Mối quan hệ giữa công nghệ điện thoại di động và sự phát triển kinh tế cũng giống như lập luận về “quả trứng và con gà” trong triết học.
Cho đến nay, dường như chúng ta cũng chưa thể khẳng định được nền kinh tế phát triển, sinh ra chiếc điện thoại di động hay chính chiếc điện thoại di động khiến cho nền kinh tế phát triển rực rỡ hơn.
Khi mới xuất hiện, chiếc điện thoại di động chỉ phù hợp với túi tiền những người có thu nhập tương đối trở lên. Dần dà nhiều người bình thường cũng đã dùng nó, và đến nay, người ta thấy bác xe ôm đầu ngõ cũng dùng “di động” để đón khách, bà bán vé số cũng có “di động” để tiếp thị khách, thậm chí chính mắt tôi đã thấy một “vị hành khất” cũng vừa đi vừa nghe “di động” (chắc để biết một ngôi chùa nào đó đang có nhiều khách thập phương đến viếng).
Khi thấy tôi nhìn, “vị” ấy hơi ngượng và tắt máy. Như vậy, kinh tế phát triển trước tạo nền cho điện thoại di động xuất hiện hay chính sự ra đời của điện thoại di động lại giúp nền kinh tế thay da đổi thịt (?).
Theo nghiên cứu từ một công trình của trường đại học Havard, trước năm 1997, khi điện thoại di động chưa phổ biến ở vùng nông thôn Ấn Độ, cuộc sống, tính mạng và “cái ăn” của ngư dân ven biển Kerala thuộc miền Nam Ấn Độ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự “may rủi” của số phận.
" alt=""/>Mobile nối vòng tay lớnNokia E90, 'cỗ máy' truyền thông
E90 - chiếc điện thoại truyền thông thứ 11 của Nokia - sẽ trở thành thiết bị truyền thông chính hiệu.
Máy có bộ nhớ RAM 128 MB, lớn nhất trong các smartphone sử dụng hệ điều hành Symbian.
Dòng điện thoại truyền thông của Nokia xuất hiện trên thị trường được 10 năm với các đời 9000, 9000i, 9110, 9110i, 9210, 9210i, 9290, 9500, 9300 và 9300i. Tuy nhiên, có thể nói Nokia E90 mới chính là một chiếc điện thoại truyền thông hoàn thiện và đáng mơ ước nhất trong số đó.
Thiết kế
Nokia E90 thiết kế gập. Ảnh: Gsmarena. |
Với thiết kế nắp gập quen thuộc của dòng điện thoại truyền thông, trông E90 giống như một quyển sổ nhỏ. Thiết kế của máy có hai góc mở: 100 và 180 độ, các dây cáp được bố trí trong khớp nối chắc chắn.Với trọng lượng khá nặng, 210 gram, và kích thước 132 x 57 x 20 mm, cộng thêm lớp viền ngoài làm bằng kim loại, trông E90 mạnh mẽ và có khả năng chịu va đập tốt.
Nhìn bên ngoài thì Nokia E90 chẳng khác gì điện thoại thông thường, các phím bấm lớn và được bố trí hợp lý. Trên đỉnh máy là nút power. Loa ngoài được bảo vệ bằng lưới kim loại trông khá phong cách. Hầu hết các khe cắm chính đều nằm dưới đáy, gồm cổng miniUSB, cắm sạc và giắc audio 2,5 mm. Khe cắm thẻ nhớ microSD cũng nắm ở đây.
Sau lưng máy là camera 3,2 Megapixel với đèn flash giống như máy ảnh trên N93.
Bàn phím Qwerty không phải là điểm nổi bật của thiết bị này nhưng thiết kế các phím hơi nhô ra và kích thước giống như 9300i đảm bảo thao tác dễ dàng. Tuy nhiên, cảm giác bấm lại không mềm và nhạy như của 9300i. Các phím được chiếu sáng bằng đèn led trắng, dễ nhìn. Cần joystick không còn ở phiên bản này, thay vào đó là phím bấm 4 chiều.
Nokia E90 có màu nâu và đỏ, màn hình trong có độ phân giải lên tới 800 x 352 pixel và màn hình ngoài đạt 240 x 320 pixel. Cả hai đều hỗ trợ 16 triệu màu.
" alt=""/>Nokia E90, 'cỗ máy' truyền thôngẢnh: VGC |
Kỳ vọng về sự kiện ở Anchorage, Alaska, của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan với hai người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị và Dương Khiết Trì vốn đã rất thấp. Giờ đây, những tranh cãi giữa đôi bên ngay từ phần khai mạc khi đối thoại thực sự còn chưa diễn ra cho thấy rất nhiều sóng gió đang chờ sẵn họ.
Trong những bình luận công khai, Ngoại trưởng Blinken tuyên bố Mỹ sẽ bày tỏ "quan ngại sâu sắc về những hành động của Trung Quốc, bao gồm ở Tân Cương, Hong Kong, Đài Loan, tấn công mạng nhằm vào Mỹ, sự cưỡng ép kinh tế đối với các đồng minh của chúng tôi".
"Mỗi hành động đó đe trật tự dựa trên quy tắc nhằm đảm bảo an ninh toàn cầu. Đó là lý do chúng không chỉ là các vấn đề nội bộ, và chúng tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải nêu ra những vấn đề này ở đây hôm nay", ông lập luận.
Bắc Kinh tuyên bố các vấn đề ở Tân Cương, Hong Kong và Đài Loan là chuyện nội bộ, và các quan chức nhắc lại tại cuộc họp rằng Trung Quốc kiên quyết phản đối sự can thiệp của nước ngoài. Ông Dương Khiết Trì "tố" phía Mỹ "đã dàn dựng công phu" cuộc đối thoại, theo NBC.
"Tôi nghĩ chúng tôi đã nghĩ quá tốt về Mỹ, chúng tôi cứ nghĩ phía Mỹ sẽ tuân theo các nghi thức ngoại giao cần thiết", ông Dương Khiết Trì bình luận và tuyên bố, "Mỹ không có đủ tư cách để nói họ muốn đối thoại với Trung Quốc từ một vị thế sức mạnh".
Quan chức này cho rằng, Mỹ phải đối xử với phía Trung Quốc "một cách đúng đắn", đồng thời nhắc lại kêu gọi của Bắc Kinh về hợp tác.
Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Chính phủ Trung Quốc đã và đang củng cố quyền lực cả ở trong và ngoài nước. Năm ngoái, Bắc Kinh đã thúc đẩy nhiều thỏa thuận thương mại lớn với các nước láng giềng châu Á - Thái Bình Dương và Liên minh châu Âu.
Các quan chức Trung Quốc cũng nhấn mạnh thành công của họ trong việc nhanh chóng kiểm soát đại dịch Covid-19 trong nước và đưa hết 1,4 tỷ dân nước này thoát khỏi cảnh đói nghèo. Hai thành tích này đều được ông Dương Khiết Trì nêu ra trong cuộc gặp.
"Chúng tôi tin rằng, điều quan trọng là Mỹ phải thay đổi hình ảnh của chính mình, và ngừng thúc đẩy nền dân chủ của riêng mình ở phần còn lại của thế giới", ông Dương Khiết Trì quả quyết.
Buổi đối thoại ngày đầu giữa hai nước đã kết thúc sau hơn ba giờ và các đại biểu sẽ họp trở lại vào ngày 19/3.
Căng thẳng Mỹ-Trung đã leo thang mấy năm qua dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Ông Trump dùng thuế quan và các lệnh trừng phạt để giải quyết những than phiền dai dẳng về việc Trung Quốc thiếu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ và các hoạt động kinh doanh không công bằng khác. Tranh chấp ban đầu tập trung vào thương mại, sau đó lan sang công nghệ, tài chính và nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Ngay khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ, Bắc Kinh đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 28 người, trong đó có một số thành viên của chính quyền ông Trump. Vài ngày trước cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa hai bên, chính quyền ông Biden thông báo trừng phạt 24 quan chức Trung Quốc.
Giới phân tích cho rằng Tổng thống Biden sẽ có cách tiếp cận chừng mực hơn và hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh của Mỹ trong việc gây áp lực lên Trung Quốc.
Toàn cảnh cuộc Đối thoại Mỹ - Trung
Thanh Hảo
Mỹ và Trung Quốc đã chỉ trích gay gắt các chính sách của nhau trong cuộc đối thoại cấp cao trực tiếp đầu tiên diễn ra tại Alaska.
" alt=""/>Khởi đầu sóng gió của quan hệ Mỹ