Cuối tháng 7, nhiều người dùng Facebook phản ánh việc họ bị một shop online có tên Peter Tran lừa đảo khi mua hàng online. Tuy vậy, những phản ánh này chỉ được đăng tải trên trang cá nhân hoặc trong các hội nhóm bởi mặt hàng trang này bán là vi phạm pháp luật.Mua vũ khí nhận ống cát, cây sắt
Cụ thể, trang này bán cây ba trắc với giá 200.000-300.000 đồng, mức giá được cho là rất rẻ so với thị trường chợ đen. Bản chất là mặt hàng cấm nên shop Peter Tran quy định không cho kiểm hàng khi giao. Người mua chỉ có thể trả tiền sau đó mới được mở hàng.
“Tâm lý người mua sẽ không kiểm hàng trước mặt shipper vì đây là loại hàng cấm. Dựa vào tâm lý này shop Peter Tran đã giao cho người mua những sản phẩm không đúng như lời quảng cáo”, H. Hoàng, một người mua yêu cầu giấu tên nói với Zing.vn.
.jpg) |
Mua vũ khí và bị lừa là một trong nhiều trường hợp "kẻ cắp gặp bà già" tại Việt Nam. |
Sau khi thanh toán và nhận hàng, người mua tá hỏa khi bên không chiếc hộp dán băng keo chằng chịt với tên người gửi “Peter Tran” chỉ là một ống nhựa chứa đầy cát. Một số trường hợp khác người dùng phản ánh bên trong là một đoạn sắt 30 cm.
Chính sách quảng cáo Facebook nêu rõ, mạng xã hội này không chấp nhận hiển thị quảng cáo vũ khí... Tuy vậy, những quảng cáo này vẫn nhan nhản xuất hiện trong thời gian qua.
Từ đầu năm 2019 đến nay,Zing.vnghi nhận liên tiếp nhiều trường hợp quảng cáo vũ khí, quân trang và phản ánh với Facebook. Tuy vậy, mạng xã hội này không có biện pháp giải quyết triệt để mà chỉ xóa, gỡ đơn lẻ từng trường hợp.
.jpg) |
Mua vũ khí và bị lừa là một trong nhiều trường hợp "kẻ cắp gặp bà già" tại Việt Nam. |
Căn cứ điểm d, Khoản 9, Điều 3 của Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 quy định công cụ hỗ trợ là các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn. Do đó gậy ba khúc hay còn gọi là dùi cui kim loại là công cụ hỗ trợ.
Căn cứ Điểm c, Khoản 5 và Điểm a, Khoản 8 , Điều 10 của Nghị định 167/2013/nđ-cp quy định phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép và hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm.
"Trong trường hợp này, cả người mua và người bán đều vi phạm pháp luật. Đồng thời, Facebook đang vi phạm pháp luật khi để hoạt động mua bán này xuất hiện trên lãnh thổ và ảnh hưởng người dùng Việt Nam", Phan Vũ Tuấn, người đứng đầu công ty luật Phan Law Vietnam cho biết.
Không phân biệt được đâu là hàng cấm?
Thực tế, Facebook vẫn đang "bất lực" trước các mặt hàng vi phạm chính sách của mạng xã hội này. Từ các "khóa học làm giàu", thuốc Đông y, cờ bạc bịp, thuốc kích dục đến vũ khí... "giới chạy ads" (cụm từ chỉ những người làm quảng cáo trên Facebook) đều có cách lách luật, vượt qua lớp kiểm duyệt quảng cáo của mạng xã hội này.
 |
Dùi cui kim loại được quảng cáo công khai trên Facebook. |
“Tất cả sản phẩm mà nếu rao bán ngoài đời thực có thể nhận án tù thì Facebook lại cho phép quảng cáo tràn lan”, lãnh đạo Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cho biết tại buổi họp báo về các hoạt động vi phạm pháp luật của Facebook tại Việt Nam.
Theo Facebook, mạng xã hội này đã sử dụng cả máy học và người để kiểm duyệt nội dung. Tuy vậy, những nỗ lực này chưa thật sự đem lại kết quả bởi mạng xã hội này chưa cập nhật đầy đủ những mặt hàng bị cấm theo từng quốc gia. Vì vậy, hàng cấm vẫn được rao bán tràn lan theo nhiều cách khác nhau.
Ngoài bán quảng cáo cho các trang này, Facebook cũng chưa có biện pháp can thiệp hiệu quả với công cụ tìm kiếm để ngăn chặn người dùng tiếp cận những nội dung rao bán sản phẩm. Với từ khóa "bán súng", "baton", công cụ tìm kiếm của Facebook cho ra hàng loạt kết quả liên quan đến các tài khoản bán những mặt hàng cấm này.
Chiêu thức quảng cáo hàng cấm mới
Không chỉ có quân phục và công cụ hỗ trợ, những nhà quảng cáo còn sử dụng những hình ảnh có tính biểu tượng để quảng cáo súng ống. Một số trang còn có thể chạy quảng cáo súng hơi thể thao.
 |
Facebook vẫn chưa thể kiểm soát tình trạng súng ống rao bán tràn lan trên mạng xã hội. |
"Họ sử dụng những hình ảnh, biểu tượng, liên quan đến sản phẩm. Ví dụ người quan tâm súng hơi airsoft sẽ biết loại vũ khí này sử dụng đạn bi sắt, bình gas CO2 để hoạt động. Người bán sẽ sử dụng hình ảnh liên quan đến bi sắt và bình CO2 để chạy quảng cáo sau đó kêu gọi người quan tâm ghé trang để xem các sản phẩm khác. Cách làm này cũng hiệu quả với các sản phẩm như cần sa, tiền giả...", ông Khải nói thêm.
Theo ông Khải, với cách làm này, Facebook rất khó tìm được điểm liên quan, tiếng lóng, hình ảnh biểu tượng để xét duyệt quảng cáo bằng máy. Tiếng lóng, tiếng địa phương, hình ảnh biểu tượng... thay đổi liên tục. "Nếu không cập nhật liên tục hoặc sử dụng người duyệt quảng cáo, tình trạng này sẽ vẫn còn tiếp tục", ông Khải nhận định.
Hiện Facebook vẫn chưa lên tiếng về lý do để lọt những quảng cáo hàng cấm này.
" alt=""/>Mua vũ khí trên Facebook nhận về ống cát, cây sắt
Zhejiang News..jpg) |
Một công nhân làm việc trên dây chuyền tại nhà máy sản xuất pin lithium cho ôtô ở Đường Sơn, phía bắc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua. |
Giai đoạn "nướng bánh" mà ông Cao đề cập đến chính là việc đảm bảo tính an toàn của một viên pin lithium-ion và giảm thiểu rủi ro phát nổ.
Lithium là nguyên liệu lý tưởng bởi vì nó có khả năng trữ được nhiều năng lượng. Tuy nhiên, lithium không phải lúc nào cũng ổn định và đôi khi, nó chính là nguyên nhân gây nên sự cố nổ pin trên các sản phẩm di động.
“Những viên pin có cùng một nguồn thực tế vẫn có sự khác nhau. Sự khác biệt ấy có thể bắt nguồn từ các nguyên liệu thô được sử dụng, quá trình sạc và xả, tính trở kháng bên trong cùng nhiều yếu tố khác”, ông Cao cho biết.
Tại Trung Quốc, một số khách hàng của Hangke có thể kể đến như nhà sản xuất pin cho xe điện CATL hay thương hiệu xe nội địa BYD do tỷ phú Warren Buffett hậu thuẫn.
Trong khi đó, những khách hàng tại nước ngoài của họ bao gồm một số cái tên nổi bật như Samsung, LG hay Murata (công ty Nhật Bản đã mua lại việc kinh doanh mảng pin lithium-ion của đồng hương Sony).
Công ty đang hy vọng rằng khi các nhà sản xuất ôtô chú ý nhiều hơn đến những chiếc xe chạy bằng pin, nhu cầu về các sản phẩm của họ cũng sẽ nhờ đó mà tăng lên.
Theo một báo cáo gần đây của hãng khảo sát BloombergNEF, đến năm 2040, dòng ôtô chạy bằng điện được dự báo sẽ chiếm hơn một nửa doanh số bán các loại xe chở khách trên thế giới.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết thị trường Trung Quốc sẽ dẫn đầu toàn cầu và chiếm gần một nửa tổng doanh số bán xe điện phục vụ cho nhu cầu chở khách vào năm 2025.
.jpg) |
Cao Ji, chủ tịch của trở thành tỷ phú sau khi giá cổ phiếu Zhejiang Hangke Technology niêm yết trên sàn Star Market tăng vọt trong ngày mở sàn. Ảnh: Yicai. |
Hiện nay, ngành công nghiệp xe điện tại Trung Quốc đang khó khăn khi chính phủ dừng trợ giá cho người tiêu dùng. Thêm vào đó, các báo cáo về việc xe tự bốc cháy đang gây “đau đầu” cho một số công ty khởi nghiệp hàng đầu trong nước.
Nhiều khả năng, tương lai của Hangke sẽ phụ thuộc vào tay con trai của ông Cao, Cao Zheng. Với tấm bằng tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Công nghệ Nanyang, Zheng sẽ chuẩn bị tiếp quản công ty sau khi đã trải qua nhiều vị trí khác nhau từ năm 2008.
“Mấu chốt của những viên pin lithium chính là sự an toàn. Hangke đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong quy trình sản xuất pin lithium và chúng tôi có những hiểu biết độc đáo của riêng mình về sự an toàn”, Zheng cho biết tại một hội nghị hồi đầu năm.
Hiện nay, pin li-ion vẫn là nguồn cung cấp năng lượng cho hầu hết thiết bị tiêu dùng di động từ máy chơi game, thuốc lá điện tử cho đến các loại xe tay ga và ván trượt.
" alt=""/>Người này kiếm tỷ USD nhờ kiểm tra viên pin trên smartphone của bạn