Người chơi sử dụng Android hoàn toàn có thể tham gia đăng ký tải trước Bullet Strike: Battlegrounds,ườichơiđăngkýtrướctrênGooglePlaysaubathángthửnghiệman utd đấu với chelsea tựa game mobile bắn súng sinh tồn thế giới mở được Horus Entertainment, một studio Việt Nam, tham gia phát triển.
Thông tin này xuất hiện sau khi Horus chỉ cho phép một lượng người chơi giới hạn tham gia trải nghiệm Bullet Strikeở ba phiên bản thử nghiệm trước đó, bắt đầu từ giữa tháng 7 vừa qua. Horus cho biết, phiên bản thử nghiệm thứ tư của Bullet Strikedự kiến sẽ xuất hiện vào giữa tháng 11 tới đây.
Bullet Strike hiện đang có sẵn hai server SEA và US
Giao diện chờ trận đấu của Bullet Strike vừa mới được Horus nâng cấp để người chơi có thể theo dõi số lượng người hiện có trong phòng
Bảng xếp hạng thành tích của những người chơi Bullet Strike
Tương tự như nhiều tựa game battle royale hiện đang có mặt trên thị trường, các trận đấu trong Bullet Strikelà chiến trường sinh tồn của 20 người chơi trên một hòn đảo hoang. Nếu muốn giành chiến thắng, bạn phải là người trụ lại cuối cùng trên bản đồ.
Bullet Strikecung cấp cho người chơi một loạt các loại vũ khí (xà beng, AWM, AK-47, M4A1, shotgun, MP5) kèm phụ kiện súng cùng bộ đồ sơ cứu, thuốc tăng lực…để giúp những màn đụng độ trở nên thú vị hơn, ngoài nhiệm vụ chạy bo quen thuộc.
Sau ba lần phiên bản thử nghiệm, Bullet Strikehiện đã được Horus bổ sung thêm giới tính nữ, ngoại trang cho nhân vật, bảng xếp hạng thành tích, cùng nhiều tinh chỉnh về gameplay. Nhưng sự thiếu hụt về phiên bản dành riêng cho iOS cùng các phương tiện cơ giới in-game vẫn chưa được Horus bổ sung.
Hình ảnh in-game Bullet Strike
Độc giả quan tâm có thể tham gia đăng ký tải trước Bullet StrikeTẠI ĐÂY.
Món "xôi nhà xác" được lòng nhiều thực khách (Ảnh: Cathy Chan)
Phần lạp xưởng được anh Minh nhập từ mối quen lâu năm ở Sóc Trăng. Theo anh Minh, lạp xưởng ở đây có truyền thống lâu đời nên thơm ngon, vừa miệng hầu hết thực khách. Những chiếc lạp xưởng sẽ được cắt thành khoanh tròn, mỏng, vừa ăn. Chà bông làm từ thịt lợn, xe khá nhuyễn, vị mặn vừa và không ngọt như một số loại chà bông công nghiệp, giá thành thấp thường được bán trong các gánh hàng rong.
Sau khi rải các gia vị lên phần xôi, chủ quán chan phần nước tương vừa đủ để nó ngấm dần vào các nguyên liệu, đậm đà nhưng không quá mặn.
"Nhiều người thấy vị nước tương ngon nên nghĩ tôi có công thức pha riêng. Nhưng thật ra tôi chẳng có công thức gì cả, với kinh nghiệm lâu năm thì tôi chọn được loại nước tương chất lượng, vừa khẩu vị nên cứ thế mà bán suốt mấy chục năm nay”, anh Minh thật thà cho biết.
Quán xôi tấp nập khách, chủ quán và nhân viên thoăn thoắt phục vụ (Video: Như Khánh)
22h đêm, nồi xôi vẫn được đun trong lửa liu riu, khói bốc lên nghi ngút, khách xếp hàng dày đặc trước cửa hàng. Gần phân nửa khách hàng là những người Hoa sống tại quận 5, họ đến mua xôi và chủ quán giao tiếp với họ cũng bằng tiếng Hoa.
"Lúc đầu mình tìm tới ăn thử vì nghe cái tên "xôi nhà xác" thấy tò mò. Hồi ấy, đứng đợi lấy xôi mà cũng hơi rợn người vì quán đối diện là nhà tang lễ, tiếng kèn trống vang lên rất lạnh lẽo. Nhưng mua lâu dần thì cũng quen nên chẳng còn sợ hãi gì cả”, chị Hoa, một người gốc Hoa đến mua xôi chia sẻ.
Theo chia sẻ của thực khách, món xôi mặn của anh Minh được lòng nhiều người vì cách gói xôi trong lá chuối, vừa rất đỗi dân dã, bình dị vừa an toàn. Chủ quán gói xôi thành cuộn dài như bánh tét. Khách ăn tới đâu thì xé lá chuối tới đó, không sử dụng muỗng nhựa. Lý giải về cách ăn này, chủ quán cho biết, anh sợ muỗng nhựa khi tiếp xúc xôi nóng sẽ không tốt cho sức khỏe.
Các nguyên liệu ăn kèm xôi được chủ quán làm chỉn chu, vừa miệng. Nồi xôi được bắc trên bếp gas đặt trong xe, luôn nghi ngút khói. Nếp nấu xôi khá dẻo, thơm và béo nhưng không phải quá ngon so với nhiều quán xôi khác tại Sài Gòn.
“Buổi đêm tan làm, mình hay ghé đây mua xôi. Thỉnh thoảng xôi hơi khô và chan ít nước tương nên bị nhạt nhưng nhìn chung hợp khẩu vị, đồ ăn kèm ngon, giá bình dân, dao động 20.000-30.000 đồng”, một bạn trẻ chia sẻ cảm nhận về món “xôi nhà xác”.
Võ Như Khánh
Quán ốc nằm trong khu mộ cổ ở TP.HCM: Vị trí ‘độc’, đêm nào cũng kín khách"Ốc cổ mộ" là tên gọi mà nhiều thực khách dành cho quán ốc bình dân nằm gần đoạn giao Trần Hưng Đạo - Trần Bình Trọng (Quận 5, TP.HCM)." alt="Quán 'xôi nhà xác” hơn 40 năm tuổi tại TP.HCM, khách xếp hàng đợi mua mỗi đêm"/>
Một số địa phương xác định giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo quý, công bố chậm, chưa bám sát diễn biến thị trường hoặc chưa sát với giá thị trường
Tuy nhiên vẫn còn một số địa phương xác định giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo quý, công bố chậm, chưa bám sát diễn biến thị trường hoặc chưa sát với giá thị trường. Nhiều danh mục công bố còn thiếu một số vật liệu xây dựng chủ yếu.
“Nếu tình trạng này còn kéo dài sẽ gây khó khăn, vướng mắc cho công tác lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng của các chủ thể liên quan, ảnh hưởng tiến độ thực hiện và công tác giải ngân của các dự án” – Bộ Xây dựng đánh giá.
Để tháo gỡ các khó khăn trong công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng, Bộ đề nghị các địa phương chỉ đạo sở xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng, thiết bị công trình trên địa bàn.
Bộ cũng lưu ý các địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá thị trường, tránh các hiện tượng "đầu cơ, thổi giá".
Bên cạnh đó, Bộ đề nghị rà soát, cập nhật các loại vật liệu xây dựng chủ yếu, thiết bị công trình phổ biến vào danh mục để công bố. Đối với các loại vật liệu chủ yếu, có biến động nhiều, tổ chức xác định, công bố giá vật liệu xây dựng, hàng tháng, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng.
Đối với các dự án, công trình được thực hiện theo cơ chế đặc thù thuộc đối tượng Nghị quyết số 43 của Quốc hội và dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Bộ Xây dựng đề nghị chủ động giao nhiệm vụ cho Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng.
Giá vật liệu xây dựng tăng cao, giá nhà nguy cơ lên mức cao mới
Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác dự báo về khả năng cung - cầu trên địa bàn, biến động giá nhất là đối với các loại vật liệu xây dựng chủ yếu, khắc phục các trường hợp thiếu hụt nguồn, tránh tình trạng lợi dụng khả năng cung - cầu để đầu cơ, tăng giá, trục lợi.
Thép phi mã một tháng 6 lần tăng giá
Mới đây, các doanh nghiệp sản xuất thép thông báo, từ ngày 31/3, giá thép tiếp tục tăng. Đây là lần thứ 6 giá thép tăng liên tiếp trong vòng 1 tháng qua.
Ghi nhận từ đầu tháng 3 đến nay, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép đã có nhiều lần điều chỉnh giá. Gần đây, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen thông báo tăng giá 300 đồng/kg với các mặt hàng: tôn mạ, thép dây mạ, ống thép mạ kẽm và 2.000 đồng/m với mặt hàng tôn cách nhiệt Hoa Sen. Thời gian áp dụng giá bán mới là ngày 31/3.
Tương tự, từ 16/3, thép Kyoei, Việt Đức, Việt Nhật, Pomina cũng được điều chỉnh tăng thêm từ 500 - 650 đồng/kg đối với thép cuộn CB24 và thép thanh vằn D10 CB300, với mức giá từ 18.000 đồng/kg đến 19.800 đồng/kg.
Trước đó, ngày 15/3, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên (Tập đoàn Hoà Phát) cũng thông báo tăng thêm 600.000 đồng/tấn (chưa bao gồm VAT) với sản phẩm thép cây và thép cuộn xây dựng.
Ngoài đợt điều chỉnh vào ngày 15/3, trước đó, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên đã có các đợt tăng giá thép vào các ngày 10/3, 6/3 và 4/3. Còn từ đầu năm đến nay, giá thép cây liên tục được công ty này tăng giá. Từ đầu năm, giá thép cây tại doanh nghiệp này đã 6 lần được điều chỉnh tăng giá, với mức tăng từ 200.000-600.000 đồng/tấn.
Trong tháng 3, giá thép xây dựng Việt Ý cũng được điều chỉnh tăng giá 3 lần. Theo đó, giá thép cây D10 CB300 từ 17,07 triệu đồng/tấn lên mức 18,38 triệu đồng/tấn. Thép cây xây dựng loại D10 CB300 từ 17,46 triệu đồng/tấn tăng lên 18,78 triệu đồng/tấn.
Như vậy, chỉ trong tháng 3, với đợt tăng vào cuối tháng, thị trường thép trong nước đã trải qua 6 lần tăng giá. Lý do tăng giá thép được các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đưa ra trong mỗi đợt điều chỉnh chủ yếu là do tình hình giá phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nên phải điều chỉnh giá bán.
Tính từ đầu năm đến nay, giá thép cuộn xây dựng đã tăng tới 2,45 triệu đồng/tấn.
Ngoài thép, hàng loạt nguyên vật liệu xây dựng khác như xi măng, cát, bê tông,... cũng đua nhau tăng giá khiến nhiều chủ thầu xây dựng lao đao, nhiều công trình lo vỡ tiến độ, thua lỗ. Theo tính toán của nhiều chủ thầu xây dựng, mỗi công trình họ chỉ lời khoảng 3-5%. Khi giá vật liệu xây dựng tăng là nhà thầu phải chịu lỗ.
Giá vật liệu xây dựng tăng cao cũng khiến nhiều chủ đầu tư đau đầu. Nếu không tăng giá nhà thì sẽ bị lỗ mà tăng cao thì sợ không bán được nhà. Giá thành xây dựng tăng gây áp lực lớn lên giá bất động sản khiến các chủ đầu tư phải tính toán tăng giá bán bất động sản. Bởi hiện nay, chi phí vật liệu xây dựng chiếm 60-70% giá trị dự toán xây dựng công trình.
Đặc biệt, giá thép tăng mạnh ảnh hưởng lớn đến giá thành xây dựng. Tổng cục Thống kê tính toán, chi phí thép chiếm 12-16% tổng chi phí xây dựng công trình. Nếu giá thép xây dựng tăng 10% thì giá thành xây dựng các công trình sẽ tăng 1%.
Được biết, ngày 28/3 tới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị sẽ chủ trì cuộc họp trao đổi với các Bộ quản lý công trình chuyên ngành, UBND các địa phương, Hiệp hội Tư vấn xây dựng, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng, các Ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn, thi công xây dựng về khó khăn vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn Nhà nước ngoài đầu tư công và các giải pháp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc.
Thuận Phong
Nhà đất ‘vọt’ giá nửa tỷ trong vài tháng, người mua méo mặt xuống tiền
Đầu năm 2021, chị Hạnh chần chừ mua nhà một phần vì chưa đủ tiền, một phần vì muốn chờ giá nhà đất giảm thêm. Nhưng không ngờ, bất chấp dịch bệnh, giá nhà đất vẫn tăng thậm chí có căn báo giá tăng 500 triệu chỉ sau vài tháng.