|
Bưu điện tỉnh Quảng Ninh phun khử khuẩn sàn khai thác |
Trong khi một số đơn vị từ chối chuyển hàng hóa của người dân về các khu vực có dịch thì Bưu điện Việt Nam đã phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp bưu chính quốc gia trong việc phục vụ cộng đồng, chuyển phát nhanh chóng, chính xác, an toàn từng bưu gửi tới người dân trong vùng dịch và trở thành điểm sáng trong các doanh nghiệp Bưu chính, tiếp tục khẳng định vị thế số 1 tại Việt Nam.
Tại Bưu điện huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương), ngày 27 Tháng Chạp, chị Bùi Thị Thu Hương, nhân viên khai thác đang hối hả phân hướng bưu gửi. Những ngày giáp Tết, chị Hương và các đồng nghiệp phải làm việc hết công suất, thậm chí tăng ca, thêm giờ làm để đảm bảo hàng hóa khai thác, lưu thoát và chuyển phát hết tới tay người nhận trong ngày.
|
Nhân viên Bưu điện chi trả trợ cấp xã hội tại nhà người dân |
Chị Bùi Thị Thu Hương cho biết: “Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều người không thể về quê đoàn tụ cùng gia đình nên đã gửi hàng hóa, nhu yếu phẩm về cho người thân và gia đình. Có những ngày chúng tôi khai thác hàng chục tấn hàng hóa. Dù sản lượng tăng đột biến, nhưng toàn bộ hàng hóa đều được khai thác an toàn, đảm bảo chất lượng”.
Theo lãnh đạo Bưu điện tỉnh Hải Dương, mỗi ngày đơn vị này khai thác, chuyển phát từ 50 đến 60 tấn hàng, và đã tăng cường hệ thống phương tiện vận chuyển, nhất là xe chuyên dụng bưu chính, đồng thời bố trí thêm nhân lực, tổ chức ca kíp hợp lý để tập trung lưu thoát hàng hóa. Đặc biệt, tại các điểm nóng về dịch Covid-19, Bưu điện tỉnh đã bố trí bưu tá nhận hoặc trả hàng theo hình thức phát hàng không tiếp xúc, phát tại điểm trung gian.
“Ngay từ khi công bố ca mắc đầu tiên tại địa phương, Bưu điện tỉnh Hải Dương đã nhanh chóng triển khai và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và hướng dẫn 5K của Bộ Y tế. Chúng tôi luôn xác định việc đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng và duy trì ổn định mạng lưới chuyển phát được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật danh sách các khu vực bị cách ly, phong tỏa để linh hoạt lập các tuyến phát khoa học nhất, đồng thời tăng cường ứng dụng các công cụ trực tuyến, các phần mềm vào thực hiện công việc nên những ngày qua không để xảy ra tình trạng ùn ứ, hàng hóa được chuyển phát đúng thời gian quy định tới mọi khách hàng”, ông Đào Duy Toàn, Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Hải Dương cho biết thêm.
|
Tại Bưu điện tỉnh Hải Dương những ngày cuối năm, sản lượng trung bình 50 - 60 tấn hàng hóa/ngày |
Còn tại thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), sáng Chủ nhật ngày 7/2/2021, những “chiến sĩ” Bưu điện mặc trên mình bộ đồ bảo hộ, găng tay, ủng, mặt nạ che giọt bắn đã đến từng nhà để chi trả trợ cấp đối với người có công và bảo trợ xã hội gộp 2 tháng liên tiếp.
Theo bà Phạm Thị Hải Yến, Giám đốc Bưu điện tỉnh Quảng Ninh, để đảm bảo tuyệt đối an toàn, không để dịch bệnh lây lan, đồng thời để đảm bảo công tác an sinh xã hội, giúp các đối tượng trên địa bàn có điều kiện nhận trợ cấp kịp thời, giảm bớt khó khăn trong những ngày giáp Tết, ngành Bưu điện đã phối hợp chặt chẽ với ngành Lao động – Thương binh và Xã hội cùng chính quyền địa phương để triển khai các phương án chi trả. Đặc biệt, tại thị xã Đông Triều có các xã nằm trong diện phong tỏa, nhân viên tham gia chi trả đã được UBND thị xã cấp trang phục bảo hộ chống dịch để thực hiện chi trả đúng đối tượng, đủ số tiền quy định.
“Do công tác chuẩn bị kỹ lưỡng và chi tiết nên công tác chi trả diễn ra an toàn. Tại 4 xã bị phong tỏa, chúng tôi đã nhanh chóng chi trả gần 5,8 tỷ đồng cho hơn 2.000 đối tượng. Bảo vệ an toàn cho cán bộ công nhân viên không chỉ là trách nhiệm nhiệm của ngành Bưu điện mà chính là góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nên dù phải vất vả chúng tôi cũng luôn nỗ lực hết mình. Sự vất vả của chúng tôi chưa thấm gì so với các y, bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch”, bà Yến nói.
Ông Nguyễn Văn Chung, ở thôn 2, xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, là thương binh nặng vừa nhận tiền trợ cấp 2 tháng tại nhà xúc động bày tỏ: “Nhờ có sự tận tình của nhân viên Bưu điện, tôi không phải ra ngoài, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và vẫn được an tâm đón Tết cùng gia đình. Đúng là Bưu điện của nhân dân. Những lúc khó khăn thế này, tôi mới thấy hết tấm lòng và sự trân quý của ngành Bưu điện dành cho chúng tôi”.
|
Chi trả tiền Tết, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp người có công tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh |
Trao đổi với chúng tôi, ông Chu Quang Hào, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, nhấn mạnh: Với mạng lưới phủ rộng đến tận cấp xã, phường, dù trong tình huống nào, Bưu điện Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì ổn định mạng lưới, đảm bảo tất cả các dịch vụ bưu chính đến với từng người dân. Riêng đối với lĩnh vực chuyển phát, Vietnam Post sẽ tăng cường tối đa công suất các phương tiện vận chuyển để cố gắng đảm bảo lưu thoát hàng hóa tốt nhất trong thời gian diễn ra dịch Covid-19 tại các địa bàn. Đặc biệt, Vietnam Post cũng đã xây dựng các phương án riêng trong việc vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện thuộc các gói hàng cứu trợ, nhu yếu phẩm, thiết bị vật tư đến vùng dịch... để đảm bảo mục tiêu cao nhất là chuyển phát hàng hóa nhanh chóng và an toàn nhất.
Với vai trò tiên phong, dẫn dắt của doanh nghiệp bưu chính quốc gia, đặc biệt là kinh nghiệm đồng hành cùng các lực lượng chức năng nơi tuyến đầu chống dịch ngay từ đầu năm 2020, Bưu điện Việt Nam cam kết sẽ đảm bảo thông suốt việc chuyển tải các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong phòng và chống dịch Covid - 19 theo đường KT1; Chuyển phát hàng hóa đến tay người nhận trước Tết Nguyên đán theo đúng cam kết dịch vụ đã đề ra dù trong vùng dịch, vùng cách ly.
Bên cạnh đó, Bưu điện Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các chiến sỹ tuyến đầu bằng những hành động thiết thực như vận chuyển miễn cước vật tư, thiết bị y tế của Hội Thầy thuốc trẻ, Khối Doanh nghiệp Trung ương đến các Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) để cùng vượt qua đại dịch, giúp toàn dân đón Tết an toàn.
Được biết, trong năm 2020, khi dịch Covid-19 hoành hành, Bưu điện Việt Nam là doanh nghiệp duy nhất thuê nguyên chuyến bay để vận chuyển công văn của Đảng, Chính phủ chỉ đạo công tác phòng chống dịch và hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân hai đầu Nam - Bắc. Bưu điện Việt Nam cũng là doanh nghiệp Bưu chính quốc gia duy nhất phục vụ vận chuyển miễn cước các trang thiết bị y tế lên tuyến đầu chống dịch.
Bình Minh
Bưu điện tăng ca, đảm bảo bưu gửi phát trước Tết Nguyên đán
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua Bưu điện đang bước vào cao điểm, nhiều ngày sản lượng lên tới hơn 1 triệu bưu gửi/ngày. Nhiều giải pháp đã được triển khai để đảm bảo tất cả các bưu gửi sẽ được phát trước Tết Nguyên đán.
" alt="Vietnam Post: Không để ai bị “bỏ lại phía sau” ở vùng dịch Covid"/>
Vietnam Post: Không để ai bị “bỏ lại phía sau” ở vùng dịch Covid
- Từng sắp xếp mọi thứ chu toàn trước khi chết, nằm chờ nhắm mắt 2 năm tại nhà nhưng BS Lê vẫn sống khoẻ mạnh sau 10 năm mắc ung thư gan dù không hoá chất, tia xạ.Tin sét đánh: “1 tuần nữa là chết”
Ở tuổi 38, khi sự nghiệp bắt đầu chín muồi sau khi học thạc sĩ tại nước ngoài, Trung tá, BS Nguyễn Lê (BV 103, giảng viên Học viện Quân y) đột ngột nhận tin sét đánh: mắc ung thư gan nguyên phát, khối u đã 2cm.
Đó là thời điểm tháng 3/2008, khi ông tình cờ dẫn bệnh nhân đi siêu âm, rồi kiểm tra luôn cho mình.
|
BS Nguyễn Lê, hiện là Đại tá, sau 10 năm chiến đấu với ung thư gan |
“Vẫn còn nghi ngờ, tôi ra BV Hữu nghị và BV K để kiểm tra lại. Cả 2 đều khẳng định chắc chắn có khối u. Tôi rất sốc”, BS Lê nhớ lại.
Cùng thời điểm này, 2 bác sĩ trẻ khác của BV, một là thiếu tá, một là đại uý cũng mắc ung thư gan.
“Cậu đại uý ra đi sau 1 tháng, cậu thiếu tá ra đi sau 3 tháng. Tôi là người còn lại duy nhất, khi đó xác định chỉ có chờ chết. Có 2 phương án, một là cứ khoẻ mạnh bình thường rồi chết, hai là mổ, xạ, hoá trị rồi suy sụp rồi chết. Tôi chọn phương án 1”, BS Lê kể.
3 tháng đầu, ông gọi đó là quãng thời gian khủng khiếp nhất khi một mình chịu đựng tất cả. Ông lặng lẽ chuẩn bị sẵn di chúc, sắp xếp tương lai cho các con, khi đó bé út mới 4 tháng tuổi, lo cho bố mẹ, nghĩ cách thông báo với gia đình.
Trong khoảng thời gian này, BS Lê vẫn đi dạy trong BV 175 (TP.HCM). Cùng đi có một BS chuyên ngành ung thư gan khác.
|
Hàng ngày ông vẫn khám chữa cho nhiều bệnh nhân |
“Tôi đưa phim của mình cho anh ấy, hỏi: ‘Em có bệnh nhân như thế này, liệu còn sống được bao lâu nữa?’. Anh ấy trả lời: ‘Ôi giời ơi, 1 tuần nữa u lan toả gan là chết’”. Cả đêm đó BS Lê không ngủ, một mình lang thang khắp Sài Gòn.
Khối u mới hơn 2cm nhưng ung thư gan diễn tiến rất nhanh, chỉ trong tuần cuối sẽ lan toả toàn bộ gan. 2 BS trẻ kia cũng vậy, tới tuần thứ 3 có người có 3 khối u, có khối 10cm.
Ông bảo ‘kết luận’ của BS kia chỉ như điểm nhấn, còn bản thân cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó.
2 lý do để quyết sống
Suốt 3 tháng nặng nề, BS Lê tự mình nghiên cứu tài liệu. Vào những ngày cuối cùng, ông rút ra rằng ung thư có 2 thể: tiến triển nhanh và tiến triển chậm, có thể ông may mắn rơi vào trường hợp thứ 2. Lúc này vợ là người đầu tiên ông thông báo, rồi đến cơ quan.
“Vợ tôi khóc rất nhiều, còn cả Viện sốc vì tôi là người thứ 3 rồi”, BS Lê nhớ lại.
|
BS Lê cùng các con |
Riêng bố mẹ ông, đến khi vào viện mổ, ông vẫn giấu là u lành, khi đó đã ở giai đoạn 2, to 4cm. Trước khi mổ, ông đã ký mọi giấy tờ, sẵn sàng cho sự ra đi.
BV cũng xác định là mất nốt ông, nói với gia đình chỉ còn vài tháng về ăn uống, nghỉ ngơi vì nghĩ sẽ không được lâu nữa.
Khi phẫu thuật, một ekip gồm các chuyên gia của 3 BV: 103, K, Việt Đức do trực tiếp GS Trịnh Hồng Sơn (hiện là PGĐ BV Việt Đức) mổ, cắt chọn lọc 1/4 gan, vừa mổ vừa sinh thiết tức thì.
Sau mổ 1 tháng, ông xin cơ quan sang Mỹ 3 tuần để tìm kiếm phương thức chữa bệnh cho mình. Ông tìm đến nhiều bệnh viện, nhiều chuyên gia và tranh thủ từng giờ nghiên cứu tài liệu vì sợ không còn nhiều thời gian.
Trở về nước, do số phận vẫn đang trong giai đoạn đợi chờ, nên lãnh đạo liên viện tiếp tục tổ chức một cuộc hội chẩn có nên dùng hoá chất, tia xạ hay không. Nhưng BS Lê kiên quyết nói: Không.
Phát hiện một hợp chất quan trọng trong cây đu đủ vùng Đông Mỹ (thân leo) có tác dụng diệt tế bào ung thư, ông sử dụng hoạt chất này cho bản thân và áp dụng cho nhiều bệnh nhân khác.
Sau 1 năm chờ và chờ, thấy mình vẫn sống tốt, năm thứ 2 vẫn khoẻ mạnh bình thường nên đến năm thứ 3, ông quyết định quay trở lại BV làm việc.
BS xác định đây là cơ hội sống thứ 2 của mình, ngày mai có thể ra đi lúc nào không hay nên sẽ sống như chưa bao giờ được sống.
|
BS Lê nắm chặt tay bố |
“Từ giờ không chỉ sống cho riêng mình nữa mà sống cho bố mẹ và các con. Sống để nhìn thấy tụi nó lớn. Thứ hai, bố tôi khi đó đã gần 80 tuổi, tóc bạc phơ khi vào bóp chân cho tôi nhắn nhủ: ‘Mày có hiếu thì mày đừng chết trước tao’. Chính vì 2 lý do ấy nên tôi quyết sống”, BS Lê chia sẻ.
Bằng kiến thức, kinh nghiệm, BS Lê đã sống mạnh khoẻ đến năm thứ 9 khiến tất thảy đều ngạc nhiên. Nhiều bệnh nhân ung thư gan mắc bệnh sau ông 1 năm đến giờ cũng vẫn khoẻ mạnh nhờ theo phương pháp của ông.
Bất ngờ vào tháng 1 vừa qua, đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, ông nhận tin dữ khi BS thông báo có khối u tái phát tại chỗ, kích thước 3cm.
Ông đến BV Việt Đức thảo luận cùng các BS phẫu thuật và quyết định mổ. Sau đó nghỉ ngơi 1 tháng, áp dụng lại liệu trình cũ và đến nay ông trở lại làm việc bình thường tại khoa Viêm gan, BV 103.
Bác sĩ sống tốt sau 5 năm ung thư phổi di căn khắp người
Phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn muộn, tái phát nhiều lần, di căn cả vào xương, não nhưng gần 5 năm qua, PGS.TS Đỗ Quốc Hùng vẫn làm việc bình thường.
" alt="10 năm ung thư gan, không hoá trị, xạ trị vẫn sống khoẻ"/>
10 năm ung thư gan, không hoá trị, xạ trị vẫn sống khoẻ