当前位置:首页 > Nhận định

Nỗ lực tạo ra sản phẩm công nghiệp văn hóa, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số

Còn khó khăn trong phát triển công nghiệp văn hóa

Sở hữu đa dạng di tích lịch sử văn hóa,ỗlựctạorasảnphẩmcôngnghiệpvănhóathúcđẩysửdụngcácnềntảngsốlê bống danh lam, thắng cảnh, Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.

image002.jpg
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôn quan tâm đến việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Bình Minh

Theo thống kê, toàn tỉnh có tới 219 di tích, trong đó, có 49 di tích lịch sử văn hóa được công nhận, gồm 1 di tích quốc gia đặc biệt, 29 di tích quốc gia và 19 di tích cấp tỉnh. Cùng với đó là các lễ hội truyền thống như lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Kỳ Yên - đình Thắng Tam, lễ vía Ông Trần - nhà lớn Long Sơn, lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, lễ hội Nghinh Cô - Dinh Cô Long Hải, lễ giỗ Bà Phi Yến, lễ giỗ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, lễ giỗ Đức thánh Trần Hưng Đạo… 

Trong những năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôn quan tâm đến việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong số khá nhiều kế hoạch, đề án, chỉ đạo về văn hóa có nội dung liên quan đến phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành, có thể kể tới: Kế hoạch số 102 ngày 10/6/2022 triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030; Kế hoạch số 187 ngày 14/9/2023 về triển khai thực hiện Chương trình tổng thể phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Kế hoạch số 233 ngày 6/11/2023 về triển khai thực hiện Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030…

Tuy nhiên, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng thẳng thắn nhìn nhận, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở tỉnh hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Cơ chế, chính sách chưa theo kịp thực tiễn, quá trình tổ chức thực hiện ở một số ngành, lĩnh vực chưa đạt hiệu quả; Hoạt động phối hợp còn thiếu đồng bộ; Nguồn lực đầu tư chưa tương xứng, dàn trải, việc huy động nguồn lực xã hội chưa đạt yêu cầu; Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng; Chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng; Chưa xác định được sản phẩm, dịch vụ trọng tâm, chủ lực; Hệ thống theo dõi, thống kê chưa chuẩn hóa, khó đánh giá; Hành vi sao chép bất hợp pháp sản phẩm sáng tạo, vi phạm pháp luật về bản quyền chưa được ngăn chặn kịp thời, triệt để...

Nhiều sở ngành cùng “vào cuộc”

Để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND tỉnh vừa có công văn giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành và cơ quan liên quan.

Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông cần chủ động rà soát, bổ sung, đề xuất bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm phần mềm và trò chơi điện tử trên không gian mạng (thuộc lĩnh vực trò chơi giải trí) mang đậm bản sắc Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Thúc đẩy sử dụng các nền tảng số của Việt Nam trong việc tạo ra các sản phẩm công nghiệp văn hóa. Đẩy mạnh chuyển đổi số, hình thành hệ thống dữ liệu trực tuyến cho các ngành công nghiệp văn hóa.

Mặt khác, Sở Thông tin và Truyền thông định hướng, chỉ đạo các cơ quan báo chí tiếp tục tăng cường thông tin, tuyên truyền và xuất bản sách giới thiệu về các ngành công nghiệp văn hóa (xuất bản phẩm in và xuất bản phẩm điện tử).

Sở Công Thương được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, thời trang, thiết kế; Phối hợp tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa có tiềm năng xuất khẩu.

Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền thường xuyên, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội; Tổ chức công bố sáng tạo quốc gia đối với các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa; Tổ chức hoạt động tôn vinh, trao giải thưởng cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Khi thực hiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa, như: du lịch văn hóa, quảng cáo, biểu diễn nghệ thuật, bảo tàng.

Ngoài ra, Sở Văn hóa và Thể thao cần chủ trì, phối hợp thường xuyên với các sở, ngành, cơ quan liên quan trong công tác quản lý, tổ chức về quyền tác giả, quyền liên quan, tác giả, chủ sở hữu, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng... trên cơ sở minh bạch, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên; Xây dựng hệ thống phần mềm tìm kiếm, đối chiếu, so sánh giúp phát hiện, chống vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng và môi trường kỹ thuật số.

UBND các huyện, thị xã, thành phố ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy, phát triển công nghiệp văn hóa tại địa phương. Chủ động cân đối, bố trí nguồn ngân sách, nguồn lực để ưu tiên phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa là thế mạnh, có sức cạnh tranh; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào công nghiệp văn hóa. 

Đẩy mạnh liên kết vùng, địa phương trong khai thác và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa. Phát triển thị trường theo hướng từng bước hình thành cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa trong nước và quốc tế.

Bình Minh

分享到: