Trên con đường từ cánh rừng phòng hộ đi ra,ụônggầntuổivẫnlượmvechainuôivợliệtgiườty so c1 nhiều người đã quen với hình ảnh ông Nguyễn Văn Út (ấp Khánh Hưng A, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) với dáng người gầy gò, ốm yếu, mặt cúi gằm, trên vai vác bao "ve chai" đựng đủ thứ phế liệu. Những bọc nilon, mảnh nhựa, cọng dây,... mà ông băng rừng, vượt sình lầy nhặt về là "nguồn sống" giúp ông nuôi người vợ bệnh, vun đắp ước mơ đi học của đứa chắt.
Cũng như một vài chuyến đi khác, chúng tôi phải mất khá nhiều thời gian thăm hỏi mới tìm về được nơi những hoàn cảnh khó khăn trú ngụ như nhà ông Út. Sự giúp đỡ nhiệt tình, nét "nhiều chuyện" dễ thương của một người phụ nữ có nước da ngăm đen nơi miền biển xa xôi khiến mọi người ấn tượng mãi.
Vợ ông Út bị tai biến đã 10 năm nay
“Út nào, ở đây nhiều Út lắm”, người phụ nữ hỏi lại.
“Út mà có người vợ tai biến hơn 10 năm nay đó dì”.
Nhìn hai thanh niên đeo kiếng cận, người phụ nữ tò mò: “Các cậu đến để giúp người ta hả. Gia đình này khổ dữ lắm. Xứ này chưa thấy ai khổ vậy đó. Giúp được gì gắng giúp...”. Chị nói vồn vã như thể đây là hoàn cảnh của mình. Dường như chính chị cũng đang mong chờ điều gì tốt đẹp đến với nhà ông Út.
Trước mắt chúng tôi là căn nhà lá rộng chưa tới 30m2, được giữ cố định bằng 9 cây đước. Đó là nơi ông Út đang ở, do bà con địa phương giúp bằng cách người cho cây, người cho lá, góp dựng lên khoảng 1 năm nay.
Trong nhà, vợ chồng ông đang ăn cơm. Mâm cơm cho hai người già tóc bạc trắng là nửa con cá rô phi cùng đĩa rau luộc. Thế cũng gọi là "sang" vì có ít chất đạm.
Bữa cơm đạm bạc của vợ chồng ông Út.
Công việc hằng ngày của ông Út là đi lượm ve chai ven biển. Cái nghề này phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Cứ gió to, biển động mạnh sẽ có nhiều “chiến lợi phẩm” trôi dạt vào bờ. Không kể giờ giấc, khi 3 giờ sáng lúc 5 giờ chiều, hoặc có hôm trời tối mịt, ông cũng đi. Ông đi ngay khi cơn giận dữ của thiên nhiên vừa dừng lại.
Ông Út năm nay đã 78 tuổi, ống chân chỉ còn da bọc xương nhưng hằng ngày, ông vẫn gắng gượng đi nhiều kilomet lượm đồ dọc bờ biển. Hình ảnh ông cụ hom hem vác trên vai cái bao cũ, vạch rừng vượt qua những bãi sình lầy đặc trưng của tán rừng ngập mặn khiến nhiều người đau lòng.
“Mệt thì nghỉ, qua sình thì mình bò tới, bò tới rồi kéo cái bao theo”, ông nói kinh nghiệm vượt bãi lầy.
Ông Út chỉ sợ thằng chắt phải nghỉ học, mất đi tương lai
Mỗi ngày như vậy, ông có thể kiếm được 20, 30, có khi 40 ngàn đồng. Nhiều năm nay, ông cần mẫn chịu cực khổ mong nuôi người vợ bị tai biến.
"Bà Út tái bệnh phải nằm liệt giường khoảng 10 năm nay. Mấy ông cháu mà đi lượm biển thì để cho bà nồi cơm ở đầu giường, cuối giường để cái bô. Đói thì ăn, mắc thì đi. Đi xong thì để đó chừng nào ông về ông đổ. Tội lắm.”, bà Phan Thị May, một hộ dân ở gần cho biết.
Cũng từ ngày vợ bệnh nặng, lại thêm tuổi già sức yếu, chẳng được ai thuê mướn nữa nên ông rời Hồng Dân (Bạc Liêu) về vùng biển này “hành nghề”. Sau đó, người cháu gái và hai đứa con nhỏ cũng về ở với ông. Vậy là mấy ông cháu dìu dắt nhau đi lượm ve chai. Hiện nay, ngoài nỗi lo cho vợ, ông Út lại nặng lòng lo thằng chắt “rất sáng chữ” được đi học.
Em Nam học lớp 5 chăm chỉ nhặt phế liệu, kiếm thêm tiền đi học
“Con làm mót tiền để đi học. Sau này con sẽ làm công an”, Nam - đứa chắt đang học lớp 5 của ông Út lỏn lẻn kể về ước mơ. Còn nhỏ nhưng em đã hiểu được hoàn cảnh của gia đình. Sau giờ học ở trường, cậu học trò nghèo không đi chơi với các bạn mà chịu khó theo cố, theo mẹ đi lượm biển.
Hai đứa cháu cố ngoan ngoãn là nguồn động lực để ông Út cố gắng. Nhưng với tình hình sức khỏe hiện tại, ở tuổi bát tuần, ông sợ rằng mình không cố gắng nổi nữa. "Lo nhứt là không ai lo cho bà. Thứ nữa là thằng Nam phải nghỉ học, mất tương lai”, ông trầm ngâm.
Ông Nguyễn Thành Được, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hải cho hay, gia đình ông Nguyễn Văn Út đã chuyển về địa phương ở một thời gian. Do không có đất cát nên ông Út sống tạm bợ trên chân đê phòng hộ, thuộc diện phải giải tỏa.
Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Hiện UBND xã đã xin cho ông 1 nền đất tái định cư, hàng tháng xã có hỗ trợ thêm gạo. Ngoài ra cũng vận động bà con xung quanh giúp đỡ thêm.
“Xã đang vận động các mạnh thường quân để sau khi được Sở NN-PTNT duyệt phương án cho đất sẽ tiến hành xây nhà cho hộ gia đình này.”, ông Được nói.
Thiện Chí
Mọi thông tin xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Ông Nguyễn Văn Út, ấp Khánh Hưng A, xã Khánh Hải, Trần Văn Thời, Cà Mau. SĐT: 0946 477 421
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.063 (ông Nguyễn Văn Út)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Ban đầu, bà Út làm thùng từ thiện này để hỗ trợ những người mang bệnh hiểm nghèo. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Không thể níu kéo, bà quyết định ly hôn, ra đi với 2 bàn tay trắng. Không tiền bạc, không nghề nghiệp, bà ra mảnh đất tại ngã ba Quê Mỹ Thạnh dựng tạm chòi lá bán nước giải khát mưu sinh.
Thương người đàn bà lỡ bước côi cút trong quán lá xập xệ, người dân ấp 5 (xã Quê Mỹ Thạnh) thay nhau đến hỏi han, giúp đỡ bà. Bà Út kể: “Người dân ai cũng thương tôi. Những lúc tôi khó khăn, người thì cho gạo, người cho rau, mắm, muối… Ai cũng tạo điều kiện cho tôi buôn bán, làm ăn”.
Dần dần, quán cà phê ven đường của bà Út có khách. Bà không còn sợ đói và bắt đầu có tiền đi chợ. Quán có khách, bà nghĩ ngay đến việc giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh hơn mình.
“Tôi đóng một cái thùng từ thiện để trong quán cho riêng mình. Mỗi ngày, tôi sẽ bỏ vào đó một số tiền nhất định để có chút tiền chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh”, bà Út kể.
Hiện nay, bà Út sử dụng số tiền tích lũy được trong thùng từ thiện để mua gạo, phát cho người khó khăn. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
“Cho đi là còn mãi”
Nhà chật, bà đành để thùng từ thiện ngay trong quán nước. Thấy ngày ngày bà chủ bỏ tiền vào thùng, nhiều khách đến quán uống nước thắc mắc. Bà chia sẻ thật rằng “để dành tiền giúp người khó khăn”.
Bà nói: “Ban đầu, tôi làm thùng từ thiện để có tiền gửi cho các hoàn cảnh trong chương trình Vượt qua hiểm nghèocủa Đài PT-TH Long An. Mỗi tháng, tôi đều khui thùng từ thiện này, lấy tiền, nhờ người đem đến Hội chữ thập đỏ tỉnh Long An”.
“Tôi nhờ hội trao số tiền đó cho những người mang bệnh hiểm nghèo mà tôi xem được trên truyền hình. Từ năm 2012-2017, tôi đã đóng góp cho chương trình này khoảng 30-40 triệu đồng. Đây đều là tiền tôi lấy ra từ thùng từ thiện”, bà Út nói thêm.
Thấy việc làm của bà ý nghĩa, những người hàng xóm cũng tình nguyện bỏ tiền vào thùng, góp sức hỗ trợ người nghèo. Tiếng lành đồn xa, khách đến quán uống nước cũng tự nguyện quyên tiền.
Sau khi có gạo, bà thường nhờ lực lượng chức năng chở đến tận nhà cho người cần. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Bà Út nói rằng, chưa bao giờ bà muốn tuyên truyền việc làm của mình hay xin bất cứ ai để có tiền làm từ thiện. Nhưng những ngày đầu thấy thùng từ thiện xuất hiện trong quán nước, nhiều người nghi ngại, dè bỉu.
Họ không tin số tiền bà bỏ vào thùng sẽ đến được người nghèo mà sẽ “rơi vào túi riêng của ai đó”. Thậm chí, có người còn ngăn cản những ai có ý định đóng góp, bỏ tiền vào thùng từ thiện.
Những lúc như vậy, bà Út không buồn lòng cũng không thanh minh. Bà lặng lẽ duy trì, đều đặn bỏ tiền vào thùng, đợi đến ngày lấy ra mua gạo cho bà con. Bà nói, sau khi hội chữ thập đỏ tỉnh chuyển trụ sở, bà không gửi tiền đến hội nữa mà dùng tiền ấy đi mua gạo, phát cho bà con khó khăn”.
Bà Út nói cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống hiện tại khi có thể giúp đỡ được phần nào những hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Hiện, bà duy trì phát 25 phần gạo. Nếu số tiền trong thùng từ thiện không đủ để mua số gạo trên, bà bỏ tiền túi ra để mua đủ số lượng. Ngoài ra, bà cũng đang nuôi dưỡng 10 trường hợp người cao tuổi không nơi nương tựa và hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.
Người phụ nữ này nói: “Tôi luôn tin vào câu nói cho đi là còn mãi. Bây giờ, tôi cố gắng giúp đỡ mọi người, tôi cũng nhận lại rất nhiều. Mỗi ngày, tôi đều được những người xung quanh cho lại quà bánh, hoa trái và tình yêu thương. Đối với tôi, như thế là hạnh phúc”, bà Út nói.
Xem thêm clip: 40 năm chăm sóc, bà quản trang kể chuyện linh thiêng bên mộ liệt sĩ
Nguyễn Sơn
Cụ ông Sài Gòn làm di chúc để lại nhà hơn 10 tỷ giúp người già, sinh viên
"Tôi sẽ dành một căn cho người già neo đơn và học sinh - sinh viên nghèo ở miễn phí. Căn còn lại, tôi sẽ trích 40% thu nhập từ tiền cho thuê trọ giá rẻ để chăm lo cho công tác khuyến học".
" alt="Lý do người phụ nữ Long An 10 năm đặt thùng từ thiện trong quán nước nhỏ" />Lý do người phụ nữ Long An 10 năm đặt thùng từ thiện trong quán nước nhỏ
Tài khoản “Mẹ Hao Nhi và Lạp Nhi” cho biết, hôm 19/4 vừa qua là tròn 49 ngày mất của mẹ cô, hay còn được gọi là ngày chung thất. Theo tục lệ Trung Quốc, bố cô đã chuẩn bị những món ăn mà mẹ cô khi còn sống trước đây rất thích, cầm theo đôi đũa và đến nghĩa trang thăm mộ của bà.
“Trong mắt bố tôi, chỉ cần sử dụng đôi đũa trên để gắp thức ăn đã là hành động thay mẹ tôi thưởng thức những món ăn trước kia bà rất thích”, tài khoản này chia sẻ.
Tới khoảng 2h chiều ngày 19/4, ông bố rời khỏi nghĩa trang và bắt xe buýt về nhà cách đó hơn 20km. Nhưng khi về tới nhà, ông phát hiện ra chiếc túi đựng đôi đũa kỷ vật đã không cánh mà bay.
Sau đó, ông bố đã đi bộ dọc tuyến đường từ nhà tới nghĩa trang dài hơn 20km trên chỉ để tìm lại kỷ vật đã mất, nhưng mọi hy vọng tìm lại được đôi đũa đều tan biến.
“Tôi muốn tìm lại đôi đũa cho bố. Cho dù cơ hội chỉ có 0.00001%, tôi vẫn muốn thử. Đôi đũa trên đối với người khác không đáng một xu, nhưng với bố tôi, đó là hồi ức đáng trân trọng của ông và người vợ tần tảo suốt 42 năm qua. Hy vọng ai đó tìm thấy đôi đũa trên có thể trả lại cho bố tôi”, Thời báo Hoàn Cầu dẫn bài viết của tài khoản “Mẹ Hao Nhi và Lạp Nhi”.
Đến ngày 21/4, sau khi nhận được hàng chục nghìn lượt chia sẻ cũng như nhiều thông báo về việc có thể ai đó đã nhìn thấy chiếc túi đựng đôi đũa, tài khoản “Mẹ Hao Nhi và Lạp Nhi” đã đăng bài viết thứ hai.
“Sự ấm áp và lòng tốt của mọi người đã đủ để bố tôi can đảm tiếp tục tiến về phía trước. Khi được nghe tôi kể lại sự quan tâm của mọi người về đôi đũa kỷ vật, bố tôi rất xúc động và mong tôi thay mặt cả gia đình gửi lòng biết ơn tới mọi người”, tài khoản trên viết.
Sang ngày 22/4, mọi hy vọng tìm thấy đôi đũa kỷ vật đều không còn nên tài khoản “Mẹ Hao Nhi và Lạp Nhi” quyết định đăng bài viết thứ ba để thông báo dừng cuộc tìm kiếm.
“Đối với chúng tôi mà nói, đôi đũa kỷ vật trên rất quan trọng. Dù vật đã mất mà không thể tìm lại, nhưng chúng tôi cùng bố sẽ dũng cảm tiếp tục hướng về phía trước. Bố tôi muốn tôi thay ông gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người. Một lần nữa cảm ơn mọi người đã ủng hộ và giúp đỡ tìm kiếm”, tài khoản trên viết.
Ngay sau khi câu chuyện về đôi đũa kỷ vật được chia sẻ, nhiều cư dân mạng cảm thấy xúc động. “Chính chúng tôi mới phải cảm ơn bạn, người đã mang lại cho chúng tôi một câu chuyện thật cảm động. Hy vọng bố bạn sẽ tiếp tục sống vui vẻ”, một cư dân mạng viết trên Weibo.
Tuấn Trần
Xung đột trong cách dạy con của cha mẹ thần đồng Trung Quốc
Từ năm 4 tuổi, Độ Độ đã bị cha bắt cởi trần chạy trong tuyết, học lái máy bay, đi bộ qua sa mạc. Thế nhưng, người mẹ lại phản đối cách giáo dục quá khắc nghiệt này.
" alt="Con gái nhờ cộng đồng mạng tìm giúp đôi đũa kỷ vật của bố" />Con gái nhờ cộng đồng mạng tìm giúp đôi đũa kỷ vật của bố
Từ nhỏ, Kimberly đã bộc lộ tài năng của mình trong lĩnh vực kinh doanh và thiên phú trong học tập. Cô đã tốt nghiệp trung học phổ thông năm 12 tuổi và tốt nghiệp đại học năm 15 tuổi. Ngoài ra, Kimberly còn sở hữu một tinh thần bất khuất ham học hỏi.
Để tích lũy kinh nghiệm và số liệu thực tế cho luận án tiến sĩ của mình, Kimberly đã không ngần ngại làm nhiều công việc một lúc, tham gia các chương trình tình nguyện, điển hình là chương trình tình nguyện quốc tế Peace Corps do chính phủ Hoa Kỳ điều hành.
Phương pháp giáo dục đặc biệt của nhà Strables
Không giống như những đứa trẻ khác, Kimberly cùng bốn chị em của mình không tới trường từ nhỏ mà được hưởng sự giáo dục tại nhà.
Gia đình Strable: vợ chồng Adria và Greg Strable cùng các con: Samantha, 20 tuổi; Kimberly, 17 tuổi; Courtney, 12 tuổi; Maverick, 10 tuổi; và Sapphire, 8 tuổi. (Ảnh: Epoch Times).
Vào năm Kimberly vừa ra đời, dưới lời khuyên của một người bạn, bà Adria và chồng đã chọn phương pháp giáo dục tại nhà cho những đứa con của mình. Họ đã thuê một gia sư và tạo ra một chương trình giáo dục thú vị gồm nhiều chuyến đi thực tế cùng các dự án để thực hành kiến thức đã học.
(Ảnh: Epoch Times).
Chính điều đó đã giúp hai vợ chồng có cơ hội được gần con và hiểu con hơn. “Tôi thật may mắn khi được nghe bọn trẻ đọc những từ đầu tiên, được nghe chúng lần đầu tiên đọc thuộc lòng một bài thơ,” bà Adria chia sẻ.
Thành công của Kimberly không chỉ nhờ sự nỗ lực của bản thân cô mà còn nhờ cách dạy con của cha mẹ cô. Bà Adria, mẹ của Kimberly, luôn dạy các con của mình rằng: “Một khi con làm việc gì, hãy làm bằng tất cả tâm huyết và khả năng của con. Đó chính là đạo đức làm việc”.
Đối với các con của mình, ông bà Strable cũng chia sẻ rằng họ không bao giờ thúc ép các con phải đạt được cái gì, thay vào đó, họ động viên các con. “Khi nào bọn trẻ sẵn sàng, chúng tôi sẽ luôn ở đó cùng bọn trẻ khám phá những điều mới lạ”, ông Greg nói.
Sự động viên và quan tâm sát sao tới con cái của hai vị phụ huynh đã được đền đáp. Con gái cả, Samantha (hiện 20 tuổi), đã nhận được bằng thạc sĩ ngành Sinh học Động vật hoang dã ở tuổi 18. Con gái thứ hai, Kimberly, vừa trở thành tiến sĩ trẻ nhất thế giới ở năm 17 tuổi.
Ba người con út cũng được dự đoán rằng sẽ đạt được thành tựu như các chị trong tương lai.
Từ trái sang phải: Samantha, bà Adria và Kimberly.
Khó khăn và mục tiêu trong tương lai của Kimberly
Đạt được học vị tiến sĩ ở độ tuổi quá trẻ, Kimberly thường xuyên vấp phải những phân biệt đối xử từ những người xung quanh. Hiện tại, cô đang tham gia vào những cuộc chiến pháp lý để chống lại sự kỳ thị dựa trên tuổi tác này.
Trong tương lai, Kimberly dự định theo đuổi sự nghiệp trong ngành quản trị và điều hành. Đồng thời, cô cũng muốn truyền cảm hứng tới những sinh viên trẻ tuổi khác đang nỗ lực theo đuổi ước mơ của bản thân.
“Niềm đam mê và lòng nhiệt huyết sẽ giúp bạn tiến xa,” Kimberly nói.
Diệu Linh(Theo The Epoch Times)
Cô gái Hà Nội vượt 'cửa tử' ung thư nhờ tình yêu tuyệt vời
Một ngày tháng 10/2018, Nguyễn Thị Thu Hường (SN 1987, Hà Nội) nhận được tin mắc ung thư sau đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Cầm kết quả trên tay, 2 vợ chồng Hường choáng váng.
" alt="Cô gái 17 tuổi nhận bằng tiến sĩ" />
...[详细]
Kyle xuất hiện tại chương trình My Strange Addiction (Ảnh: TLC).
Trong chương trình, Kyle giải thích sự hấp dẫn của anh đối với phụ nữ lớn tuổi đã bắt đầu như thế nào. Anh từng hẹn hò với một người 50 tuổi khi anh mới 18 và bị cuốn hút bởi một giáo viên lớn tuổi khi anh đang là một cậu học sinh 12 tuổi.
Anh nói: “Tôi là Kyle, 31 tuổi, tôi sống ở Pittsburgh (bang Pennsylvania, Mỹ) và tôi “nghiện” hẹn hò với phụ nữ lớn tuổi – những người 60, 70, 80 tuổi.
"Tôi yêu tất cả mọi thứ về họ như mùi hương, cảm xúc, tâm lý của họ… thậm chí là răng giả”, anh chia sẻ.
Anhđã không hẹn hò với bất kỳ ai dưới 60 tuổi trong nhiều năm (Ảnh: TLC).
Trong tập phim này, Kyle được thấy đang lướt tìm phụ nữ trên một trang web hẹn hò và anh chú ý bức ảnh của một người phụ nữ tên Karen, người mà Kyle nhận xét "vẻ ngoài rất thu hút". Cô ấy có mái tóc bạch kim và nụ cười tuyệt vời.
Kyle thậm chí còn tiết lộ về đời sống tình dục của mình trong chương trình. Anh khẳng định quan hệ tình dục với những phụ nữ lớn tuổi là "đam mê" và "mạnh mẽ".
Kyle nói thêm rằng, bạn bè đã cố gắng thuyết phục anh hẹn hò với những người trẻ tuổi hơn nhưng việc này không thành công.
"Phụ nữ ở độ tuổi của tôi, không phải là tôi không thể nhận ra rằng họ hấp dẫn. Tất nhiên họ hấp dẫn rồi. Nhưng theo cách nhìn của tôi, thì là… chưa chín", chàng trai này nói.
Lê Phương(Theo Mirror)
Câu lạc bộ tìm kiếm tình yêu cho đàn ông kém hấp dẫn
Tại Nhật Bản, những người đàn ông ít có lợi thế trong tình yêu đã tập hợp lại và mở ra một câu lạc bộ hết sức đặc biệt.
" alt="Chàng trai 31 tuổi hẹn hò với người phụ nữ tuổi 91" />
...[详细]
Đau đầu là triệu chứng phổ biến xảy ra khi bạn ngủ nướng. Ảnh: Ucihealth.
Cách tránh ngủ nướng vào cuối tuần
Thông thường, mọi người ngủ nướng vào cuối tuần để bù cho thời gian ngủ không đủ trong tuần. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy sảng khoái, thoải mái. Nhưng đồng thời, nó cũng khiến việc trở lại lịch trình thức dậy để đi làm vào hôm sau thậm chí còn khó khăn hơn.
Vì vậy, để tránh ngủ nướng, các chuyên gia khuyên bạn nên ngủ nhiều hơn vào những ngày trong tuần với các quy tắc dưới đây:
- Tuân theo lịch trình ngủ đều đặn. Tránh thay đổi thời gian đi ngủ và thức dậy của bạn, cố gắng hết sức để giữ lịch trình ngủ tương tự vào các ngày trong tuần và cuối tuần.
- Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn trong tuần. Tuy nhiên, tránh tập luyện quá gần giờ đi ngủ, đặc biệt nếu bạn phải làm bất cứ việc gì với cường độ cao.
- Giữ phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ. Sử dụng rèm cản sáng để tạo bóng tối. Để nhiệt độ phòng khoảng 15,5-20 độ C.
- Tránh những thứ có thể gây phiền nhiễu tâm trí như tivi, điện thoại... Tắt tất cả thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi ngủ (nếu có thể).
- Chọn lựa thực phẩm ăn tối cẩn thận. Ăn nhiều và uống rượu có thể làm rối loạn dạ dày và giấc ngủ. Bạn nên tránh uống cà phê ít nhất 6 giờ trước khi ngủ vì caffeine có thể gây mất ngủ.
Theo Zing
9 đồ vật không nên để trong phòng ngủ
Để đồ ăn vặt trong phòng ngủ chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tăng cân, béo phì và mất ngủ.
" alt="Ngủ nướng vào cuối tuần có hại như thế nào?" />
...[详细]