Sản phẩm AI thuần Việt“Tôi buồn quá/ Tâm sự với tôi đi/ Bạn yêu ai nhất/ Làm sao để giảm cân/ Hôm nay ăn gì nhỉ? Chỉ tôi mấy câu thả thính/ Kể chuyện cười đi ViVi…”. Nếu lần đầu nghe, bạn khó tin đây là một số những câu giao tiếp điển hình có thể thử cùng Trợ lý ảo Vivi trên chiếc ô tô điện đầu tiên của VinFast E34 vừa được giao đến tay những khách hàng đầu tiên cuối tuần vừa qua.
Được bắt đầu với câu lệnh “Hey VinFast”, trợ lý ảo ViVi được xây dựng trên nền tảng trí tuệ nhân tạo kết hợp với công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Khi tích hợp trên xe, ứng dụng cho phép người lái dùng giọng nói để thực hiện nhiều tác vụ như: dẫn đường, gọi điện, nhắn tin, nghe nhạc, đọc tin tức, hay điều khiển các chức năng trên xe…
ViVi còn có thể trò chuyện ngẫu hứng, kể chuyện cười cũng như giải đáp các câu hỏi thường ngày, giúp người lái có những phút giây thư giãn và vui vẻ. Hệ thống có khả năng hỗ trợ người dùng hỏi đáp thông tin và thực hiện nhiều tác vụ khi đang di chuyển, mà không ảnh hưởng đến độ tập trung và thao tác lái xe của tài xế.
 |
ViVi là giải pháp giọng nói “thuần Việt", được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư hàng đầu tại Việt Nam dưới sự dẫn dắt của GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học VinBigData |
Đáng chú ý, ViVi là giải pháp giọng nói “thuần Việt", được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư hàng đầu tại Việt Nam dưới sự dẫn dắt của GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học VinBigData (thuộc tập đoàn Vingroup) đồng thời là giáo sư Toán học tại ĐH Yale (Hoa Kỳ).
Các chuyên gia của VinBigData cho biết, Vivi được xây dựng dựa trên hàng chục nghìn giờ dữ liệu chất lượng cao cùng khả năng nhận diện tiếng Việt chính xác tới 98%, ViVi có thể hiểu và đàm thoại tự nhiên với người lái ở nhiều ngữ cảnh khác nhau. Đây là điều mà khá ít trợ lý ảo hiện tại có thể hỗ trợ cho ngôn ngữ tiếng Việt.
GS. Vũ Hà Văn cho biết, với lợi thế về dữ liệu và sức lao động trí thức trẻ, nếu được đầu tư đúng hướng, người Việt có thể hy vọng phát triển thành công nhiều giải pháp ứng dụng thông minh đa ngành nghề trong y tế, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, giúp Việt Nam bắt kịp thế giới.
“Sự ra đời của những sản phẩm “made in Vietnam" như ViVi là một ví dụ. Về phương diện phục vụ cộng đồng, một sản phẩm Trợ lý giọng nói hiểu người Việt nhất phải là một sản phẩm do chính người Việt chúng ta tạo ra”, GS. Văn chia sẻ.
ViVi được “đào tạo” bởi chính người dùng
Việc tích hợp ViVi trên VF e34 đánh dấu cột mốc đầu tiên trên tiến trình hoàn thiện sản phẩm Trợ lý giọng nói toàn diện dành riêng cho người Việt của VinBigData. Trong tương lai, VinBigData dự định tiếp tục đem dòng sản phẩm xử lý ngôn ngữ/trợ lý ảo bước tiếp vào các lĩnh vực khác của đời sống.
 |
Việc “học cùng” người dùng sẽ giúp ViVi ngày càng trở nên thông minh hơn và thấu hiểu người dùng hơn |
Đối với các sản phẩm thông minh (AI), dù ở quốc gia nào, những bước đầu luôn tồn tại khoảng cách giữa ý tưởng từ phòng thí nghiệm và trải nghiệm thực tế. Yếu tố tiên quyết để hàn gắn khoảng cách này trên một sản phẩm là liên tục lắng nghe, thu thập dữ liệu và cải thiện. Đối với ViVi, việc “em bé” được “học cùng" người dùng sẽ giúp Vivi ngày càng trở nên thông minh hơn, hiểu người dùng hơn, từ đó nâng cao trải nghiệm cá nhân hoá cho người sử dụng.
Cụ thể, ở trên xe, để thực sự trở thành một Trợ lý ảo toàn diện, ViVi sẽ cần thời gian học hỏi và trải nghiệm thực tế cùng người lái, học và dần dần tìm cách thích nghi với rất nhiều thói quen khác nhau của từng người.
“Ví dụ như đối với chức năng trò chuyện, những người dùng khác nhau sẽ dùng rất nhiều câu từ và ngôn ngữ khác nhau để mô tả một câu lệnh hay một ý định. Để có thể trả lời chính xác, thân thiện và tự nhiên nhất, Trợ lý ảo cần trải qua một quá trình giao tiếp và học hỏi thường xuyên với tài xế. Đây cũng là bài toán về Xử lý ngôn ngữ tự nhiên mà đội dự án phát triển Trợ lý ảo tại VinBigData luôn đặt ưu tiên hàng đầu và đã vạch định lộ trình cụ thể để cải tiến liên tục trong tương lai”, TS. Nguyễn Kim Anh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Trợ lý ảo VinBigData cho biết.
“Những dữ kiện có được từ những phản hồi lỗi này sẽ dần dần giúp Vivi hiểu người dùng một cách toàn diện hơn. Theo thời gian, ViVi sẽ liên tục cập nhật dữ liệu, học hỏi từ người dùng để tiến tới một phiên bản hoàn thiện nhất”, TS. Kim Anh nhấn mạnh.
Dấu ấn mới trong kỷ nguyên công nghệ giọng nói tại Việt Nam
Thế giới đã có nhiều Trợ lý ảo bằng giọng nói như Google, Alexa, Cortana…đến từ các tập đoàn công nghệ lớn. Tại Việt Nam, ViVi không phải Trợ lý ảo đầu tiên hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên, với lợi thế riêng về cơ sở dữ liệu lớn, đội ngũ chuyên gia gồm nhiều nhà nghiên cứu được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, kết hợp cùng công nghệ tiên tiến hàng đầu, VinBigdata kỳ vọng ViVi sẽ trở thành sản phẩm Trợ lý giọng nói dành riêng cho người Việt, dẫn đầu thị trường trong nước.
GS. Vũ Hà Văn cho biết: “Tiếp theo việc tích hợp sản phẩm Trợ lý giọng nói tiếng Việt trên xe ô tô, chúng tôi muốn ứng dụng các giải pháp xử lý giọng nói cho nhiều lĩnh vực khác như loa thông minh hay nhà thông minh…với một tầm nhìn về một nền công nghệ giọng nói tại Việt Nam. Về công nghệ này, các nước tiên tiến đang đi trước chúng ta một bước dài, nhưng với đặc thù tiếng Việt, tiềm năng của chúng ta vẫn là rất lớn".
“Để tạo ra một Trợ lý toàn diện, am hiểu sâu các thói quen, khẩu ngữ vùng miền và nhu cầu trong đời sống hàng ngày của người Việt thì chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Đây là một thách thức lớn về mặt kỹ thuật, nhưng cũng đồng thời là cơ hội để VinBigData phát huy lợi thế của mình và đặt một cột mốc cho công nghệ giọng nói ở Việt Nam”, GS. Văn khẳng định.
VinBigData cũng đang trên tiến trình nghiên cứu và ra mắt hệ sinh thái các sản phẩm ứng dụng Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn. Hệ sinh thái này bao gồm các sản phẩm trên nhiều lĩnh vực, như giải pháp AI trong xử lý hình ảnh y tế, xe điện tự hành cấp độ 4, hệ thống camera thông minh hay mới đây nhất là Trợ lý ảo (ViVi) với ứng dụng tiên phong được tích hợp trên VF e34, dòng xe điện đầu tiên tại Việt Nam. Tìm hiểu thêm về cách thức tương tác với Trợ lý ảo: https://shop.vinfastauto.com/on/demandware.static/-/Sites-app_vinfast_vn-Library/default/dwe566062a/images/PDP/VFe34-v1/documents/tro-ly-ao.pdf |
Minh Tuấn
" alt="Trợ lý ảo Vivi VinFast: Dấu ấn mới của kỷ nguyên công nghệ giọng nói"/>
Trợ lý ảo Vivi VinFast: Dấu ấn mới của kỷ nguyên công nghệ giọng nói

80% học sinh Việt Nam học tập trực tuyến
Công nghệ đang được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động giáo dục và đào tạo trên toàn cầu theo những cách sáng tạo trong suốt hai năm đại dịch Covid-19 để duy trì việc dạy và học.
Một nghiên cứu của The Economist Intelligent Unit cho thấy 85% nhà giáo cho rằng đại dịch đã thúc đẩy tiến trình số hóa giáo dục trước 10 năm và 93% học sinh tin rằng giáo dục trực tuyến sẽ tốt cho việc học tập.
 |
80% học sinh học tập trực tuyến trong 2 năm dịch Covid-19 gây ảnh hưởng. |
Theo ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT, đại dịch Covid-19 có thể coi là cú huých với các trường học để tăng tốc tiến trình chuyển đổi số ngành GD&ĐT. Trong 2 năm qua, ngành đã ghi nhận tỷ lệ học sinh học trực tuyến đạt 80% trên cả nước. Năng lực số của đội ngũ giáo viên gia tăng đáng kể thông qua việc sử dụng thành thạo, hiệu quả và sáng tạo các giải pháp công nghệ phục vụ giảng dạy.
“Nhiều trường học đã sớm đầu tư một hệ sinh thái số từ việc dạy và học trực tuyến đến hệ thống quản trị không giấy tờ và tổ chức bài bản các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ nhân viên và thầy cô”, ông Nam nói.
Sẽ ban hành Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số các cơ sở giáo dục và đào tạo
Trước xu thế chuyển đổi số đang diễn ra, Chính phủ và Bộ GD&ĐT đã đặt mục tiêu giáo dục phải đi tiên phong. Theo đó, ứng dụng công nghệ phải mang lại hiệu quả, nâng cao năng suất cho giảng dạy và học tập, tránh sa đà vào việc trình diễn công nghệ mà không thiết thực. Các doanh nghiệp phải tư vấn một cách công tâm và trung thực cho nhà trường, kể cả những điểm yếu và hạn chế nếu có trong mỗi giải pháp công nghệ.
Theo chia sẻ của ông Tô Hồng Nam, năm 2022, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng một số chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số ngành giáo dục. Trong đó, sẽ ban hành Bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá chuyển đổi số các cơ sở GD&ĐT để các trường có một lộ trình chuyển đổi bài bản và khoa học.
Bộ GD&ĐT cũng phối hợp với Bộ TT&TT ban hành chuẩn dữ liệu số, học liệu số nhằm đảm bảo dữ liệu số của ngành giáo dục có sự liên thông và kết nối với dữ liệu quốc gia. Đồng thời, rà soát và nghiên cứu kỹ những giải pháp công nghệ thông tin để các trường có thể tham chiếu, lựa chọn tùy theo điều kiện cơ sở mà vẫn đảm bảo tiêu chí an toàn thông tin mạng.
Ông Phùng Việt Thắng, Giám đốc Kinh doanh, Microsoft Việt Nam cho hay: Tương lai của giáo dục là học tập kết hợp (hybrid learning). Microsoft đã xây dựng Khung chuyển đổi số giáo dục thông qua 4 trụ cột chính là: Lãnh đạo và chính sách; Dạy và học; Môi trường thông minh; Sự thành công của học sinh và nhà trường.
"Chuyển đổi số giáo dục không chỉ là việc có thể tổ chức giảng dạy và học tập từ bất kỳ đâu mà quan trọng hơn là việc cá nhân hóa trải nghiệm, tạo ra các phương pháp tương tác mới có khả năng tiếp cận và truyền cảm hứng cho tất cả mọi người", ông Thắng nói.
Tại sự kiện, bên cạnh những nền tảng và công cụ thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục từ Microsoft, các nhà quản lý và lãnh đạo các trường còn được lắng nghe chia sẻ và tham gia tọa đàm về xu hướng giáo dục số, sự sẵn sàng của học sinh và giáo viên trong giáo dục số; các giải pháp và thiết bị tăng cường sự sáng tạo trong học tập từ xa của ASUS Việt Nam, Lenovo Việt Nam, Edmicro... Từ đó, có thể tìm được lời giải toàn diện cho tương lai của giáo dục hậu Covid.
Duy Vũ

Cục An toàn thông tin hướng dẫn học trực tuyến an toàn với Zoom, Teams, Trans, Jitsi
Một nội dung trọng tâm trong phiên bản 1 của cẩm nang “Hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy và học trực tuyến” là phần hướng dẫn sử dụng các phần mềm dạy, học trực tuyến Zoom, Microsoft Teams, Google Meet, Trans, Zavi, Jitsi.
" alt="Sẽ ban hành Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số các cơ sở giáo dục đào tạo"/>
Sẽ ban hành Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số các cơ sở giáo dục đào tạo
Mới đây, nữ diễn viên Nguyệt Ánh lần đầu khoe ảnh cận cảnh của con trai nhân kỷ niệm lần đầu bé biết đi. Trong ảnh, bé Nanda cười rạng rỡ, xinh như thiên thần khiến ai cũng yêu."Đến giờ vẫn chưa ngủ được. Ngắm con ngủ, hôn trán con mà mẹ hạnh phúc vẫn còn lâng lâng. Hôm nay con đã biết đi. Những bước đi đầu tiên. Thật tuyệt con à. Chàng yêu của mẹ", Nguyệt Ánh viết.
 |
Nụ cười rạng rỡ của bé Nanda. |
Dường như đây là quãng thời gian vô cùng hạnh phúc của nữ diễn viên "Dốc tình". Cô gọi con là 'giấc mơ thành hiện thực' của mình. Dù việc chăm con khiến Nguyệt Ánh khá vất vả, không còn thời gian ngủ nghỉ nhưng khi đi làm xa, nữ diễn viên nhớ con đến không ngủ được. "Biết vậy đã có chàng sớm hơn rồi", cô tâm sự vui.
Nhiều đồng nghiệp như Lương Thế Thành, Thúy Diễm, Kha Ly... đã khen hết lời sự đáng yêu của bé Nanda. Diễn viên Kha Ly phải kêu lên: "Trời ơi, con người ta sắp biết đi, biết chạy, con tôi đâu?" khi thấy Thúy Diễm và Nguyệt Ánh thi nhau khoe con xinh.
 |
Nguyệt Ánh nhiều lần đàng ảnh con nhưng đây là lần đầu chụp cận cảnh, rõ mặt. |
Con trai Nguyệt Ánh tên ở nhà là Nanda, chào đời hồi tháng 8/2018. Bé là con đầu lòng của nữ diễn viên và ông xã Kilaparthy Eswar Rao. Chồng Nguyệt Ánh là người Ấn Độ, làm thầy dạy yoga.
 |
Nguyệt Ánh hạnh phúc bên chồng Ấn Độ. |
Kể từ khi kết hôn, Nguyệt Ánh hạn chế tham gia hoạt động nghệ thuật hơn. Cô phụ chồng quản lý lớp yoga và bán hàng online.
Gia Bảo

Nguyệt Ánh 'Cổng mặt trời' khoe con với chồng Ấn Độ sau một năm giấu kín
- Sau khi kết hôn và sinh con cho chồng người Ấn Độ vào năm 2018, nữ diễn viên Nguyệt Ánh vẫn hết sức thận trọng khi đăng tải những bức hình con trai lên mạng xã hội.
" alt="Nguyệt Ánh 'Dốc tình' khoe con trai xinh như thiên thần với chồng Ấn Độ"/>
Nguyệt Ánh 'Dốc tình' khoe con trai xinh như thiên thần với chồng Ấn Độ