您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Nhận định, soi kèo Al Batin vs Al Najma, 19h45 ngày 5/2: Vị thế lung lay
Công nghệ58人已围观
简介 Pha lê - 05/02/2025 08:02 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Arsenal, 3h00 ngày 6/2
Công nghệPhạm Xuân Hải - 05/02/2025 05:25 Máy tính dự ...
阅读更多Q&A: Dùng bao cao su khi quan hệ có an toàn tuyệt đối không?
Công nghệTôi từng gặp nhiều cặp đôi đến khám tỏ ra bất ngờ trước tin có bầu vì đã mặc "áo mưa". Lý do bạn trai không chịu đeo bao ngay từ lúc dạo đầu, chỉ khi sắp xuất tinh mới vội vàng sử dụng. Điều tưởng chừng an toàn đó lại có thể dẫn đến chuyện có thai ngoài ý muốn. Hơn nữa, đeo bao trong trạng thái lập cập, vội vàng, móng tay sắc có thể vô tình làm rách bao mà không biết.
Bao cao su sẽ giảm thiểu rất nhiều nguy cơ lây truyền các bệnh như HIV, viêm gan B, viêm gan C. Tuy nhiên, với các bệnh lây qua đường dịch tiết như lậu, giang mai hay thậm chí là sùi mào gà rất nhiều người dù dùng bao cao su nhưng vẫn mắc bệnh.
Vì vậy, để phòng tránh các bệnh lý lây lan qua đường tình dục bạn nên giữ quan hệ tình dục lành mạnh với một bạn tình và người đó cũng hoàn toàn không mắc các bệnh lý lây lan qua đường tình dục. Không có một biện pháp phòng ngừa nào có thể bảo đảm chắc chắn bạn không bị lây các bệnh lý lây lan qua đường tình dục 100%.
Có thể tránh thai không nếu bạn trai chỉ xuất tinh ngoài?
Nhiều bạn trẻ tin rằng quan hệ tình dục sẽ vẫn an toàn nếu bạn trai xuất tinh ngoài.">...
阅读更多Mất chân vì chủ quan với vết bầm tím nhỏ
Công nghệBệnh nhân biến chứng bàn chân phải tháo cả cẳng chân. Ảnh BVCC Sau Tết, bàn chân phải của bà S lại tím đen, xuất hiện vết loét ở lòng bàn chân. Bà vội đi khám và điều trị sớm nên may mắn chưa bị tháo ngón chân.
Theo bác sĩ Thiện, người bệnh đái tháo đường dễ bị xơ vữa động mạch. Các mạch máu bị hẹp hoặc tắc sẽ làm giảm lượng máu đến bàn chân. Điều này làm các vết loét lâu lành.
Tại khoa Chăm sóc bàn chân, khoảng 95% bệnh nhân có viêm nhiễm do biến chứng đái tháo đường loét chân. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đôi khi chủ quan, không biết chăm sóc bàn chân dẫn đến hoại tử. Bệnh nhân loét bàn chân đều nhập viện ở mức độ nặng, hoại tử lan rộng, phải phẫu thuật cắt lọc cấp cứu để tránh nhiễm trùng huyết. Trong khi đó, việc điều trị bàn chân đái tháo đường khá phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp đồng thời nhiều chuyên khoa.Theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, cứ 20 giây sẽ có một người bị đoạn chi do đái tháo đường. Tại Việt Nam, số người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường khoảng 5 triệu, chiếm hơn 7% dân số, trong đó hơn 2 triệu người chưa được chẩn đoán.
Đặc biệt, biến chứng loét bàn chân do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh phải nhập viện và đoạn chi không do chấn thương. Tỷ lệ xuất hiện loét chân của người bệnh đái tháo đường có thể lên đến 25%. Nguy cơ bị đoạn chi ở người bệnh đái tháo đường tăng gấp 15-40 lầm so với người không mắc. Tỷ lệ tử vong sau khi đoạn chi là 13-40% sau một năm, 35-65% sau 3 năm và 39-80% sau 5 năm.
Người phụ nữ mắc bệnh đe dọa tính mạng do chiếc dây buộc tóc
Các phụ kiện như dây buộc tóc, vòng đeo tay là nơi sinh sản của vi khuẩn do hấp thụ mồ hôi. Nếu trên da có vết xước, chất độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể bạn.">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Persita Tangerang vs Persik Kediri, 15h30 ngày 7/2: Tin vào đội khách
- Vinamilk tặng trẻ em nghèo Vĩnh Long 130.000 ly sữa
- Phát huy vai trò của các tổ công nghệ số cộng đồng
- Bật báo động đỏ cứu nam thanh niên dập nát nhiều tạng, '9 phần tử vong'
- Nhận định, soi kèo Al Duhail vs Al
- Cụ bà 90 tuổi bị ung thư vẫn đi du lịch khắp thế giới
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Sepsi vs Farul Constanta, 22h59 ngày 6/2: Kết quả thất vọng
-
Ông Đệ, bà Đoài ngậm ngùi trước bàn thờ của con trai. Ảnh: Việt Hòa Cuối tháng 9, anh Trần Bá Cường (sinh năm 1987, con trai cả của ông Đệ) trên đường đi làm về không may gặp tai nạn giao thông. Anh được người thân đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An để cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Dù được các y, bác sĩ điều trị tích cực nhưng anh Cường tổn thương não nghiêm trọng, không qua khỏi.
Cầm bàn tay bà Đoài đang run bần bật lên vì căn bệnh tai biến, ông Đệ kể: “Cường là anh cả trong nhà, mặc dù đã lớn tuổi nhưng chưa lấy vợ, mọi công việc cháu đều lo toan gánh vác. Trước khi gặp tai nạn, Cường còn nói để anh em dành dụm ít tiền làm lại nhà cho cha mẹ, mưa gió đỡ dột nhưng nào ngờ...".
Bà Đoài không cầm nổi nước mắt khi người con trai qua đời khi chưa lập gia đình. Ảnh: Việt Hòa Ông Đệ cho hay trước đây, khi đi làm ở miền Nam, anh Cường từng gặp tai nạn giao thông, sau gần 1 năm điều trị sức khoẻ mới dần ổn định.
“Ngày cháu bị ngã xe gặp nạn mới đây có thể do ảnh hưởng di chứng lên cơn giật từ vụ tai nạn trước. Khi biết tin cháu khó qua khỏi, vợ chồng tôi đau xót lắm”, ông Đệ ngậm ngùi.
Bố, mẹ anh Cường luôn tự hào về người con trai xấu số. Ảnh: Việt Hòa Bố mẹ của anh Cường đã có một quyết định vì tình người khi hiến tạng của con trai để mang lại sự sống cho những người khác.
Theo nguyện vọng của gia đình, đầu tháng 10, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An phối hợp với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) triển khai lấy đa tạng (thận, gan, tim, giác mạc) từ anh Cường và tiến hành ghép thận thành công cho 2 người bị suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị chạy thận nhân tạo chu kỳ.
Ê-kíp các y, bác sĩ tiến hành lấy mô tạng của bệnh nhân chết não. Ảnh: BVCC Sau đó, bệnh viện đã nhanh chóng vận chuyển các tạng còn lại đến một số cơ sở y tế để ghép cho nhiều người bệnh khác. Tại phòng lấy mô tạng, các y bác sĩ đều xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của gia đình. Thi thể anh Cường đã được hỏa thiêu và đưa về quê nhà an táng.
Trước di ảnh của con trai, những giọt nước mắt lại rơi trên khuôn mặt của cặp vợ chồng khắc khổ. Ông Đệ bộc bạch: “Cháu không may gặp nạn qua đời, người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh đau xót lắm nhưng cho đi là còn mãi. Gia đình tôi đều tự hào vì một phần cơ thể của cháu đã mang lại sự sống cho nhiều người. Con trai đã không còn nhưng trái tim con vẫn sống, vẫn còn nhịp đập”.
"Đây là một hành động thể hiện tình thương yêu và sự hy sinh cao cả mang đến hy vọng mới cho những bệnh nhân đang mong chờ cơ hội được ghép tạng, trái tim người đã mất vẫn mãi còn nhịp đập", bà Lê Thị Hoài Chung, Bí thư Huyện ủy Yên Thành, chia sẻ.
Kỷ lục chưa từng có trong lịch sử hơn 30 năm ghép tạng ở Việt Nam
Trong 9 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến mô tạng là 25 trường hợp. 87 tạng đã được lấy để ghép cho rất nhiều bệnh nhân đang từng ngày mong chờ sự sống." alt="Lý do cảm động khiến bố mẹ người đàn ông trẻ xấu số đồng ý hiến tạng con trai">Lý do cảm động khiến bố mẹ người đàn ông trẻ xấu số đồng ý hiến tạng con trai
-
Chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024. Ảnh: Lê Anh Dũng Tháng 9/2024, Liên Hợp Quốc công bố Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2024. Theo kết quả đánh giá, xếp hạng, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia, tăng 15 bậc so với năm 2022.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm Chính phủ điện tử ở mức rất cao và vươn lên vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc năm 2003. Với kết quả xếp hạng vượt bậc này, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đặt ra năm 2024 về xếp hạng Chính phủ điện tử.
Trong năm 2024, Chính phủ, các bộ, ngành đã tập trung xây dựng, ban hành thể chế, chính sách để hoàn thiện môi trường pháp lý, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Hạ tầng số cũng ngày càng phát triển, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet cáp quang băng rộng lên 82,2% (hoàn thành vượt mục tiêu đề ra đến năm 2025 là 80%), tăng 2,6% so với cuối năm 2023. Năm 2024, Việt Nam có 87% dân số sử dụng điện thoại thông minh. Cũng trong năm nay, Việt Nam có thêm 1 trung tâm dữ liệu hiện đại với công suất 30MW.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa 18 bộ, ngành, 63 địa phương, 4 doanh nghiệp, phục vụ hơn 1,3 tỷ lượt yêu cầu tra cứu.
Ứng dụng VNeID có hơn 20 triệu lượt sử dụng căn cước điện tử, 8 triệu tài khoản định danh đăng nhập Cổng dịch vụ công và hơn 14 triệu thông tin công dân tích hợp vào Sổ sức khỏe điện tử.
Bộ TT&TT đã rà soát và công bố hơn 150 nền tảng số từ các bộ, ngành và địa phương nhằm tối ưu hóa đầu tư, tránh chồng lấn, lãng phí.
Theo Báo cáo chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu năm 2024, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu trong số 194 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Về Chính phủ số, dịch vụ công trực tuyến là nội dung được Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cả nước đạt 43,8%, gấp 2,5 lần so với cuối năm 2023.
Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 4.473 dịch vụ công trực tuyến, hơn 353 triệu hồ sơ đồng bộ, 58,5 triệu hồ sơ trực tuyến, hơn 34,4 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến.
Dấu ấn từ tổ công nghệ số cộng đồng
Một dấu ấn quan trọng trong hành trình chuyển đổi số quốc gia là sự tham gia tích cực của các tổ công nghệ số cộng đồng.
Trên hành trình đó, tổ công nghệ số cộng đồng có sứ mệnh hỗ trợ người dân tiếp cận, sử dụng công nghệ số theo cách đơn giản, xuất phát từ nhu cầu tự nhiên và tạo ra giá trị thiết thực đối với người dân, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, tổ công nghệ số cộng đồng lấy ý tưởng từ mô hình tổ Covid-19 cộng đồng. “Tổ công nghệ số cộng đồng đã hình thành mạng lưới rộng khắp cả nước, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho công tác chuyển đổi số quốc gia. Đến nay, chúng ta đã có 95.000 tổ công nghệ số cộng đồng với khoảng 450.000 thành viên”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Anh Sình Dỉ Gai - thành viên tổ công nghệ số cộng đồng thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, Hà Giang. Ảnh: Lê Anh Dũng Tại chương trình chào mừng ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024, lần đầu tiên thành viên đại diện các tổ công nghệ số cộng đồng có dịp chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số ở địa phương mình với các thành viên Chính phủ.
Tại thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, Hà Giang, anh Sình Dỉ Gai giữ vai trò trưởng thôn, đồng thời là thành viên tổ công nghệ số cộng đồng. Anh đã giúp bà con dân tộc Lô Lô tiếp cận với công nghệ trong kinh doanh du lịch.
Nhờ sự hướng dẫn của anh, các hộ kinh doanh homestay tại địa phương đã biết cài đặt và sử dụng các ứng dụng như Agoda, Booking, Facebook, Zalo để quảng bá dịch vụ, thu hút hơn 53.700 du khách. Không chỉ vậy, anh Gai còn phối hợp với công an xã hướng dẫn người dân cài đặt VNeID để định danh điện tử và nâng cao nhận thức về an toàn mạng cho người dân.
Để đưa công nghệ đến gần hơn với người dân, ông Dương Ngọc Tiến, Bí thư Chi bộ, tổ trưởng tổ công nghệ số cộng đồng tổ dân phố 15, phường Giang Biên, Long Biên (Hà Nội) đã tổ chức các buổi hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID vào buổi tối tại nhà văn hóa. Ông Tiến còn tuyển chọn các em học sinh làm tình nguyện viên, đến từng hộ gia đình hỗ trợ cài đặt ứng dụng, giúp người dân giải quyết thủ tục hành chính mà không mất thời gian di chuyển.
Cựu chiến binh Vũ Đình Kịp, thành viên tổ công nghệ số cộng đồng khu phố 4, phường Lam Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: Lê Anh Dũng Tại khu phố 4, phường Lam Sơn, Thanh Hóa, cựu chiến binh Vũ Đình Kịp đã kiên trì "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để vận động người dân tham gia chuyển đổi số. Dù đối mặt với khó khăn như tỷ lệ người dân sử dụng smartphone tại địa phương chưa cao, hạn chế về trình độ công nghệ, ông Kịp vẫn hướng dẫn thành công 100% người dân trong khu phố định danh điện tử cá nhân và 53% sử dụng chữ ký số.
Ở phường 1, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp, chị Trần Thị Thu Giàu, Phó Bí thư Đoàn thanh niên đã linh hoạt trong việc tiếp cận và tuyên truyền về chuyển đổi số.
Bằng cách lồng ghép nội dung vào các hoạt động địa phương và phối hợp với trạm truyền thanh, chị Giàu đã giúp người dân hiểu rõ hơn về lợi ích của công nghệ số. Chị còn trực tiếp đến nhà hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID, hỗ trợ thanh toán trực tuyến, đồng thời triển khai mô hình gắn biển hotline hỗ trợ tại các tuyến đường.
Nhìn chung, dù ở các vùng miền khác nhau, các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng đều chung một mục tiêu: Đưa công nghệ số đến gần hơn với người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng.
Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số
Chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu và là nguồn động lực của chuyển đổi số.
Thông điệp này một lần nữa được nhấn mạnh tại chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024 khi các đại biểu đến từ khắp mọi miền đất nước được thoải mái chia sẻ những trăn trở và đặt câu hỏi với các thành viên Chính phủ.
Những câu trả lời chân thành, phản hồi sâu sắc của các thành viên Chính phủ sau đó đã trở thành lời cổ vũ, động viên người dân, doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số.
Đại biểu đặt câu hỏi với các thành viên Chính phủ về những thắc mắc liên quan đến chuyển đổi số. Ảnh: Lê Anh Dũng Trước câu hỏi của ông Ngô Minh Thanh, tổ trưởng tổ công nghệ số cộng đồng khu phố 5, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, Nghệ An, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã chia sẻ nhiều định hướng, quan điểm của Chính phủ đối với việc dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Theo Phó Thủ tướng, chuyển đổi số đang biến đổi thế giới, mang lại nhiều tiện ích và trở thành xu hướng tất yếu của mọi quốc gia. Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó. Trong bối cảnh đó, Chính phủ có vai trò lớn trong việc dẫn dắt, kiến tạo chiến lược, đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Từ tỉnh vùng núi Điện Biên, anh Lê Ngọc Hoàn chia sẻ về khó khăn của bà con nơi đây: "Nhiều bản làng chưa có điện lưới, chưa có sóng điện thoại, khiến việc tiếp cận chuyển đổi số gặp khó khăn".
Đáp lại, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong 2 năm qua, Việt Nam đã xóa 2.000 thôn lõm sóng. Hiện còn khoảng 700 thôn chưa có sóng di động, trong đó khoảng 600 nơi sẽ được phủ sóng cuối năm nay.
Bộ TT&TT cũng đang nghiên cứu việc dùng vệ tinh viễn thông tầm thấp để phủ sóng vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo khi chúng ta không phủ sóng được di động mặt đất hoặc những nơi không có điện.
Các thành viên Chính phủ giải đáp thắc mắc của các đại biểu. Ảnh: Lê Anh Dũng Lo lắng về tình hình an ninh mạng diễn biến phức tạp, anh Trương Quốc Long từ Bạc Liêu nêu vấn đề về việc các đối tượng xấu giả danh cán bộ công an, ngân hàng để lừa đảo, gây mất niềm tin của người dân.
Trước những trăn trở của người dân, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an chia sẻ: "Trong 6 tháng đầu năm, chúng tôi đã phát hiện hơn 2.000 vụ lừa đảo trên không gian mạng. Bộ Công an đang phối hợp với các bộ, ngành để ngăn chặn và tuyên truyền, giúp người dân nâng cao cảnh giác". Ông khẳng định: "Với các biện pháp đã và đang thực hiện, người dân có thể yên tâm sử dụng các dịch vụ số".
Chị Lê Thị Mỹ Nương từ Quảng Ngãi bày tỏ mối quan tâm về việc người cao tuổi và người khuyết tật gặp khó khăn trong tiếp cận chuyển đổi số.
Đối với vấn đề này, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chuyển đổi số có ưu thế là xóa nhoà khoảng cách, nên cơ hội tiếp cận của người dân ở vùng sâu và thành phố là như nhau.
"Quan điểm của Chính phủ là không để ai bị bỏ lại phía sau, cả trong đời sống thực và đời sống số”, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình khẳng định.
Nói thật, làm thật, hiệu quả thật để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi
Thông qua chia sẻ của các đại biểu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vui mừng nhận thấy, chuyển đổi số quốc gia, kinh tế số đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước trong việc cùng chung tay chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024. Ảnh: Lê Anh Dũng Thủ tướng nêu rõ, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh và bền vững.
Đặc biệt, chuyển đổi số góp phần thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa, số hóa, thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, xóa bỏ môi trường cho tham nhũng, tiêu cực, giảm chi phí tuân thủ, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, nền kinh tế.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, đây là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc, không có ai bị bỏ lại phía sau, với tinh thần "không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên", như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
"Công cuộc chuyển đổi số khó, nhưng không khó bằng những khó khăn, thử thách mà dân tộc ta đã vượt qua trong lịch sử", Thủ tướng nhận định.
Nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục vận dụng kinh nghiệm chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân trong kỷ nguyên số, người đứng đầu Chính phủ đánh giá, đến nay, chuyển đổi số đã "đến từng ngõ, gõ từng nhà, qua mỗi người", nhất là với mô hình tổ công nghệ số cộng đồng.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ xác định "mục tiêu kép": vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số ở trình độ cao, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu tham dự chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024. Ảnh: Lê Anh Dũng Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, nhiệt liệt biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm và kết quả đạt được của bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là hoạt động rất hiệu quả của các tổ công nghệ số cộng đồng.
Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm, kịp thời phát hiện, tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt, điển hình trong phạm vi quản lý, đề xuất cấp có thẩm quyền về khen thưởng của Nhà nước, Chính phủ… bằng các hình thức tôn vinh, khen thưởng thường xuyên, đột xuất.
Thủ tướng nêu rõ, đây mới chỉ là những kết quả bước đầu, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, say sưa với những kết quả đạt được trong khi vẫn còn nhiều việc phải làm phía trước.
Để chuyển đổi số thành công, chúng ta cần phải có những chiến lược trọng tâm, phù hợp để triển khai một cách thần tốc, hiệu quả, có tính bứt phá toàn diện hơn. Con người làm chuyển đổi số cần phải có một trái tim nóng, đầy nhiệt huyết, một bộ óc thông minh, sáng tạo và tư duy luôn đổi mới.
“Chuyển đổi số quốc gia phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển. Phải nói thật, làm thật, hiệu quả thật để người dân, doanh nghiệp hưởng thụ thật", Thủ tướng nhấn mạnh.
Vì sao ngành tòa án tích cực chuyển đổi số bằng trợ lý ảo?Trợ lý ảo tòa án là minh chứng cho sự đổi mới của ngành tòa án Việt Nam, nhằm cải thiện hiệu quả công việc, giảm tải cho các thẩm phán và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân." alt="Chuyển đổi số phải nói thật, làm thật, hiệu quả thật">Chuyển đổi số phải nói thật, làm thật, hiệu quả thật
-
Malaysia có cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu tốt hơn so với Indonesia và Thái Lan. Ảnh: ACCA Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng được miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị và phần mềm cần thiết cho trung tâm dữ liệu.
Đây là một ưu điểm quan trọng vì chi phí trang thiết bị cho trung tâm dữ liệu, đặc biệt là máy chủ, rất cao và thường phải nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài.
Nhờ đó, các nhà đầu tư có thể tiết kiệm được khoản chi phí lớn khi đầu tư vào Malaysia so với các thị trường khác.
Malaysia cũng cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính thông qua các cơ quan như Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (MIDA) và Cơ quan Kinh tế Kỹ thuật số Malaysia (MDEC).
Những cơ quan này giúp xúc tiến đầu tư bằng cách cung cấp các khoản vay lãi suất thấp và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ cao.
Quỹ Kinh tế Kỹ thuật số Malaysia (MDEF) là một trong những chương trình điển hình, giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu.
Chẳng hạn, Smart Automation Grant là một chương trình cung cấp tài trợ tới 1 triệu MYR (khoảng 250.000 USD) cho các doanh nghiệp đầu tư vào tự động hóa và công nghệ số.
Các chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư mà không phải chịu áp lực tài chính lớn, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tham gia vào lĩnh vực này.
Hành lang pháp lý
Một yếu tố quan trọng khác giúp Malaysia trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn là quy định pháp lý bảo vệ dữ liệu rõ ràng và ổn định. Luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân (Personal Data Protection Act 2010 - PDPA) của Malaysia quy định chặt chẽ về quyền riêng tư và quản lý dữ liệu cá nhân.
Điều này tạo ra môi trường an toàn cho các công ty quốc tế, đặc biệt là các công ty công nghệ lớn như Google hay Amazon, nơi mà bảo mật dữ liệu người dùng là yếu tố sống còn.
Các quy định về bảo mật dữ liệu của Malaysia phù hợp với chính sách của các "gã khổng lồ" công nghệ. Ảnh: MIDA PDPA quy định các tổ chức phải tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt trong việc thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu cá nhân.
Những quy định này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà còn tạo sự tin tưởng cho các công ty nước ngoài trong việc bảo vệ dữ liệu của họ.
PDPA cũng yêu cầu các công ty phải đảm bảo an ninh dữ liệu thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật và vật lý để ngăn chặn truy cập trái phép, mất mát hoặc phá hủy dữ liệu.
Bên cạnh PDPA, Malaysia cũng tham gia vào nhiều liên minh và cam kết quốc tế về an ninh mạng và bảo mật dữ liệu, bao gồm Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và các chương trình hợp tác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Điều này tạo ra một khung pháp lý quốc tế chặt chẽ, đảm bảo rằng các trung tâm dữ liệu đặt tại Malaysia sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật cao nhất.
Ngoài ra, Malaysia đã đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ đám mây và dịch vụ trung tâm dữ liệu xanh, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và bền vững.
Điều này phù hợp với yêu cầu của các công ty lớn như Google, vốn đã cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho các trung tâm dữ liệu của mình.
Nhân lực và hạ tầng công nghệ số
Theo dữ liệu tính đến năm 2023 từ Cục Thống kê Malaysia, nước này có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) cao, chiếm khoảng 69,6% tổng dân số, trong khi tỷ lệ dân số già (trên 64 tuổi) chỉ là 7,4%.
Mặc dù tỷ lệ sinh đang giảm, song khoảng 23% dân số nước này vẫn là dân số trẻ (0-14 tuổi).
Cơ cấu này cho thấy Malaysia đang giai đoạn vàng của lực lượng lao động, cơ cấu dân số trẻ, năng động, dễ dàng tiếp thu công nghệ mới.
Một trong những trọng tâm chính của chính phủ Malaysia là đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ số.
Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình đào tạo và giáo dục nhằm nâng cao kỹ năng số cho người lao động, thông qua các sáng kiến như Nền kinh tế số Malaysia (MDEC) và Quỹ phát triển nguồn nhân lực (HRDF).
Các chương trình này không chỉ tập trung vào việc nâng cao kỹ năng kỹ thuật số cho người lao động mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trong việc chuyển đổi số.
Malaysia đã đầu tư mạnh vào giáo dục các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), cung cấp các chương trình đào tạo về kỹ thuật số và công nghệ thông tin trong hệ thống đại học và cao đẳng.
Điều này giúp cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng phục vụ cho phát triển công nghệ và số hóa.
Ngoài ra, Chương trình MyDigital của chính phủ Malaysia đặt mục tiêu đưa kỹ năng số trở thành yếu tố cốt lõi trong giáo dục và đào tạo quốc gia.
Mục tiêu của chương trình là đến năm 2025, 50% lực lượng lao động sẽ được trang bị kỹ năng số cơ bản, và 30% số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ làm việc trong lĩnh vực công nghệ.
Nhờ vào chính sách ưu đãi thuế, hạ tầng pháp lý bảo mật, cùng với sự phát triển nguồn nhân lực và hạ tầng kỹ thuật số, Malaysia đã xây dựng thành công môi trường hấp dẫn cho các "đại bàng" công nghệ đến đầu tư.
Khoản đầu tư từ Google không chỉ khẳng định vị thế của Malaysia trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trung tâm dữ liệu, mà còn hứa hẹn tạo động lực cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế số quốc gia này.
(Theo CNBC, ekonomi, News Microsoft)
Từ quốc gia 1,3 triệu dân đến mắt xích quan trọng trong cấu trúc an ninh mạng châu Âu
Estonia, một quốc gia nhỏ nằm ở vùng Baltic với dân số chỉ khoảng 1,3 triệu người, đã trở thành mắt xích quan trọng trong cấu trúc an ninh mạng của khối NATO nhờ những kết quả chuyển đổi số." alt="Ba yếu tố giúp Malaysia thu hút 'đại bàng' công nghệ làm tổ">Ba yếu tố giúp Malaysia thu hút 'đại bàng' công nghệ làm tổ
-
Nhận định, soi kèo US Biskra vs ES Mostaganem, 22h00 ngày 6/2: Cân tài cân sức
-
Bãi Đất Đỏ tại An Thới là khu vực nhiều tiềm năng phát triển du lịch song hiện tại còn xảy ra tình trạng xâm lấn trái phép, cảnh quan nhếch nhác. Ảnh: Văn Gấm Khi Quảng trường biển đi vào hoạt động, Bãi Đất Đỏ sẽ chuyển mình thành một trung tâm du lịch đặc sắc mới của Phú Quốc. Nằm cạnh hệ sinh thái vui chơi, giải trí nổi tiếng thế giới như Thị trấn Hoàng Hôn và hệ sinh thái nghỉ dưỡng tại Bãi Kem, Quảng trường biển hứa hẹn gia tăng trải nghiệm cho du khách khi mở ra không gian vui chơi giải trí mới lạ, quy tụ các sự kiện và lễ hội hấp dẫn, gia tăng tiện ích cho người dân đảo Ngọc, đồng thời thu hút du khách trong và ngoài nước.
Đặc biệt, việc cải tạo Bãi Đất Đỏ thành quảng trường biển sẽ giúp Phú Quốc có thêm một bãi biển đặc sắc, giúp du khách có thêm trải nghiệm tắm biển khi chọn Phú Quốc là điểm đến. “Bãi đất đỏ An Thới được cải tạo thành bãi tắm sẽ giúp đồng bộ, tạo điểm nhấn rất tốt cho bà con và du khách”, ông Trần Minh Khoa đánh giá khi khảo sát khu vực này.
Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc Trần Minh Khoa cùng đoàn khảo sát Bãi Đất Đỏ, An Thới. Ảnh: Văn Gấm Được đầu tư bởi Sun Group, quảng trường biển sẽ được quy hoạch gồm đường đi bộ kéo dài 1,3km trải dài khắp bờ biển và trục quảng trường hướng biển kết nối từ đường chính. Trục quảng trường hướng biển sẽ tạo ra không gian công cộng lớn, phù hợp với trình diễn nhạc nước, ánh sáng, các lễ hội, carnival ngoài trời. Sau đó, du khách sẽ tới trục đi bộ sát biển, kết nối các công trình đặc sắc gồm Nhà hát Trai tai tượng, Trung tâm triển lãm quốc tế đại dương, các nhà hàng, quán bar và các không gian triển lãm ngoài trời… Trái tim của quảng trường biển sẽ là quảng trường Sao Biển, tôn vinh loài sao biển - một trong những sinh vật biểu tượng của Phú Quốc. Tổng diện tích của dự án này dự kiến lên tới 12ha, hứa hẹn là dự án thay đổi bộ mặt của phường An Thới.
Quảng trường biển tại An Thới trong tương lai sẽ giúp du khách có thêm một bãi biển đẹp để trải nghiệm. Ảnh phối cảnh: Sun Group Một dự án khác tại An Thới là bệnh viện quốc tế với các tiện ích chăm sóc sức khỏe đạt chuẩn quốc tế cùng thiết kế mang đậm dấu ấn Địa Trung Hải. Dự án khi ra mắt hứa hẹn sẽ hoàn thiện chuỗi tiện ích, tạo ra hạ tầng đồng bộ tại An Thới, đáp ứng nhu cầu bảo đảm về sức khỏe và các dịch vụ chăm sóc y tế cao cấp cho toàn bộ người dân và khách du lịch tại Phú Quốc.
“Trên thực tế, hệ thống chăm sóc sức khoẻ luôn là vấn đề được du khách đưa lên hàng đầu. Một trung tâm nghỉ dưỡng du lịch được kết hợp với công tác chăm sóc sức khoẻ tốt sẽ tạo ra yếu tố đồng bộ để du khách yên tâm vui chơi, nghỉ dưỡng tại điểm đến”, ông Trần Minh Khoa chia sẻ và đặt nhiều kỳ vọng về dự án.
Theo ông Khoa, TP. Phú Quốc cũng có kế hoạch đẩy mạnh công tác xử lý rác thải, hệ thống xử lý nước thải và dự án cấp nước sạch. Những năm tới các dự án sẽ được triển khai rốt ráo để giữ hình ảnh Phú Quốc hấp dẫn với du khách, định hướng điểm đến hấp dẫn mới của thế giới.
Thị trấn Hoàng Hôn tại An Thới, Phú Quốc là một ví dụ thành công cho phát triển hạ tầng đồng bộ, bài bản với nhiều sản phẩm du lịch mang tính biểu tượng như Cầu Hôn, pháo hoa 365 ngày. Ảnh: Sun Group Trong tương lai, Phú Quốc sẽ có một diện mạo mới xứng đáng hơn - như những gì mà truyền thông quốc tế liên tục ca ngợi đảo Ngọc trong thời gian gần đây - hòn đảo trong Top tuyệt vời nhất thế giới.
Lệ Thanh
" alt="UBND TP Phú Quốc khảo sát dự án quảng trường biển, bệnh viện quốc tế tại An Thới">UBND TP Phú Quốc khảo sát dự án quảng trường biển, bệnh viện quốc tế tại An Thới