Một người nông dân Triều Tiên "khoe" thành quả thu hoạch được, một cây cải thảo to, loại rau thường được dùng để làm Kimchi, ở trang trại rau Chigol, hồi tháng 10/2014. (Ảnh: AP)
Triều Tiên phải nhận viện trợ lương thực cho đến năm 2009, và thời gian gần đây, sản lượng lúa và ngô ở nước này đã được cải thiện.
Người dân cày trên cánh đồng dọc cao tốc Bình Nhưỡng –Wonsan ở Sangwon, tháng 7/2017. (Ảnh: AP)
Các lao động cả nam lẫn nữ làm việc trên cánh đồng lúa ở tỉnh Kangwon. Thủ phủ của tỉnh này là Wonsan được phát triển như một điểm đến nghỉ ngơi vào mùa hè. (Ảnh: AP)
Triều Tiên không muốn sự can thiệp của kỹ thuật hiện đại vào nông nghiệp khiến nước này phải dùng nhiều nhân lực hơn. Khoảng 37% người Triều Tiên làm nông nghiệp và sử dụng các biện pháp thô sơ để canh tác.
Khung cảnh tại nhà hàng Ongnyugwan nổi tiếng ở Bình Nhưỡng. Nhà hàng này được xây năm 1960 theo yêu cầu của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành. (Ảnh: AP)
Ông Kim Jong Il mở Pothonggang Department Store ở Bình Nhương hồi năm 2010 trong nỗ lực cải thiện điều kiện sống ở Bình Nhương.
Song Un Pyol, quản lý Pothonggang Department Store, khi trả lời phỏng vấn của AP tháng 6/2017.
Pothonggang Department Store bán các đồ điện tử, đồ gia dụng, mỹ phẩm, thực phẩm cùng nhiều loại hàng hóa khác.
Một công nhân nhà máy tại Nhà máy Dây điện Bình Nhưỡng 326 tháng 1/2017. (Ảnh: AP)
Một nhân viên khách sạn tại một quầy lễ tân tháng 10/2014 ở Bình Nhưỡng. (Ảnh: AP)
Một lao công lau sàn nhà ở sảnh một khách sạn, trước chân dung các lãnh đạo Triều Tiên. (Ảnh: AP)
Nhà máy dệt Kim Jong Suk Bình Nhưỡng, được đặt theo tên của bà nội Chủ tịch Kim Jong Un, có 1.600 lao động, chủ yếu là phụ nữ.
Trong ảnh là một phụ nữ đang làm việc tại nhà máy tháng 7/2014. (Ảnh: AP)
Tại nhà máy này, người lao động lựa chọn và chế biến kén để sản xuất tơ. (Ảnh: AP)
Nhà máy dệt Kim Jong Suk Bình Nhưỡng cho biết họ sản xuất khoảng 200 tấn lụa mỗi năm. (Ảnh: AP)
Nhà máy Thép Chollima là một trong 7 tổ hợp sản xuất thép ở Triều Tiên. Nơi đây có hơn 8.000 lao động.
Nhà máy Thép Chollima được tập đoàn Mitsubishi xây dựng khi Nhật còn chiếm đóng Bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945. (Ảnh: AP)
Nhà máy Bia Taedonggang có một cửa hàng ở Bình Nhưỡng, nơi mọi người có thể dừng chân uống bia. (Ảnh: AP)
Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ ở Bình Nhưỡng tháng 6/2016. (Ảnh: AP)
Thanh Hảo
" alt="Những bức hình ấn tượng hé mở cuộc sống của người lao động Triều Tiên" />
Tuy nhiên, tiến độ thực hiện việc xây dựng, thẩm định, thực nghiệm và ban hành chương trình mới (gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học) chưa bảo đảm lộ trình đặt ra theo yêu cầu của Quốc hội.
Vì vậy, Chính phủ trình Quốc hội cho lùi thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới. Theo đó, chương trình, SGK mới sẽ được áp dụng theo hình thức cuốn chiếu đối với cấp Tiểu học từ năm học 2019-2020, đối với cấp THCS từ năm học 2020-2021 và đối với cấp THPT từ năm học 2021-2022, thay vì áp dụng cuốn chiếu đối với cả 3 cấp Tiểu học, THCS và THPT ngay từ năm học 2018-2019 như Nghị quyết 88 của Quốc hội đã đề ra.
Như vậy, so với lộ trình nêu tại Nghị quyết 88 của Quốc hội, việc bắt đầu áp dụng chương trình, SGK mới ở cấp Tiểu học chậm 1 năm, ở cấp THCS chậm 2 năm và ở cấp THPT chậm 3 năm, nhưng sau 5 năm thì tất cả các lớp trên phạm vi cả nước đều thực hiện chương trình, SGK mới.
Với phương án này sẽ có thêm thời gian dành cho việc biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các chương trình môn học; biên soạn, thẩm định, thực nghiệm SGK mới; bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; đào tạo giáo viên dạy các môn học mới, chưa có trong chương trình hiện hành; rà soát, sắp xếp, điều chỉnh, bổ sung cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có của các cơ sở giáo dục phổ thông; bảo đảm sự tham gia và cạnh tranh công bằng giữa các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK, góp phần thực hiện tốt chủ trương một chương trình nhiều SGK.
Cần sự quyết liệt từ Chính phủ
Phát biểu tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Đại biểu Ngô Thị Kim Yến, TP Đà Nẵng, cho rằng đây là việc hệ trọng ảnh hưởng lớn đến cả thế hệ, nên việc chuẩn bị cẩn trọng để đảm bảo chất lượng là cần thiết. "Theo phương án cũ công việc sẽ dồn vào 3 năm đầu, đi từ khó đến dễ nên khó đảm bảo thành công và ít có cơ hội để điều chỉnh, khắc phục. Phương án mới sẽ khắc phục được bất cập này, trong khi tổng thời gian hoàn thành vẫn là 5 năm" - bà Yến phân tích.
Không đồng tình với ý kiến cho rằng việc điều chỉnh thời gian thực hiện nghị quyết là tốn kém, đại biểu Cao Thị Giang, tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh, bài học về cải cách giáo dục còn đó, niềm tin của người dân về cải cách giáo dục đang vơi dần, nếu nóng vội thì hậu quả khôn lường. Do đó, để đảm bảo chuẩn bị kỹ tất cả các khâu mà khi triển khai chính thức đến giáo viên đảm bảo chất lượng thì việc lùi thời gian áp dụng chương trình SGK giáo dục phổ thông là thực sự cần thiết.
Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân, tỉnh Bắc Kạn, đề nghị Chính phủ cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo triển khai thực hiện những nhiệm vụ được nêu trong báo cáo. Những nhiệm vụ này cần cụ thể về thời gian cũng như tiến độ hoàn thành, tính toán đủ kinh phí thực hiện dự án ở cả Trung ương và địa phương.
ĐB Nguyễn Hữu Cầu
Đại biểu Ngô Thị Minh, tỉnh Quảng Ninh, thì cho rằng phần công việc còn rất nhiều chỉ có thể giải quyết hiệu quả khi ngành giáo dục nhận được sự chỉ đạo quyết liệt hơn của Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cấp ủy chính quyền các địa phương, vì công việc Bộ GD-ĐT không thể triển khai riêng được.
Trong khi đó, Đại biểu Triệu Thế Hùng, tỉnh Lâm Đồng, cho rằng có thể lùi lại thời gian 1 năm hay 2 năm nhưng phải thể hiện được thực sự quyết tâm thay đổi cơ cấu về đầu tư cho giáo dục, ưu tiên hàng đầu cho giáo dục miền núi, dân tộc thiểu số và vùng sâu vùng xa…
Đổi mới có kế thừa và đảm bảo tính khả thi
Giải đáp một số ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh đây là nhiệm vụ cốt lõi mà Bộ GD-ĐT chủ trì thực hiện. Bộ đánh giá đây là một cơ hội nhưng cũng là một thách thức lớn trong ngành.
Ông Nhạ giải thích: "Ở đây không phải đưa ra một chương trình rất mới, mà là đổi mới ngay từ việc cấu trúc lại chương trình hiện hành theo hướng không phải chia cắt từng môn, cụm các vấn đề logic với nhau và từ đấy nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp".
Theo ông Nhạ, "Khi càng tìm hiểu, chúng tôi thấy trong bối cảnh phát triển rất nhanh thì chương trình làm sao tiếp cận phải rất căn bản, nhưng phải có độ mở. Thiết kế ban đầu phải rất chuẩn, khả thi thì sau đó các bước sau sẽ đỡ hơn".
“Không phải chúng ta đổi mới là mới tinh, mà đổi mới có sự kế thừa rất lớn. Trong quá trình chuyển đổi, chúng tôi có hỗ trợ theo chương trình hỗ trợ giáo viên, các cán bộ cốt cán. Về chương trình, cho đến nay chúng tôi đã xong được chương trình tổng thể và triển khai các chương trình môn học” – ông Nhạ giải thích thêm.
Ông Nhạ cho biết, tới đây, Bộ sẽ cho phản biện dự thảo chương trình. Đặc biệt sẽ mời các giáo viên cốt cán ở các địa phương, các trường tham gia, từ thành phố cho đến vùng hải đảo, để khi chương trình đưa ra có thể đi vào cuộc sống.
“Chúng tôi rất muốn nhiều người cùng tham gia viết SGK, nhưng phải có khung và có sự thẩm định để đảm bảo sự thống nhất và căn bản, chứ không phải tùy tiện ai cũng viết được. Đây là vấn đề rất nhạy cảm, do vậy phải tính rất kỹ đến vấn đề hướng dẫn, để vừa đảm bảo được dân chủ, thu hút nhiều người tham gia nhưng cũng phải có định hướng, tránh gây đến tình trạng "trăm hoa đua nở" nhưng có những cái không tốt cho giáo dục” – ông Nhạ bày tỏ.
Ông Nhạ cũng khẳng định giáo viên là một vấn đề rất lớn. “Cho đến nay, theo đánh giá của chúng tôi, rất kỹ chứ không phải chỉ có quan sát, phần lớn giáo viên tâm huyết và cũng mong đổi mới chứ không né tránh. Chúng tôi đã xây dựng các chương trình bồi dưỡng đạt chuẩn và chủ yếu đào tạo online, để cho các thầy cô tự học, tự nâng cao và có hướng dẫn. Sau đó mới tập trung, khác với cách bồi dưỡng truyền thống” – ông Nhạ cho biết.
“Chúng tôi cũng tính toán cụ thể nhu cầu giáo viên từng môn học và yêu cầu về chất lượng theo các chuẩn. Sắp tới sẽ hướng dẫn các địa phương để Sở GD-ĐT địa phương tham mưu cho UBND cùng với Bộ có kế hoạch bồi dưỡng dần”.
Theo ông Nhạ, vì làm theo cuốn chiếu nên chương trình mới kế thừa rất nhiều, 2 năm nữa mới có lớp 1, và thực tế chương trình lớp 1 không thay đổi nhiều và giáo viên cũng không thiếu nhiều, do vậy không có vấn đề về giáo viên. Vì vậy việc đào tạo giáo viên mới dành cho cấp 3. Bên cạnh đó, có một số môn cần phải đi sâu và hướng nghiệp.
Đồng thời, trong kế hoạch công tác Quốc hội, Bộ GD-ĐT được Chính phủ giao cho chuẩn bị sửa đổi một số điều trong Luật giáo dục và Luật Giáo dục đại học để năm sau báo cáo Quốc hội.
Về kinh phí, Bộ trưởng giải trình đối với chương trình cho đến nay mới tiêu được 48,2 tỷ đồng, tương đương hơn 2 triệu USD. Đối với chương trình bồi dưỡng giáo viên mới sử dụng 2,3 tỷ đồng. Như vậy tổng cộng là hơn 50 tỷ đồng. “Còn lại mới đang trong quá trình kế hoạch và cam kết với Quốc hội từng năm một, chúng tôi sẽ công khai chi phí này để giải tỏa một số quan điểm chi rất nhiều tiền” – ông Nhạ khẳng định.
Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, đa số ý kiến đại biểu quốc hội đồng ý với đề nghị của Chính phủ về việc lùi thời gian triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 88 là 1 năm, theo đó sẽ thực hiện từ năm 2019-2020, đồng thời các đại biểu Quốc hội cũng đều nhất trí cần có Nghị quyết về vấn đề này.
Để đảm bảo sự thận trọng và tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ nghiên cứu, chỉ đạo, hoàn thiện Dự thảo nghị quyết và gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội trước khi xin ý kiến biểu quyết thông qua.
Ngọc Anh
" alt="Điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới" />
Nữ hàng khách có tên Anna được cho là đã điều khiển chiếc máy bay chở khách
Vụ việc xảy ra từ 31/8, nhưng video chỉ mới xuất hiện trên mạng xã hội gần đây. Anna đã đăng tải hình ảnh và video trên Instagram sau chuyến bay. Hiện chúng đã bị xoá.
Cô đã viết: “Việc này thú vị ngoài sức tưởng tượng”.
Theo kênh 5-TV của Nga, cơ trưởng chuyến bay là Kirill S. Còn người phụ nữ được miêu tả là “bạn gái” hay “một người bạn rất thân thiết” của cơ trưởng.
Anna chụp ảnh trong buồng lái
Nếu đây thực sự là một chuyến bay chở khách, không rõ có bao nhiêu hành khách trên máy bay. Các thanh tra vận tải ở vùng Yakutia đang điều tra đoạn video, nhiều kênh truyền thông bao gồm Siberian Times đưa tin.
Hãng IrAero cho hay đang “kiểm tra kĩ càng” các cáo buộc. Một phát ngôn viên nói: “Chúng tôi không chắc các tư liệu này có bất cứ liên quan gì đến hoạt động của hãng trong việc vận chuyển hành khách”.
IrAero có trụ sở tại thành phố Irkutsk thuộc Siberia, vận hành các chuyến bay trong nội địa Nga và quốc tế.
Anh Thư
" alt="Hoang mang cảnh phi công 'nhường' người đẹp lái máy bay" />
Cụ thể năm 2020 sẽ có nhiều điểm mới, trong đó về ngành nghề đào tạo năm 2020, thực hiện quy hoạch lại ngành nghề đào tạo cũng như đóng/mở các chương trình/ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội. Đặc biệt, thống nhất chuyển ngành hẹp, chuyên sâu thành chuyên ngành của ngành gần và rộng; cụ thể: ngành Bệnh học thủy sản chuyển thành chuyên ngành của ngành Nuôi trồng thủy sản; Ngành Công nghệ Sau thu hoạch chuyển thành chuyên ngành CN Chế biến thủy sản.
Có thêm các chương trình đào tạo như Ngôn ngữ Anh - Trung; Dịch vụ hàng hải và Logistic; Kỹ thuật công trình giao thông.
Nhà trường thực hiện triển khai tuyển sinh đào tạo theo các mô hình mới (chất lượng cao) như chương trình POHE, song ngữ như: Quản trị khách sạn (POHE), Công nghệ thông tin (POHE); Quản trị du lịch (song ngữ Pháp - Việt); Quản trị kinh doanh (song ngữ Anh - Việt).
Ông Phương cho hay, về phương thức tuyển sinh, trường cơ bản giữ ổn định phương thức xét tuyển như năm 2019 nhưng có bổ sung tuyển thẳng theo hình thức riêng của trường. Cụ thể, việc tuyển sinh có phương thức chính, gồm: Xét bằng điểm tốt nghiệp THPT; Xét bằng điểm thi THPT quốc gia năm 2020; Xét bằng điểm ĐGNL của ĐHQG-HCM năm 2020; Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo hình thức riêng của Trường và theo quy chế của Bộ GD&ĐT.
Điểm mới về tổ hợp xét tuyển theo điểm thi THPT quốc gia, sẽ tập trung vào 4 tổ hợp: A00, A01, D01, D07, thay vì sử dụng 11 tổ hợp như năm 2019.
"Đây cũng là các tổ hợp chiếm 90% thí sinh đăng ký lựa chọn theo thống kê của Bộ GD- ĐT, các ngành còn lại có rất ít thí sinh lựa chọn. Còn lại các phương thức khác như điểm tốt nghiệp THPT, điểm ĐGNL của ĐHQG HCM chỉ có 1 cột điểm, không có tổ hợp xét tuyển"- ông Phương nói.
Về phân bổ chỉ tiêu cho các ngành đào tạo, ông Phương cho hay sẽ lấy 60% tổng chỉ tiêu cho phương thức dùng Điểm tốt nghiệp THPT 2020; 30% chi tiêu cho phương thức dùng Điểm thi THPT quốc gia 2020, và tối đa 10% cho Điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM 2020.
Áp dụng lấy điểm điểm sàn môn tiếng Anh cho các ngành đào tạo. Cụ thể, một số ngành áp điểm sàn tiếng Anh trong kỳ tuyển sinh năm 2020:
Theo ông Phương, những thay đổi trong tuyển sinh như trên dựa trên việc trường đã thực hiện, thông kê sinh viên nhập học theo tổ hợp xét tuyển theo phương thức điểm thi THPT quốc gia trong 2 năm trở lại đây. Trong đó năm 2018 số thí sinh xét tuyển đa dạng (11 tổ hợp xét tuyển). Tuy nhiên phần lớn các ngành xét tuyển theo 4 tổ hợp: A00, A01, D01, D07. Tổ hợp A00 chiếm hơn 50% thí sinh nhưng không có môn tiếng Anh. Một số tổ hợp có rất ít thí sinh lựa chọn, cụ thể: D03 (1TS), D97 (3TS), D96 (25TS).
Trong khi đó năm 2019, vẫn xét tuyển đa dạng với 11 tổ hợp xét tuyển nhưng chỉ có 29,1% thí sinh nhập học theo phương thức điểm thi THPT quốc gia 2019. Phần lớn các ngành xét tuyển theo 3 tổ hợp: A00, A01, D01. Tổ hợp A00 chiếm hơn 50% thí sinh nhưng không có môn tiếng Anh. Một số tổ hợp có rất ít thí sinh lựa chọn, cụ thể: D03, D14, D97, D96, D14.
Về tỷ lệ tiếng Anh đầu vào, năm 2018 không có điểm sàn tiếng Anh cho ngành Ngôn ngữ Anh; Không có các chương trình POHE, song ngữ. Nhưng năm 2019 có 2 chương trình POHE, 2 hương trình song ngữ (Chất lượng cao). Có điểm sàn tiếng Anh cho ngành NNA, song ngữ, POHE
Điểm Tiếng Anh đầu vào
Về tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu theo các phương thức, đối với năm 2018 thực hiện xét học bạ: 30%, xét bằng điểm thi THPT quốc gia 2018: 70%. Năm 2019 thực hiện xét bằng điểm tốt nghiệp THPT: 20 - 30%; xét bằng điểm thi THPT quốc gia 2019: 70%; xét bằng điểm ĐGNL của ĐHQG-HCM 2019: <10%
Ông Phương cho hay, qua thống kê tỷ lệ SV theo địa phương học tại Trường ĐH Nha Trang, thì chủ yếu là học sinh 5 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, Đắk Lắk.
Trong đó khảo sát hơn 2000 sinh viên về quyết định lựa chọn Trường Đại học Nha Trang do các yếu tố như: Chi phí học tập phù hợp với hoàn cảnh gia đình của bản thân (68.21%); Gần nhà, thuận tiện đi lại và sinh hoạt của bản thân và gia đình (60.54%); có uy tín cao trong số các trường đại học VN (43.90%); Hỗ trợ sinh viên thực hành, thực tập và có cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường (34.77%); Có cơ sở vật chất hiện đại, điều kiện học tập nghiên cứu đáp ứng kỳ vọng (32.66%)…
Lê Huyền
Nâng tại chức lên hay kéo chính quy xuống?
-Thách thức lớn nhất là các trường đại học đào tạo cả chính quy lẫn tại chức phải nhanh chóng đồng nhất chất lượng hai hệ đào tạo này.
" alt="Trường ĐH đầu tiên công bố phương án tuyển sinh năm 2020" />