2. Nguy cơ ngộ độc
Thành phần các chất dinh dưỡng của hành có chứa a-xít nitrite có công dụng tốt với sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình muối chua, các vi khuẩn được lên men sẽ khử a-xít nitrite thành các nitrite vi lượng ở dạng nguyên chất. Nitrite nguyên chất có thể gây ngộ độc cho người sử dụng khi ăn quá nhiều. Thậm chí, nó có thể dẫn đến chết người.
Dưa hành muối hỗ trợ tiêu hóa rất tốt nhưng nếu ăn nhiều trong dịp Tết sẽ tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm (Ảnh minh họa: Internet)3. Tăng huyết áp
Hàm lượng muối trong dưa hành rất cao có thể gây nên các vấn đề về tuần hoàn và tim mạch. Đặc biệt nó là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tăng huyết áp. Hàm lượng muối dư thừa trong mạch khiến thành mạch cứng hơn, gây tăng huyết áp.
4. Mắc bệnh đường tiêu hóa
Trong dưa hành có nhiều chất gây chua làm dạ dày tăng tiết dịch vị, gây đau dạ dày. Ngoài ra trong dưa hành muối còn chứa nitrosamin gây ung thư dạ dày. Đặc biệt, khi sử dụng dưa hành muối và uống rượu đồng thời sẽ gây nên tình trạng nóng ruột, khiến tình trạng đau dạ này nặng hơn.
5. Không tốt cho phụ nữ có thai
Mặc dù dưa hành không hề gây các bệnh hậu sản nhưng phụ nữ có thai cũng nên hạn chế sử dụng thực phẩm này. Trong dưa hành muối có chứa hàm lượng nitric và nitrite cao có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Phụ nữ có thai cũng nên hạn chế ăn dưa hành muối (Ảnh minh họa: Internet)6. Khiến cơ thể có mùi
Đặc trưng của dưa hành muối chính là vị chua hăng của hành. Vì vậy, nếu sử dụng quá nhiều dưa hành muối có thể sẽ gây hôi miệng và khiến cơ thể có mùi. Nguyên nhân của tình trạng này là do các chất gây mùi trong hành sẽ hấp thu vào trong cơ thể và bài tiết qua tuyến mồ hôi.
Những người không nên ăn dưa hành muối
1. Người mắc bệnh dạ dày
Dưa hành chứa nhiều a-xít, có vị chua gây viêm loét dạ dày và gây rối loạn tiêu hóa. Những người có tiền sử mắc chứng đau dạ dày không nên ăn dưa hành muối để tránh bệnh càng thêm nặng.
2. Người mắc bệnh thận
Trong dưa hành có chứa hàm lượng muối lớn gây hại cho thận và khiến huyết áp tăng cao, gây phù nề cơ thể. Vì vậy những người mắc bệnh về thận, thận yếu không nên ăn nhiều món này. Nếu muốn sử dụng, nên bóc phần vỏ ngoài lấy phần dưa trắng nõn và ngâm với nước để giảm bớt lượng muối.
3. Bệnh nhân ung thư, xuất hiện các khối u
Chất nitrat có trong dưa hành khi kết hợp với chất đạm trong thực phẩm sẽ tạo thành nitrosamine gây ung thư và hình thành các khối u trong cơ thể. Vì vậy, những người có nguy cơ mắc ung thư nên tuyệt đối tránh sử dụng món ăn này để đảm bảo sức khỏe.
Theo Hồng Anh/SKĐS
Tập luyện nhiều 'tiêu' tinh trùng" alt=""/>Bất ngờ tác hại khi ăn quá nhiều dưa hành muối ngày TếtẢnh minh họa.
Thịt quá nạc, màu đỏ tươi: Khi người chăn nuôi sử dụng thuốc tăng trọng clenbuterol sẽ khiến cơ của lợn phát triển nhanh, đùi to, vai u, có rất nhiều thịt nạc và màu sắc đỏ tươi. Nếu thường xuyên ăn phải thịt lợn nuôi tăng trọng này sẽ khiến bị rối loạn nhịp tim, tổn thương tế bào cơ tim, tăng huyết áp và có thể gây đột biến tế bào, tạo điều kiện phát triển các khối u ác tính.
Thịt không đàn hồi: Thông thường, miếng thịt lợn ngon có màng ngoài khô, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao. Khi ấn ngón tay vào miếng thịt sẽ tạo thành vết lõm, nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Ngoài ra, miếng thịt còn có các thớ thịt mịn đều. Không nên lựa chọn những miếng thịt không có độ dẻo dính, đàn hồi. Nếu thịt được ướp bằng hàn the hoặc urê sẽ có cảm giác miếng thịt cứng, không có độ dẻo dính.
Khi thái thịt, hễ thấy các bọc nhỏ màu trắng xen giữa các thớ thịt, bắp thịt cần phải loại bỏ ngay, không nên tiếp tục chế biến vì thực phẩm này đã bị nhiễm kén sán.
Người tiêu dùng cần nhận biết các dấu hiệu thịt lợn được nuôi tăng trọng. |
Ra nhiều nước khi chế biến:Các chuyên gia khuyến cáo, thịt có chứa chất kích thích tăng trưởng có hàm lượng nước nhiều hơn, nên khi đun chín sẽ teo và tách ra nhiều nước, có độ săn chắc kém, thịt không đậm và ít có hương vị thơm tự nhiên truyền thống như vật nuôi theo phương pháp truyền thống.
Có mùi thuốc kháng sinh: Nếu lợn được người chăn nuôi cho ăn kháng sinh (một trong những biện pháp giúp lợn tăng trọng) thì khi nấu, thịt lợn có tồn dư kháng sinh sẽ bốc hơi lên mùi thuốc kháng sinh. Trong trường hợp này, người tiêu dùng nên bỏ, không nên tiếc của kẻo rước bệnh vào thân.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng nên mua thịt lợn có dấu kiểm dịch thú y vì thực phẩm này đã được cơ quan chức năng kiểm tra đảm bảo thực phẩm sạch.
(Theo Bác sĩ Huy An/SK&ĐS)
Những cách ăn thịt lợn sai lầm gây hại sức khỏe" alt=""/>Dấu hiệu nhận biết thịt tăng trọng