Để tiếp tục cho chương trình sữa học đường, tỉnh đề nghị Sở GD-ĐT lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh dự thảo trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết hỗ trợ sữa tươi trong bữa ăn học đường cho trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Nam, từ năm học 2023-2024 đến hết năm học 2025-2026.
Tỉnh cũng giao Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế để thống nhất phương án triển khai thực hiện chương trình; đánh giá được ưu, khuyết điểm đối với việc đấu thầu tập trung tại Sở GD-ĐT hay đưa 3 về cho từng địa phương thực hiện.
Sở Y tế chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn sữa tươi để làm cơ sở cho công tác đấu thầu. Sở Tài chính khẩn trương thẩm tra, cho ý kiến để thực hiện đảm bảo quy định. Hướng dẫn cho các địa phương thực hiện đấu thầu, mua sắm nếu phân cấp về cho địa phương triển khai Chương trình
Chương trình Sữa học đường được thực hiện theo Nghị quyết của HĐND tỉnh ngày 20/7/2022. Chương trình được áp dụng đối với học sinh học tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm tăng thêm nguồn dinh dưỡng, góp phần cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh.
Theo nghị quyết, mỗi ngày học sinh vùng cao Quảng Nam được uống 1 hộp sữa 180 ml, uống 5 lần/tuần trong thời gian đủ 9 tháng/năm học. Thời gian thụ hưởng từ đầu năm học 2022-2023 đến hết năm học 2025-2026.
Ngân sách tỉnh đảm bảo 100% kinh phí, dự kiến đến hết năm học 2025-2026 khoảng 151 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong năm học 2022-2023, học sinh miền núi Quảng Nam không được uống sữa theo như nghị quyết ban hành.
Trước đó, ông Thái Viết Tường - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, cho biết do vướng mắc trong hồ sơ đấu thầu qua các bước thủ tục nên chương trình triển khai chậm.
“Để khắc phục tình trạng trên, sở vừa tham mưu cho UBND tỉnh thay đổi cơ chế, cho làm hồ sơ mời thầu theo năm học chứ không theo năm tài chính và UBND tỉnh đã đồng ý”, ông Tường nói.
Ông Tường khẳng định đang phối hợp các sở, ban, ngành để hoàn thiện thủ tục đấu thầu, chắc chắn năm học 2023-2024 học sinh sẽ được uống sữa học đường trở lại.
" alt=""/>Quảng Nam dừng chi 150 tỷ cho sữa học đường vì không tìm được tiêu chuẩnLớp học đặc biệt này diễn ra ngay tại trụ sở Ban quản lý Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (Bộ GD-ĐT) ngày 1/6.
GS Nguyễn Minh Thuyết trải nghiệm lập trình và vận hành robot |
Ngoài GS Thuyết và một số thành viên khác của Dự án còn có anh Nguyễn Quang Thạch, đại diện của chương trình Sách hóa nông thôn và cũng chính là người Việt Nam đầu tiên đoạt giải về xóa mù chữ của UNESCO năm 2016.
Theo GS Thuyết, một trong những điểm nổi bật của chương trình giáo dục phổ thông mới là học thông qua thực làm để hình thành, phát triển năng lực thực tiễn.
Đặc biệt, chương trình coi giáo dục STEM là một nội dung thiết yếu của môn Công nghệ.
![]() |
GS Nguyễn Minh Thuyết được hướng dẫn về việc lập trình cho robot hoạt động |
GS Thuyết muốn trải nghiệm thực tế học lập trình cho robot để đánh giá khả năng hiện thực hóa giáo dục STEM và hứng thú mà nội dung giáo dục này đem lại cho người học.
“Tôi muốn kiểm nghiệm xem một người làm khoa học xã hội đã ngót nghét 70 tuổi như tôi có lập trình được cho robot theo hướng dẫn của người dạy trong một thời gian ngắn không, qua đó xem bài học và cách dạy này có thích hợp đối với những người chưa biết gì về thuật toán, lập trình không” - GS Thuyết chia sẻ.
GS Thuyết đã được học trong vòng 45 phút một số nội dung bài học mà theo Liên minh STEM dùng để dạy cho giáo viên và học sinh các trường làng xoá mù lập trình cho robot. Nội dung của buổi học về lập trình điều khiển robot bằng phần mềm kiểu kéo thả.
![]() |
Đại diện của Liên minh STEM hướng dẫn và cho GS Thuyết trải nghiệm việc lập trình robot. GS Thuyết cho rằng việc này liên quan đến giáo dục STEM- một nội dung thiết yếu của môn Công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông mới. |
Kết quả, sau bài học rút gọn, “tổng công trình sư” của chương trình giáo dục phổ thông mới đã nhiều lần điều khiển được robot bật đèn các màu, pha màu và chạy theo theo lập trình của mình.
GS Thuyết nhìn nhận: “Tôi học rất hứng thú, thậm chí có lúc tiếc rằng mình không còn trẻ nữa để đi theo nghề này. Nghe hai chữ lập trình thì thấy phức tạp, nhưng vì các nhà chuyên môn đã thiết kế sẵn nên thực hành rất đơn giản, chỉ khó hơn điều khiển tivi một chút thôi. Chắc chắn các bạn trẻ, kể cả học sinh tiểu học, hoàn toàn có thể thực hiện lập trình nhanh hơn tôi khi được hướng dẫn”.
![]() |
Vận hành robot sau khi được lập trình |
GS Thuyết cho biết ông cũng như các thành viên Ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông rất quan tâm đến giáo dục STEM và nâng cao văn hoá đọc trong trường học. Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều giải pháp phát triển những nội dung giáo dục này và sẽ dành nhiều thời lượng để các cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động triển khai.
Giáo dục STEM được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này (gọi là kỹ năng STEM) phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
Thanh Hùng
" alt=""/>Tổng chủ biên chương trình phổ thông mới học 'xóa mù' lập trình robotCác nhân viên y tế làm việc tại các cơ sở y tế công lập có tính chất đặc thù, nhiều khó khăn trong thu hút, tuyển dụng và điều kiện, môi trường làm việc khó khăn sẽ được ưu tiên hỗ trợ.
Theo UBND Đồng Nai, từ đầu năm 2022 đến tháng 9/2022, toàn tỉnh có 540 nhân viên y tế công lập đã nghỉ việc để chuyển sang bệnh viện tư nhân hoặc làm công việc khác. Áp lực công việc ngày càng nhiều khiến số lượng nhân viên y tế nghỉ việc ngày càng tăng.
Trước tình hình đó, UBND Đồng Nai đã yêu cầu Sở Y tế Đồng Nai xây dựng dự thảo Nghị quyết chế độ hỗ trợ nguồn nhân lực y tế Đồng Nai giai đoạn 2023-2025 để trình HĐND Đồng Nai và đã được thông qua tại kỳ họp HĐND Đồng Nai vào tháng 12/2022.
Ông Nguyễn Sơn Hùng, Phó chủ tịch UBND Đồng Nai, cho biết sau khi Nghị quyết được ban hành, lãnh đạo Đồng Nai kỳ vọng chất lượng khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập trong tỉnh sẽ ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt hơn cho người dân, tạo được sự hài lòng của người bệnh. Tỉnh cũng hy vọng sẽ tạo động lực thu hút thêm nguồn nhân lực cho ngành y tế Đồng Nai và các cơ sở y tế địa phương.
Huy Hoàng