Hai mùa qua, Roman Abramovich không mất một xu nào cho chuyển nhượng. Chelsea, gã nhà giàu ngày nào chỉ tìm kiếm những món hàng hết đát giá rẻ, hoặc miễn phí.Không cần tranh luận quá nhiều, Alexandre Pato chắc chắn là một canh bạc. Trong một liên tưởng bi quan, anh ta giống như Radamel Falcao - một người đã bị hủy hoại bởi những chấn thương và bất lực để tìm lại phong độ tốt nhất.
Trong bối cảnh hiện tại, Chelsea bắt buộc phải tận dụng kỳ chuyển nhượng giữa mùa để tìm kiếm những viện binh chất lượng. Pato không mang đến câu trả lời. Ngược lại, nếu tiền đạo người Brazil chấn thương, đó còn là sự phiền toái.
Đòi Stones được Djilobodji, muốn Benteke được Falcao
Sự kiện này tương tự mùa hè. Khi Mourinho yêu cầu một hậu vệ mới, như Stones của Everton, BLĐ mang về cái tên lạ hoắc Papy Djilobodji. Đó là cầu thủ 27 tuổi với kinh nghiệm 5 năm chơi cho Nantes, đội bóng mang anh ta về từ CLB nghiệp dư Senart-Moissy.

|
Mourinho muốn Stones và Papy Djilobodji là người ông có.
|
Thời điểm đó, một vài cầu thủ Chelsea đã hoài nghi về năng lực của tân binh người Senegal. Họ cũng cảm thấy khó hiểu với chính sách mua sắm của Ban lãnh đạo. Trong cả mùa hè chỉ mang về một tân binh (Asmir Begovic) và khi mùa giải bắt đầu, mới cuống cuồng mua thêm Baba Rahman, Pedro, Kenedy, Djilobodji và ký hợp đồng cả với cựu thủ môn Milan đang chơi ở hạng chuyên nghiệp thấp nhất Italy, Marco Amelia.
Những bản hợp đồng thực hiện trong hoảng loạn này đã không giúp ích gì nhiều sau đó. Tuần trước, Djilobodji đã khởi hành tới Werder Bremen theo diện cho mượn, hành động tự thú về một sai lầm của những người chịu trách nhiệm chuyển nhượng.
Thêm một câu chuyện khác. Mourinho cũng đã nói với Giám đốc Marina Granovskaia cùng GĐTT Emenalo về Christian Benteke trong tháng 6 năm ngoái. Ông đã nhìn thấy dấu hiệu suy giảm - cả về phong độ cũng như ham muốn chiến đấu - của Diego Costa.

|
Ông cũng muốn Benteke nhưng đến Chelsea lại là Falcao.
|
Đầu tháng 7, món quà cho HLV người Bồ Đào Nha là một tiền đạo, nhưng không phải Benteke, mà là Falcao. Cầu thủ người Colombia tốt như nào thì ai cũng rõ. Mặc dù Chelsea đã thuyết phục thành công anh ta giảm lương xuống một nửa, còn 140.000 bảng/tuần, song chỉ để ghi 1 bàn thắng thì vẫn quá lãng phí.
Giữ chặt hầu bao săn hàng hết đát
Thật khó để nói ra điều này, nhưng dường như Chelsea đang thiếu tham vọng. Họ không còn tha thiết sở hữu ngôi sao lớn. Các đề xuất về những thương vụ bom tấn bị gạt bỏ, Tây London dè dặt hơn và tiết kiệm - hoặc có thể nói là keo kiệt - hơn.
Thương vụ mang tên Pato mới đây chỉ là hợp đồng mượn lại từ Corinthians và Chelsea có quyền mua đứt, hoặc không, vào cuối mùa giải. Cuộc đàm phán tại Brazil cách đây 1 tuần cũng giúp đội bóng Tây London ép Pato giảm lương xuống còn 33.000 bảng/tuần, ít hơn cả số tiền Victor Moses - cầu thủ đang bị đem cho mượn tại West Ham - nhận được mỗi tuần (35.000 bảng).
Tính đến thời điểm này, tổng số tiền mua cầu thủ trong chiến dịch 2015/2016 của The Blues là 64,4 triệu bảng. Tổng tiền thu về từ việc bán đi là 60,2 triệu. Như vậy, thực chi chỉ là 4,2 triệu. Mùa trước, họ chi 108,6 triệu, thu 112,8 triệu, lãi 4,18 triệu. Nếu gộp cả 2 mùa qua, Roman Abramovich không mất bao nhiêu cho chuyển nhượng.

|
Abramovich không mất bao nhiêu cho mua sắm ở 2 mùa qua |
Điều này thật đáng kinh ngạc. Một Chelsea luôn khuấy đảo thị trường, một Chelsea của những phi vụ bom tấn đã biến mất. Kể từ khi Abramovich đến, họ đã tiêu tốn gần một tỷ bảng và riêng mùa đông đã lên đến 214,2 triệu bảng. Bây giờ, gã nhà giàu ngày nào chỉ tìm kiếm các bản hợp đồng giá rẻ, hoặc miễn phí.
Tỷ phú người Nga được hiểu rằng đang theo đuổi chính sách tài chính cân bằng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ cố dìm mức thu chi xuống bằng không. Nên nhớ rằng những năm qua, Chelsea vẫn đều đặn làm ăn có lãi. Mùa trước, họ đứng thứ 7 châu Âu về kiếm tiền với 323,4 triệu bảng.
Chiến lược bán cầu thủ này để gây quỹ mua cầu thủ kia là không sai, thậm chí nên được hoan nghênh. Chỉ có điều, các bản hợp đồng trong thời gian gần đây thực sự gây phản cảm và không chất lượng. Begovic, Pedro, Amelia, Falcao và Pato nên phù hợp dưỡng già ở Stoke, West Brom hay Crystal Palace hơn là nhà ĐKVĐ.
Vào lúc này nhiều người đang tự hỏi, Chelsea thiếu tham vọng hay phải chăng Abramovich đã chán đội bóng này?
Theo Zing.vn
Van Gaal tuyên bố chiến đấu để ở lại M.U" alt=""/>Abramovich đã chán Chelsea?
Bộ Y tế cho biết việc áp dụng thông tư liên tịch mới về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế đã tiết kiệm được khoảng 30% kinh phí tiền mua thuốc của các bệnh viện và đưa giá thuốc trúng thầu giữa các bệnh viện về sát mặt bằng chung (theo giá trúng thầu thấp nhất).VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược về công tác đấu thầu thuốc theo quy định mới để làm rõ hơn những nội dung này.
Kinh phí mua thuốc giảm 30%
- Xin ông cho biết kết quả ban đầu sau khi áp dụng TTLT số 01/2012/TTLT-BYT-BTC về đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế, đặc biệt là kết quả về vấn đề kinh phí mua thuốc?
Hiệu quả kinh tế của các gói thầu đã được cải thiện một cách rõ ràng với việc tiết kiệm được khoảng 30% kinh phí tiền mua thuốc của các bệnh viện và đưa giá thuốc trúng thầu giữa các bệnh viện về sát mặt bằng chung (theo giá trúng thầu thấp nhất).
 |
Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược |
Phân tích kết quả trúng thầu của 7 Sở Y tế đã thực hiện đấu thầu theo quy định mới và báo cáo về Bộ Y tế cho thấy so sánh trị giá tiền mua thuốc theo giá thuốc trúng thầu năm 2013 của 20 mặt hàng có tỉ trọng sử dụng cao trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế (chiếm khoảng 30% trị giá thuốc trúng thầu tại các bệnh viện) với việc mua sắm các mặt hàng này năm 2012 cho thấy số tiền tiết kiệm được là 115,49 tỉ, tương đương với 28% tổng trị giá trúng thầu của các mặt hàng này tại 7 Sở Y tế.
- Giá của các loại thuốc trúng thầu thay đổi như thế nào sau khi áp dụng thông tư mới về đấu thầu thuốc?
So sánh giá của các mặt hàng thuốc cụ thể cùng nhà sản xuất, cùng tên thương mại trúng thầu năm 2012 (theo quy định cũ) và năm 2013 (theo quy định mới) tại các bệnh viện, hầu hết các mặt hàng năm 2013 đều có giá giảm so với năm 2012, nhiều mặt hàng có giá giảm mạnh như: Fascort (Methyl prednisolon 4mg) giảm 42,86%; Quincef (Cefuroxim 125mg) giảm 34,64%; Teonam (Imipenem 500mg + Cilastatin 500mg) giảm 10,6%; Getzlox (Levofloxacin 750mg) giảm 6,88%...
Một số nhóm thuốc cụ thể qua khảo sát tại 7 tỉnh, thành phố đã có kết quả đấu thầu theo TTLT số 1 như: Levofloxacin 500mg/100mg năm 2012, các cơ sở mua 8 mặt hàng với 5,249 tỉ đồng/36.563 viên, năm 2013 mua 9 mặt hàng với 5,613 tỉ đồng/52.530 viên (tiết kiệm được 34,43% chi phí sử dụng); Kháng sinh Imipenem + Cilastatin (500mg + 500mg) năm 2012 mua 8 mặt hàng với 4,948 tỉ/17.567 lọ, năm 2013 mua 7 mặt hàng với 11,984 tỉ đồng/57.500 lọ (tiết kiệm 35,15% chi phí sử dụng)…
Ưu tiên giá rẻ?
- Ông có ý kiến thế nào về một số ý kiến lo ngại việc ưu tiên về giá trong quy định đấu thầu làm tăng nguy cơ thuốc giá rẻ chất lượng không đảm bảo?
Trước hết, ý kiến cho rằng thuốc trúng thầu theo quy định tại TTLT số 01 có chất lượng không đảm bảo là không có cơ sở và không hiểu rõ về quy trình tổ chức đấu thầu cũng như việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh.
Theo quy trình đấu thầu mua thuốc, trước khi chuyển sang công đoạn đánh giá về giá, phải qua công đoạn đánh giá tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng thuốc đạt yêu cầu, cuối cùng việc lựa chọn mặt hàng trúng thầu theo quy định tại Luật đấu thầu là lựa chọn mặt hàng có giá đánh giá thấp nhất. Như vậy việc đánh giá về giá thuốc dự thầu là tiêu chí cuối cùng để lựa chọn mặt hàng trúng thầu.
 |
Kinh phí mua thuốc tại các bệnh viện giảm mạnh sau khi áp dụng quy định mới về đấu thầu. Ảnh: Cẩm Quyên |
Ngành dược là ngành được tiêu chuẩn hoá cao. Theo quy định hiện hành, tất cả các mặt hàng thuốc lưu hành tại thị trường Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam (Dược điển Việt Nam) hoặc tiêu chuẩn chất lượng các nước phát triển như Dược điển Anh, Dược điển Mỹ, Dược điển Châu Âu… và được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành (nghĩa là phải được nghiên cứu, đánh giá đáp ứng về hiệu quả và an toàn trong điều trị).
Các thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, để được cấp số đăng ký lưu hành (hoặc Giấy phép nhập khẩu) thì yêu cầu tiên quyết về pháp lý là thuốc phải được cấp phép lưu hành tại nước sản xuất (được các nước này đánh giá chất lượng, hiệu quả và an toàn).
Ngoài ra, thuốc sau khi được cấp số đăng ký lưu hành, hệ thống kiểm nghiệm (các Viện kiểm nghiệm trung ương và các Trung tâm kiểm nghiệm trên toàn quốc) thực hiện công tác hậu kiểm về kiểm tra chất lượng thuốc, tất cả các trường hợp không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo hồ sơ đăng ký lưu hành sẽ bị xử lý theo quy định (thu hồi, rút số đăng ký lưu hành).
Do đó, với các quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành phải đảm bảo chất lượng và an toàn, hiệu quả khi sử dụng. Vì vậy, ý kiến cho rằng thuốc trúng thầu giá rẻ chất lượng không đảm bảo là cảm tính, không có cơ sở, gây hiểu nhầm cho dư luận.
- Ưu đãi về giá không có nghĩa là thuốc trúng thầu không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp Dược phẩm đang “kêu” về vấn đề phân nhóm trong đấu thầu thuốc. Cùng đạt các quy định về chất lượng nhưng các thuốc sản xuất tại các nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PICs-GMP thuộc các nước tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cao về quản lý dược phẩm thuộc tổ chức ICH, có hiệu quả điều trị cao hơn rất khó để cạnh tranh về giá với các thuốc sản xuất tại các nhà máy thuốc các nước khác cũng đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/S-GMP có hàng rào kỹ thuật thấp hơn (nhưng vẫn đạt chuẩn). Ông có đánh giá gì về vấn đề này?
Đây là một thực tế đang diễn ra, đòi hỏi thông tư về đấu thầu thuốc cần được điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tế. Cục Quản lý Dược đang xem xét việc phân nhóm sâu hơn đối với các thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PICs-GMP sản xuất tại các nước tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cao về quản lý dược phẩm thuộc tổ chức ICH để tăng cơ hội cho các cơ sở y tế trong việc lựa chọn được các thuốc có hiệu quả điều trị cao hơn của các nhà sản xuất uy tín trúng thầu.
- Xin cảm ơn ông!
Yến Ngọc (thực hiện)
" alt=""/>Giá thuốc giảm mạnh sau áp dụng thông tư đấu thầu mới