừa nhận chưa tốt nghiệp đại học ở Mỹ

Thể thao 2025-04-20 18:30:44 73243

Trên trang cá nhân mới đây,ócTiênthừanhậnchưatốtnghiệpđạihọcởMỹltd v league 2024 Tóc Tiên đã có những trải lòng về những áp lực cô gặp phải từ thời học sinh.

Trả lời thắc mắc của của fan, giọng ca “Ngày mai” cho biết cô từng stress và ám ảnh việc học tới mức đau dạ dày.

{ keywords}
Tóc Tiên có nền tảng học thức tốt trong số các ca sĩ trẻ Việt hiện nay.

“Chị luyện thi đại học từ hè hết lớp 10 lên lớp 11. Năm lớp 12, để thi khối B vào Đại học Y dược, mẹ cho chị học thêm 3 lớp Sinh, 2 lớp Toán và một lớp Hóa. Suốt năm lớp 12, chị học từ 6h tới 23h. Chị bị stress và ám ảnh đến mức đau dạ dày”, cô kể.

Tóc Tiên nhớ lại có hôm cô chỉ ngủ được 4 tiếng rồi bật dậy học tiếp. Khi chuông báo thức reo, cô chạy quang giường nhưng miệng thì lảm nhảm ‘"Con đang học mà". "Chị nhớ mãi cảm giác ngày thi đại học cuối cùng, khi bước ra khỏi trường thi, lần đầu chị hiểu cảm giác tự do. Nhớ thương thời cấp 3 Lê Hồng Phong với nhiều kỷ niệm nhưng chị không bao giờ muốn quay lại lúc đó”, cô trải lòng.

Về quá trình du học tại Mỹ, Tóc Tiên kể, ban đầu cô lựa chọn ngành học biology (Sinh học -PV) nhưng sau 2 năm không theo nổi, cô chuyển qua communication (truyền thông -PV).

Sau đó, nữ ca sĩ nhận ra niềm đam mê của mình là ca hát. Cô trở về Việt Nam tham gia The Remix và phát triển sự nghiệp đến bây giờ. “Chị không ngại khi chia sẻ mình chưa tốt nghiệp đại học. Với chị, trường đời mới là ngưỡng thử thách nhất, nhưng các bạn có điều kiện thì cứ học hơn nữa nhé”, cô nhắn nhủ đến fan.

Nữ ca sĩ cũng cho biết trong thời gian tới cô sẽ đăng ký một môn học để nâng cao kiến thức bản thân.

{ keywords}
Nữ ca sĩ theo đuổi phong cách gợi cảm, cá tính khi về nước hoạt động.

Tóc Tiên là trường hợp ca sĩ thành danh từ nhỏ qua các phong trào văn nghệ thiếu nhi trong thành phố. Năm 18 tuổi, sau khi tốt nghiệp phổ thông, cô sang Mỹ và theo học tại trường Pasadena City College.

Thời điểm đó, bên cạnh việc học tại trường, cô cũng đầu quân cho một trung tâm Hải ngoại và thỉnh thoảng đi lưu diễn cùng các anh, chị đồng nghiệp. Năm 2015, cô chính thức về nước hoạt động và nhanh chóng được đón nhận với loạt ca khúc hit được đông đảo khán giá trẻ yêu thích.

Tuấn Chiêu

Tóc Tiên mặc váy khoét sâu, chèn ép vòng 1 đi dự sự kiện

Tóc Tiên mặc váy khoét sâu, chèn ép vòng 1 đi dự sự kiện

Mặc váy bó sát của NTK Công Trí kèm phụ kiện gần 60 triệu đồng, Tóc Tiên nổi bật thu hút mọi ánh nhìn.

本文地址:http://member.tour-time.com/html/4d693200.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Aston Villa vs PSG, 2h00 ngày 16/4: An bài

1. Ở cạnh những người thành công khác

{keywords}
Warren Buffett, Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway cầm một cây kem tại triển lãm thương mại của công ty ở Omaha, Nebraska, trong lúc đang nói chuyện với các phóng viên (Ảnh: Reuters).

Tỷ phú Warren Buffett đã thực hiện thói quen này từ những ngày đầu tiên bắt đầu sự nghiệp, ông gọi đó là một trong những chìa khóa thành công của mình: “Tốt hơn là nên kết bạn, giao lưu với những người thành công hơn bạn. Hãy chọn những cộng sự có tư tưởng tích cực hơn, và bạn sẽ chịu ảnh hưởng theo hướng tích cực ấy”.

Việc tiếp thu kiến thức và học hỏi từ những người thành công, có thể giúp bạn trở nên tốt hơn, có nhiều cơ hội thành công hơn.

2. Suy nghĩ tích cực

{keywords}
Du khách đang tập trung ngồi thiền ngoài trời trong Ngày Trái đất (Ảnh: Cindy Ord).

Những người thành công hiểu rõ rằng, chìa khóa để thành công chính là bản thân mình. Và bắt đầu ngay từ cách suy nghĩ.

Lee J. Colan, đồng sáng lập The L Group, và cũng là tác giả của “The power of positive coaching” (Sức mạnh của huấn luyện tích cực) cho rằng: “Bạn sẽ vẽ vào cuộc sống của mình điều mà bạn không ngừng nghĩ về, dù là tốt hay xấu”. Nói cách khác, nếu bạn luôn nghĩ về những điều tiêu cực, có nghĩa là bạn đang lập trình cho tâm trí để biến những suy nghĩ này thành hiện thực.

“Suy nghĩ tiêu cực giống như những quả mìn dọc theo con đường thành công của bạn”, Colan nói. Nhưng thật may là điều ngược lại cũng đúng. Nếu bạn kiên định và nuôi dưỡng những suy nghĩ, kỳ vọng tích cực, bạn sẽ vẽ nên một bức tranh về thành công trong tương lai.

3. Hãy làm những điều bạn yêu thích

{keywords}
Tim Cook, CEO của Apple. (Ảnh: Reuters).

Tất cả những người thành công đều đặt ra mục tiêu cho mình và kiên trì theo đuổi. Mục tiêu đó là những điều mà họ thực sự yêu thích, vì vậy, họ đặt khá nhiều tâm tư vào đó.

Nếu bạn hiểu được những gì dành cho mình, và bạn giỏi về điều đó, có thể bạn đang trên đường hướng tới mục tiêu cuối cùng của mình, bất cứ điều gì phù hợp với bạn. Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook đưa ra lời khuyên: “Hãy làm những gì bạn yêu thích, và đặt toàn bộ trái tim mình vào, việc còn lại sau đó là vui vẻ”.

4. Hiểu rằng thành công là một hành trình

{keywords}
Ảnh minh họa (Shutterstock).

Những người đã thành công đều hiểu rằng, thành công là một cuộc hành trình. Khi gặp phải thất bại, đó là một phần của hành trình thử nghiệm, học hỏi, phát triền và không ngừng tiến về phía trước. Trải qua những lần vấp ngã, họ có thể nhận ra những khó khăn, họ quen dần với cảm giác chán nản và tiếp tục theo đuổi thành công với quyết tâm cao hơn.

Vì vậy, không nên đánh giá thành công qua một lần vượt mục tiêu, hay gặp phải thất bại. Trải nghiệm nhiều ngã rẽ, với những khó khăn trên hành trình là điều tất yếu của cuộc sống.

5. Luôn xây dựng hệ thống hậu thuẫn

Những người thành công thường có hệ thống hậu thuẫn hỗ trợ. Đó là những người luôn đặt niềm tin và sát cánh cùng bạn để theo đuổi những mục tiêu tương tự. Với mỗi chiến thắng, dù lớn hay nhỏ, hệ thống hậu thuẫn ấy sẽ luôn ăn mừng cùng bạn.

6. Hãy hành động

{keywords}
 

Nếu bạn đang mắc kẹt trong một phần của cuộc sống và không không nhìn ra con đường phía trước, bước đầu tiên để đạt được được mục tiêu là cam kết không bỏ cuộc.

Nếu bạn biết tại sao bạn vẫn luôn thất vọng và chán nản trong công việc, nhưng bạn cứ phó mặc và không làm gì, bạn sẽ tiếp tục thất vọng và chán nản. Vì vậy, điều cần thiết là bạn hãy hành động.

Những người thành công luôn hành động có mục đích, có giá trị, thay vì chỉ nghĩ về nó. Họ không lên kế hoạch để chết, họ cũng không bận tối tăm trong những cuộc họp chỉ để giải quyết việc cần làm.

Đến một lúc nào đó, bạn sẽ phải “bóp cò”, để có được những gì bạn muốn, bạn phải làm những điều thực sự cần thiết và có mục đích.

Khánh Hòa (Theo Business Insider)

 

11 điều cha mẹ cần nhớ để cho con một đời hạnh phúc

11 điều cha mẹ cần nhớ để cho con một đời hạnh phúc

Những ông bố, bà mẹ phương Tây trong quá trình dạy con luôn ưu tiên việc khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc, không gây áp lực học hành và để trẻ thỏa sức khám phá thế giới.

">

6 thói quen hàng ngày để đi đến thành công

Soi kèo phạt góc Inter Milan vs Bayern Munich, 02h00 ngày 17/4

LTS: Sự kiện bộ sách lớp 1 Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại có một số môn như Tiếng Việt lớp và Toán không đạt yêu cầu thẩm định trong đợt thẩm định 6 bộ sách giáo khoa chuẩn bi cho chương trình giáo dục phổ thông mới đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Chiều 12/9, các hội đồng thẩm định đã có giải thích chi tiết về kết quả này.

Môn Tiếng Việt: Không phải ngẫu nhiên tất cả đều bỏ phiếu loại

Về bộ sách Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt - cho hay: Lâu nay sách đã được sử dụng và có hiệu quả tốt. Việc này cũng giống như SGK hiện hành và cũng thực hiện tốt từ trước đến nay.

“Tuy nhiên, giờ đây, SGK phải soạn theo chương trình phổ thông mới. Do đó tất cả các sách của GS Hồ Ngọc Đại cũng như bộ SGK hiện hành đều phải được viết lại. Đó là nguyên tắc. Với tính chất đó thì việc triển khai mang đến hiệu quả từ lâu nay không phải là lý do để các bộ sách được đưa vào vận hành theo chương trình mới”.

{keywords}
GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt

GS Sử khẳng định không có sự phân biệt nào với các bộ sách. “Thông tư 33 đưa ra một hệ thống các tiêu chí để chúng tôi dựa vào đó đánh giá. Sách của GS Hồ Ngọc Đại có nhiều điểm không phù hợp với yêu cầu của chương trình”, GS nói.

Chương trình mới yêu cầu phải giúp học sinh lớp 1 phát triển 4 tiêu chí đọc, viết, nghe, nói những câu đơn giản, phân biệt được các trường hợp chính tả, giao tiếp, chào hỏi, kể chuyện… nhưng sách của GS Hồ Ngọc Đại chủ yếu dạy về âm, chữ và quy tắc chính tả. Như vậy, cách dạy của sách GS Hồ Ngọc Đại có những ưu điểm nhất định, nhưng các mặt khác, đối chiếu với chương trình phổ thông mới yêu cầu thì không thể hiện được.

Trong khi đó,  sách lại có những nội dung vượt chương trình. Ví dụ SGK dạy cho học sinh lớp 1 không cần phải có kiến thức về ngữ âm tiếng Việt, hay cấu trúc ngữ âm của từ tiếng Việt, hoặc những khái niệm về âm đầu, âm đệm,…  

“Những cái đó là không cần thiết với chương trình lớp 1 và chỉ gây nặng nề, quá tải thêm”.

Theo ông Sử, các giáo viên để dạy sách Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại đạt được kết quả thì phải tranh thủ rất nhiều giờ khác để bổ sung những cái thiếu và yếu của sách.

“Nhìn chung, có những tiêu chí chưa đạt yêu cầu của chương trình và có những nội dung vượt quá chương trình nên chúng tôi đánh giá Không đạt”.

Trước câu hỏi băn khoăn khi khảo sát thực tế cho thấy việc tiếp cận bộ sách này từ các học sinh các vùng sâu, vũng xa lại rất hiệu quả, GS Mai Ngọc Chừ (một thành viên của hội đồng thẩm định) cho biết hội đồng được thành lập là để thẩm định sách theo chương trình SGK mới. Và đó là ưu tiên số 1.

{keywords}
GS Mai Ngọc Chừ, thành viên hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt.

“Chương trình SGK mới hướng tới giáo dục một cách toàn diện, gồm nhiều mặt, chứ không phải chúng tôi nghiệm thu sách chỉ có việc viết chữ và đánh vần”, ông Chừ nói rõ điểm khác biệt giữa chương trình mới và cũ.

“Trong khi bộ sách của GS Đại về cơ bản không có gì thay đổi nên những nội dung mới không đưa vào được. Chưa kể, để đạt được mục tiêu có nhiều cách đi. Cuối cùng rồi tất cả học sinh cũng đều biết đọc, biết viết, mà không cần thiết phải đưa vào nhiều kiến thức về ngôn ngữ học”, ông Chừ giải thích.

Một số nội dung của Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục vượt quá quy định trong chương trình lớp 1. Ví dụ, học sinh lớp 1 phải học những cụm từ, thành ngữ, như: thế chẻ tre, dĩ hòa vi quý, dĩ ân báo oán, hay con cà con kê. Học sinh phải tiếp cận với kiến thức ngôn ngữ học, như: khái niệm âm đệm, nguyên âm đôi. Theo Hội đồng thẩm định, kiến thức này là quá sức với học sinh lớp 1.

Chưa kể, sách giáo khoa mới định hướng có tính mở, nhưng sách Công nghệ giáo dục thì các giáo viên phải làm việc như một cái máy đúng theo “công nghệ”, cực kỳ căng thẳng, rập khuôn và không thấy sự sáng tạo.

Theo ông Chừ, hội đồng có từ các giáo sư về ngôn ngữ học, các nhà quản lý giáo dục, đến các giáo viên dạy trực tiếp lớp 1 nhiều năm nay. Và không phải ngẫu nhiên, mà tất cả các thành viên đều bỏ phiếu bộ sách này không đạt.

Trước câu hỏi hơn 900.000 học sinh đang học chương trình này sẽ ra sao khi cuốn sách không được công nhận, GS Trần Đình Sử cho hay, tới đây hơn 1,9 triệu học sinh đang sử dụng SGK đại trà hiện hành (không phải Công nghệ giáo dục) cũng phải sử dụng sách mới. Vì vậy, các học sinh đang học sách của GS Đại cũng phải thay đổi tương tự như vậy.

Môn Toán: Quá nặng với học sinh lớp 1

GS Trần Kiều, Chủ tịch hội đồng thẩm định SGK môn Toán cho rằng nguyên tắc là khi xây dựng một chương trình mới thì phải biên soạn SGK phù hợp với chương trình đó.

{keywords}
GS Trần Kiều, Chủ tịch hội đồng thẩm định SGK môn Toán

Bản thảo sách Toán - Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại cũng không được thông qua do chưa đáp ứng được các tiêu chí, nhiều nội dung quá nặng với học sinh lớp 1. Ông Kiều cho biết, hội đồng gồm 13 người tiến hành thẩm định căn cứ vào 13 tiêu chí, xem xét từng cái một để đánh giá đạt hay không. Nội dung sách phải đúng, đủ theo chương trình. Nếu không đủ hoặc không đúng, đều không thể thông qua.

Cơ hội chưa hoàn toàn bị đóng lại

Trao đổi với báo chí, ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết, đối với những bản thảo SGK được Hội đồng thẩm định đánh giá Không đạt thì theo Thông tư 33, tác giả và các nhà xuất bản có quyền chỉnh sửa lại bản thảo để đề nghị Hội đồng thẩm định lại.

Khi đã chỉnh sửa được xem như một bản thảo thẩm định lần đầu.

“Như vậy, những bản thảo bị đánh giá Không đạt, chưa phải là mất hết cơ hội. Mà đang có một cơ hội rất lớn với những tinh thần trí tuệ tập thể của Hội đồng làm việc một cách rất khoa học, trách nhiệm để giúp tác giả chỉnh sửa lại bản thảo và đề nghị được thẩm định lại”.

{keywords}
Ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng

Ông Tài cho hay, những bản thảo SGK bị đánh giá Không đạt có đủ các môn: Thể dục; Giáo dục thể chất, Toán, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm,…      

Ông Tài cho biết, tính đến thời điểm này, thì tất cả các bản thảo SGK đều đã xong vòng 1 và đang tiến hành thẩm định vòng 2 ở một số bản thảo.

Theo ông Tài, Hội đồng thẩm định làm việc rất công bằng và minh bạch trong tất cả các khâu vì vậy có những đánh giá rất khách quan.

“Cho đến hiện tại, chúng tôi chưa nhận được bất kỳ một phản ánh nào đối với kết luận của Hội đồng thẩm định vòng 1. Qua đó chúng tôi đánh giá sự làm việc công tâm, trách nhiệm, tâm huyết trên tinh thần tất cả vì sự nghiệp giáo dục và sự thành công của chương trình sắp tới”, ông Tài nói.

Căn cứ kết quả nghiên cứu và áp dụng thí điểm tại một số cơ sở giáo dục, Bộ GD-ĐT từng đồng ý cho các địa phương có nhu cầu và đảm bảo các điều kiện được áp dụng vào việc dạy học Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, nhất là ở những vùng khó từ năm học 2008- 2009 đến năm học 2016- 2017 trên tinh thần tự nguyện.

Từ triển khai ở 7 tỉnh từ năm 2009, đến năm 2016 chương trình được triển khai ở 48 tỉnh.

Theo thống kê của các địa phương 3 năm gần đây cho thấy số học sinh và trường, lớp học theo sách Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục ngày càng tăng. Năm học 2016- 2017 có 6.651 trường, 23.885 lớp học với 678.800 học sinh thì năm học 2017-2018 tăng lên đến 7.751 trường, 27.981 lớp với 771.777 học sinh. Đến năm học 2018-2019 có 8.198 trường, 30.522 lớp với 923.842 học sinh.

Năm học 2019-2020, khoảng 930.000 học sinh theo học sách này.

Thanh Hùng

Hơn 900.000 học sinh đang học, tại sao sách tiếng Việt Công nghệ giáo dục không đạt thẩm định?

Tại sao sách tiếng Việt Công nghệ giáo dục không đạt thẩm định?

- Theo đánh giá của Hội đồng thẩm định SGK, sách Toán và Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại có nhiều nội dung không phù hợp hoặc vượt quá chương trình.

">

Hội đồng thẩm định lên tiếng việc chấm sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại không đạt

Pep Guadiola nhắn đểu đối thủ kình địch Jurgen Klopp nếu không chịu được Premier League thì hãy đến Maldives League!

Đội bóng của Jurgen Klopp trước đó đề nghị BTC Premier Leaguecho dời lịch trận gặp Newcastle nhưng không được chấp nhận. Điều đó khiến thuyền trưởng người Đức không khỏi phàn nàn, cho rằng việc phải cày ải với mật độ như vậy, lại chơi vào khung giờ bất hợp lý làm ảnh hưởng đến Liverpool.

Quỷ đỏ vùng Merseyside hiện chỉ làm Man City1 điểm, với 5 vòng đấu còn lại.

Tuy nhiên, Pep Guardiola cho rằng, Jurgen Klopp đừng lãng phí thời gian, than vãn vô ích.

Sẽ không có gì thay đổi cả vì các đài truyền hình luôn nghĩ đến việc làm thế nào để có lượng người xem ngày một nhiều hơn. Đó không phải là những gì các cầu thủ cần hay các đội cần.

Tất nhiên, tôi hiểu được điều đó, nhưng tôi có thể nói gì? Chúng tôi từng nói nhiều lần nhưng không giải quyết được vấn đề”.

Man City và Liverpool đang đua gắt ở Premier League

Theo Pep Guardiola, đó chính là lý do Man City tìm cách thích nghi, thay vì phàn nàn: “Chúng tôi thích nghi. Nếu họ nói chơi thứ Bảy, Man City chơi thứ Bảy, hay bảo thứ Ba, chúng tôi chơi thứ Ba. Họ muốn gì cũng được, không vấn đề.
Nếu tôi không hài lòng, tôi có thể về nhà và từ bỏ cương vị HLV trưởng của Man City.

Khi ấy, tôi có thể đến một giải đấu khác ở Maldives chẳng hạn, Maldives League, chơi mỗi tuần 1 trận và tận hưởng sự thoải mái dưới những hàng dừa.

Nhưng đây là Premier League. Bạn chơi lúc 12h30 trưa, xin lỗi Liverpool, nhưng chả liên quan gì đến tôi cả”.

L.H

Newcastle vs Liverpool: Hiểm nguy nơi đất khách

Newcastle vs Liverpool: Hiểm nguy nơi đất khách

Đương đầu Newcastle đạt phong độ cực cao ở St James Park, Liverpool được dự báo sẽ vấp phải nhiều khó khăn, trong bối cảnh họ phải căng sức thi đấu trên nhiều mặt trận.">

Pep Guardiola nhắn đểu Jurgen Klopp giữa cuộc đua gắt Premier League

Có những người mà điều ước của họ chỉ đơn giản là “một người bình thường”, tức là có đầy đủ mặt mũi, tay chân, có thể nhìn rõ, có thể trò chuyện, lắng nghe và ôm vỗ về người thân an ủi. Thế nhưng, cuộc đời kém may mắn khiến họ phải gánh chịu nỗi đau về thể xác, tinh thần, “đặc ân” được làm một người bình thường bị tước đoạt. Họ phải nỗ lực gấp nhiều lần so với mọi người, cho đến ngày họ vươn cao, bay xa hơn.

Trần Mạnh Chánh Quân, “chú chim cánh cụt” của người Việt, “người hùng” trên đất Mỹ

Mẹ của Trần Mạnh Chánh Quân kể rằng em vốn đã sinh thiếu tháng, đến khi được 8 tháng rưỡi thì bất ngờ nhận được kết quả chẩn đoán Quân mắc chứng bại não. Vô tình phát hiện ra tố chất và đam mê học của Quân, mẹ của cậu liền tìm cách nhân tình yêu ấy giúp con trai.

Quân thích học và học rất nhanh. Lên cấp 3, Quân thi đỗ vào lớp chuyên Tin của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Vũng Tàu). Đến năm 2010, Trần Mạnh Chánh Quân lựa chọn sang Mỹ du học. Đây là một quyết định gần như không tưởng của cả Quân và mẹ Quân.

{keywords}
Trần Mạnh Chánh Quân (Ảnh: Kênh 14).

Bằng những nỗ lực, tấm lòng vị tha, Quân khiến không ít người Mỹ, nhất là các bạn trẻ thực sự cảm thấy khâm phục nhân cách và trí tuệ của chàng trai Việt mắc hội chứng bại não. Quân từng là nhân vật chính trong bài báo “The Penguin that learned to fly” (Chú chim cánh cụt học bay).

Tài năng và lối sống tích cực cũng là lí do Trần Mạnh Chánh Quân vinh dự được trường Đại học Georgia Gwinnett (GGC) bang Georgia, Mỹ trao danh hiệu "Unsung hero" (Người hùng thầm lặng) vào tháng 4/2017.

Sau khi tốt nghiệp ra trường, Chánh Quân trở thành nhân viên nghiên cứu của công ty công nghệ Emurgo.

Câu chuyện của Quân đã được các tác giả của cuốn sách "Rạng danh tài trí Việt 5 châu" lựa chọn để kể cùng với 20 nhân vật khác, truyền cảm hứng về sự nỗ lực vươn lên không ngừng.

Trần Tôn Trung Sơn, chàng trai khiếm khuyết đôi tay vẫn “dang cánh” vươn ra biển lớn

Năm 2009, khi đang học lớp 11, Trường Phổ thông Năng khiếu TPHCM, Trung Sơn nhận được học bổng du học Mỹ.

Chia sẻ thông tin trên trang mạng xã hội LinkedIn, Trung Sơn đã giành 2 năm học tại Học viện dự bị Fairmont, để chuẩn bị cho guồng theo đuổi tri thức, học tập nơi cách quê hương nửa vòng trái đất.

Sau đó, Sơn đậu vào Học viện Công nghệ Georgia, ngành Khoa học. Ngay khi tốt nghiệp năm 2016, Sơn tham gia ứng tuyển vào tập đoàn công nghệ IBM, trở thành kỹ sư phần mềm và gắn bó với công việc này hơn 2 năm. Sơn cũng có 3 tháng kinh nghiệm làm kỹ sư phần mềm cao cấp tại Tập đoàn TrueCar, nơi có hàng trăm công ty con ở mọi nơi, trước khi chuyển sang làm chủ.

Năm 2019, Trung Sơn cùng với một cô gái người Việt quyết định mở BUTI Diners, công ty về dịch vụ ăn uống, do Sơn làm Giám đốc điều hành. Cũng trong năm 2019 này, Sơn lại tiếp tục con đường học tập, hiện tại Sơn đang học thạc sĩ Khoa học tại Học viện Công nghệ Georgia.

Con đường học tập và sự nghiệp của Sơn nghe qua tưởng chừng đơn giản, nhưng kỳ thật đã trải qua rất nhiều gian nan, nước mắt.

{keywords}
Bức ảnh Trần Tôn Trung Sơn đang âu yếm em ngày còn bé (Ảnh: Tài năng Việt).

Theo Thanh Niên, Trần Tôn Trung Sơn, một chàng trai khá nổi tiếng ở Việt Nam bởi nghị lực phi thường. Sơn sinh năm 1992, tại Quảng Trị. Từ khi mới sinh ra, Sơn đã bị khuyết tật đôi tay, tay trái teo lại, tay phải chỉ còn lại 2 ngón. Ba mẹ, vì muốn tìm cho em một cuộc sống tốt hơn, đã lặn lội “rồng rắn” kéo nhau vào thành phố Hồ Chí Minh. Trải qua nhiều năm tháng “màn trời, chiếu ghế đá” trong công viên, ba đã xin được cho em đi học. Từ những nỗ lực, đau đớn khi học con chữ đầu tiên ở Trường Tiểu học dân lập Vạn Hạnh, cho đến cấp 2 em đậu vào Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, cấp 3 em đậu vào Trường Phổ thông Năng khiếu TPHCM, rồi Trung Sơn đã vươn cánh bay sang một bầu trời cách xa quê hương, để ghi dấu ấn bản thân mình ở đó.

Trang Ha, nữ sinh khiếm thị đạt điểm xuất sắc tại đại học Mỹ

{keywords}
Trang Ha chia sẻ trên trang web của Trường ĐH Arkansas Fort Smith (Ảnh: Chụp màn hình).

Theo Thanh Niên, Trang Ha, nữ sinh Việt từng lên trang web của Trường ĐH Arkansas Fort Smith (UAFS), bang Arkansas, Mỹ với tư cách một sinh viên xuất sắc và một tấm gương nỗ lực phi thường.

Trang và em gái bị mù bẩm sinh và lớn lên ở Bình Dương. Năm 2012, khi Trang 19 tuổi, cô cùng gia đình được ông bảo lãnh sang Mỹ và sống ở thành phố Fort Smith.

Cuộc sống ở đất nước mới với Trang hoàn toàn xa lạ. Và tiếng Anh là một trong những thứ khiến Trang cảm thấy khó khăn nhất khi ở Mỹ.

Mới đầu, giáo viên tiếng Anh của Trang phải dùng Google dịch để nói chuyện với cô. Họ gõ từng chữ tiếng Anh trên điện thoại của cô và cho phát âm bằng tiếng Việt. Đến khi Trang hiểu được chút ít tiếng Anh thì cô có thể nói chuyện với giáo viên trực tiếp mà không phải dùng điện thoại nữa.

Sau 1 năm ở Mỹ, Trang dần dần hiểu được tiếng Anh, rồi cô tốt nghiệp trung học năm 2014. Sau đó, cô lại đặt mục tiêu đi học đại học.

Trang đã mất 6 tháng để học lớp sử dụng máy tính và các công nghệ khác. Sau đó, cô đăng ký vào Trường đại học UAFS. Ở đây cô gặp ông Roger Young, điều phối viên của Tổ chức bảo vệ quyền lao động người khuyết tật Americans with Disabilities Act làm việc tại Trường đại học UAFS, và được giúp đỡ.

Ở học kỳ đầu tiên, Trang chỉ đăng ký một môn học. Học kỳ sau đó, cô lại thong thả đăng ký hai môn học. Sau khi kết thúc năm học đầu tiên với số điểm trung bình GPA 4.0, cô lại tiếp tục đăng ký bốn môn học khác trong học kỳ mùa thu năm 2016.

Mỗi học kỳ cô phải đối mặt với thử thách mới, đó là cô phải nhớ những con đường mới để tới lớp. Cô phải tự tìm tài liệu bằng chữ braille, phải tập làm quen với nơi học mới.

Lê Bá Ninh, làm “nên chuyện” từ một con mắt giả

{keywords}
Lê Bá Ninh (Ảnh: Facebook).

Kể với VietNamNet, Lê Bá Ninh (Thanh Hóa) đã xuất sắc giành suất học bổng 5 tỷ đồng của Đại học Soka (Mỹ), sau khi đưa câu chuyện con mắt giả của chính mình vào bài luận,

Mặc dù mãi đến hè năm lớp 11, Ninh mới chuẩn bị hồ sơ du học, nhưng điểm số chuẩn hóa mà Ninh đạt được khá ấn tượng: SAT 1 1500/1600, SAT 2 thi hai môn Sử Mỹ được 720/800 và Toán 2 được 790/800, IELTS 8.0. Với những thành tích này, Ninh nhận được gói học bổng Global Merit Scholarship, Đại học Soka và  mỗi năm chỉ trao cho một số rất ít học sinh trong một khóa.

Điều đặc biệt ở Ninh, em chỉ còn một con mắt bình thường, còn một con mắt, ngày em lên 3, do bị cao giác mạc nên phải bỏ và thay thế vào bằng một con mắt giả.

Từ những trải nghiệm của bản thân, em viết một bài luận cá nhân về hành trình của bản thân, cũng như về cái nhìn sai lệch của nhiều người khác đối với người khuyết tật. Sự thương hại tưởng chừng vô hại nhưng trên thực tế lại có thể khiến cho việc hòa nhập cộng đồng của em trở nên khó khăn hơn. Chính bài luận ấy đã ghi dấu ấn cá nhân sâu sắc cho Ninh.

Và dù là một chàng trai chỉ “nhìn đời bằng một con mắt”, nhưng Ninh luôn lạc quan, yêu đời, yêu người. Ngay từ khi còn học tập tại Trường THPT chuyên Lam Sơn, Ninh đã tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa như: đại biểu Hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc VYMUN 2017, là thành viên của câu lạc bộ tiếng Anh và trang nội san của trường có tên Ga Lam Sơn. Ninh là đồng sáng lập dự án Gõ Kiến (một dự án về môi trường mà cụ thể là thực trạng biến đổi khí hậu).

Trần Việt Hoàng, chàng trai mù giành học bổng hơn 2 tỷ đồng

{keywords}
Trần Việt Hoàng (Ảnh: Tiền Phong).

Trần Việt Hoàng bị hỏng cả 2 con mắt, do căn bệnh bong võng mạc. Mất cha từ nhỏ, cuộc sống của Hoàng xoay quanh mẹ. Đến năm lên 5, mẹ em phát hiện ra đôi mắt con trai có biểu hiện bất thường, chạy vạy chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Cho đến khi Hoàn 9 tuổi thì em hoàn toàn chìm vào bóng tối. Mặc dù vậy, Hoàng quyết tâm không bỏ học, và chặng đường học của em, mẹ luôn theo sát không rời.

Cuộc gặp gỡ có thể gọi là may mắn đối với chàng trai Hà Tĩnh, khi gặp được người mẹ thứ 2, bà Vũ Thị Dung, người sáng lập Quỹ Khát vọng, giúp đỡ hàng trăm trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Người mẹ thứ 2 của Hoàng cũng là người đã giúp em định hướng nghề nghiệp, hướng dẫn để Hoàng có thể thành công trong việc thể hiện bản thân, chinh phục học bổng 4 năm trị giá hơn 2,2 tỷ đồng của Trường ĐH Fulbright Việt Nam.

Đỗ Thúy Hà từng đánh bại 350 thí sinh trong nước để nhận suất học bổng Duskin 

Theo Nhân dân, đôi mắt của Đỗ Thúy Hà bắt đầu có dấu hiệu mờ dần từ năm lên 2, đến 7 tuổi, chị hoàn toàn không còn nhìn thấy gì nữa, phải chuyển từ trường học thường sang Trường Nguyễn Đình Chiểu. Dù nhà ở quận Đống Đa, khá gần trường, nhưng Hà cảm thấy ngôi trường với những người cùng hoàn cảnh của mình nên dễ dàng hòa nhập, vì vậy đã xin gia đình cho ở nội trú.

Hà luôn tâm niệm, mình khiếm khuyết là thiệt thòi, nhưng không vì vậy mà sống ỷ lại. Vì vậy, chị không ngừng học tập. May mắn là Hà vốn thông minh nên nắm bắt kiến thức khá nhanh. Thêm vào đó là nỗ lực không ngừng trong học tập nên Hà nhận được thành thích tốt.

{keywords}
Đỗ Thúy Hà trong một buổi giao lưu cùng bạn đọc VietNamNet.

Năm 2000, Hà là người khiếm thị duy nhất dự thi Olympic tiếng Anh toàn miền Bắc do UNESCO tổ chức và đoạt giải ba. Năm 2004, Hà thi đỗ vào Đại học Mở Hà Nội. Một năm sau, chị vượt qua 350 thí sinh khác để trở thành một trong bảy đại diện của bảy nước châu Á - Thái Bình Dương nhận học bổng Duskin du học tại Nhật Bản.

Khi vừa bước chân sang Nhật, Hà không thạo ngôn ngữ bản xứ, nhưng trải qua qua 2-3 tuần, chị đã có thể kết bạn và làm quen với mọi người. Sau 2 năm nỗ lực học tập, Hà trở về Việt Nam, tham gia nhiều hoạt động để giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ như: dạy tiếng Nhật tình nguyện cho người khuyết tật, lập dự án hỗ trợ học sinh khiếm thị đang theo học tại Trường Nguyễn Đình Chiểu, vận động ủng hộ mười máy tính cũ cho các sinh viên khiếm thị...

Đến nay, chị đang là Chủ tịch Hội Người mù quận Đống Đa, Hà Nội.

Huỳnh Hữu Cảnh, chàng trai mù tốt nghiệp đại học loại giỏi, đi du học Úc

{keywords}
Huỳnh Hữu Cảnh (Ảnh: Tuổi Trẻ).

Theo Tuổi trẻ, Huỳnh Hữu Cảnh sinh năm 1985, tại Kiên Giang. Tại họa ập đến khi Cảnh lên 8. Trong lúc đang nhặt sắt vụn ở sau trường, Cảnh gặp phải bom còn sót lại từ thời chiến tranh. Cảnh mất đi ánh sáng từ đấy.

Cảnh bỏ lỡ trường học mất 4 năm sau tai nạn, mãi đến 12 tuổi mới quay lại chương trình lớp 1 bằng chữ nổi, xong rồi, Cảnh học tiếp lớp 4. Từ ngôi trường trẻ em khuyết tật ở Long Xuyên, Cảnh lên Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu học và có thêm ba năm học giáo dục hòa nhập tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An, rồi được chuyển thẳng vào khoa giáo dục đặc biệt Trường đại học Sư phạm TP.HCM niên khóa 2008-2012.

Cầm trên tay tấm bằng đại học loại giỏi, nhưng vì rào cản, Cảnh loay hoay mãi để tìm kiếm được một công việc. Cảnh về quê, đi đánh đàn organ để kiếm tiền. Đến năm 2013, Cảnh được giới thiệu vào giảng dạy tại một trường tư thục ở Bình Dương, một năm sau đó Cảnh được về quê nhà, công tác tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Kiên Giang.

Năm 2015, Cảnh khiến mọi người ngỡ ngàng khi giành học bổng thạc sĩ tại Đại học Flinders của chính phủ Úc, ngành Công tác xã hội. Cảnh mong muốn có thể lập được phòng tham vấn tâm lý cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, trong đó có người khuyết tật. Ngoài ra, anh cũng muốn tổ chức những lớp học tiếng Anh cho người khuyết tật, vì anh hiểu rõ những cơ hội đem lại từ công cụ ngôn ngữ này.

Nguyễn Thành Vinh, chinh phục 2 học bổng của hai trường đại học trong nước

Theo News.zing, ngày Vinh còn nhỏ, trong lần bị ngã, những mảnh thủy tinh từ chiếc cốc vỡ đâm vào hai mắt, khiến em không còn nhìn thấy ánh sáng.

Vinh sinh ra ở một miền quê tỉnh Long An, nơi mà các cha mẹ thường chỉ cho con học hết lớp 9 là phải đi kiếm việc làm. Tuy nhiên, Vinh không muốn mình đi theo con đường như vậy, em muốn được đi học, được khám phá tri thức.

Năm 6 tuổi, Vinh theo học nội trú tại Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu TPHCM. Đây là nơi giúp Vinh dần tự lập, rời xa vòng tay chăm lo của gia đình.

{keywords}
Nguyễn Thành Vinh (Ảnh: News.zing).

Sau khi học hết THPT tại Trung tâm GDTX Chu Văn An, (Q.5, TPHCM), Vinh nộp hồ sơ thi vào khoa Anh văn của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM nhưng bị từ chối. Vinh tiếp tục nộp hồ sơ vào Trường ĐH Tân Tạo. Tại đây, em tiếp tục bị từ chối, tuy nhiên, không chấp nhận điều đó, Vinh quyết tâm phải học đại học, em đề nghị được gặp Ban giám hiệu để thuyết phục, và em đã thành công, nhận được học bổng toàn phần cho khóa học.

Khi đang học năm 2 ở Trường ĐH Tân Tạo, Vinh nhận được lời gợi ý nộp hồ sơ vào ĐH Trường ĐH quốc tế RMIT. Nhờ vốn tiếng Anh tốt, cùng với ý chí vươn lên, Vinh giành được học bổng toàn khóa học.

Tháng 8/2014, Nguyễn Thành Vinh xuất hiện trên tạp chí Asia Life - tạp chí về cuộc sống, con người ở Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, là một đại diện tiêu biểu cho “những người mù luôn vượt qua giới hạn của bản thân”.

Khánh Hòa (Tổng hợp)

Bước đi mạnh mẽ trên những “mảnh thủy tinh”

Bước đi mạnh mẽ trên những “mảnh thủy tinh”

Đôi chân dẫu chỉ bước những bước thật chậm nhưng em vẫn được cảm nhận cái mát lạnh của đất, của nước ở dưới chân mình.

">

Những người trẻ tật nguyền vươn ra biển lớn

友情链接