您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Diễn biến mới vụ cặp song sinh chết lưu, BV bị truy trách nhiệm
NEWS2025-02-24 08:04:00【Ngoại Hạng Anh】4人已围观
简介 - Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long đã báo cáo Sở Y tế vụ song thai chết lưu gây xôn xao dư luận mấy ngàychelsea đấu với newcastlechelsea đấu với newcastle、、
- Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long đã báo cáo Sở Y tế vụ song thai chết lưu gây xôn xao dư luận mấy ngày qua. Cơ quan công an cũng vào cuộc điều tra.
很赞哦!(6241)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Western United vs Adelaide United, 13h00 ngày 23/2: Lịch sử gọi tên
- Cổ phiếu công ty dạy làm giàu gây bất ngờ; VNG giảm kịch sàn
- Thầy cũ Công Phượng bị áp lực bởi thành công của HLV Park Hang Seo
- Ông Trump gặp Tổng thống Zelensky, cam kết chấm dứt xung đột Ukraine
- Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs Thể Công Viettel, 19h15 ngày 23/2: Đối thủ khó ưa
- Hơn 32.000 tấn thịt lợn ngoại đổ về Việt Nam, giá chỉ hơn 57.000 đồng/kg
- CĐV Buriram muốn Xuân Trường trở lại đội hình xuất phát
- Vàng miếng chỉ còn đắt hơn vàng nhẫn 1,2 triệu đồng/lượng
- Nhận định, soi kèo Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2: Rút ngắn khoảng cách
- VinaPhone hỗ trợ người dân các tỉnh chịu ảnh hưởng bão Yagi
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Leicester vs Brentford, 3h00 ngày 22/2
Vietnam Airlines vẫn còn 13.351 tỷ đồng nợ phải trả quá hạn chưa thanh toán
Huỳnh Anh
(Dân trí) - Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Vietnam Airlines trong 6 tháng đầu năm đạt 5.402 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ cùng kỳ. Tuy nhiên, công ty vẫn còn khoản phải trả đã quá hạn là 13.351 tỷ đồng.
Mới đây, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán: HVN) công bố báo cáo tài chính bán niên được kiểm toán bởi KPMG. Trong đó, doanh thu thuần đạt 52.561 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 52.594 tỷ đồng trong báo cáo tự lập trước đó.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất cũng đạt gần 5.402 tỷ đồng, giảm 74 tỷ so với mức 5.476 tỷ trên báo cáo tự lập. Cùng kỳ năm ngoái, hãng báo lỗ 1.386 tỷ đồng.
Theo giải trình từ phía Vietnam Airlines, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh trong 6 tháng qua chủ yếu là do tổng doanh thu và thu nhập khác của công ty mẹ tăng hơn 8.368 tỷ đồng, tương ứng tăng 25% so với cùng kỳ.
Đà tăng này chủ yếu đến từ doanh thu cung cấp dịch vụ tăng và hãng đã khôi phục lại toàn bộ mạng bay nội địa, hầu hết các đường bay quốc tế đã được khai thác cũng như mở thêm các đường bay mới.
Bên cạnh đó, tổng chi phí công ty mẹ tăng 5.924 tỷ đồng, tương ứng tăng 17,1% so với cùng kỳ. Trong đó, chi phí giá vốn và chi phí tài chính tăng mạnh do ảnh hưởng của tỷ giá và lãi suất.
Trong 6 tháng năm nay, lãi gộp về cung cấp dịch vụ của công ty mẹ đạt hơn 5.347 tỷ đồng, lỗ sau thuế giảm hơn 2.442 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines tăng mạnh so với số lỗ cùng kỳ năm trước chủ yếu do công ty mẹ và các công ty con đều kinh doanh có lãi. Trong 6 tháng năm nay, tổng công ty ghi nhận thu nhập khác hợp nhất tăng mạnh do Pacific Airlines được đối tác xóa nợ theo thỏa thuận trả máy bay.
Giải trình biện pháp, lộ trình khắc phục tình trạng cổ phiếu HVN bị kiểm soát, Vietnam Airlines cho biết đã hoàn thành Đề án cơ cấu lại tổng công ty giai đoạn 2021-2025 và đã báo cáo cổ đông và cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
Tại đề án, trong năm 2024-2025, Vietnam Airlines sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu hợp nhất như thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường thích nghi và kinh doanh có lãi; tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính để gia tăng thu nhập, dòng tiền.
Tuy nhiên, tại báo cáo, đơn vị kiểm toán KPMG nêu một trong các vấn đề nhấn mạnh là tại ngày 30/6, nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 40.787 tỷ đồng, khoản phải trả đã quá hạn là 13.351 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 11.633 tỷ đồng.
Như vậy, khả năng hoạt động liên tục của tổng công ty và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các khoản phải trả cho nhà cung cấp và bên cho thuê, cũng như khả năng thành công của đề án tái cơ cấu hiện đang được các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
">Vietnam Airlines vẫn còn 13.351 tỷ đồng nợ phải trả quá hạn chưa thanh toán
VNG có quyền tổng giám đốc mới thay ông Lê Hồng Minh
Phương Liên
(Dân trí) - Đại diện VNG cho biết các hoạt động kinh doanh và vận hành của công ty tại trụ sở vẫn diễn ra bình thường. Ông Kelly Wong, Phó Tổng giám đốc sẽ đảm nhiệm cương vị Quyền Tổng giám đốc VNG.
Theo thông tin từ VNG, ông Kelly Wong, Phó Tổng giám đốc VNG, sẽ đảm nhiệm cương vị Quyền Tổng giám đốc, đảm bảo các hoạt động của VNG tiếp tục vận hành ổn định và hiệu quả. Ban giám đốc VNG sẽ phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ ông Kelly trên cương vị mới.
Trước đó, ông Lê Hồng Minh là nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và là Tổng giám đốc của VNG. Còn ông Kelly Wong là Phó Tổng giám đốc Khối Trò chơi trực tuyến tại VNG.
Ông Kelly từng chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động liên quan đến mảng kinh doanh trò chơi trực tuyến, đồng thời là người đưa ra những chiến lược và định hướng phát triển kinh doanh cho toàn bộ VNG.
Ông Kelly Wong, Quyền Tổng giám đốc VNG (Ảnh: VNG).
Trước khi gia nhập VNG, ông Kelly đã có 17 năm kinh nghiệm làm việc ở nhiều mảng kinh doanh khác nhau ở Việt Nam, với các vị trí cấp cao như Phó Tổng Giám đốc của tập đoàn KIDO, Chủ tịch điều hành của Red Wok Investment (RWI), Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC).
Thông qua nhiều vai trò khác nhau, ông đã tập trung phát triển kinh nghiệm về đầu tư, mua bán và sáp nhập trong nhiều lĩnh vực, bao gồm dịch vụ nhà hàng và đồ uống, truyền thông, quảng cáo, viễn thông di động, dược phẩm, bán lẻ và bất động sản.
Bên cạnh đó, ông Kelly còn được biết đến với vai trò là thành viên Hội đồng Quản trị của tổ chức phi lợi nhuận SEO Việt Nam và Chủ tịch Phòng Thương mại Canada.
Ông Kelly từng theo học tại Đại học British Columbia ở Vancouver (Canada), và đã nhận bằng Quản lý châu Á - Thái Bình Dương của Học viện Quản lý McRae tại Đại học Capilano (Canada).
Liên quan tới các thông tin về việc lực lượng công an đến trụ sở Công ty cổ phần VNG để thanh tra đột xuất vào sáng 6/9, phía công ty đã có thông tin cập nhật sự việc. VNG cho biết công ty cam kết sẽ nỗ lực tối đa để đảm bảo ổn định mọi hoạt động kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tác, cổ đông và các bên liên quan.
"Cho tới thời điểm hiện tại, các hoạt động kinh doanh và vận hành của VNG vẫn đang diễn ra bình thường. Công ty vẫn đang tích cực hợp tác và tuân thủ mọi yêu cầu từ cơ quan chức năng", VNG khẳng định.
Đại diện VNG cho biết sẽ tiếp tục cập nhật tới báo chí các thông tin tiếp theo.
Thông tin về cuộc thanh tra đã tác động mạnh mẽ đến giá cổ phiếu VNZ của Công ty cổ phần VNG trên sàn UPCoM. Cổ phiếu VNZ đầu phiên giao dịch ngày 6/9 giảm sàn về 437.800 đồng/cổ phiếu nhưng nhanh chóng thoát sàn, đóng cửa tại 480.000 đồng, giảm 6,8%. Thực tế là mức giao dịch tại giá sàn của VNZ rất ít, chỉ 100 cổ phiếu, đúng bằng 1 lô tối thiểu. Khớp lệnh toàn phiên tại VNZ là 15.100 đơn vị.
VNG được biết đến là một "kỳ lân công nghệ" của Việt Nam và là một trong những nhà phát hành sản phẩm công nghệ trực tuyến hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Công ty thành lập năm 2004 và hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi trực tuyến.
Theo Newzoo, VNG hiện là nhà phát hành game dẫn đầu thị trường Việt Nam và đang mở rộng nhanh chóng ở thị trường toàn cầu, đồng thời sở hữu Zalo, ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam với hơn 75 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, theo F&S.
Các sản phẩm tiêu biểu khác của công ty này bao gồm nền tảng nghe nhạc trực tuyến Zing MP3 và ví điện tử ZaloPay.
">VNG có quyền tổng giám đốc mới thay ông Lê Hồng Minh
Nga huấn luyện 300.000 quân thiện chiến, sẵn sàng tung vào mặt trận Ukraine
Thành Đạt
(Dân trí) - Nga đã huấn luyện 300.000 quân nhân hợp đồng làm lực lượng dự bị cho các trung đoàn đang chiến đấu ở Ukraine.
Lính Nga khai hỏa về phía lực lượng Ukraine (Ảnh: Sputnik).
Trong một bài viết đăng trên báo Krasnaya Zvezda hôm 2/12, ông Ivan Buvaltsev, người đứng đầu Cục Huấn luyện Chiến đấu của Lực lượng vũ trang Nga, cho biết hơn 300.000 quân nhân đã trải qua khóa huấn luyện chiến đấu trong các trung đoàn dự bị để triển khai đến các khu vực diễn ra chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
"Những thành công nghiêm túc đã đạt được trong các trung đoàn dự bị. Đây là các đội hình huấn luyện quân nhân đã tự nguyện ký hợp đồng tham gia vào chiến dịch quân sự đặc biệt. 7 đại đội huấn luyện viên và 8 đại đội huấn luyện được thành lập cho mục đích này đã huấn luyện hơn 300.000 quân nhân", quan chức quốc phòng Nga xác nhận.
Huấn luyện quân sự đặc biệt chú trọng đến việc huấn luyện cá nhân cho các quân nhân. Ông Buvaltsev cho biết quân nhân có được các kỹ năng về thực hành bắn súng, huấn luyện chiến thuật và kỹ thuật, y học chiến thuật và huấn luyện đặc biệt tùy thuộc vào chuyên ngành quân sự.
Giai đoạn huấn luyện đơn lẻ được hoàn thành bằng các cuộc tập trận chiến thuật toàn diện, trong đó quân nhân học các chiến thuật tác chiến như một phần của các yếu tố chiến đấu và các nhóm chiến thuật nhỏ.
Việc huấn luyện quân nhân dựa trên việc nghiên cứu cẩn thận kinh nghiệm chiến đấu có được trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Các kỹ thuật và phương pháp được xây dựng trong quá trình này đã được đưa vào huấn luyện chiến đấu ngay lập tức. Hệ thống huấn luyện chiến đấu được tổ chức theo cách này đã chứng minh được hiệu quả, quan chức quốc phòng Nga nhấn mạnh.
Tạp chí US News and World của Mỹ hồi tháng 10 công bố bảng xếp hạng các lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới năm 2024. Xếp hạng này đánh giá sức mạnh quân sự của các quốc gia dựa trên một bộ chỉ số, bao gồm quy mô lực lượng, trình độ công nghệ vũ khí cũng như các nguồn lực kinh tế và chiến lược.
Theo bảng xếp hạng, Nga xếp vị trí số 1, tiếp đến là Mỹ, Israel.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 9 đã ra lệnh tăng quy mô quân đội Nga thêm 180.000 quân lên gần 2,4 triệu người, trong đó 1,5 triệu người là lực lượng chiến đấu. Đây là lần thứ 3 Nga mở rộng quy mô quân đội kể từ khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), một tổ chức tư vấn quân sự hàng đầu, sự gia tăng như vậy sẽ giúp Nga vượt qua Mỹ và Ấn Độ về số lượng binh sĩ chiến đấu tại ngũ.
Cùng với đó, ngành công nghiệp quốc phòng đang được xem là động lực của nền kinh tế Nga với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua.
Nghiên cứu do hãng tin AFP thực hiện, sử dụng dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Mỹ, cho thấy Nga kiểm soát lãnh thổ Ukraine với tốc độ nhanh chưa từng có. Theo đó, quân đội Nga đã kiểm soát hơn 725km2 lãnh thổ Ukraine trong tháng 11. Trước đó, hồi tháng 10, Nga giành được kỷ lục 610km2.
Tốc độ tiến công của Nga tăng dần kể từ cuối mùa xuân năm nay và đặc biệt sau khi Ukraine mở chiến dịch tấn công tỉnh biên giới Kursk. Từ đầu năm đến nay, Nga giành được hơn 3.500km2 lãnh thổ Ukraine, gấp 6 lần so với cả năm 2023. Kể từ khi xung đột nổ ra, tổng diện tích đất ở Ukraine mà Nga kiểm soát là 68.050 km2.
Hầu hết các bước tiến của Nga ở Ukraine đều diễn ra ở khu vực Donetsk. Quân đội Ukraine hiện chỉ kiểm soát chưa đến 1/3 khu vực này, so với 40% hồi đầu năm.
Theo Tass">Nga huấn luyện 300.000 quân thiện chiến, sẵn sàng tung vào mặt trận Ukraine
Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs Queretaro, 08h05 ngày 24/2: Chủ thắng cả kèo lẫn trận
Filip Nguyen có cơ hội thi đấu tại Cup Châu Âu
Các công ty chứng khoán rót tiền đầu tư cổ phiếu nào, lỗ lãi ra sao?
Khổng Chiêm
(Dân trí) - Các công ty chứng khoán đầu tư nhiều cổ phiếu ở ngành nghề khác nhau, nhưng trọng tâm ở ngành ngân hàng, doanh nghiệp lớn đầu ngành. Một số đơn vị chuộng trái phiếu niêm yết, chưa niêm yết.
Một trong những nghiệp vụ chính của các công ty chứng khoán là tự doanh, tức tự mua và bán chứng khoán của mình nhằm thu lợi nhuận. Cũng có thể, nếu thị trường quá biến động, giá mua bán chênh lệch nhiều, công ty chứng khoán cũng lỗ.
Báo cáo tài chính quý III năm nay hé lộ nhiều khẩu vị đầu tư khác nhau của các công ty chứng khoán trên sàn. Trong khuôn khổ bài viết này, phóng viên báo Dân tríchỉ đề cập tới danh mục đầu tư của một số công ty chứng khoán lớn, trong top 10 thị phần giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE).
Các công ty chứng khoán lựa chọn đầu tư nhiều cổ phiếu khác nhau (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Theo báo cáo tài chính riêng quý III, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (mã chứng khoán: SSI) rót tiền đầu tư vào các mã VPB (VPBank), HPG (Hòa Phát), TCB (Techcombank), VHM (Vinhomes)... Tổng giá trị đầu tư cổ phiếu và chứng khoán niêm yết là 1.746 tỷ đồng, đang tạm lãi khoảng 63 tỷ đồng.
Khoản mục đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của SSI là chứng chỉ tiền gửi, đạt 20.918 tỷ đồng, chiếm 57% tổng tài sản tài chính FVTPL. Nhưng số này vẫn giảm 30% so với đầu năm.
Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap (mã chứng khoán: VCI) sở hữu danh mục chứng khoán sẵn sàng để bán với giá vốn hơn 3.625 tỷ đồng. Trong đó, công ty đầu tư vào các mã cổ phiếu niêm yết như KDH (Nhà Khang Điền), IDP (Sữa Quốc tế), FPT (Tập đoàn FPT), TDM (Nước Thủ Dầu Một).
Tính theo giá thị trường, các khoản đầu tư tài chính của Vietcap đã lời gần gấp đôi. Các khoản có lời lớn nhất theo giá thị trường đến ngày 30/9 ước tính ở cổ phiếu KDH và IDP, FPT, TDM. So với đầu năm, công ty đã bán hoặc hạ tỷ trọng đầu tư ở các cổ phiếu MSN (Masan), MBB (Ngân hàng Quân đội), PNJ (Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận), STB (Sacombank).
VNDirect rót hơn 11.000 tỷ đồng vào trái phiếu chưa niêm yết
Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect (mã chứng khoán: VND) có danh mục đầu tư cổ phiếu và chứng chỉ quỹ khá đa dạng. VNDirect đầu tư cổ phiếu VPB (VPBank), HSG (Hoa Sen), C4G (Tập đoàn Cienco4), LTG (Tập đoàn Lộc Trời) và một số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ khác. Các khoản đầu tư ghi nhận lỗ không đáng kể so với giá thị trường.
Đáng chú ý, VNDirect chọn đầu tư trái phiếu chưa niêm yết chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tài sản tài chính FVTPL. Giá trị tài sản đầu tư trái phiếu chưa niêm yết tại ngày 30/9 là 11.017 tỷ đồng, trái phiếu niêm yết 2.119 tỷ đồng. Còn lại, công ty có rót 7.949 tỷ đồng vào chứng chỉ tiền gửi.
Công ty cổ phần Chứng khoán TPHCM (HSC - mã chứng khoán: HCM) tính đến cuối tháng 9 rót 1.773 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu, gấp gần 3 lần so với cuối năm. Khẩu vị công ty này chủ yếu ở ngân hàng, các doanh nghiệp lớn đầu ngành. Các mã cổ phiếu được đầu tư có thể kể đến như ACB (Ngân hàng ACB), TCB (Techcombank), STB (Sacombank), VPB (VPBank), HDB (HDBank), FPT (Tập đoàn FPT), HPG (Tập đoàn Hòa Phát), Nhựa Bình Minh (BMP).
HSC cũng tăng đầu tư vào trái phiếu niêm yết và chưa niêm yết so với đầu năm, tổng giá trị tăng thêm 5.000 tỷ đồng. Trong đó, trái phiếu niêm yết tại ngày 30/9 là 5.200 tỷ đồng, gấp 4,3 lần đầu năm, là trái phiếu Ngân hàng BIDV, MBBank và VietinBank. Với trái phiếu chưa niêm yết, HSC cũng dành 1.000 tỷ đồng, mua của BIDV.
">Các công ty chứng khoán rót tiền đầu tư cổ phiếu nào, lỗ lãi ra sao?
Cổ phiếu thăng hoa, vốn hóa Nvidia vượt 3.400 tỷ USD
Cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục làm lợi cho doanh nghiệp chip đầu ngành Nvidia.
Cổ phiếu Nvidia có thêm một phiên lập đỉnh khi phố Wall hào hứng đón chờ mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý III.
Kết phiên 14/10, thị giá cổ phiếu của ông lớn chip bán dẫn này tăng 2,4% lên 138,07 USD, vượt qua kỷ lục cũ 135,58 USD thiết lập vào ngày 18/6. Vốn hóa của tập đoàn vì thế cũng chạm ngưỡng 3.400 tỷ USD.
Tính từ đầu năm, giá cổ phiếu Nvidia đã tăng gần 180% và hiện cao hơn gần 9 lần so với thời điểm đầu năm 2023.
Với kết quả này, Nvidia hiện là công ty đại chúng có giá trị vốn hóa lớn thứ hai trên sàn chứng khoán Mỹ, chỉ xếp sau Apple với 3.550 tỷ USD.
Cổ phiếu Nvidia lập đỉnh mới trong phiên 14/10 (Ảnh: Nvidia).
Nvidia được ví von là doanh nghiệp bán "cuốc và xẻng" trong cơn sốt "đào vàng" trí tuệ nhân tạo (AI). Do đó, doanh nghiệp này chính là bên được hưởng lợi nhiều nhất khi AI trở thành chủ đề nóng trên thị trường kể từ khi ChatGPT của OpenAI ra mắt vào tháng 11/2022.
Chip xử lý đồ họa, hay còn gọi là GPU, của Nvidia thường được sử dụng để vận hành các mô hình AI, phục vụ trực tiếp ChatGPT cũng như nhiều ứng dụng tương tự khác.
Các "ông lớn" trong ngành công nghệ như Microsoft, Meta, Google và Amazon "tranh nhau" mua GPU của Nvidia với số lượng lớn nhằm xây dựng nên các hệ thống máy tính khổng lồ phục vụ chiến lược phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo tân tiến. Những doanh nghiệp trên sẽ công bố báo cáo tài chính quý III trong một vài tuần tới.
Theo tính toán của Mizuho, trong hàng tỷ USD mà các công ty công nghệ lớn chi ra hàng năm cho công nghệ AI, một tỷ lệ không nhỏ "chảy" vào ví của Nvidia khi doanh nghiệp này kiểm soát 95% thị phần chip đào tạo AI toàn cầu.
Trong năm quý gần nhất, doanh thu của Nvidia luôn ghi nhận mức tăng gấp đôi, cá biệt có quý tăng gấp ba lần, so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng quý hiện tại của Nvidia được dự báo rơi vào khoảng 82%, đạt 32,9 tỷ USD.
Gần đây, Nvidia cho biết nhu cầu GPU AI thế hệ mới có tên gọi Blackwell "nằm ngoài sức tưởng tượng". Đó là cơ sở công ty kỳ vọng thu về hàng tỷ USD doanh thu trong quý cuối năm.
Theo fica.dantri.com.vn">Cổ phiếu thăng hoa, vốn hóa Nvidia vượt 3.400 tỷ USD