Đoạn video về sự việc đã được ngư dân New Zealand có tên Tony Walker chia sẻ lên Instagram hôm 5/7.
Theậncảnhcámậphunghăngcốtìnhcướpcácủangưdân đá bóng trực tiếp hôm nayo tờ Newsweek, anh Walker và nhóm ngư dân đã chạm trán với con cá mập mako dài hơn 2,4m, khi họ đang đánh bắt cá kiếm ở Quần đảo Biển San hô của Australia.
"Mako hung hăng!", một thành viên trong nhóm ngư dân hét lên khi thấy con cá mập đang ngoặm phần đuôi cá kiếm, trong khi họ đang cố kéo nó lên.
"Bỏ cá của tôi ra! Trả cá cho tôi! Trả cho tôi!", một thuyền viên khác nói trong lúc tiếp tục kéo con cá kiếm khỏi hàm cá mập.
Cá mập mako sau đó bơi đi, nhưng nhanh chóng quay trở lại mạn thuyền.
"Nó quay lại!”, một ngư dân hét lớn, khi con cá mập quay lại cắn tiếp vào phần đuôi cá kiếm.
Theo hình ảnh video, các ngư dân đã cố gắng kéo dây để đưa con cá kiếm lên boong tàu nhanh nhất có thể, nhưng cá mập đã kịp cắn đứt một đoạn lớn ở phần đuôi.
Đoạn video trên Instagram của anh Walker nhanh chóng gây bão mạng, và có hơn 21 triệu lượt xem. Chia sẻ với Newsweek, anh cho biết đây không phải là lần đầu tiên anh và nhóm ngư dân chạm trán với cá mập mako trong lúc đánh cá.
"Cá mập mako xuất hiện nhiều trong khu vực. Chiến thuật cơ bản của chúng là cắn đuôi cá kiếm trước để ăn trong lúc rảnh rỗi. Đây gần như là chuyện xảy ra hàng ngày đối với chúng tôi, và khá thường xuyên, những con cá mập ‘cắm trại’ dưới thuyền của chúng tôi", anh Walker nói thêm.
Có hai loại cá mập mako là cá mập mako vây ngắn và vây dài. Chúng có thể dài tới 4m, và thuộc danh mục nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Công dân Nga thiệt mạng trong vụ cá mập tấn công ở Ai Cập
Con cá mập tấn công và cướp đi sinh mạng của nam thanh niên 23 tuổi người Nga gần một bãi biển nổi tiếng ở thành phố Hurghada, Ai Cập.
“Những năm gần đây, nạn mua bán người có xu hướng tăng lên, đặc biệt là giai đoạn hậu Covid-19. Số lượng nạn nhân liên lạc về, kêu cứu cao gấp nhiều lần so với thời gian trước đó. Điều này cũng là thách thức với chúng tôi về mặt nguồn lực để hỗ trợ các nạn nhân sau khi trở về.
Trước giai đoạn Covid-19, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, đến từ các tỉnh miền núi, gần vùng biên, là người dân tộc thiểu số. Nhưng thời gian gần đây, đặc điểm của nạn nhân thay đổi rất nhiều. Số lượng nạn nhân là đàn ông tăng lên. Hoàn cảnh, trình độ học vấn của nạn nhân cũng đa dạng hơn – có cả những người có hoàn cảnh khó khăn, trình độ thấp đi tìm việc làm, nhưng cũng có cả những người có học vấn cao. Hi hữu có trường hợp một bác sĩ cũng bị lừa sang bên kia biên giới với lời mời hấp dẫn về thu nhập. Tóm lại, bất kỳ ai có nhu cầu đi tìm việc làm ở nước ngoài đều có thể trở thành nạn nhân.
Về cơ bản, mua bán người là vấn đề nhức nhối không chỉ với Việt Nam, mà với thế giới nói chung. Trong những năm qua, tổ chức Rồng Xanh đã hỗ trợ giải cứu hơn 1.500 nạn nhân bị mua bán sang nước ngoài".
- Ông Đỗ Duy Vị, Giám đốc điều hành tổ chức Rồng Xanh, tổ chức phi chính phủ với sứ mệnh phòng chống nạn mua bán người.
Bị lừa sang bên kia biên giới: Suýt mất thận, bỏ mạng không ai hay
Các nạn nhân của mua bán người bị quản thúc, đánh đập, thậm chí bị lấy nội tạng..." alt="Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi sào huyệt của kẻ buôn người"/>