Ứng dụng công nghệ phòng chống Covid
作者:Thế giới 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-21 07:17:41 评论数:
Bộ phận trực,Ứngdụngcôngnghệphòngchốgiá vàng the giới hôm nay tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về dịch Covid-19 của Sở TT&TT Hà Nội. Ảnh: Hanoi.gov.vn |
Khi đại dịch bùng phát, bên cạnh giải pháp căn cơ là vắc xin thì công nghệ được cho là công cụ hữu hiệu giúp việc phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Vì vậy, nhiều địa phương đã ứng dụng công nghệ vào phòng chống Covid-19 và đạt kết quả tốt.
Bắc Giang, một địa phương từng là điểm nóng Covid của cả nước, đã sử dụng các điểm (check-in) khai báo y tế để khoanh vùng các khu công nghiệp, các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm. Ông Nguyễn Gia Phong, Phó Giám đốc Sở TT&TT Bắc Giang cho biết, trong giai đoạn đầu, tỉnh này bùng phát dịch bệnh, việc khai báo y tế của công nhân được thực hiện bằng tay nên thống kê rất khó khăn. Sau đó, Bộ TT&TT đề xuất tỉnh tăng cường ứng dụng CNTT trong khai báo y tế, làm sao càng nhiều người khai báo càng tốt, nhằm đảm bảo nắm thông tin nhanh nhất các khu vực, đối tượng có nguy cơ lây nhiễm để khoanh vùng.
Bắc Giang cũng ban hành chỉ đạo yêu cầu 100% công sở, nhà hàng khách sạn, xe ô tô chở công nhân... phải trở thành điểm khai báo y tế. Ngoài ra, tận dụng các tiệm tạp hoá, xe buýt… trở thành nơi khai báo y tế của người dân. Tại những địa điểm này sẽ có mã QR để người dân quét và khai báo y tế. Tỉnh giao chỉ tiêu làm sao mỗi điểm có số lượng khai báo tăng lên mỗi ngày để đủ dữ liệu, bảo đảm việc khoanh vùng và truy vết khi có dịch xảy ra.
Ngoài ra, Bắc Giang còn ứng dụng công nghệ trong việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Chẳng hạn, mỗi người dân cài Bluezone đều được cấp một barcode dán trên ống nghiệm lấy mẫu. Trước khi người dân đến lấy mẫu, các ống nghiệm đã được chuẩn bị từ trước để tiết kiệm thời gian.
Cùng với Bắc Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là địa phương ứng dụng công nghệ mạnh mẽ trong phòng chống Covid. Ông Lê Văn Tuấn, Giám đốc Sở TT&TT Bà Rịa - Vũng Tàu cho hay, trước đây tại các điểm lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, cán bộ y tế nhập thông tin của người dân bằng tay, ghi trên giấy, đến cuối ngày nhập vào file Excel trên máy tính để gửi qua Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) của tỉnh. Việc này khá mất thời gian. Có trường hợp mẫu dịch bệnh đã tới CDC tỉnh nhưng danh sách người dân chưa chuyển tới, dẫn đến sự trì trệ trong công tác xét nghiệm.
Nhằm đẩy nhanh khâu tiếp nhận người đến lấy mẫu, Sở TT&TT thí điểm quét thông tin bằng QR Code trên ứng dụng Bluezone của từng người, thay vì lập danh sách giấy như trước. Theo tính toán của ông Tuấn, người dân dùng Bluezone kể từ khi quét mã đến khi hoàn thành lấy mẫu chỉ mất thời gian chưa đến 1 phút và cuối ngày có kết quả trả về qua ứng dụng. Dùng Bluezone để xác nhận thông tin người lấy mẫu, giúp tận dụng nguồn dữ liệu có sẵn của nền tảng này. Việc triển khai cũng dễ dàng do phần mềm quét QR chỉ cần cài trên điện thoại hoặc máy tính của tình nguyện viên. Cuối cùng, dữ liệu tập trung và cập nhật theo thời gian thực nên rất dễ cho công tác quản lý ở mọi cấp.
Đối với Đà Nẵng, khi cách ly xã hội, thành phố đã thực hiện cấp giấy đi đường QR Code để tham gia giao thông đối với các đối tượng được phép hoạt động. Khi qua chốt người dân chỉ cần xuất trình giấy đi đường hoặc mở sẵn app eTicket-DaNang có mã QR Code được cấp để lực lượng chức năng quét mã kiểm tra, mỗi lượt mất khoảng 5 giây. Việc cấp giấy đi đường mới giúp tránh ùn tắc tại các chốt khi thủ tục kiểm tra nhanh gọn, hạn chế tiếp xúc.
TP.HCM - một trong những điểm nóng về dịch cũng ứng dụng công nghệ phòng chống Covid. Bên cạnh các công nghệ như quản lý tiêm chủng, quản lý người cách ly… thì một vấn đề nóng đặt ra cho thành phố là duy trì gói an sinh đối với những trường hợp khó khăn do mất việc, không có thu nhập. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, ứng dụng An sinh của thành phố được mở trên cả hai kho ứng dụng Google Play và App Store để người dân có thể tải về và đăng ký.
Theo thông tin được cung cấp tại chương trình, đã có hơn 200.000 người đăng ký qua ứng dụng An sinh. Các tính năng của ứng dụng đã được kích hoạt để người dân thao tác dễ dàng. Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng: ứng dụng An sinh là một trong những giải pháp công nghệ giúp việc thống kê đầy đủ hơn và không bị bỏ sót.
Hà Nội vẫn lúng túng áp dụng công nghệ
Cũng như các địa phương, Hà Nội đã mở đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về tình hình phòng chống dịch trên địa bàn. Đặc biệt, từ đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát, Sở TT&TT tiếp nhận, phân tích dữ liệu trên ứng dụng Bluzone và Tokhaiyte.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ kết hợp với biện pháp quản lý cho thấy Hà Nội đang rất lúng túng. Chỉ hơn 1 tháng, có tới 4 lần thay đổi mẫu giấy đi đường. Mới đây nhất, thành phố thông báo mẫu giấy đi đường QR Code được cấp thông qua phần mềm “cấp và kiểm tra giấy đi đường có nhận diện”. Công an Hà Nội đã hoàn thành và triển khai phần mềm này để kịp thời cấp cho các đối tượng đủ điều kiện tham gia giao thông. Theo hướng dẫn của Công an thành phố Hà Nội quy trình cấp giấy đi đường được gắn với từng nhóm đối tượng cụ thể. Thế nhưng, ngay sau đó giao thông Hà Nội ùn tắc nên thành phố lại tiếp tục điều chỉnh các quy định.
Nhiều người dân phản ánh rằng họ không biết khi có việc cần thiết ra đường thì cần những loại giấy tờ gì và thủ tục cấp ra sao, đăng ký online hay đến cơ quan công quyền xin giấy? Nhiều người phải đến hỏi lần lượt từ Sở GTVT, Sở TT&TT đến chính quyền xã/phường và công an để xin giấy đi đường.
Bình luận về cách ứng dụng công nghệ và biện pháp quản lý của Hà Nội, một người dùng trên mạng xã hội nhận xét: “Nhiều nơi sử dụng QR Code làm giấy thông hành hơn 1 năm trước, quét để xác định ai có QR Code an toàn về Covid thì được di chuyển, còn ở Hà Nội thì quét QR code khắp nơi... cho vui, in QR Code trên giấy đi đường chủ yếu để chốt kiểm soát nhìn, không cần biết người sở hữu có an toàn hay không”.
Với góc nhìn của mình, một chuyên gia công nghệ nhận định rằng, việc ứng dụng CNTT và quy trình quản lý khiến giao thông bị ùn tắc gây nhiều bất cập trong thời gian qua là do quy trình quản lý đưa ra quá phức tạp và công tác tổ chức chưa tốt. Đà Nẵng, TP.HCM và Bình Dương sử dụng hệ thống cấp mã QR Code do đơn vị công nghệ xây dựng thì Hà Nội không làm như vậy. Bên cạnh đó, người dân phản ánh các chốt quản lý tại Thủ đô vẫn chủ yếu kiểm tra giấy tờ chứ nhiều nơi chưa thấy kiểm tra ứng dụng quét mã QR Code.
Vị chuyên gia này phân tích trong sự lúng túng của Hà Nội có tình trạng người dân ra ngoài đường quá đông trong thời gian giãn cách xã hội. Nhiều công ty muốn duy trì hoạt động nhưng lại không đảm bảo yếu tố 3 tại chỗ như tại TP HCM. Điều này dẫn đến nguy cơ dịch có thể diễn biến khó lường.
Rõ ràng, ứng dụng công nghệ để phòng chống Covid là vấn đề cấp thiết, tuy nhiên công nghệ phải được người dân sử dụng một cách dễ dàng mới thực sự hiệu quả.
Ngày 7/9, trao đổi về tình hình những ngày đầu tổ chức phân vùng phòng, chống dịch Covid-19, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, cầu thị các ý kiến để kịp thời điều chỉnh việc cấp và kiểm tra giấy đi đường phù hợp với thực tiễn. Tất cả phải nhằm bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch và an toàn của người dân. Trước mắt, tiếp tục sử dụng giấy đi đường đã cấp và cấp giấy mới kết hợp nhập vào dữ liệu dân cư, điều chỉnh đến hiệu quả thực tiễn thì mới nhập hai loại giấy thành một; chỉ phạt người ra đường không thuộc các trường hợp theo quy định của Chỉ thị số 16/CT-TTg; tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn người dân tự giác chấp hành. Người dân được cấp giấy đi đường được phép đi xuyên vùng, nhưng phải đúng điểm đến. |
Thái Khang
Tổ Covid cộng đồng: Mô hình cần nhân rộng để chiến thắng đại dịch
Hơn 10.900 Tổ Covid cộng đồng đã thể hiện vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch; góp phần quan trọng trong cuộc chiến chống dịch ở Bắc giang.