当前位置:首页 > Thời sự

Đọc thông viết thạo tiếng Anh

Điều này cho thấy mức độ thành thạo tiếng Anh của học sinh Việt Nam đạt được sớm hơn so với thế hệ trước,Đọcthôngviếtthạotiếquần vợt hôm nay nhờ sự thay đổi nhận thức, cải tiến phương pháp dạy và học, cũng như cơ hội tiếp cận tiếng Anh ngoài xã hội hay qua phương tiện truyền thông.

Trình độ tiếng Anh của người Việt sẽ có cơ hội cải thiện mạnh hơn với chủ trương "từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học". Quyết định này của Bộ Chính trị có thể dẫn tới những chính sách mới về ngôn ngữ để Việt Nam hội nhập sâu hơn và phát triển mạnh hơn.

Chính sách ngôn ngữ của một quốc gia, bao gồm chính sách ngoại ngữ, là một lựa chọn quan trọng, liên quan tới định hướng phát triển, cơ hội kinh tế, bản sắc văn hóa, cũng như sự thành công của nền giáo dục. Có các trường hợp thành công và thất bại ở mức độ khác nhau ở các quốc gia mà Việt Nam có thể tham khảo.

Nhóm quốc gia được coi là "bản ngữ tiếng Anh" như Anh, Mỹ, Australia, Canada, New Zealand, Ireland... vẫn có những cộng đồng ngôn ngữ thiểu số khác tiếng Anh, hoặc cộng đồng người nhập cư, nên cách dạy tiếng Anh của họ với đối tượng này chủ yếu chuẩn bị cho quá trình đồng hóa vào ngôn ngữ Anh như ngôn ngữ chính thức hoặc ngôn ngữ chính. Ngoại lệ là Canada, nơi chính phủ có chính sách phát triển song ngữ Anh - Pháp một cách cân bằng hơn: các bang tiếng Anh sẽ giảng dạy thêm tiếng Pháp và các bang tiếng Pháp (như Quebec) sẽ giảng dạy thêm tiếng Anh. Rất nhiều quốc gia nằm trong nhóm "song ngữ" ngày nay có lịch sử phát triển gắn liền với sức ảnh hưởng toàn cầu của đế chế Anh hoặc Mỹ trong quá khứ, bao gồm cả các thuộc địa của Anh, do vậy về mặt lịch sử, họ đã sử dụng tiếng Anh tự nhiên như một di sản ngôn ngữ của cộng đồng mình.

Các nước gần Việt Nam như Singapore, Malaysia, Philippines, Ấn Độ, lãnh thổ Hong Kong... đều là những nơi người dân thành thạo tiếng Anh ở mức cao. Mô hình này giống với thực tế Việt Nam - nằm trong cộng đồng Pháp ngữ (Francophone), từng có một thế hệ thành thạo tiếng Pháp.

Người dân ở nhiều nước châu Âu như Thụy Điển, Hà Lan... rất thành thạo tiếng Anh, có thể coi đạt trình độ song ngữ (cân bằng giữa hai ngôn ngữ).

Có nhiều cách để tiếp cận tiếng Anh trong chính sách ngôn ngữ, ngoại ngữ. Có quốc gia chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, có quốc gia chọn song ngữ, có quốc gia chọn tiếng Anh là ngôn ngữ để giảng dạy chương trình phổ thông, có quốc gia chọn tiếng Anh để dạy như một môn học (ngoại ngữ).

Singapore từ khi lập quốc đã chọn tiếng Anh như một ngôn ngữ trung gian (lingua franca) giữa các cộng đồng gốc Hoa, gốc Malaysia và gốc Ấn. Học sinh Singapore ngày nay học bằng tiếng Anh, thi O level(tương đương GCSE của Anh) và kết thúc chương trình phổ thông với kỳ thi A level giống học sinh tại Anh.

Singapore là trường hợp thành công trong việc sử dụng tiếng Anh làm công cụ vươn ra thế giới, trở thành thành phố toàn cầu, theo đó rất nhiều tập đoàn đa quốc gia chọn Singapore để đặt văn phòng tại khu vực châu Á. Sự thành công và thịnh vượng của Singapore có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn đất nước Singapore nhỏ bé không thể có được vị thế toàn cầu như ngày nay nếu không có tiếng Anh, mặc dù họ vẫn phát âm tiếng Anh theo cách của người Singapore (Singlish).

Malaysia từng có thời gian dài sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy trong trường học, sau đó chuyển thành tiếng Malay, rồi quay trở lại sử dụng tiếng Anh. Nước này từng dấy lên các cuộc tranh cãi. Một bên cho rằng việc không dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy trong trường phổ thông làm suy giảm khả năng tiếng Anh của người học và người dân nói chung. Ngược lại, phía bên kia lo lắng tiếng Anh làm suy yếu ngôn ngữ, bản sắc và tự hào dân tộc. Gần đây Bộ Giáo dục Malaysia áp dụng chương trình song ngữ Dual Language Program (DLP) để cân bằng những lo ngại trên.

Philippines cũng sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy từ cấp phổ thông tới đại học. Mô hình học tiếng Anh theo hình thứcimmersion(tắm trong ngôn ngữ) và intensive(học cấp tốc, cường độ cao) của Philippines trở nên nổi tiếng và phổ biến trong những năm gần đây, theo đó học viên từ các nước, bao gồm cả Việt Nam, có thể sang Philippines học tiếng Anh theo các khóa 2-4 tuần hoặc lâu hơn với thời lượng học mỗi ngày 8-10 tiếng. Cách học cường độ cao ăn - ngủ với tiếng Anh tại một quốc gia nói tiếng Anh giọng Mỹ khá chuẩn cho thấy có những hiệu quả riêng so với cách học lai rai nhiều năm, thậm chí hàng chục năm không thành thạo - thường thấy tại Việt Nam.

Có tranh luận rằng người Philippines giỏi tiếng Anh thế, nói tiếng Anh giọng Mỹ hay thế, mà quốc gia vẫn ở mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với các nước kém tiếng Anh hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Có lẽ câu chuyện về mối liên hệ giữa việc giỏi tiếng Anh và trở nên giàu có, thịnh vượng ở một quốc gia cần tới những nghiên cứu khoa học cụ thể. Chúng ta chỉ có thể cảm nhận rằng tiếng Anh thành thạo mở ra các cơ hội với thế giới, còn việc biến cơ hội thành thành tựu thì cần rất nhiều yếu tố khác.

Tôi là giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông, vào nghề từ năm 1998 nhưng có cơ hội được thiết kế chương trình tiếng Anh cho học sinh từ mầm non tới bậc đại học. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Giảng dạy tiếng Anh cho người nói ngôn ngữ khác (TESOL) của tôi với một đại học Mỹ, nghiên cứu về mô hình giáo dục song ngữ CLIL (dạy tiếng Anh qua nội dung môn học) với trường hợp của học sinh Việt Nam, đưa lại kết luận rằng hình thức dạy song ngữ có kết quả tích cực trong việc giúp học sinh phát triển khả năng thành thạo tiếng Anh so với phương pháp truyền thống - dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ.

Tại Việt Nam, chương trình song ngữ đầu tiên trong trường phổ thông sau năm 1975 là chương trình song ngữ tiếng Pháp được thực hiện năm 1994 với sự hỗ trợ của chính phủ Pháp. Sau khi chương trình này kết thúc năm 2006 và được chuyển giao hoàn toàn cho phía Việt Nam thì chương trình tiếng Anh trở nên phổ biến, với sự xuất hiện của các trường quốc tế, trường song ngữ, trung tâm dạy tiếng Anh qua các môn học... Nổi bật trong số đó là chương trình phổ thông quốc tế Cambridge, một chương trình quốc tế linh hoạt cho phép các trường có thể dạy theo hướng song ngữ.

Bản chất chương trình này là mô hình song ngữ CLIL (content and language integrated learning), dạy tiếng Anh và nội dung học thuật mang tính tích hợp (vừa dạy ngôn ngữ vừa dạy nội dung) khá phổ biến và thành công ở châu Âu. Học sinh CLIL học ngôn ngữ không phải vì người lớn bảo rằng tiếng Anh rất quan trọng, phải học để hội nhập với thế giới (như trường hợp dạy tiếng nước ngoài với các thế hệ học sinh trước đây), mà các em sử dụng tiếng Anh làm công cụ để chinh phục các nội dung khoa học về toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, các bộ môn nghệ thuật...

Giáo dục phổ thông của Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi so với trước về việc dạy ngoại ngữ, trong đó nhấn mạnh kết quả đầu ra (trình độ B1 với học sinh kết thúc lớp 12) cùng mục tiêu giao tiếp thành thạo, sử dụng tiếng Anh làm công cụ học tập suốt đời thay cho cách học chỉ hướng tới việc phân tích cấu trúc ngôn ngữ.

Không có mô hình thành công nào có sẵn để Việt Nam có thể nhập khẩu ngay về và sử dụng cho cả một quốc gia về mặt ngôn ngữ. Để thành công, cần có quá trình thử nghiệm, kiểm nghiệm nhiều mô hình, nhiều phương pháp trước khi mỗi người học, mỗi trường học, mỗi quốc gia có thể lựa chọn để đạt mục tiêu.

Chưa nói tới việc áp dụng song ngữ trong trường phổ thông, chỉ cần giảng dạy ngoại ngữ một cách hiệu quả, hình thành những thế hệ người học thành thạo tiếng Anh thì khả năng nắm bắt cơ hội phát triển và có các lợi thế hơn so với các quốc gia ít thành thạo ngoại ngữ là chắc chắn.

Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc quốc tế hóa lực lượng lao động của mình với trình độ ngoại ngữ được nâng lên mà không đánh đổi bằng sự yếu thế của ngôn ngữ dân tộc.

Bùi Khánh Nguyên

分享到:

相关推荐