Lionel Messi bỗng nhớ Cristiano Ronaldo trước thềm Siêu kinh điển
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Bologna vs Como, 2h45 ngày 2/2: Ưu thế sân nhà -
15 quy tắc vàng với emailDưới đây là 15 quy tắc gồm những lời khuyên và mẹo giúp bạn sử dụng email đúng cách, hiệu quả và kiểm soát tốt nhất ứng dụng này.
1/ Có một địa chỉ email lâu dài
Thay đổi địa chỉ email cũng phiền phức như đổi số di động, khiến cho bạn bè phải vất vả cập nhật lại sổ địa chỉ. Thay đổi địa chỉ email chủ yếu là do công việc thay đổi (với địa chỉ email do cơ quan cấp) hoặc do nhà cung cấp dịch vụ trục trặc (ngừng dịch vụ hoặc phá sản).
Bạn có thể giảm thiểu khả năng phải thay đổi địa chỉ email bằng cách chọn nhà cung cấp bạn tin tưởng họ sẽ tồn tại lâu dài. Gmail, Yahoo, Hotmail hay AOL là những lựa chọn có thể tin cậy.
Cách duy nhất để đảm bảo địa chỉ email thực sự lâu dài là phải kiểm soát được nó. Có nghĩa là bạn phải đăng ký một tên miền và mua dịch vụ email đi kèm với tên miền đó. Nếu bạn muốn có một địa chỉ email gắn với mình vĩnh viễn, đó là cách duy nhất.
2/ Chỉ nên có hai địa chỉ email chính thức
Bạn có một địa chỉ email trên Yahoo vài năm không dùng? Bạn đăng ký mỗi nhà cung cấp một tài khoản email miễn phí? Bạn có một địa chỉ email công việc, một địa chỉ của nhà cung cấp dịch vụ Internet, một địa chỉ gắn với blog?
Quá nhiều địa chỉ email sẽ làm mất thời gian kiểm tra. Tốt nhất là chỉ nên duy trì hai địa chỉ email: một để nhận bản tin và một để liên lạc chính thức. Nếu bạn không thể từ bỏ địa chỉ email công việc (cơ quan cung cấp), chỉ nên dùng địa chỉ đó phục vụ công việc.
3/ Đừng chia sẻ địa chỉ email dễ dãi
Địa chỉ email là hàng hóa quý giá. Nếu không muốn hòm thư đầy rẫy thư rác và thư quảng cáo, chỉ nên cung cấp địa chỉ email cho bạn bè và đồng nghiệp. Rất nhiều dịch vụ trực tuyến yêu cầu cung cấp địa chỉ email khi bạn đăng ký. Nhưng nếu bạn không muốn nhận email từ nhà cung cấp dịch vụ đó, bạn chỉ nên sử dụng địa chỉ email tạm thời để đăng ký.
4/ Đừng bấm "Reply All" một cách tù mù
Khi gửi thư mới, đừng tìm đến thư cũ và bấm Reply All (hoặc thậm chí là Reply). Hãy soạn thư mới và sử dụng sổ địa chỉ để gửi. Nếu không, rất dễ xảy ra tình trạng có một số người bạn không muốn gửi vẫn nằm trong danh sách được nhận email.
5/ Hiểu sự khác nhau giữa CC và BCC
Trước khi chưa có thư điện tử, CC được hiểu bản sao bằng giấy than. Nhưng hiện nay, CC và BCC được hiểu là đồng gửi, gửi tới cho nhiều người. Tuy nhiên, giữa CC và BCC có sự khác biệt. Chọn gửi CC nghĩa là những người nhận email đều biết được các địa chỉ trong danh sách đồng gửi, còn BCC thì những người nhận không biết được các địa chỉ trong danh sách đồng gửi.
Vì vậy, khi gửi thư điện tử cho nhiều người, nên đặt danh sách địa chỉ trong mục BCC. Cách đó đảm bảo những người nhận không biết được các địa chỉ email trong danh sách đồng gửi, như vậy đảm bảo tôn trọng riêng tư, không tiết lộ địa chỉ email của người khác.
6/ Đặt tiêu đề thư rõ ràng, ngắn gọn
“Chào bạn, có khỏe không?” hay “Gửi anh thư này” là những tiêu đề thư không rõ nội dung, rất dễ bị bỏ qua với những người nhận hàng trăm thư mỗi ngày. Nếu bạn không muốn thư của mình bị phớt lờ, hãy đặt tiêu đề thư rõ ràng và ngắn gọn.
Đừng đưa tên mình vào tiêu đề thư, ví dụ như “Thư gửi từ Eric” là thừa. Người nhận sẽ biết thư đó gửi do ai gửi trong ô From. Vì thế, tiêu đề thư nên nói rõ luôn chủ đề. Nếu là thư quan trọng thì nên đề cập luôn nội dung trong dòng tiêu đề. Nếu có thể đưa luôn cả thông tin mức độ khẩn cấp hoặc thời hạn cuối cùng (“Trả lời trong hôm này về việc xa thải CEO”), như vậy thư đó chắc chắn sẽ được đọc sớm hơn.
"> -
"> “Dế 12 chấm” sẽ xuất hiện tại MWC 2009 -
iPhone 3G được giải mã hoàn toàn tại Việt NamKể từ khi nhóm Dev Team tung ra phần mềm YellowSn0w unlock iPhone 3G đến nay, Apple đã liên tục cập nhật những bản vá lỗi để vô hiệu hóa phần mềm trên. Nhưng đối với các iPhone hacker Việt Nam, việc đưa ra giải pháp unlock phần cứng mới nhất đã sẵn sàng giúp người sử dụng iPhone 3G phiên bản bị khóa mạng có thể ăn ngon ngủ yên với chú iPhone 3G yêu quý của mình.
"Ghép SIM không hoàn toàn được gọi là unlock vì người ta dùng một miếng SIM mỏng để giả lập và khiến hệ thống của iPhone tưởng rằng đang hoạt động với thẻ SIM của mạng AT&T, cách này là giải pháp tạm thời trong một số trường hợp bất khả kháng về kỹ thuật", TA_Mobile giải thích. "Còn phương pháp mới nhất của chúng tôi là can thiệp vào phần cứng của iPhone để làm cho baseband tương thích với phần mềm YellowSn0w để giải mã, sau đó nhúng thêm một đoạn mã ngăn cản việc cập nhật các bản vá lỗi tiếp theo của Apple, giúp cho người sử dụng không phải lo lắng về việc bị lỡ tay cập nhật phiên bản mới và máy sẽ bị khóa lại, kể cả việc người sử dụng vô tình update máy lên firmware 3.0 hoặc cao hơn nữa".
“Chúng tôi kết hợp giải pháp phần cứng sẵn có của mình với một "số giải pháp của các nhóm iPhone hacker trên thế giới để đưa ra một giải pháp tối ưu nhất. Trong khi các nhóm hacker sừng sỏ của Mỹ, Trung Quốc vẫn đang ‘bó tay” vì họ chỉ có 1 hoặc 2 giải pháp hiện thời, giám đốc công ty TA_Mobile Hà Nội cho biết. Hiện tại toàn bộ iPhone 3G thế hệ 1 được sản xuất năm 2009 đều có bootloader 5.9, 6.2 và 6.4 cùng với version baseband là 2.30. Tất cả các phương pháp unlock bằng phần cứng hiện tại chỉ có thể hạ về ver baseband 2.28, sau đó nếu khách hàng lỡ update lên phiên bản 3.0, baseband 4.xx trở lên thì lại phải mở máy unlock lại, rất hại máy. Với phương pháp của TA_Mobile, khách hàng chỉ cần mở máy 1 lần duy nhất.
Thực hiện unlock bằng phần cứng, nhóm kỹ thuật của TA_Mobile phải tháo tung iPhone 3G, sau đó dùng các thiết bị chuyên biệt để “flash chip”, tức nạp lại thông tin cho bộ vi xử lý để máy không “đòi hỏi” nhận mạng AT&T của Mỹ.
“Khó khăn nhất trong việc flash chip iPhone 3G là lần này Apple đã tích hợp bộ xử lý logic và bộ xử lý dữ liệu (data) vào làm một, nên các kỹ thuật flash chip cho iPhone loại cũ không còn tác dụng, thêm nữa, Apple liên tục tung ra các phiên bản bootloader và baseband mới nhằm vô hiệu hóa các lỗ hổng bảo mật mà các hacker đã tìm ra.”, anh Tuấn Anh nói.
">