Dưới đây là 5 loại phụ kiện ô tô có giá chỉ vài chục nghìn đồng nhưng lại vô cùng hữu dụng khi lái xe:
1. Gương cầu lồi
Phụ kiện này được thiết kế để gắn lên gương chiếu hậu. Nhờ đặc tính của cầu lồi nên vùng quan sát rộng hơn so với gương chiếu hậu theo xe. Loại gương này đặc biệt hữu dụng trong trường hợp đỗ xe sát vỉa hoặc quan sát sườn xe.
|
Gương cầu giúp mở rộng góc chiếu, giúp lái xe thuận tiện hơn khi đỗ xe. |
Hiện, loại gương này thường có hình tròn hoặc hình chữ nhật, được bán rất nhiều trên thị trường với giá chỉ khoảng 50-100 nghìn đồng/đôi, dùng dán thẳng lên mặt gương chiếu hậu bên ngoài xe. Một số mẫu còn kết hợp cùng với các khớp xoay, người dùng có thể chỉnh góc để tăng tầm quan sát hai bên, nhìn được cả vị trí bánh sau.
2. Miếng dán chống bám nước trên gương chiếu hậu
Vào thời tiết mưa ẩm, gương chiếu hậu trên xe thường xuyên bị bám nước khiến lái xe khó khăn trong việc quan sát, nhất là di chuyển vào buổi tối hoặc lúc "nhá nhem".
|
Miếng dán chống bám nước trên gương chiếu hậu giúp cải thiện tầm quan sát khi trời mưa. |
Một phụ kiện được bán rất nhiều hiện nay là miếng dán ngăn đọng nước trên bề mặt gương, hoạt động như hiệu ứng "lá khoai", giúp mặt gương luôn sáng rõ, cải thiện đáng kể tầm nhìn. Giá của loại miếng dán này chỉ khoảng 40-80 nghìn/2 miếng.
3. Bảng ghi số điện thoại
Trong nhiều trường hợp, chúng ta buộc phải đỗ xe ngoài đường. Trường hợp nếu xe gặp sự cố hay đơn giản là vướng lối đi của phương tiện khác, sẽ rất khó để mọi người có thể liên hệ. Lúc này, bảng ghi số điện thoại sẽ phát huy tác dụng, đây cũng là phụ kiện giúp trang trí cho chiếc xe.
|
Bảng ghi số điện thoại giúp người khác có thể liên lạc với lái xe khi cần. |
Bảng ghi số điện thoại được thiết kế với rất nhiều kiểu khác nhau, có thể là một miếng dán lên kính, một tấm nhựa để trên mặt táp-lô hay "sang" hơn là giá đỡ cho phép ẩn/hiện số điện thoại khi cần. Món đồ chơi này có giá khá rẻ, chỉ từ 20-30 nghìn đồng trở lên.
4. Giá đỡ điện thoại
Khi lái xe, không ít trường hợp chúng ta có cuộc gọi đến hoặc cần sự trợ giúp của smartphone trong việc dẫn đường. Nhưng nếu vừa chạy xe vừa cúi xuống để nhìn thì rất nguy hiểm. Giá đỡ là công cụ hỗ trợ trong tình huống này, giúp tay của chúng ta không phải cầm đến điện thoại, đồng thời màn hình điện thoại ở vị trí dễ quan sát.
|
Giá đỡ điện thoại giúp tài xế có chỗ để điện thoại phù hợp để quan sát mà không cần phải cầm bằng tay. |
Đây là loại phụ kiện rất đa dạng về kiểu dáng, chủng loại, phổ biến nhất là loại kẹp và nam châm. Giá này có thể được gắn lên kính, tap lô hoặc trên các khe gió điều hoà. Trên một số trang thương mại điện tử, giá của mỗi phụ kiện này chỉ dao động từ 40-100 nghìn tuỳ loại.
5. Búa thoát hiểm, kéo cắt dây khẩn cấp
Búa thoát hiểm là công cụ dự phòng và thật tuyệt vời nếu không phải dùng đến nó. Thế nhưng, trong các tình huống khẩn cấp như tai nạn, cháy xe, xe rơi xuống nước, hoặc có người mắc kẹt trong xe,... món đồ có giá vài chục nghìn đồng này thậm chí có thể cứu giúp tính mạng của nhiều người.
|
Búa thoát hiểm khẩn cấp thường gắn với dụng cụ cắt dây an toàn. |
Búa thoát hiểm khẩn cấp thường gắn với cán bằng nhựa, đầu búa nhọn, làm bằng bằng kim loại, có thể dễ dàng đập vỡ kính ô tô chỉ với một lực vừa phải. Ngoài ra, thân búa có thể thiết kế thêm lưỡi dao giúp cắt dây đai an toàn khi cần.
Phụ kiện này thường được lái xe để trong hộc tì tay hoặc cốp phía trước, nơi có thể dễ dàng lấy trong tình huống khẩn cấp. Đây là loại phụ kiện có giá từ khoảng 80-100 nghìn đồng nhưng rất nên trang bị trên ô tô của mình.
Hoàng Hiệp
Bạn có trải nghiệm gì về những phụ kiện trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nẹp chân kính xe ô tô và những điều cần biết rõ
Nẹp chân kính xe ô tô là phụ kiện giúp bảo vệ kính, chống thấm và tăng độ an toàn cho xe.
" alt="Năm phụ kiện ô tô giá chỉ vài chục nghìn nhưng hiệu quả không ngờ"/>
Năm phụ kiện ô tô giá chỉ vài chục nghìn nhưng hiệu quả không ngờ
|
Ê-kíp bác sĩ vẫn chuyển chiến sĩ công an sang bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: BVCC |
TS.BS.CK2 Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy nhận định, bệnh viện sẽ tập trung toàn lực cứu chữa cho chiến sĩ công an.
Nói về tình hình bệnh nhân, TS.BS CK2 Phan Thị Xuân, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, anh nhiễm Covid-19 đến nay đã là ngày thứ 7.
Hiện bệnh nhân hoàn toàn lệ thuộc vào máy thở và ECMO, huyết áp vẫn phải duy trì thuốc vận mạch và thận bị tổn thương đang được lọc máu.
"Bệnh nhân đang được hỗ trợ cả về tuần hoàn, về hô hấp và thận. Dù khó khăn, nhưng chúng tôi đang tập trung hết sức để cứu chữa bệnh nhân”, bác sĩ Xuân nói.
|
Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đến thăm bệnh nhân 8944. Ảnh: BVCC. |
Chiều cùng ngày, Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, cùng Thiếu tướng Cao Đăng Hưng (Phó Giám đốc Công an TP.HCM), PGS.TS Tăng Chí Thượng (Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM) và đại diện các ban ngành đến thăm, động viên đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy và tình hình sức khỏe chiến sĩ công an P.C.Đ - bệnh nhân 8944.
Tại đây, bí thư Nên mong rằng, với kinh nghiệm điều trị những ca nặng trước đây của các bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ có thể giúp đồng chí Đ. vượt qua cơn hiểm nghèo.
Chiến sĩ công an, tên P.C.Đ (42 tuổi), thuộc đội Phòng chống tội phạm Công an phường Phú Trung, quận Tân Phú.
Trong 4 ngày từ 28/5 đến 31/5, anh trực tại chốt Bệnh viện quận Tân Phú, được lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 1/6 và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Từ ngày 1-4/6, anh trực ở chốt 128B kênh Tân Hóa. Từ ngày 2/6, anh Đ. thấy mệt. Đến ngày 4/6, anh bị sốt cao, sau đó mệt nhiều và khó thở.
Ngày 6/6, anh vẫn sốt, mệt và khó thở nên đi khám, được phân luồng, chuyển phòng cách ly tạm và được xét nghiệm sàng lọc, kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Anh được Bộ Y tế công bố là bệnh nhân 8944.
Người vợ đi cùng bệnh nhân cũng được lấy mẫu xét nghiệm và cũng cho kết quả dương tính, được công bố là bệnh nhân 8945.
Cũng trong ngày 6/6, bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Công an Thành phố (TP.HCM) sang khoa Hồi sức tích cực - Chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM trong tình trạng suy hô hấp. Sau đó, bệnh nhân được điều trị hồi sức, thở máy xâm lấn, tuy nhiên, tình trạng vẫn diễn biến xấu dần, tổn thương phổi tiến triển.
Tú Anh
Chiến sĩ công an mắc Covid-19 tổn thương phổi, suy hô hấp nặng
Bệnh nhân bị suy hô hấp, tổn thương phổi, đang được xem xét đặt ECMO (tim phổi nhân tạo).
" alt="Chiến sĩ công an mắc Covid"/>
Chiến sĩ công an mắc Covid
|
Dầu trợ lực lái bị thiếu hụt sẽ khiến vô lăng đánh lái bị nặng hơn, bạn cần thường xuyên kiểm tra |
Áp suất lốp
Áp suất lốp kém hoặc lốp bị xì sẽ khiến vô lăng bị nặng. Tài xế nên đảm bảo các lốp được bơm căng theo đúng khuyến nghị của nhà sản xuất và đừng quên thực hiện đảo lốp định kỳ.
Thước lái kém hiệu quả
Thước lái được liên kết với vô lăng thông qua các trục và khớp chữ U. Sau một thời gian sử dụng, các bộ phận này dễ bị mòn gây ra hiện tượng vô lăng khó xoay.
Đừng thấy vô lăng mượt mà sau khi khởi động xong thì vấn đề không còn đáng lo nữa, thước lái sẽ bị hỏng nếu bạn tiếp tục lái xe mà không kiểm tra, sửa chữa.
Dây đai dẫn động bơm trợ lực bị chùng
Dây dẫn động bơm trợ lực bị chùng là một nguyên nhân khác khiến tay lái khó đánh lái, thiếu công suất dẫn động.
Dầu trợ lực bị thiếu hoặc rò rỉ
|
Dầu trợ lực lái bị thiếu hụt sẽ khiến vô lăng đánh lái bị nặng hơn, bạn cần thường xuyên kiểm tra |
Vô lăng bị nặng cũng có thể do dầu lái bị thiếu hoặc rò rỉ, dẫn đến áp suất trong máy bơm không đủ, tay lái không có đủ dầu để xoay mượt mà.
Bơm trợ lực
Công dụng chính của bơm trợ lực là tạo ra áp suất cho hệ thống trợ lực lái. Do đó, nếu bơm trợ lực bị mòn cánh bơm, hở đường dầu hoặc xước bề mặt bơm thì sẽ rất khó bẻ lái. Thậm chí, vô lăng sẽ dừng hoàn toàn nếu bơm trợ lực bị hỏng.
Dầu trợ lực bị bẩn, cô đặc
Dầu trợ lực lái cũng như các loại chất lỏng khác trên xe đều tích tụ bụi bẩn và các mảnh vụn. Nếu tích tụ trong thời gian quá lâu, loại dầu này cũng sẽ không bôi trơn được trục lái.
Theo Tạp chí GTVT
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
4 dấu hiệu nhận biết gương chiếu hậu ô tô cần thay thế
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết liệu gương chiếu hậu ô tô cần bảo dưỡng, thay mới.
" alt="Tay lái ô tô bị nặng và trả lái chậm do đâu?"/>
Tay lái ô tô bị nặng và trả lái chậm do đâu?