|
|
Cá rửa sạch để ráo nước, ướp với hành khô băm nhỏ, hạt nêm 30 phút đến 1 tiếng cho ngấm gia vị.
Chuối xanh tước vỏ, xắt miếng vừa ăn, ngâm vào nước muối loãng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch, đổ ra rổ cho ráo nước.
Cá chiên qua cho thịt săn lại và bớt mùi tanh, cho nước vào chuối và nấu cùng. Lọc mẻ cho vào khi nước sôi. Khi chuối nhừ, cá chín cho hành lá, tía tô, rau răm vào, rắc thêm ít tiêu xay.
Thịt bò xào bông hẹ
Thịt bò mua về cắt lát ướp với tiêu, muối, hạt nêm, dầu ăn, hành thái nhỏ để trong vòng 15 phút.
Hẹ cắt lát, rửa sạch để ráo nước. Sau khi dầu trong chảo nóng, cho thịt bò vào xào nhanh đến khi thay đổi màu sắc thì vớt ra.
Phi thơm dầu với tỏi, cho bông hẹ vào xào đều đến chín. Đổ thịt bò vào xào, thêm ít tiêu xay, hành ngò cắt đoạn là xong.
Gà luộc chấm muối tiêu chanh
Hiện nay, gà làm sẵn bán rất nhiều ngoài chợ, các siêu thị, bạn chỉ mua về rửa sạch, bắc nồi lên bếp luộc. Gà chín, vướt ra để ráo, chặt miếng vừa ăn.
Muối, tiêu, lá chanh trộn đều, vắt ít nước cốt chanh làm nguyên liệu chấm.
Cà kèo rau răm
Chuẩn bị 500g cá kèo, 2 muỗng cà phê nước mắm ngon, 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê dầu hào, 1 muỗng cà phê dầu ăn, 1/2 dầu mè, 1/2 muối, 1/2 tiêu, 1/2 màu dừa, 1 bó rau răm, 100ml nước dừa hoặc nước sôi, hành tỏi, tiêu xay.
Cá mua về làm sạch nhớt và mùi tanh bằng dấm, muối ăn hoặc nước cốt chanh. Cá ráo, ướp với đường, muối, tỏi, dầu hào, dầu ăn, nước màu dừa, hành lá, rau răm cắt nhỏ, tiêu, ớt. Để 2 giờ cho cá thấm và cứng.
Bắc nồi lên bếp đun nhỏ lửa. Cá sôi, cho nước dừa vào nấu cho đến khi nước gần cạn, thêm ít rau răm vào.
Mùi thơm của rau răm sẽ làm cho món ăn này thêm hấp dẫn còn vợ bạn sẽ vô cùng bất ngờ vì món quà chồng tặng.
Bánh tráng cuốn thịt luộc
Bánh tráng cuốn thịt luộc là món ăn phổ biến khắp 3 miền đất nước nhờ sự đơn giản nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Món ăn này có thể chấm với nước mắm chua ngọt, hoặc mắm nêm tùy sở thích mỗi người. Chỉ cần mua thịt về luộc, rau sống rửa sạch, kèm bát nước chấm thơm ngon là bạn đã có thể tạo bất ngờ cho bà xã.
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 0,5kg thịt heo, 500g bún tươi, 1/2 trái thơm (dứa), bánh tráng cuốn, dưa leo, rau quế, diếp cá, xà lách, ớt, chanh, tỏi, nước mắm (mắm nêm), đường.
Thịt rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước ngập miếng thịt đun đến khi chín.
Rau sống nhặt, rửa sạch để ráo. Thịt chín thái lát vừa ăn.
Giã tỏi, ớt, thêm đường, nước chanh để làm nước mắm chua ngọt. Với nước mắm nêm thì bóp thơm lấy nước, trộn cùng mắm nêm, đường, chanh, tỏi băm, ớt đỏ sao cho vừa miệng. Món ăn này sẽ thêm hấp dẫn nếu cuốn cùng trứng gà (vịt) chiên.
Ở trên là những món gợi ý bạn có thể tham khảo để thực hiện. Chúc bạn thành công và có món quà bất ngờ tặng vợ nhân ngày 8/3.
Nồi cơm hết veo với món bò kho mật ong
Miếng thịt bò mềm, thơm ngon sẽ giúp bạn ngon miệng hơn trong những ngày nắng nóng như thế này.
" alt="Ngày 8/3 cùng xem gợi ý những món ăn chồng có thể nấu đãi vợ"/>
Ngày 8/3 cùng xem gợi ý những món ăn chồng có thể nấu đãi vợ
Đêm giao thừa giữa đại ngànPGS.TS - Bác sĩ Nguyễn Kim Nữ Hiếu là con gái thứ 3 của vợ chồng cố bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên (1905 - 1975) và Vi Kim Ngọc (1916 - 1988).
Nhắc đến Tết, bà Nữ Hiếu cho biết, khoảng năm 1949-1950 bà theo bố mẹ đi tản cư ở vùng Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
|
PGS.TS Nguyễn Kim Nữ Hiếu |
Cuộc sống thiếu thốn nhưng năm nào cụ Vi Kim Ngọc cũng chuẩn bị cho các con một cái Tết tươm tất.
“Cha tôi làm việc ở Sơn Dương (Tuyên Quang), Tết mới về Chiêm Hóa thăm vợ con.
Thực phẩm Tết có thịt lợn hun khói do mẹ tự làm. Loại thịt này, mẹ để dành từ trước đó nhiều tháng, ướp với muối trong thùng gỗ kín, đặt lên gác bếp.
Mấy mẹ con tăng gia, nuôi thêm đàn gà, trồng vài luống rau. Hoa quả là đặc sản rừng như quýt rừng, quả gắm…
Các loại đồ khô như miến, măng, mọc được chuyển từ dưới xuôi lên. Nhờ sự tháo vát của mẹ, nhà tôi có mâm cỗ Tết đủ đầy…”.
|
Vợ chồng GS Nguyễn Văn Huyên - Vi Kim Ngọc cùng các con trong ngày Tết ở chiến khu. |
Bà Nữ Hiếu chia sẻ, Tết với bà vui nhất vào sáng mùng 1. “Kháng chiến chống Pháp nổ ra, rời khỏi Hà Nội, mẹ tôi vẫn mang theo áo dài nhưng không có nhiều cơ hội dùng, chỉ có Tết mới mặc.
Mẹ tôi cùng các dì Vi Kim Phú (vợ GS Hồ Đắc Di), Vi Kim Quý, chị Nguyệt Hồ (vợ GS Tôn Thất Tùng) đưa trẻ con đến chúc Tết bà con dân bản và sinh viên bên trường Y.
Buổi chiều, các sinh viên và mọi người xuống nhà tôi quây quần, cùng ăn uống”.
|
Gia đình GS Nguyễn Văn Huyên. |
Tuy nhiên, trong suy nghĩ non nớt ngày ấy, BS Nữ Hiếu thừa nhận, mình không có cảm giác gì về đêm Giao thừa.
“Năm đó, đêm Giao thừa trôi qua lặng lẽ như mọi ngày bình thường, chỉ có ánh đèn dầu leo lét. Bước ra ngoài cửa là màu đen tịch mịch bao trùm.
Trong khi mẹ miệt mài với công việc nghiên cứu. Chị em tôi học xong, chui vào màn ngồi kiểm điểm xem hôm đó làm được việc gì tốt cần phát huy, việc gì chưa tốt để điều chỉnh bản thân.
Sau đó, chị em mới bảo nhau đi ngủ. Đây là cách dạy con vô cùng tinh tế của bố mẹ tôi”, BS Nữ Hiếu nhớ lại.
Món ăn đặc biệt tiếp khách quý
Trở về Hà Nội, Tết với đại gia đình bà Nữ Hiếu đã có nhiều đổi khác.
“Chúng tôi lập gia đình nhưng vẫn ở cùng bố mẹ trên phố Trần Hưng Đạo”, bà Nữ Hiếu kể.
Người phụ nữ sinh năm 1942 cho hay: “Nhà tôi nuôi lợn nhưng không biết mổ. Bởi thế cuối năm số lợn được bán đi, dành tiền mua thịt gói bánh. Mẹ tôi gói bánh chưng rất khéo, không dùng khuôn nhưng bánh đều tăm tắp.
Năm nào bà cũng gói đủ các loại bánh, gồm: Bánh chưng thường, bánh chưng gấc, bánh chưng dài (của người Tày), bánh chưng ngọt…
Bánh chưng ngọt giống bánh chưng thường, có gạo, thịt, đỗ nhưng thêm đường phên hoặc đường trắng. Khi gói phải làm sao cho đường không bị lẫn với gạo, nếu không gạo sẽ bị sượng.
Bánh chưng gấc mẹ tôi gói to, khoảng 1 kg. Khi gói lật lá ngược lại, tránh màu xanh của lá làm mất màu đỏ đặc trưng của gấc”.
|
BS Nữ Hiếu cùng đại gia đình họp mặt ngày mùng 1 Tết tại Trần Hưng Đạo. |
Theo lời BS Nữ Hiếu, trong ngày Tết, gia đình bà không thể thiếu món bún thang Hà Nội tiếp khách quý.
“Mẹ tôi nổi tiếng là kỹ tính. Mỗi khi khách đến nhà, ngoài các món ăn thông thường, bà chuẩn bị bún thang tiếp đãi. Bát bún thang của mẹ vẫn đầy đủ trứng tráng mỏng, giò, tôm, thịt gà…, nhưng sự khác biệt chính là cách bày trí.
Trên lớp bún, bà xếp đặt trứng và các nguyên liệu thành hình con bướm, sau đó mới chan nước lên. Nhìn bát bún đẹp mắt, hương vị hấp dẫn, ai thử qua 1 lần cũng tấm tắc khen ngợi”, BS Nữ Hiếu nói.
Thời bao cấp, đại gia đình của BS Nữ Hiếu cũng đầy ắp những kỷ niệm khó quên.
“Tết đến là mỗi gia đình được phát bìa ra mậu dịch nhận hàng. Chúng tôi thay phiên nhau đi ‘đặt gạch’ xếp hàng nhận đồ phân phối. Đại gia đình 15 người ăn chung nên đồ Tết gom lại khá nhiều. Mỗi túi hàng Tết gồm mứt, miến, mộc nhĩ, thuốc lá, gói chè…
Bố tôi làm bộ trưởng nên có thêm tiêu chuẩn mua hàng ở mậu dịch quốc tế. Những phiếu này mẹ tôi không dùng mà để dành tặng bạn bè có con cái cưới xin hay khi nhà có việc đại sự”.
|
Báo cáo thành tích đầu năm mới là truyền thống được gìn giữ nhiều năm nay tại gia đình bà Nữ Hiếu. |
Một truyền thống không thể không nhắc đến trong gia đình GS Nguyễn Văn Huyên là việc báo cáo thành tích vào ngày đầu năm.
Đúng 10 giờ sáng mùng 1 Tết, các thành viên tụ họp về căn nhà ở Trần Hưng Đạo. Tất cả đứng trước bàn thờ tổ tiên chia sẻ về những thành tích đã đạt được và mục tiêu phấn đấu của mình trong năm tới.
“Ngay cả khi bố mẹ lần lượt qua đời, chị em tôi vẫn giữ truyền thống này như một nếp nhà. Sau đó, chúng tôi xuống mở sâm banh, chúc nhau năm mới an lành và nghe trẻ con trong nhà chơi piano”, Bs Hiếu mỉm cười nói.
Cuộc sống trong biệt thự tổng đốc của giai nhân đất Bắc
Kể từ khi mẹ ruột qua đời, giai nhân Vi Kim Ngọc cùng chồng con chuyển về sinh sống trong căn biệt thự rộng lớn của tổng đốc Vi Văn Định, giúp cha quản lý việc nhà.
" alt="Giao thừa giữa núi rừng của gia đình cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên"/>
Giao thừa giữa núi rừng của gia đình cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên
Lễ trao học bổng “Cho em đến trường” lần thứ 15 vừa được tổ chức tại Đồng Nai, trao tặng 400 suất học bổng dành cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên trong học tập. Đây là hoạt động thường niên do Công ty Ajinomoto Việt Nam phối hợp cùng Hội khuyến học tỉnh Đồng Nai tổ chức. Duy trì hoạt đọng trong 15 năm qua, Quỹ học bổng đã trao tặng hơn 4000 suất học bổng trị giá gần 4 tỷ đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên trong học tập.
|
Bà Huỳnh Lệ Giang – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Đồng Nai cám ơn Quỹ học bổng đã đồng hành cùng các em học sinh nghèo vượt khó trong suốt 15 năm qua. |
Trong năm học mới 2018 - 2019, “Cho em đến trường” dành tặng 200 phần học bổng trị giá 220 triệu đồng. Cũng trong dịp này, ba đơn vị khác hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng đồng hành cùng chương trình với 200 suất học bổng trị giá 220 triệu đồng.
Ông Keiji Kaneko - Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam cho biết: “Bên cạnh sự phát triển của công ty, chúng tôi tin rằng công ty sẽ không thể vươn xa hơn nữa nếu thiếu đi sự phát triển bền vững của tỉnh nhà và người dân địa phương. Trong đó, Giáo dục chính là nền tảng cho sự phát triển ấy bởi chúng ta đều tin rằng một nền tảng giáo dục tốt sẽ mang đến cho con người cuộc sống tốt đẹp hơn. Học bổng “Cho em đến trường” do Công ty Ajinomoto Việt Nam sáng lập, đến nay đã hoạt động được 15 năm. Chúng tôi hy vọng những suất học bổng này có thể giúp các em vươn tới một tương lai tươi sáng hơn dựa trên nền tảng giáo dục tốt đẹp, hỗ trợ các em trên con đường tìm kiếm thành công cả trong nhà trường và trong cuộc sống”.
|
Ông Kouichi Hattori - Giám đốc Khối hoạch định Công ty Ajinomoto Việt Nam trao tặng học |
Đây đã trở thành một chương trình thường niên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp tiếp sức và cổ vũ tinh thần cho các em học sinh không ngừng phấn đấu trong học tập dù hoàn cảnh còn nhiều khó khăn. Theo Hội khuyến học tỉnh Đồng Nai, trong số các em học sinh nhận học bổng “Cho em đến trường” trong năm học 2017 - 2018, có 369 em đạt thành tích học tập khá giỏi, chiếm tỉ lệ 93%.
|
Đại diện các nhà tài trợ chụp ảnh kỉ niệm. |
Trong nhiều năm qua với những nỗ lực không ngừng đóng góp cho xã hội và cộng đồng, Công ty Ajinomoto Việt Nam còn triển khai nhiều dự án ý nghĩa khác bên cạnh chương trình trao học bổng như: Dự án bữa ăn học đường và Dự án chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho cộng đồng.
Với dự án bữa ăn học đường Công ty Ajinomoto Việt Nam đã triển khai thành công Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng tại 46 tỉnh thành với hơn 2.900 trường tiểu học. Ngoài ra Dự án chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho cộng đồng trong năm nay cũng đang được đẩy mạnh để phát triển hệ thống nhân lực dinh dưỡng tại Việt Nam, bao gồm hoạt động đào tạo nghiên cứu về dinh dưỡng và cho ra đời các quy định, chính sách liên quan đến dinh dưỡng.
Minh Tuấn
" alt="Tiếp sức giấc mơ đến trường cho 400 HS Đồng Nai"/>
Tiếp sức giấc mơ đến trường cho 400 HS Đồng Nai