Mặc dù biết nhà giá rẻ là phân khúc vàng trên thị trường nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Chỉ có những doanh nghiệp có sự chuẩn bị trước về quỹ đất, chắt chiu chi phí và tính toán kỹ mới có thể thành công ở phân khúc này.Theo báo cáo từ các công ty nghiên cứu thị trường, hai năm trở lại đây 80% nguồn cung trên thị trường thuộc về phân khúc căn hộ trung, cao cấp. Mặc dù có tính thanh khoản ổn định và được ưa chuộng, song những căn hộ giá trên dưới 1 tỷ đồng chỉ chiếm khoảng 20% tổng nguồn cung.
Thống kê của Savills Việt Nam cho thấy tại TP.HCM từ quý IV/2016 đến 2018 sẽ có hơn 50.000 căn hộ gia nhập thị trường. Tuy nhiên, nguồn cung này vẫn tập trung chủ yếu ở phân khúc trung và cao cấp. Chính vì nguồn cung đang dần bị co hẹp trong khi nguồn cầu vẫn gia tăng mạnh mẽ, các chuyên gia dự báo nhà ở hợp túi tiền sẽ tiếp tục là phân khúc dẫn dắt thị trường trong thời gian tới.
Trong bối cảnh lệch pha cung cầu trên thị trường, nhiều chủ đầu tư nhanh nhạy đã bắt đầu nắm cơ hội chuyển dần sang đầu tư phân khúc nhà giá rẻ.
Ông Ngô Quang Phúc - Phó Tổng Giám đốc Him Lam Land cho biết: "Khi đang kinh doanh thành công hai dự án thuộc phân khúc căn hộ cao cấp nhưng công ty cũng đã nghiên cứu thị trường và thấy nhu cầu căn hộ giá rẻ đang ở mức rất cao. Chỉ tính riêng tại TP.HCM với khoảng 13 triệu dân đang có khoảng 500.000 gia đình cần chỗ ở cấp thiết, mỗi năm có có 50.000 cặp vợ chồng mới cần nhà ở. Hầu hết trong số này là những người có thu nhập tầm trung và thuộc nhóm khách hàng trẻ tuổi".
"Họ có sức khỏe, trình độ chuyên môn cao, thu nhập ngày càng tăng nhưng hạn chế là thời gian tích lũy chưa nhiều. Đây là một thị trường rất rộng lớn, vì vậy, ngoài những sản phẩm cao cấp có giá trên 2 tỷ, chúng tôi quyết định triển khai kinh doanh thêm những dự án có tổng số tiền thanh toán hợp lý phù hợp với nhóm khách hàng trẻ này", ông Phúc nói thêm.
Quan sát trên thị trường cho thấy một số doanh nghiệp cũng đang chuyển sang xu hướng làm nhà giá rẻ cho những gia đình trẻ. Có thể kể đến Công ty Nam Long đã "bắt tay" với các nhà đầu tư Nhật Bản để làm dòng sản phẩm EHomeS; L&L đang đồng loạt triển khai các khu căn hộ Asa Light, Âu Dương Lân Tower, The Avila; Kiến Á với dự án Citisoho II... Tất cả các sản phẩm này đều có giá chào bán trên dưới 1 tỷ đồng, trải dài trên tất cả khu vực Đông và Nam của TP.HCM.
Tuy nhiên, theo đại diện các chủ đầu tư, mặc dù biết nhà giá rẻ là phân khúc vàng trên thị trường nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Chỉ có những doanh nghiệp có sự chuẩn bị trước về quỹ đất, chắt chiu chi phí và tính toán kỹ mới có thể thành công ở phân khúc này.
Chẳng hạn như tại dự án Him Lam Phú An với hơn 1.000 căn hộ có giá trên dưới 1 tỷ đồng tại quận 9, chủ đầu tư đã chọn các vị trí không phải nằm ở ngay trung tâm mà chọn phát triển chuỗi căn hộ này trên các trục đường chính dễ kết nối với trung tâm và tránh kẹt xe, ví dụ như Phạm Văn Đồng, Xa Lộ Hà Nội, Võ Văn Kiệt…Ngoài ra, dù là dự án ở phân khúc nhà giá rẻ nhưng chủ đầu tư vẫn đảm bảo các tiện ích như hồ bơi, nhà hàng, nhà trẻ, khu thể thao, gym, đường dạo bộ…cho cư dân.
"Trong bối cảnh thị trường đang có nhiều sự lựa chọn nguồn cung dồi, dù có mức giá hợp lý nhưng những dự án nhà giá rẻ vẫn cần đảm bảo chất lượng từ khâu quy hoạch đến xây dựng và hoàn thiện. Làm dự án giá rẻ nhưng chất lượng không rẻ, có như vậy mới thành công lâu dài được", đại diện Him Lam cho biết.
Cùng quan điểm với đại diện Him Lam, nhiều doanh nghiệp đang phát triển phân khúc nhà giá rẻ trên thị trường TPHCM cũng cho rằng, dù nguồn cầu rất lớn nhưng bài toán phát triển nhà giá rẻ không phải dễ dàng bởi chủ đầu tư phải tính toán thế nào để vừa có giá thành hợp lý nhưng vừa phải có chất lượng tốt.
“Thời gian qua, rất nhiều khách hàng tại TP.HCM đã bỏ ra tiền tỉ để mua những căn hộ được gọi là trung cấp - cao cấp, nhưng họ lại phải sống trong những chung cư mau xuống cấp, chất lượng quản lý dịch vụ kém. Chính vì vậy, để phát triển những căn nhà giá hợp lý chất lượng tốt thì ngoài năng lực các chủ đầu tư còn phải có uy tín và cái Tâm”, đại diện một doanh nghiệp cho biết.
Theo đánh giá của ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, hiện nay nhu cầu về nhà ở trên dưới 1 tỷ đồng/căn khá lớn, trong khi nguồn cung có giới hạn, nên những khu nhà có giá hợp lý, chính sách bán hàng phù hợp với người an cư, có giao thông kết nối thuận tiện sẽ tạo ra thanh khoản tốt. Bên cạnh việc định vị sản phẩm phù hợp với nhu cầu của phần đông khách hàng, hiện nay nhiều nhà phát triển bất động sản đã biết tạo ra chính sách bán hàng linh hoạt, chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt.
Cùng quan điểm với ông Châu các chuyên gia cũng cho rằng, khách hàng hiện nay là đối tượng được hưởng lợi rất lớn trên thị trường do nguồn cung nhà ở dồi dào. Do vậy, dù ở phân khúc nào nếu các chủ đầu tư làm ăn theo kiểu "chụp giật" như giai đoạn trước chắc chắn sẽ gặp thất bại và khó có chỗ đứng trên thị trường lâu dài.
Theo Trí thức trẻ
" alt="Nhà giá rẻ: Chất lượng có thể cao?"/>
Nhà giá rẻ: Chất lượng có thể cao?
Người Việt Nam đầu tiên được vinh danh tại Hội đột quỵ thế giớiPGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng là một trong 6 bác sĩ trên thế giới vừa được Hội đột quỵ thế giới vinh danh với giải cống hiến, dành cho cá nhân hoạt động xuất sắc.
PGS Thắng là đại diện đầu tiên của Việt Nam cũng như Đông Nam Á được vinh danh. 5 cá nhân khác đoạt giải cống hiến năm nay đến từ Brazil, Ấn Độ, Chile, Mexico và Ai Cập.
“Để đạt giải thưởng cống hiến đó, không phải vì điều trị được nhiều bệnh nhân đột quỵ. Chính việc góp phần hình thành mạng lưới đột quỵ tại Việt Nam với hơn 100 đơn vị đột quỵ tại các tỉnh thành trong cả nước là yếu tố quyết định. Đó là một quá trình rất dài, với rất nhiều đồng nghiệp cùng tham gia”, PGS Thắng chia sẻ.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/11/18/13/nguoi-dat-ten-viet-nam-vao-ban-do-dot-quy-the-gioi.JPG) |
PGS Nguyễn Huy Thắng - Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115. |
Anh hiện là Phó chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 tại TP.HCM. Đây cũng là trung tâm đột quỵ chuyên sâu của TP.HCM và khu vực phía Nam, tiếp nhận khoảng 20.000 bệnh nhân đột quỵ mỗi năm.
Năm 2006, sau 1 năm tu nghiệp tại trường Đại học quốc gia Singapore, bác sĩ Thắng xây dựng đơn vị đột quỵ hoàn chỉnh tại bệnh viện. Tại đây, anh áp dụng những kỹ thuật điều trị tiên tiến, lần đầu tiên tiếp cận cho bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam.
“Nhìn những bệnh nhân đang liệt, mất ý thức nhưng sau đó có thể đi lại được, nói chuyện được gần như bình thường, cảm giác của mình khó tả lắm!”.
Thế nhưng, cảm thấy vẫn chưa đủ! Năm 2007, anh đưa ra 1 quyết định vừa “điên” nhưng sáng suốt nhất trong sự nghiệp của mình: bán đất của gia đình để tham gia khóa học 2 năm về chuyên ngành đột quỵ tại Mỹ.
“Lãnh đạo bệnh viện ủng hộ đi học là mừng rồi. Về kinh phí, tôi quyết định rất nhanh, bán đất lấy tiền đi học, đưa cả gia đình sang Mỹ. Các cháu khi đó còn nhỏ, thích nghi với môi trường mới rất nhanh. Vợ tôi đã hy sinh rất lớn, là bác sĩ tim mạch, nhưng cô ấy đã nghỉ việc đi theo chồng”, anh chia sẻ.
Thời gian học tập tại Mỹ, anh đi theo các giáo sư đầu ngành đột quỵ, tham gia nhiều dự án và dần tạo được những mối quan hệ quốc tế. Đây là cơ hội không chỉ của PGS Thắng mà còn là cơ hội của y học Việt Nam.
Tại sao không ở lại Mỹ? “Nếu ở lại thì vô nghĩa lắm, vì chắc họ không cần thêm mình! Nhưng trở về, mình hy vọng sẽ tạo được những thay đổi rất lớn cho ngành đột quỵ và bệnh nhân ở quê nhà”, anh chia sẻ.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/11/18/21/nguoi-dat-ten-viet-nam-vao-ban-do-dot-quy-the-gioi.jpg) |
PGS TS BS Nguyễn Huy Thắng là bác sĩ Việt Nam đầu tiên được Hội đột quỵ thế giới vinh danh. |
Anh tự hào nhìn nhận những đóng góp của mình và đồng nghiệp tại Bệnh viện Nhân dân 115 đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân phục hồi ngoài kỳ vọng. Đặc biệt, 2 kỹ thuật tiên tiến là thuốc tiêu sợi huyết và sử dụng dụng cụ can thiệp lấy huyết khối đã đóng vai trò quan trọng trong điều trị đột quỵ cấp tại Việt Nam.
Tính riêng 2 kỹ thuật trên, mỗi tháng có khoảng 130 bệnh nhân tại Bệnh viện Nhân dân 115 được chỉ định. Trung bình mỗi năm khoảng 1.500 ca được can thiệp, chiếm tỷ lệ khoảng 40% tổng số ca trên cả nước.
Đáng mừng, thời gian từ khi bệnh nhân đột quỵ nhập viện đến khi được tiêm thuốc tiêu sợi huyết chỉ còn 40 phút, so với khuyến cáo của Hội đột quỵ Hoa Kỳ là 60 phút. Chỉ số này tiệm cận với thời gian trung bình của các trung tâm Đột quỵ lớn trên thế giới là 30 phút.
Quan sát xu hướng trên thế giới, PGS Thắng nhận thấy, muốn can thiệp nhanh và hiệu quả, phải có trung tâm chuyên sâu và hệ thống mạng lưới. Nếu không, việc di chuyển với khoảng cách quá xa có thể làm chậm trễ việc điều trị và bệnh nhân là người thiệt thòi nhất.
“Chìa khóa quan trọng nhất để làm giảm gánh nặng tàn phế và tử vong của đột quỵ chính là việc tổ chức các đơn vị đột quỵ". Từ đó, anh tập trung phát triển mạng lưới đơn vị đột quỵ tại Việt Nam.
Kỳ vọng bệnh nhân đột quỵ được can thiệp sớm và đúng
Năm 2006, Bệnh viện Nhân dân 115 là nơi duy nhất có đơn vị đột quỵ độc lập. Hiện nay, trên cả nước đã hình thành hơn 100 đơn vị, tốc độ phát triển mỗi năm từ 10-20 cơ sở. Bác sĩ Thắng và đồng nghiệp nhận trách nhiệm chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân sự.
Từ năm 2016, Hội đột quỵ Việt Nam đã đề xuất Cục Quản lý Khám chữa bệnh đưa đơn vị Đột quỵ thành một tiêu chí phân loại bệnh viện.
Cuối năm 2016, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 47, quy định việc tổ chức khám chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở y tế. Đây là cột mốc mang tính bước ngoặt để phát triển mạng lưới.
Năm 2017, Chương trình Angels đã hỗ trợ Hội đột quỵ TPHCM trong mở rộng mạng lưới, tổ chức nhiều hội thảo với sự tham gia của chuyên gia trong nước và quốc tế, cung cấp tài liệu chuẩn của Hội đột quỵ thế giới.
Nhờ đó, trong 5 năm gần đây, tốc độ hình thành các đơn vị nhanh hơn hẳn so với thời gian trước đó. Đồng thời, những đóng góp và nỗ lực của anh cũng được Angels ghi nhận.
“Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nghệ An... đều đã có Trung tâm đột quỵ. Các trung tâm này có thể điều trị tốt cho bệnh nhân trong và ngoài tỉnh, đảm bảo người bệnh được can thiệp sớm, đúng kỹ thuật.
Nếu vượt quá chuyên môn, các đơn vị vệ tinh sẽ liên hệ để chuyển lên các trung tâm lớn xử lý, theo mô hình “Mothership”, rất hiệu quả!”, PGS Nguyễn Huy Thắng tâm đắc.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/11/18/13/nguoi-dat-ten-viet-nam-vao-ban-do-dot-quy-the-gioi-3.jpg) |
PGS Nguyễn Huy Thắng trong một hội thảo quốc tế. |
Anh chia sẻ một tín hiệu tích cực, khi hiện nay bệnh nhân đột quỵ đến cấp cứu trong giờ vàng đạt 20%.Con số này thấp hơn nhiều so với những nước phát triển, nhưng đã tăng gấp đôi so với 10 năm trước.
Là một trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân dân 115, chủ nhiệm bộ môn Thần Kinh tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đồng thời là Phó chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam, quỹ thời gian của anh gần như kín đặc. Thế nhưng hàng tuần, anh vẫn đến nhiều bệnh viện, chủ trì các hội thảo, mời các chuyên gia quốc tế đến chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam.
Đó cũng là 1 phần trong bước phát triển mạng lưới hơn 100 đơn vị đột quỵ cả chiều rộng và chiều sâu, mà anh và các đồng nghiệp đang cống hiến từng ngày.
Từ chối mức lương hàng trăm triệu, anh tập trung tối đa cho bệnh nhân tại bệnh viện công lập. Đồng thời, mở ra cơ hội phục hồi cho người bệnh đột quỵ trên khắp cả nước. PGS TS Nguyễn Huy Thắng khẳng định. “Mình đã đúng khi trở về Việt Nam.”
Linh Giao
![Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ qua nụ cười](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/03/22/20/dau-hieu-nguoi-dot-quy-the-hien-qua-nu-cuoi.jpg?w=145&h=101)
Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ qua nụ cười
Bài kiểm tra chỉ kéo dài 1 phút có thể chẩn đoán căn bệnh đột quỵ tiềm ẩn ở những người có vẻ ngoài khỏe mạnh.
" alt="Người đặt tên Việt Nam vào bản đồ đột quỵ thế giới"/>
Người đặt tên Việt Nam vào bản đồ đột quỵ thế giới