Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Wolfsburg, 21h30 ngày 2/2: Tận dụng lợi thế
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo FC Rapid 1923 vs Unirea Slobozia, 22h59 ngày 4/2: Tân binh trắng tay -
Bài 1: Thắt lưng buộc bụng thời Covid: 'Khéo co thì ấm' Thắt lưng buộc bụng thời CovidMột vấn đề được đặt ra là, trước khi đại dịch xảy ra có không ít người trẻ sống hoang phí. Vậy lý do vì sao người trẻ quá tay? Câu hỏi đã được gửi tới ThS Tâm lý Lê Minh Huân - giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Theo ThS Huân, hành động tốt hay không tốt đều có sự góp phần quan trọng của suy nghĩ, nhận thức... lâu dần tạo thành các thói quen tương ứng. Việc chi tiêu thiếu kiểm soát hay “quá tay” cũng vậy, có thể nhìn nhận dưới nhiều góc độ và ảnh hưởng bởi đa dạng các tác nhân như:
Xem trọng cảm xúc cá nhân, thích hưởng thụ:Một khi quá đề cao cảm xúc của chính mình hay theo “chủ nghĩa thích hưởng thụ” thì cá nhân dễ sa đà vào việc thỏa mãn niềm yêu thích, nuông chiều cảm xúc bằng vật chất, bằng việc tiêu tiền mà cạn nghĩ, cạn lo.
- Thiếu kỹ năng quản lý chi tiêu:Quản lý tiền bạc, quản lý các khoản thu - chi thực ra là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Một người biết tính toán kĩ càng thì một đồng bỏ ra phải mang lại giá trị gì, làm sao để thu lại từ đó và khi nào thì nên chi tiêu, lúc nào thì không.
Ngoài ra, luôn kiểm soát được “số dư” trong tài khoản, có thể tiền không nhiều nhưng sẽ sống thoải mái và ít xảy ra tình trạng thiếu thốn. Ngược lại, vì thiếu khả năng quản lý tiền bạc nên nhiều người lương một đồng, xài hai ba đồng, tháng qua tháng, năm qua năm, nợ chồng nợ ngày càng nhiều dẫn đến mất khả năng chi trả.
Đánh giá không đúng giá trị đồng tiền, sức lao động hay năng lực làm việc, tạo kinh tế của cá nhân:Ông bà mình khuyên làm gì cũng phải “nhìn xa, trông rộng” hay “biết người, biết ta”… Nếu thiếu tầm nhìn xa, thiếu biết mình và “biết tiền” thì khó cân bằng cuộc sống xét ở thì tương lai.
Vài người mở miệng ra là “tiền bạc không quan trọng”, “vài triệu với tôi là chuyện nhỏ” nhưng thực chất lại hay đi vay mượn, tình trạng “viêm màng túi” kéo dài, không làm việc ở đâu bền lâu, năng lực làm việc thực sự “không đến đâu”. Những người này năng lực “tạo kinh tế” không có hoặc rất thấp. Theo thời gian, muốn sống phải cầu cạnh gia đình, người thân, phải vay mượn người xung quanh và đi vào vòng lẩn quẩn của “túng - thiếu - vay - trả”.
Theo trào lưu và khoe mẽ:Một số bạn trẻ “thích khoe” và hay có tâm lý “sợ người ta không thấy, không biết” nên tìm cách thể hiện như ăn mặc sang chảnh, đi xe đắt tiền, xài điện thoại đời mới, mua đồ giá ngất ngưởng hay xã hội đang rộ trào lưu gì thì nhất định phải tìm cách “ghi danh” cho bằng bạn, bằng bè… Còn là học sinh thì gây áp lực cho gia đình, nhẹ thì buồn, nghiêm trọng thì đòi nghỉ học, tự tử để “vòi tiền”. Đã đi làm thì vay, mượn… với những “cam kết trên trời” về hạn trả và “những ngôn từ ngọt ngào” khi tiếp cận người khác vay nợ.
Gần đây, báo chí phản ánh thanh thiếu niên Hàn Quốc xếp hàng mua đồ hiệu giữa đại dịch Covid-19 bằng “thẻ tín dụng” - mượn nợ xài trước, rồi đi làm trả sau. Nhiều người trong cuộc bày tỏ niềm hân hoan vì mua được món đồ “có một không hai trên thế giới” hay “giá tiền cao ngất”. Rồi cũng vài người sau một thời gian mất khả năng chi trả, phải ăn mì gói, phải trốn chủ nợ, phải bỏ xứ hay tự tử…
Cố chấp, chủ quan, phớt lờ khi không lắng nghe, tiếp thu những dự báo từ người xung quanh.
Thực ra, số người có thể “dự báo” hậu quả sau nợ rất nhiều nhưng bằng cách nào đó họ tự thuyết phục mình và thỏa hiệp với việc “chi tiêu quá tay” hay mượn nợ để chi tiêu, kể cả cho những mục đích không được xem là chính đáng, cần thiết.
Người ta nhận thấy, ở họ phảng phất tính chủ quan, sự cố chấp và phớt lờ những lời khuyên “tận đáy lòng” của những người xung quanh. Và con đường sau đó, ai cũng biết là “gập ghềnh, sóng gió, khó quay đầu…”.
ThS Tâm lý Lê Minh Huân - giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Vậy những hệ lụy của việc không quản lý được chi tiêu là gì? Anh có thể chia sẻ cách khắc phục thói quen này dưới góc nhìn của nhà tâm lý?
Đằng sau những hân hoan, hứng thú vì đạt được mong muốn, cảm giác thỏa mãn sở thích cá nhân do chi tiêu bất hợp lý, vay mượn tiền bạc là một loạt những trắc trở, lo âu mà người trong cuộc phải đối mặt.
Không ít người vì căng thẳng nên đi mua sắm, đi ăn uống thả ga, đi nhậu vô tội vạ… để rồi chuốc lấy căng thẳng nhân đôi, nhân ba, nhân “n” lần.
Một số lo sợ vì đến hạn trả nợ mà khả năng chi trả “bằng 0”, chủ nợ có thể “hỏi thăm sức khỏe” bất kì lúc nào dẫn đến tâm lý bất ổn, công việc cũng dễ đình trệ theo nên khả năng hồi phục cả kinh tế lẫn tinh thần là không cao.
Thực tế ghi nhận, vì mất khả năng chi trả các khoản nợ mà nhiều người bỏ nhà, bỏ xứ, lẩn trốn, tệ hơn là trầm cảm hoặc kết thúc đời mình để không phải chịu giày vò thêm nữa.
Để khắc phục tình trạng này, người vay mượn buộc phải “hồi đầu”, ngồi xuống và liệt kê xem các khoản nợ đến từ đâu, nợ nào cần phải trả trước, nợ nào trả sau. Cần thương lượng thêm với ai về thời gian trả nợ, gia hạn trả nợ hoặc “lấy công chuộc nợ”.
Chỉ có tâm lý sẵn sàng đối mặt, chịu trách nhiệm và cam kết trả, rồi hành động rõ ràng thì mới trả dần được nợ, mới lay chuyển được chủ nợ tin mình, cho mình cơ hội sửa sai. Cũng chỉ có mạnh mẽ đối diện mới gỡ được từng khoản nợ một.
Chạy trốn không phải phương cách trả nợ, buông xuôi không biểu hiện trách nhiệm, lười nhác và bất mãn nợ vẫn ở đấy và lãi ngày một tăng. Trường hợp cần thiết hãy mạnh dạn xin lời khuyên từ những người thành công, thành đạt và tâm lý lành mạnh, vững vàng để lấy đó làm động lực thoái chuyển chính mình.
Anh có biết câu chuyện chi tiêu quá đà nào và cách người ấy khắc phục bản thân hoặc phải trả giá?
Tôi có biết một bạn, từ nhỏ bạn đã học hành chểnh mảng. Gia đình bạn nuông chiều, chu cấp đủ đầy, thậm chí dư dả nhưng tính tình bạn không ngoan, hay nói dối, trốn học. Gia đình phải chuyển bạn từ tỉnh lên thành phố để học nội trú, mong rằng các thầy cô kèm cặp, môi trường nội trú có thể “hạn chế tính tự do thái quá” của bạn.
Trầy trật mãi bạn cũng tốt nghiệp phổ thông. Thấy bạn học hành bình thường nhưng hay tiêu pha tiền bạc quá trớn, sợ học ở Việt Nam thì lại “chứng nào tật nấy”, gần gia đình, người thân thì càng phụ thuộc, nhà bạn lo đủ đường để bạn đi du học tự túc về ngành quản lý. Cả nhà kỳ vọng bạn ra trường có cái nghề và đi xa để mở mang tầm mắt. Quan trọng hơn, việc xa gia đình sẽ giúp bạn học cách quản lý bản thân, quản lý tiền bạc trước khi muốn quản lý một ai đó.
Những tưởng bạn ổn vì biết đi làm phục vụ để kiếm thêm tiền sinh hoạt, bên cạnh chu cấp của gia đình… nhưng khi kết thúc chương trình học, bạn về luôn Việt Nam và chẳng làm gì cả, chỉ ăn bám gia đình.
Một mặt bạn tỏ ra “văn minh” xài điện thoại sang, mua xe sang, áo quần sang, nước hoa đắt tiền. Bạn còn hay cho tiền người này, bao ăn người kia… Nhưng đến một ngày mọi người phát hiện, tất cả những tài sản bạn có là “vay mượn” với cái mác “du học sinh” và độ “dẻo miệng” của mình.
Hết giai đoạn “ngồi mát, ăn bát vàng”, bạn bị các chủ nợ truy đuổi, thậm chí xã hội đen lấy mất một phần da thịt để “dằn mặt".
Sau đó, bạn còn phải lầm lũi mà sống, có nhà không dám về, xin việc ở đâu vài tháng là người ta cho nghỉ vì năng lực không có, hay nói dối để mượn tiền và suốt ngày trong đầu “chỉ có tiền là thượng tôn” nhưng lại hay nói đạo lý.
Ai cũng ngán ngẩm nhưng có trách là trách gia đình nuông chiều, cung cấp quá trớn cho bạn từ nhỏ và không dạy bạn đúng mức ngay từ khi “chưa trưởng thành”.
Thạc sĩ có lời khuyên nào về chi tiêu cho các bạn trẻ, trong vai một người thầy, một người anh?
Điều tôi muốn nhắn nhủ, trước tiên từ phụ huynh. Chuyện dạy con là chuyện dài tập, hễ mình còn nghe, còn thấy mặt con là còn phải dạy, càng nhỏ càng phải dạy cẩn thận và trong số những chuyện nhất định phải dạy thì không thể không kể đến chuyện “quản lý tiền bạc”.
Phải dạy con giá trị của sức lao động, giá trị của sự qui đổi, giá trị của đồng tiền để con hiểu và trân trọng. Dạy con cách tính toán, cách tiêu dùng đơn giản và cả cách sinh lời chính đáng.
Nhiều ba mẹ cứ bảo: “Anh, chị không muốn cho con biết tới tiền sớm!” - đến độ trẻ học lớp 6 rồi mà cũng chưa tính toán tiền bạc trơn tru, cần quyết định mua gì cũng hỏi mẹ… thì khó nghĩ thật! Nếu mình dạy đúng và bám sát đặc điểm độ tuổi thì không có gì phải lo lắng.
Đối với các bạn trẻ, phải biết “liệu cơm gắp mắm”. Còn học sinh, dùng tiền gia đình phải cân nhắc, cái gì cần thiết mới tiêu, mới mua, không cần thì tập nhẫn-nhịn… Thậm chí, rất cần mà khả năng nhà mình không mua nổi - hãy lấy đó làm động lực mà học hành đàng hoàng, rồi tự tay sở hữu nó khi kiếm được tiền, hay cũng tập hiểu “không phải cái gì mình thích, mình muốn đều nhất định phải có được”.
Nên chia nhỏ quỹ tiền mà mình làm ra thành các phần: tiêu vặt, trả tiền nhà, điện nước, tiền dành cho học tập, cho ba mẹ và cho từ thiện…
Biết tiết chế những nhu cầu không thực sự thiết yếu khi tài chính không cho phép như đi xem phim, mua sắm, ăn uống khi bản thân còn chật vật trong việc kiếm sống.
Chiến lược “thắt lưng buộc bụng” trong cảnh huống này là rất cần thiết. Không cần phải cảm thấy thua thiệt khi không được xài đồ hiệu, đồ sang. Đừng nhìn người ta sang trọng, giàu có mà hổ thẹn, nhiều người trong số họ cũng từng phải kiếm tiền như cách chúng ta đang làm, cũng trải qua những khổ cực như mình mới có được hôm nay.
Cái đẹp sau cùng không phải đến từ vật chất bên ngoài mà từ cách chúng ta sống, chúng ta cảm nhận và cho đi bằng trái tim lương thiện, tử tế, đủ đầy và hạnh phúc. Hiện dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp và viễn cảnh là điều khó đoán định, dù ai cũng tích cực phòng chống và ước mong bình yên trở lại.
Lưu Đình Long(thực hiện)
Ảnh: NVCC
Thắt lưng buộc bụng thời Covid: 'Khéo co thì ấm'
Mình đừng yêu cầu cuộc sống phải như lúc chưa hề có bóng dáng Covid-19. Tôi quan niệm “khéo co thì ấm”.
"> -
"Cuộc đời em đi chợ mua cua chỉ biết bảo họ bán cho 1-2 lạng, chứ chưa từng bắt lên xem đực cái thế nào. Ai biết phân biệt mách em với, huhu...", sự lo lắng của cô gái khiến nhiều người không khỏi bật cười, và cũng tạo ra những luồng tranh cãi về kinh nghiệm chọn cua cũng như việc bảo các cô gái trẻ thời nay phân biệt cua đực và cua cái. Hết hồn vì mẹ bạn trai bảo đi chợ 'mua cua đực, đừng mua cua cái'Tút "cầu cứu" của cô gái trên diễn đàn tâm sự khiến dân mạng không khỏi bật cười.
Một số thành viên thuộc nhóm "sẽ bất lực đứng nhìn" để lại những bình luận rất hài hước như: "Phân biệt bằng niềm tin à", "Dễ ẹc mà, cua cái có con còn cua đực thì không có con", "Lo lắng cái gì, mạnh dạn cho ý kiến cháu không thích ăn cua", "Em chỉ biết cua là cua chứ đực cái em chịu, nấu em lại càng không biết", "Thấy con cua nó bò vậy ai dám cầm mà phân biệt chứ".
Nhóm có kinh nghiệm bếp núc hơn rôm rả vào chia sẻ kinh nghiệm lựa cua đực - cua cái cho các cô gái trẻ, trong đó cách phân biệt được nhiều người đưa ra nhất là cua đực có yếm nhỏ còn cua cái yếm của nó to hơn: "Cua đực yếm nhỏ, càng to", còn "cua cái yếm to, càng nhỏ".
Một số cách phân biệt khác dựa trên hình dáng, màu sắc của con cua là: Cua cái màu nhạt hơn, mình tròn, càng bé, còn cua đực thì càng to, màu sậm, bè người.
Cư dân mạng cũng nhanh trí "bóc" mẹ người yêu của cô gái khi bẻ lại rằng "sao cua đực lại có nhiều gạch": "Ủa con cua đực nó nhiều gạch hả mọi người?", "Bà em hay dặn đi chợ mua cua cái cho nhiều gạch cơ", "Cua cái nhiều gạch chắc thịt nấu mới ngọt nước chứ", "Cua đực có gạch thì chịu rồi, gặp tớ tớ bảo bác cùng cháu ra chợ tìm mua cua đực xem có gạch không nha bác".
500 anh em cõi mạng cho rằng nếu không phải mẹ bạn trai của cô gái đang muốn "ra oai" làm lố trước bạn gái của con thì đây đích thị là bà mẹ cao tay ra bài toán "bẫy" ngay từ lúc mở đầu. Dựa trên suy đoán này, có thành viên cho rằng "chỉ cần bạn gật đầu thôi là rớt luôn rồi chứ cần gì đi mua nữa".
Song các thành viên diễn đàn khuyên cô gái cứ bình tĩnh, không biết thì hỏi muốn giỏi thì học. Tỏ ra thiện chí và hỏi xin kinh nghiệm lựa cua của chính mẹ bạn trai là một ý kiến hay để lấy lòng bà.
Quan trọng vẫn là tạo được không khí vui vẻ, ấm cúng trong bữa cơm gia đình khi bạn gái tới ra mắt nhà bạn trai, đừng quá áp lực chuyện "ghi điểm" bởi thời nay việc đến nhà bạn trai ra mắt không còn là "cửa ải" kinh khủng đối với các cô gái nữa. Các cô gái không còn ở vị thế "người bị lựa chọn" mà cũng là người chủ động chọn chồng, chọn gia đình chồng.
Ngày lễ ra mắt tốt đẹp nhất sẽ là ngày đôi bên đều để lại được ấn tượng tốt đẹp về nhau nên đôi bên đều sẽ cần cố gắng đối xử tốt và mang lại cho nhau nhiều thiện cảm.
Theo Dân Trí
Tức nghẹn vì con dâu ăn uống không mời, sáng ngủ 8h mới dậy
Con dâu nói rằng, tôi nên nghĩ thoáng ra để không khí gia đình đỡ căng thẳng, vì thời nay tất cả giới trẻ đều như thế, không riêng gì con.
"> -
'Nếu thông minh thì người vợ có chồng giỏi đừng nên ghen tuông!'"Không có gì lạ khi một người đàn ông có tài, giỏi về kinh tế được cả tá phụ nữ vây quanh. Do đó đừng lấy làm phiền lòng..." (Ảnh minh họa)
Trong lòng tôi không thích, thật sự là không thích. Tôi cũng nói với chồng mình: Em không thích việc chồng mình có quá nhiều người phụ nữ thích. Nhưng việc họ thích anh thì em không chi phối được. Anh tự cân nhắc mọi việc.
Tôi để cho chồng cân nhắc mọi chuyện thật, không thắc mắc. Khi tôi thắc mắc, chỉ mình tôi là khổ. Tôi vui vẻ sống tốt với người thân và những người xung quanh. Tôi thường xuyên trao đổi công việc, cách đối nhân xử thế trong cuộc đời. Khi nào có hai người tôi tạo không khí thật tuyệt vời. Còn tôi không đòi hỏi anh ấy phải thế nào với tôi.
Bản thân anh ấy gần 40 tuổi, anh ấy không còn là một chàng trai mới lớn không chịu trách nhiệm được hành vi của mình. Tất nhiên mình cũng phải kiểm soát khéo léo, không thả lỏng được. Kiểm soát bằng cách không bao giờ để mất anh ấy trong suy nghĩ. Còn cụ thể như thế nào lại là một câu chuyện khác nhỉ!(Cười)
Hình như chị đang nêu lên chân lý: Đàn ông đẹp, tài giỏi thì có quyền đào hoa và chị không hề ghen tuông?
Tôi không bảo họ có quyền đào hoa, mà tự thân hai điều đó đứng cạnh nhau. Một người đàn ông đã đẹp lại còn tài, cô có thấy thích không? Nếu cô tiếp cận với anh ấy sâu, cô có động lòng? Đừng có hơi tí là nghĩ đến tình dục. Nhiều khi người ta rất buồn cười, cứ nghĩ yêu thích một ai đó là tội lỗi tình dục. Chính vì nhiều cô, nhiều chị cứ sấn sổ tấn công một người đàn ông có tài cho dù anh ta đã vợ con đề huề cho nên có thể nói khi đó họ đào hoa theo kiểu... không có chủ ý.
Một khi đã không có chủ ý thì họ không có tội. Và người phụ nữ, người vợ nếu thông minh sẽ không nên ghen tuông vì chồng mình được nhiều cô gái vây quanh. Ghen tuông vì lý do đó chả để làm gì cả!
Chị tin chắc như thế nhưng nếu chồng chị có phòng nhì, phòng ba, phòng tư... thì sao?
Tôi không nghĩ đến điều đó cho mệt đầu. Mặc dù tôi vẫn có cảm giác đâu đó anh ta có. Tôi hay đùa chồng: Ứng xử sao đừng để phụ nữ đến nhà chửi bới, nói anh là thằng đểu. Chỉ cần có cô nào đến nói anh như thế là em cũng nghĩ anh là đểu. Em sẽ không tha thứ cho anh.
Đối nhân xử thế trong cuộc đời này rất khó. Làm thế nào để mọi người yêu quý mà không ganh ghét đã khó rồi, làm thế nào để những người phụ nữ cùng yêu một người đàn ông mà lúc nào cũng nể trọng anh ta còn khó hơn nữa. Tôi chưa thấy cô nào đến làm “tanh bành” ở nhà tôi thì tôi vẫn tin: Hoặc là chồng tôi chung thủy, hoặc là anh ấy rất khéo léo.
Nhiều chị sẽ phản đối chị lắm đấy!
Họ phản đối thì họ có cho tôi được giải pháp đâu nhỉ! Chồng tôi, cuộc sống của tôi, mọi thứ của tôi khác với các chị khác. Tôi không để ý đến những việc không liên quan đến mình, tôi không thích tra hỏi, tôi không thích biến mình thành một người phụ nữ đáng thương.
Cứ cho là thế này: Nhiều người bảo tôi đáng thương vì không hiểu chồng mình. Hiểu hay không khoan bàn. Nhưng ít nhất là chúng tôi không gây áp lực cho nhau. Chúng tôi vẫn chia sẻ ở nhiều góc độ cuộc sống. Vợ chồng tôi có một thỏa thuận: Việc nào nói thì nên nói thẳng thắn và chân thành. Việc nào không nói thì không hỏi. Đó là góc khuất. Tốt nhất là im lặng chứ đừng nói dối.
Có thể, có thể lắm, đó là cuộc đời, rằng chồng tôi nói dối tôi. Làm sao đề phòng được chuyện đó. Không đề phòng được thì cứ tin đi. Không phải tin vào anh ta mà là tin vào chính mình. Để tôi không tin chồng nữa, anh ấy thiệt. Anh ấy mất vợ con, mất gia đình.
Tôi không nghĩ có một người đàn ông nào lại hi sinh gia đình anh ta lựa chọn. Họ chỉ có thêm, không bớt. Đó là bản chất đàn ông rồi. Mà bản chất thì tôi tôi nghĩ không thể thay đổi được.
Cho đến bây giờ chị cảm thấy hôn nhân như thế nào?
Chỉ có 2 từ là: Tuyệt vời!
Vậy thì không còn biết nói gì hơn là chúc chị luôn cảm thấy hôn nhân của mình tuyệt vời và cảm ơn chị!
(Theo PLXH)">