当前位置:首页 > Thể thao > Ngỡ ngàng với vẻ đẹp người mẫu xế hộp Nga thời nay 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo AC Milan vs Inter Milan, 0h00 ngày 3/2: Derby màu xanh
Từ ngày 27/4, đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bắt đầu bùng phát ở TP.HCM. Giữa tháng 6 vừa qua, tại hẻm 162, đường 42 của phường có một ca F0 nên chính quyền địa phương tiến hành phong tỏa con hẻm này. Khu vực phong tỏa có 42 hộ gia đình và những người ở trọ. Cuộc sống của họ rất thiếu thốn, khó khăn.
Một điểm phong tỏa ở phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức, TP.HCM. |
Bà Thủy cùng các chị em trong Hội phụ nữ đã tổ chức nấu ăn, tiếp tế cho người dân và lực lượng tham gia phòng chống dịch tại đây. Các suất ăn hoàn toàn miễn phí. Con hẻm này hiện đã được dỡ phong tỏa.
Bước qua tháng 7, phường Bình Trưng Đông có thêm 11 điểm phong tỏa do liên quan đến các ca F0. Bà Thủy cho biết, những ngày qua, nhóm của bà chia nhau mỗi lần 5 người tổ chức nấu cơm để vừa đảm bảo giãn cách, vừa để việc làm thiện nguyện không bị gián đoạn. Họ chia nhau, người nấu cơm, người cho vào hộp, người mang đồ ăn đến điểm phong tỏa, người thống kê sổ sách, tiếp nhận ủng hộ của các mạnh thường quân.
“Mỗi ngày, nhóm chúng tôi nấu hơn 2.000 suất ăn, đưa đến các điểm phong tỏa. Để mọi người ăn ngon miệng, chúng tôi sẽ thay đổi món liên tục”, người sáng lập bếp ăn tình thương chia sẻ.
Bà Thủy cho biết, chi phí và nguyên liệu để nấu ăn do các mạnh thường quân đóng góp. Người ủng hộ 10 triệu, người 5 triệu, có người 100-500 ngàn đồng, người khác lại đóng góp gạo, cá, thịt, nước mắm, đường… Tất cả đều được bà cập nhật đầy đủ trên trang facebook cá nhân, để vừa gửi lời cảm ơn vừa đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Bà Thủy ghi chi tiết tiền, vật chất do mạnh thường quân ủng hộ lên bảng và facebook cá nhân để cảm ơn và công khai, minh bạch các khoản thu chi. |
Các món ăn được nhóm bà Thủy thay đổi liên tục. Nếu hôm nay, họ nấu thịt kho trứng, hôm sau sẽ là cá kho, đồ xào... |
Các túi thực phẩm được chuyển đến khu phong tỏa gửi cho người dân. |
Các chị em của bếp mỗi người một công việc và ngồi cách nhau 2m nhằm đảm bảo phòng chống dịch bệnh. |
Việc nấu ăn được đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và thực hiện đúng các nguyên tắc phòng chống dịch. |
Những phần ăn được đóng gói rồi gửi đến các khu phong tỏa cho các hộ dân và lực lượng tham gia phòng chống dịch. |
Mỗi ngày, nhóm của bà Thủy sẽ có 5 người nấu ăn và sẽ luân phiên nhau để các chị em vừa làm tốt việc nhà, vừa có thể tham gia thiện nguyện. |
Một người bán vé số đến nhận gạo tại bếp tình thương. |
Một em bé đại diện bố mẹ đến bếp ăn tình thương nhận thực phẩm. |
Bà Thủy cho biết, trong những ngày TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhóm của bà nhận được nhiều đồ cứu trợ như: Gạo, mì tôm, rau củ...ở các nơi gửi về. Ngoài dùng để nấu, nhóm của bà chia ra các phần, gửi đến các điểm phong tỏa phát cho các hộ dân. |
Đây là bún thịt nướng được nhóm bà Thủy dùng để thay đổi món, tạo sự đa dạng cho bữa ăn. |
Tú Anh
Lo sợ người lao động nghèo, vô gia cư thiếu thực phẩm trong thời gian thành phố giãn cách, nhiều nhóm thiện nguyện ồ ạt chuyển quà, thực phẩm vào xóm trọ, khu cách ly.
" alt="Gom thịt, cá... do 'mạnh thường quân' ủng hộ để nấu cơm tặng người nghèo"/>Gom thịt, cá... do 'mạnh thường quân' ủng hộ để nấu cơm tặng người nghèo
Tình nguyện vào nơi "ai cũng muốn ra”
4h chiều, vẫn chưa kịp ăn bữa trưa, anh Trần Văn Chính (32 tuổi, tài xế đội xe chở hàng miễn phí 24/24) lại tất tả chuẩn bị lên đường. Anh nói, đã đến giờ lấy cơm tại các bếp ăn từ thiện để chở đi phát cho khu cách ly, bệnh viện dã chiến…
Gửi vội bộ đồ bảo hộ cùng đôi bao tay y tế, anh mời chúng tôi lên xe sau khi đã xịt khử khuẩn ca-bin. Trên đường đi, anh kể, từ đầu tháng 6, khi tình hình dịch bệnh phức tạp, công ty nơi anh làm việc kích hoạt đội xe chở hàng miễn phí 24/24 đến các khu cách ly, bệnh viện dã chiến.
Công ty kêu gọi tinh thần tự nguyện từ các tài xế vì đây là nhiệm vụ nguy hiểm, có nguy cơ lây nhiễm cao. Anh quyết tâm tham gia. Chỉ tay về phía một khu cách ly, anh nói: “Lúc đầu, bạn bè, gia đình cũng lo lắng lắm vì tôi cứ nhất định đi vào nơi ai cũng muốn đi ra. Nhưng tôi đã hạ quyết tâm”.
Trước khi nhận cơm đi phát, anh tranh thủ gửi rau, củ, quả cho bếp cơm từ thiện. |
“Ngồi trên xe, di chuyển qua các tuyến đường, tôi thấy nơi đâu cũng có các lực lượng thực hiện công tác chống dịch. Lúc này, cả nước đang đoàn kết chống dịch, mình đâu thể ngồi yên”, anh nói thêm.
Quả thực, anh chẳng thể “ngồi yên”. Từ ngày đội xe được các hội, nhóm thiện nguyện biết đến, anh liên tục được họ liên hệ. Một ngày làm thiện nguyện của anh bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc lúc 11h đêm, thậm chí kéo dài đến 4h sáng hôm sau.
Anh kể: “7h sáng, tôi đi giao rau củ quả cho các bếp ăn từ thiện ở các quận, 10h30 đi lấy cơm ở các bếp cơm giao cho những khu cách ly, phong tỏa, bệnh viện… đã lên danh sách. Sau đó, tôi đi nhận gạo, nhu yếu phẩm từ các cơ quan chức năng, chở đến nơi cần phát. Chiều, tôi lại chạy đến các bếp cơm, nhận cơm đi phát”.
Ngoài việc nhận cơm, anh còn nhận các loại nước ép từ mạnh thường quân để chuyển vào bệnh viện cho y, bác sĩ. |
“Phát xong, tôi đến điểm các mạnh thường quân tập kết rau củ quả để nhận hàng. Nhận xong, tôi phải đi giao ngay trong đêm cho các bếp ăn để họ bảo quản, chế biến. Nếu chậm trễ, thực phẩm sẽ hư hỏng, không tươi ngon. Những hôm hàng về nhiều, đến tận 4h sáng hôm sau, tôi mới về nhà”, anh kể thêm.
Suốt 1 tháng qua, anh hầu như ăn, ngủ trên xe. Thậm chí, anh bận đến nỗi không có thời gian gọi, nhận cuộc gọi từ vợ con ở quê. Mệt mỏi cộng thêm việc mất nước do phải “giam mình” trong bộ đồ bảo hộ suốt nhiều giờ liền, sau một tháng, anh gầy đi trông thấy.
Trên cabin xe chất đầy những bộ đồ bảo hộ, găng tay y tế, dung dịch sát khuẩn… chúng tôi di chuyển chầm chậm trên đường. Mỗi khi xe chạy ngang qua khu vực có khu phong tỏa, cách ly, anh lái xe chậm lại như muốn quan sát xem nơi ấy có đang được ai đó gửi, phát quà hay không. Xe dừng đèn đỏ, anh vội vàng cầm tờ danh sách các điểm nhận cơm, rau củ quả lên để ghi vào trí nhớ.
Chuẩn bị lên đường, chuyển cơm vào bệnh viện điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19. |
“Phải đồng lòng mới mong sớm thắng đại dịch”
4h30 chiều, xe đến bếp cơm. Trên vỉa hè, những tình nguyện viên đang tất bật chuẩn bị các phần cơm, canh, nước ép. Mùi thơm từ gian bếp khiến chúng tôi ngỡ như đang bước vào một nhà hàng hạng sang với những món ăn thuần Việt.
Anh Chính đỗ xe, mở cửa. Nhân viên bếp cơm lần lượt chất những phần cơm thơm phức, nóng hổi lên thùng xe. Công việc hoàn tất sau ít phút ngắn ngủi. Anh ra hiệu cho chúng tôi mặc bộ đồ bảo hộ, đeo găng tay để chuẩn bị chở cơm vào bệnh viện gửi cho các bác sĩ.
Mọi công đoạn đều được anh và nhân viên bếp cơm thực hiện nhanh, gọn để hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với nhau. Anh nói, ngoài mục đích giảm thiểu thời gian tiếp xúc, việc nhận cơm thật nhanh còn mang ý nghĩa nhân văn.
“Mọi việc phải diễn ra thật nhanh để khi đến tay người cần, hộp cơm, bịch canh còn ấm, nóng. Nếu không, những phần cơm nghĩa tình, tâm huyết của các mạnh thường quân, bếp ăn sẽ không trọn vẹn. Đó cũng là yêu cầu tự chúng tôi đặt ra và cố gắng thực hiện cho bằng được”, anh Chính chia sẻ.
Chuyển cơm vào bệnh viện trong bộ đồ bảo hộ rộng thùng thình, nóng nực, vướng víu. |
5h chiều, xe đến bệnh viện. Chúng tôi ngồi trên xe, chạy thẳng qua cổng có bảng thông báo “khu cách ly”. Trong bộ đồ bảo hộ rộng thùng thình, vướng víu, chúng tôi cùng anh chuyển những phần cơm được bếp cơm nấu cho các y bác sĩ. Rời khỏi cabin xe có máy lạnh, ngay lập tức, chúng tôi cảm nhận được sự ngột ngạt từ bộ đồ bảo hộ.
Chỉ ít phút, người chúng tôi đã mướt mồ hôi. Anh Chính nói, có như thế mới cảm nhận được sự vất vả của các y, bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. “Nhiều hôm, tôi thấy các bác sĩ lộ rõ vẻ mệt mỏi. Họ chịu áp lực quá lớn. Phải mặc bộ đồ bảo hộ kín mít trong thời gian dài, ra mồ hôi nhiều, mất nước cộng thêm áp lực công việc khiến họ mệt mỏi vô cùng”, anh chia sẻ.
Việc gửi tặng cơm của chúng tôi cũng diễn ra trong “tích tắc”. Gửi lời chào, chúc sức khỏe các y bác sĩ, anh xịt khuẩn toàn xe rồi “lùa” chúng tôi lên cabin. Anh nói phải tranh thủ từng phút vì còn phải xuống Củ Chi lấy rau, củ, quả về gửi cho các bếp nấu.
Những phần cơm ấm nóng, nước ép trái cây mát lạnh được anh Chính chuyển đến y, bác sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch. |
Anh Trần Mạnh Thái, Giám đốc công ty kích hoạt đội xe chở hàng miễn phí nói trên, cho biết, anh sớm nhận thấy sự cần thiết của việc vận chuyển thực phẩm đến các khu cách ly, bệnh viện dã chiến suốt thời gian dịch bệnh. Do đó, từ đầu tháng 6, anh tách riêng 5 xe tải 2,5 tấn và 1 xe bán tải của công ty để lập đội xe chở hàng 0 đồng.
Anh nói: “Công ty kết nối với mạnh thường quân ở các tỉnh gửi thực phẩm hỗ trợ TP.HCM chống dịch. Khi họ chở thực phẩm đến cửa ngõ TP.HCM, công ty sẽ điều đội xe này ra nhận hàng về chuyển cho các bếp cơm. Tùy theo số lượng hàng hóa, chúng tôi sẽ điều các loại xe phù hợp, nếu cần thiết có thể điều cả container đến hỗ trợ miễn phí”.
“Chúng tôi sẽ duy trì đội xe cho đến khi hết dịch. Hơn bao giờ hết, lúc này, mỗi chúng ta nếu giúp được gì trong việc chống dịch đều phải cố gắng. Không còn đường nào khác, tất cả phải chung tay, đồng lòng mới sớm đẩy lùi, chiến thắng dịch bệnh”, anh chia sẻ thêm.
Bài, ảnh:Nguyễn Sơn
10h trưa mỗi ngày, đội phát cơm, thực phẩm di động xuất phát. Họ chở theo cơm, rau củ, quả... rong ruổi trên khắp các tuyến đường để tìm, gửi cho người cần.
" alt="Theo chân đội xe 0 đồng vào nơi 'ai cũng muốn đi ra'"/>Nhận định, soi kèo Al Talaba vs Duhok, 18h00 ngày 4/2: Tiếp tục bất bại
Có người cho rằng, nên chần qua mướp đắng trước khi xào sẽ giảm bớt vị đắng, tuy nhiên chỉ chần qua thôi chua đủ, cần phải thêm bước nữa. Có người lại nói, nên ngâm mướp bằng nước muối trước khi nấu. Nhưng chúng ta cũng biết rằng, muối có khả năng khử nước rất mạnh, nếu ngâm mướp đắng với muối trước thì quả thực có thể giảm bớt nước trong mướp và loại bỏ một phần nhỏ vị đắng. Nhưng điều này cũng sẽ làm cho mướp đắng mất đi vị giòn, khi ăn mướp sẽ hơi nhũn.
Đầu bếp lâu năm chia sẻ kinh nghiệm, để xử mướp đắng xào vẫn giòn, ít vị đắng không khó. Bạn có thể tham khảo bí kíp dưới đây:
Trước tiên, khi mua mướp đăng về, cần rửa bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt quả.
Sau đó dùng dao cắt bỏ hai đầu, khoét/moi bỏ ruột mướp. Dùng thìa nạo hết phần màu trắng bên trong quả mướp đắng đi. Phần trắng này chính là nguyên nhân gây ra vị đắng của mướp.
Lúc này, dùng dao cắt mướp đắng thành những lát mỏng vừa ăn và đều nhau.
Cho mướp đắng vào một bát to, thêm một lượng đường vừa phải, đảo đều rồi ướp trong khoảng 20 phút. Hết thời gian, đem rửa mướp đắng 2 lần với nước sạch.
Tiếp theo, đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi, mở lửa vừa đun sôi, cho mướp đắng vào chần nhanh, chần cho đến khi mướp chuyển sang màu xanh đậm thì vớt ngay ra, để ráo nước.
Đổ chút dầu ăn vào nồi, bật bếp để lửa to, cho hành băm nhỏ tỏi băm nhỏ vào phi thơm. Sau đó cho mướp đắng vào xào trên lửa lớn, đảo nhanh tay. Nêm chút muối và bột nêm (tùy ý) cho vừa miệng rồi tắt bếp. Chỉ xào mướp khoảng 2-3 phút mới giữ được độ giòn, màu xanh đẹp mắt, nếu xào lâu mướp mất màu, mềm nhũn không ngon.
Như vậy khi xào mướp đắng bạn chỉ cần nhớ 2 bước quan trọng, đó là ướp đường với mướp. Đường có tính khử nước yếu (loại bỏ nước ra khỏi quả) hơn muối, sẽ không làm mướp đắng bị mềm, đồng thời có thể loại bỏ được vị đắng. Hơn nữa, ướp đường làm mướp đắng giòn hơn. Bước thứ 2 là sau khi rửa lại thì cần chần qua mướp, mướp đắng vừa xanh lại giòn, vị đắng lại giảm thêm 1 lần nữa.
Chúc các bạn thành công!
Theo Phụ nữ Việt Nam
Thịt cua thơm, sợi miến mềm kết hợp với rau củ, gia vị đơn giản giúp bạn đổi mới bữa ăn hàng ngày.
" alt="Bí quyết xào mướp đắng ngon, xanh mướt"/>Như chuyện của Quảng và Mai là một ví dụ điển hình
Phát hiện vợ ngoại tình, chồng phẫn nộ đòi ly hôn
Quảng và Mai kết hôn được 5 năm. Con trai đầu lòng hiện đã được 3 tuổi rưỡi, học một trường mầm non trên cung đường mà Mai đi làm.
Hàng ngày, Quảng đi làm và mải miết lo chuyện công việc. Anh không kiếm được quá nhiều nhưng đủ lo cho gia đình, bố mẹ một cuộc sống không phải nghĩ nhiều về tiền bạc.
Ảnh: Hà Nguyễn. |
Khi về nhà, anh vẫn dành thời gian chơi với con, thi thoảng phụ vợ rửa bát, đổ rác, đi mua đồ hoặc nấu món ngon vào dịp đặc biệt... Nói chung, tự Quảng thấy mình là người chồng tốt, người cha trách nhiệm.
Về phía Mai, cô cũng rất đảm đang, chăm chỉ, giỏi vun vén. Dù vẫn đang đi làm kiếm tiền nhưng Mai có thể đảm đương vẹn toàn cả việc công ty lẫn việc nhà. Bản thân cô cũng biết đối nhân xử thế, đối đãi với họ hàng nội ngoại không chê vào đâu được. Quảng rất tự hào và cũng thường chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc lên mạng xã hội.
Thế nhưng, một buổi tối đang giúp vợ lau bàn ăn, Quảng phát hiện cô ngoại tình. Lúc ấy, điện thoại của Mai đang ở trên bàn, anh nhấc lên để dọn dẹp. Vì vô tình chạm vào màn hình, dòng tin nhắn từ số điện thoại lạ hiện lên: "Anh mong tới thứ 7 quá, 15h, khách sạn X nhé! Có cần anh đón không?"
Quảng muốn hỏi trực tiếp vợ, nhưng vừa sợ Mai chối, vừa sợ Mai thừa nhận... Quảng rất bối rối, anh chưa bao giờ rơi vào trường hợp khó xử và đau lòng thế này.
Rồi anh quyết định không nói gì, ầm thầm điều tra. Những tối sau đó, anh đều canh lúc vợ ngủ để lén xem điện thoại. Nhưng khổ nỗi, anh không dám dùng Face ID sợ Mai thức dậy, mà mật khẩu thì Quảng đau đớn nhận ra vợ đã đổi từ khi nào... Cứ thử mãi không được, anh nản và bỏ cuộc.
Thứ 7 cuối cùng cũng tới, hôm ấy theo lịch là Quảng vẫn phải làm. Mai thì được nghỉ buổi chiều, thằng con cũng đi học. "Đúng là quãng thời gian hợp lý nhất để ngoại tình mà" - Quãng căm phẫn nghĩ.
Và anh rón rén đi tới khách sạn ấy, ngồi chờ sẵn ở sảnh. Đúng boong 15h, Quảng thấy vợ và một gã cao to tay trong tay đi vào. Họ rất tình tứ như thể vợ chồng son vậy. Nhưng chờ tới khi họ làm thủ tục check-in với lễ tân khách sạn xong, đang di chuyển vào thang máy thì Quảng mới chạy theo.
Khi chạm mặt vợ, Quảng đấm tới tấp gã kia. Nhưng hắn cũng không vừa, cao to mà nên nhanh chóng đẩy Quảng ra, đấm ngược lại anh 2 cái. Mai thì ra sức ngăn cản... Thế nhưng, khi Quảng hỏi tại sao, cô chẳng nói gì, chỉ khóc. Quảng tức giận gào lên: Đi về, tôi cho cô tự do. Mình ly hôn.
Đã không khóc lóc xin tha thì chớ, Mai còn không thèm đắn đo khi anh đưa đơn ly hôn ra. Thậm chí, Quảng giành quyền nuôi con, vợ vẫn bảo tùy. Anh khóc, không thể ngờ vợ mình lại vì một gã ất ơ mà bỏ mặc cả con cái.
Tha thứ cho vợ ngoại tình và nước mắt muộn màng của người chồng
Những ngày sau đó, dù đang chờ làm thủ tục nhưng cả hai chọn ly thân. Quảng sắp xếp lại công việc để dành thời gian cho con.
Ảnh: Hà Nguyễn. |
Nhưng anh thật sự quay cuồng dù đã thuê người đưa và đón con. Ở lớp thằng bé có hàng loạt vấn đề với bạn bè, khi thì đánh bạn, lúc lại giành đồ...
Quảng đón mẹ ở quê lên thành phố để bà phụ việc nhà cửa, nhưng anh càng áp lực. Bà nấu ăn kiểu tiết kiệm, món gì cũng mặn chát như kho để... nấu 1 ăn 4-5-6 bữa. Chỉ thế thôi anh sẽ nín nhịn để gọi đồ ăn ngoài, đằng này mẹ còn kể công, trách anh không phụng dưỡng mẹ già còn bắt bà chịu khổ.
Rồi nhà cửa bà cũng không dọn, ngày nào cũng bừa bộn, banh bét. Duy nhất 2 lần bà giặt đồ và hút bụi thì làm hỏng cả 2 thiết bị. Chuyện chăm con của mẹ cũng khiến Quảng thêm bực. Bà trông cháu kiểu chiều chuộng thái quá. Sống với bà nội 1 tuần, thằng bé ham mê TV và điện thoại, không còn nghe lời.
Tổng kết lại 2 tuần, con thì hư, nhà thì bẩn, cơm thì không ăn nổi, và tốn kém gấp đôi Mai chi tiêu ngày xưa. Quảng thở dài, cũng là 2 tuần anh chưa được giấc ngủ trọn vẹn vì thay tã, pha sữa cho con buổi tối.
Lôi điện thoại ra tìm số Mai, anh mới đọc lại những dòng tin nhắn. Hóa ra bao lâu nay toàn thấy cô nhắn cho anh. Nào là dặn dò, nhắc nhở chuyện cơm ăn áo mặc, rồi ngày sinh nhật mẹ, giỗ ông... Thậm chí, sinh nhật Mai hay kỉ niệm ngày cưới, cô còn phải chủ động: "Tối nay mình đi ra hàng ăn sinh nhật/ kỷ niệm ngày cưới anh nhé!".
Anh thậm chí còn không thèm đáp lại khi vợ giục về cơm nhà. Quảng mới nhận ra, Mai đã vất vả hơn anh tưởng, còn bản thân thì vô tâm thật sự. Đổ rác, chơi với con 10-20 phút khi vợ nấu ăn đã nghĩ là chăm chỉ!
Bỗng dưng Quảng cảm thấy hối hận khi ly hôn. Chẳng phải anh cũng từng 1 lần quá giới hạn với đồng nghiệp mà vẫn được vợ tha thứ đó sao?
Nghĩ rồi Quảng quyết định đi tìm Mai. Anh rưng rưng xin lỗi vì quãng thời gian qua đã không tốt như anh nghĩ. Mai lúc này mới bật khóc, tiết lộ: "Suốt thời gian qua em đã rất mệt mỏi. Em nói anh nhiều nhưng anh lại cho đó là em cằn nhằn, nhiều lời. Em thực sự không có gì với người bạn kia, em chỉ nhờ anh ta diễn thôi... Lần này em liều mình 'chơi lớn', thật may anh đã hiểu ra cứ không phải gia đình ta tan đàn xẻ nghé".
Lúc này Quảng mới ngớ người ra, ôm chầm lấy vợ. Tất cả là một vở kịch bảo sao không được quyền nuôi con mà vợ cũng không một câu cãi cự.
Sau biến cố tưởng "đứt" đó, hai vợ chồng Quảng - Mai cũng trở nên hoà thuận và vui vẻ.
Buông tay quả thật đơn giản, nhưng để cùng nhau chung sống hạnh phúc mới khó! Chỉ mong các cặp vợ chồng sẽ đặt vào vị trí của nhau để cảm thông, chia sẻ, như vậy mới mong lâu bền, hạnh phúc.
Theo Gia đình và Xã hội
Hôn nhân tẻ nhạt cùng người chồng vô tâm khiến tôi chán chường và mệt mỏi, con tim tôi đã rung rinh với một người đàn ông tôi quen trên mạng.
" alt="Bắt gặp vợ ngoại tình, chồng viết đơn ly hôn nhưng sau 2 tháng lại đòi hàn gắn"/>Bắt gặp vợ ngoại tình, chồng viết đơn ly hôn nhưng sau 2 tháng lại đòi hàn gắn
Nhà anh ở thành phố còn nhà tôi ở tỉnh lẻ, không vì thế mà anh chê bai, ngược lại rất thương tôi. Quê tôi là một vùng quê nghèo, cuộc sống khó khăn giúp tôi thêm bản lĩnh và ý chí phấn đấu.
Ra trường, tôi tìm được một công việc ngay tại thành phố. Chúng tôi quyết định cưới nhau khi tôi ra trường được 3 năm. Tình yêu vun đắp gần 6 năm nên chúng tôi hiểu rất rõ về nhau và tự tin về hạnh phúc tương lai.
Nhà chồng tôi có hai chị em, tôi không biết vì lý do gì mà chị chồng tôi hơn 30 tuổi vẫn chưa yêu ai mặc dù chị rất đẹp. Nhiều người nói do chị khó tính, kén chọn. Tôi nghĩ chắc chị chưa tìm được người phù hợp, duyên chưa tới nên cũng không để tâm.
Chúng tôi cưới nhau, ở chung cùng bố mẹ chồng và chị chồng. Bố mẹ chồng tôi dễ tính, ông bà thương yêu, tôi thấy mình có phúc. Nhưng chị chồng tôi thì khác, ngay ngày đầu anh đưa tôi về ra mắt gia đình, anh chị anh đã có thái độ không hài lòng về tôi.
Sau này nghe cô tôi kể, ngay hôm ấy chị đã phản đối vì tôi không phải người thành phố, không xứng đáng với chồng tôi. Vì chồng tôi không nghe ý kiến của chị nên chị đã giận anh mấy ngày và giờ ghét sang tôi.
Trong gia đình tôi đưa bất kì ý kiến gì chị chồng tôi cũng gạt đi, chị còn nó: "Nhà quê biết gì mà tham gia”. Tôi nhiều lần bực lắm nhưng chồng tôi lại an ủi, gạt đi bảo tôi không nên để ý.
Ngay cả việc nấu ăn, có lần tôi nấu canh riêu cua theo cách mẹ tôi dạy từ xưa, tôi cho mẻ chứ không dùng quả me hay dọc để canh được chua. Vào bữa ăn, chị chồng tôi kêu mùi canh khiếp quá, nói tôi không được dùng thứ cơm nguội ôi thiu (là mẻ) để nấu nữa. Thành phố không ai nấu mấy cái như những người nhà quê thế, nói rồi chị bỏ cơm và đi gọi đồ ăn khác về ăn.
Cả bố mẹ chồng và chồng tôi đều ăn ngon nhưng họ nói tôi lần sau có chị ăn, đừng nấu thế. Tôi ấm ức lắm. Nếu tôi làm không đúng chị có thể góp ý với tôi, nhưng đằng này không, bất cứ cái gì không hài lòng chị lại chê bai rồi bảo tôi “nhà quê” nên không biết gì, đã thế còn hay soi mói tôi đủ chuyện. Tôi nhà quê thì đã sao?
Tâm sự với chồng xin ra ở riêng nhưng anh nói bố mẹ chồng tôi chỉ có mỗi anh, ông bà cũng có tuổi nên chúng tôi phải ở cùng để chăm sóc, không thể ra ở riêng. Những lời chồng nói tôi cũng thấy đúng.
Chồng tôi vẫn an ủi và khuyên tôi bỏ qua cho chị chồng khó tính, tôi bỏ qua rất nhiều lần rồi nhưng chị không thay đổi. Nhiều lúc chị vì chị ấy, tôi phải khóc và suy nghĩ. Tôi nên làm gì lúc này?
Trúc Quỳnh
Sau khi biết bí mật ấy, tôi mới hiểu tại sao chồng luôn nhân nhượng khi chị chồng yêu sách này nọ và vay tiền không trả.
" alt="Chị chồng chê tôi là ‘người nhà quê’"/>