Nhận định, soi kèo Damac FC vs Al Wehda, 23h00 ngày 10/4: Khách khởi sắc


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Baniyas vs Dibba Al -
Chủ tọa buổi điều trần Big Tech: Facebook nên bị ‘giải tán’David Cicilline, Chủ tịch Tiểu ban chống độc quyền Hạ viện Mỹ (trái) và Mark Zuckerberg. Ảnh: BI
Ông David Cicilline, Chủ tịch Tiểu ban chống độc quyền Hạ viện Mỹ, được phỏng vấn ngay sau khi buổi điều trần kết thúc. Trên Axios, ông nhận xét Facebook cho thấy rõ hàng hành vi phản cạnh tranh. Theo ông, thương vụ thâu tóm Instagram và WhatsApp là một cách để Zuckerberg kiểm soát đối thủ.
“Kết quả là anh ta duy trì và mở rộng thống trị thị trường. Đây là hành vi cổ điển của một kẻ độc quyền”, ông Cicilline nói.
Hàng loạt email và tin nhắn nội bộ Facebook đã được công bố trong buổi điều trần ngày 29/7 nhằm chứng minh hành vi phản cạnh tranh của mạng xã hội này khi mua lại Instagram và WhatsApp. Các nhà lập pháp tiết lộ một số email và lịch sử chat, cho thấy tư duy và suy nghĩ của Zuckerberg cùng đồng sự vào thời điểm ấy.
Chủ tọa buổi điều trần liên tục lặp lại quan điểm cho rằng Facebook mua Instagram và WhatsApp để duy trì quyền lực.
Trong email Zuckerberg gửi năm 2012 mà The Verge có được, Zuckerberg gọi Instagram là “mối đe dọa” và giải thích mua Instagram có thể là một cách để vô hiệu hóa thành công của họ. Đồng sáng lập Instagram Kevin Systrom cũng bày tỏ lo lắng rằng Zuckerberg sẽ kích hoạt “chế độ phá hoại” nếu anh không đồng ý bán Instagram cho Facebook.
Tại buổi điều trần, Zuckerberg thừa nhận với nhà lập pháp rằng Facebook xem Instagram như “một đối thủ và một bổ sung cho dịch vụ của chúng tôi”. Dù thương vụ thâu tóm Instagram năm 2012 và WhatsApp năm 2014 không gặp khó khăn vào thời điểm diễn ra. Tuy nhiên, hiện nay, chúng được lật lại và trở thành mục tiêu giám sát của nhà chức trách.
Zuckerberg cùng 3 người đồng cấp tại Apple, Google và Amazon đều xuất hiện trước Quốc hội để trả lời các câu hỏi của nhà lập pháp về cáo buộc vi phạm quy định chống độc quyền. Tuy nhiên, CEO Facebook là người duy nhất bị ông Cicilline điểm mặt chỉ tên sau khi kết thúc. Ông cho biết báo cáo của Tiểu ban chống độc quyền có thể được công bố vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9.
Trước đó, vấn đề “giải tán” Facebook từng được Chris Hughes, người sáng lập Facebook cùng Zuckerberg khi họ còn là sinh viên Harvard, đặt ra năm 2019. Anh cho rằng cách tốt nhất để kìm hãm quyền lực của Facebook là chia nhỏ công ty.
Dù vậy, theo các chuyên gia, quyết định chia tách Facebook còn phụ thuộc vào quan chức chống độc quyền tại Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FCC) và Bộ Tư pháp, những người phải đưa vụ việc lên một tòa án liên bang. Quy trình có thể mất hàng năm, bao gồm nhiều kháng cáo và thậm chí là lên cả tòa án tối cao. Chiến thắng cuộc chiến này không hề dễ dàng, phải đối mặt với nhiều thách thức và gần như không thể xảy ra.
Đáp lại, Zuckerberg khẳng định: “Tôi không thực sự nghĩ chia nhỏ công ty sẽ giải quyết được vấn đề. Tôi nghĩ nó sẽ làm mọi thứ trở nên khó khăn hơn”.
Du Lam (Tổng hợp)
Mỹ tố 4 đại gia công nghệ ‘phá’ đối thủ vì lợi nhuận
Trong phiên điều trần lịch sử vừa diễn ra, CEO của Amazon, Apple, Facebook và Google phải chứng minh công ty của mình không vi phạm chính sách phản cạnh tranh.
"> -
Người phụ nữ gác chân, buông cả hai tay khi đang chạy xe máy -
4 trên 5 hãng điện thoại thống lĩnh thị trường Ấn Độ thuộc về tay các thương hiệu Trung Quốc. Ảnh: Counterpoint Research. Samsung hồi sinh khi Ấn Độ tẩy chay hàng Trung QuốcTuy là gã khổng lồ sản xuất điện thoại thông minh trên thế giới, Samsung tỏ ra khá “hụt hơi” trong cuộc đua cạnh tranh thị phần smartphone tại Ấn Độ khi chỉ xếp thứ 3 với 16%.
Nhưng, gió đổi chiều, thuận lợi hơn bao giờ hết, Samsung đang có trong tay cơ hội để thay đổi hoàn toàn cục diện hiện nay.
Khi các ông lớn Trung Quốc “ngã ngựa”
Là đối thủ duy nhất không dán nhãn “Made in China” có khả năng cạnh tranh trong cuộc đua thị phần, Samsung trong 3 năm qua đã để tuột mất nhiều khách hàng Ấn Độ vào tay các thương hiệu Trung Quốc do có giá trị sản phẩm bị đánh giá thấp hơn.
Tuy nhiên, thị trường màu mỡ này vẫn đem lại khoảng 7,5 tỷ USD doanh thu hàng năm cho tập đoàn.
Smartphone Trung Quốc có cấu hình cao, giá về tay rẻ, người dân Ấn Độ vẫn cần thời gian làm quen dần với các sản phẩm Samsung. Ảnh: Xinhua. Đi kèm với đó, sức mạnh sản xuất và khả năng cung ứng nhiều linh kiện đang là yếu tố quan trọng giúp Samsung dần thoát khỏi sức tàn phá của đại dịch Covid-19.
Trong khi những thương hiệu như Xiaomi hay Oppo gặp nhiều xáo trộn liên quan đến sản xuất tại địa phương, Samsung vẫn có khả năng cung cấp liên tục nhiều đơn hàng smartphone.
Kể từ tháng 6/2020, Samsung đã cho ra mắt 7 mẫu điện thoại thông minh, 3 trong số đó có mức giá tương đối hợp lý với túi tiền của người dân Ấn Độ, khoảng dưới 133 USD.
“Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng smartphone cho nhiều lĩnh vực, từ giáo dục trực tuyến cho đến thanh toán kỹ thuật số, ngoài ra không thể không nhắc đến khả năng kết nối bạn bè xung quanh như video call. Đó là lý do tại sao các dòng điện thoại phân khúc này tập trung vào thị trường đại chúng”, một nguồn tin quen thuộc với các chiến lược của Samsung tại Ấn Độ cho biết.
Vào tháng 5/2020, Samsung đã có chiến dịch đào tạo khoảng 200.000 cửa hàng của hãng cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để bán hàng và tiếp thị. Đồng thời Samsung cũng đưa ra nhiều chương trình trả góp cho khách hàng với nhiều ưu đãi, bao gồm chương trình giảm giá sản phẩm cho học sinh, sinh viên.
Quý II/2020, tầm phủ sóng của Samsung đã tăng lên đáng kể khi vươn lên vị trí thứ 2 với 26% thị phần, chỉ sau thương hiệu Xiaomi (29%).
Người phát ngôn của Samsung cho biết công ty từ lâu đã chứng kiến lượng nhu cầu điện thoại thông minh gia tăng mạnh tại Ấn Độ và dự đoán doanh thu sẽ bắt đầu tăng kể từ năm 2019.
Samsung vẫn phải đối mặt nhiều đối thủ
Với người dân Ấn Độ, các dòng smartphone của những thương hiệu đến từ Trung Quốc vẫn là một món hàng hấp dẫn. Tuy phong trào tẩy chay hàng hóa vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, các mẫu điện thoại thông minh Trung Quốc nổi tiếng về cấu hình, chất lượng cao cũng như giá thành phải chăng đã khiến nhiều khách hàng Ấn Độ phải đắn đo suy nghĩ.
Samsung cho dù được đánh giá là thương hiệu tốt hơn vẫn phải tính nhiều phương án cạnh tranh về giá với các sản phẩm đến từ Trung Quốc.
Giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng mua hàng của người dân Ấn Độ. Ảnh: Samsung. Không chỉ vậy, thỏa thuận sản xuất và chế tạo các mẫu smartphone chạy hệ điều hành Andoird giá rẻ giữa công ty Ấn Độ Reliance Industries và Google cũng được xem là mối đe dọa đối với doanh số bán hàng của Samsung tại thị trường này.
“Về tính thương hiệu, Samsung đang đứng ở vị trí thứ 2 sau Apple, vậy nên các mẫu điện thoại của Samsung có giá thành từ 80-200 USD sẽ là một phương án tốt để chiếm lấy thị phần từ tay các đối thủ Trung Quốc”, chiến lược gia Harish Bijoor cho biết.
Tính đến thời điểm hiện tại, mẫu iPhone rẻ nhất có giá khoảng 418 USD, trong khi chiếc điện thoại thông minh Xiaomi rẻ nhất có giá khoảng 100 USD ở thị trường Ấn Độ
Theo SCMP, dù không thích mua các sản phẩm Trung Quốc, Ganesh Salvi, một người dân tại thị trấn Satara phía tây bang Maharashtra cho biết anh vẫn phải đầu tư một chiếc smartphone thương hiệu Trung Quốc cho con trai 16 tuổi để phục vụ nhu cầu học tập.
“Tôi tin rằng điện thoại di động của Samsung sẽ bền hơn các thương hiệu Trung Quốc, chắc chắn tôi sẽ mua nếu chúng có giá dưới 133 USD”, anh Salvi cho biết.
Theo Zing
Huawei đoạt ngôi vương smartphone của Samsung
Huawei vượt Samsung trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong quý II/2020 nhờ vào thị trường Trung Quốc.
">