![Chia sẻ nhận được hàng nghìn lượt thích và bình luận.](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2021/10/21/screenshoteasy-1-2226-1634812103.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=j2uF-OjUbbuFmR2aRvlEOQ)
Dự thảo đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến đóng góp
Tại dự thảo Thông tư quy định về quản lý tài chính thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Bộ Tài chính đang xem xét nội dung và mức chi để phát triển hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực và dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Cụ thể, xem xét hỗ trợ kinh phí mua bản quyền chương trình đào tạo, huấn luyện khởi nghiệp, chuyển giao, phổ biến giáo trình khởi nghiệp đã được nghiên cứu, thử nghiệm thành công trong nước, quốc tế cho một số cơ sở giáo dục, cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện khởi nghiệp, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua bản quyền chương trình đào tạo.
" alt=""/>Xem xét hỗ trợ 80 triệu đồng cho dịch vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạoKính chống quảng cáo
Ở nhiều nơi, nhất là những thành phố lớn của các quốc gia phát triển, người dân luôn phải sống chung với những biển quảng cáo LED, những màn hình TV sáng trưng cả ngày lẫn đêm. Lên phố cũng thấy, về nhà cũng ngập tràn, nhưng thiết bị quảng cáo dễ khiến người ta cảm thấy ức chế, cáu gắt vì rối mắt.
Các chuyên gia cho rằng, việc sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường gia nhập sớm vào “guồng máy” của doanh nghiệp ở vị trí thực tập sinh cần được khuyến khích (Ảnh minh họa)
Cựu sinh viên ngành An toàn thông tin (khóa 9) của Học viện Kỹ thuật Mật mã - Lê Phạm Thiên Hồng Ân tiếp cận với môi trường doanh nghiệp từ khá sớm. Khi đang học năm thứ 2, Hồng Ân đi làm tại một công ty về khảo sát với vị trí thực tập Sys-Admin (quản trị hệ thống - PV). Tiếp đó, năm thứ 4 đại học, sau 1 thời gian tập trung nghiên cứu chuyên sâu 1 mảng trong lĩnh vực An toàn thông tin (ATTT), Hồng Ân đã nhận vào làm tại Trung tâm An ninh mạng Viettel chuyên khai thác lỗ hổng phần mềm.
Với Thủ khoa ngành đầu ra “lứa” kỹ sư ngành ATTT đầu tiên (khóa 2013-2018) của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) Nguyễn Tất Hậu, cựu sinh viên PTIT này đã tham gia vào môi trường làm việc tại Trung tâm An ninh mạng Viettel từ đầu năm thứ 3 với vai trò thực tập sinh và gắn bó với đơn vị này cho đến nay.
Hồng Ân và Tất Hậu là 2 trong rất nhiều sinh viên theo học các ngành CNTT, ATTT đã tham gia tiếp cận với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp từ khá sớm, với vai trò của những thực tập sinh.
Trao đổi với ICTnews, cựu sinh viên PTIT Nguyễn Tất Hậu chia sẻ, cái được lớn nhất khi đi làm ngay từ khi đang ngồi ghế nhà trường chính là được tiếp cận với những kiến thức mới nhất của ngành, được thực hành trên hệ thống thực tế, được tham gia trực tiếp vào các dự án doanh nghiệp được triển khai, từ đó có nhiều cơ hội trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nâng cao trình độ của bản thân.
Trên thực tế, mô hình tuyển dụng thực tập sinh từ sinh viên của các trường uy tín trong đào tạo lĩnh vực CNTT, ATTT như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Công nghệ-ĐH Quốc gia Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Mật mã, PTIT... đã được các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ATTT như Bkav, VNCS áp dụng từ nhiều năm trước. Song thời gian gần đây, cách làm này đã được hàng loạt doanh nghiệp CNTT, ATTT triển khai, coi đây là một giải pháp hữu hiệu để gia tăng đội ngũ nhân sự ATTT chất lượng cao.
" alt=""/>Viettel, VNPT, Bkav... đồng loạt tuyển dụng sinh viên năm 3, 4 làm thực tập sinh an toàn thông tin