Nguyên nhân nào khiến quy chế đào tạo tiến sĩ mới gây tranh cãi?
Cần hay không nghiên cứu công bố quốc tế?ênnhânnàokhiếnquychếđàotạotiếnsĩmớigâytranhcãbảng xếp hạng la liga 2024
Điểm gây tranh cãi đầu tiên đối với Quy chế 2021 là công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh.
Cụ thể, Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT (gọi tắt là Quy chế 2017) yêu cầu nghiên cứu sinh cần công bố tối thiểu 2 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án, trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI hoặc Scopus. Bài báo ISI hoặc Scopus này có thể được thay thế bằng 2 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.
Trong khi đó, theo Quy chế 2021, các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản trong danh mục ISI/Scopus hoặc bài đăng ở hội thảo quốc tế không còn là điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp với nghiên cứu sinh nữa. Quy chế mới bổ sung việc chấp nhận các sách chuyên khảo, các công bố tại các tạp chí trong nước theo tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng Giáo sư Nhà nước (0,75 điểm trở lên).
Tiến sĩ Phạm Hiệp - Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia, phân tích: Thông tư 08 gửi thông điệp rõ ISI, Scopus là chuẩn quốc tế mà các trường cần phải lấy làm căn cứ để hội nhập. Tuy vậy, quy chế này cũng tính đến các yếu tố đặc thù với một số ngành vì điều kiện không phù hợp với tạp chí ISI, Scopus hoặc chưa đủ năng lực đáp ứng độ khó của tạp chí ISI-Scopus thì có thể thay thế bằng phương thức khác, ví dụ như là 2 bài công bố ở hội thảo quốc tế. Cũng cần lưu ý hội thảo này hoàn toàn có thể do chính các trường đại học ở Việt Nam tổ chức.
“Rõ ràng, những “chuẩn” ở Quy chế 2017 vừa đề cao tính hội nhập theo chuẩn mực quốc tế ISI, Scopus nhưng cũng rất linh động để đáp ứng đối với điều kiện của từng trường. Các “chuẩn” nằm trong Quy chế 2017 không hề cao mà lại rất linh động, định hướng hội nhập quốc tế rất rõ theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29 của Trung ương, hay Nghị quyết 14 của Chính phủ. Trong khi Quy chế 2021 không đề cao tính hội nhập quốc tế”.
Nhiều luận cứ đưa ra rằng, Quy chế 2017 chỉ tính đến các tạp chí ISI,Scopus, bỏ rơi các tạp chí trong nước là không đúng vì chuẩn nêu rất rõ có 2 bài (1 bài quốc tế, 1 bài trong nước) như vậy tỷ lệ 50:50, hài hòa.
Do vậy, TS Phạm Hiệp khẳng định: “Quy chế 2021 hạ chuẩn so với Quy chế 2017”.
Một TS người Việt đang giảng dạy tại Úc thì cho biết anh nửa đồng tình và nửa không đồng tình với quy chế tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ, quy định tiến sĩ có bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước, được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên theo ngành đào tạo.
“Tôi cũng đồng tình với GS Vũ Minh Giang rằng chẳng thà bỏ quy định này đi còn hơn ép đã người học đăng bài không thực chất, đi thuê mướn người khác. Điều này là có thật khi đặt ra một điều kiện quá cao, người học buộc phải gian lận để đủ tiêu chuẩn”.
Thế nhưng, theo vị TS này, cũng phải nhìn lại chính vì yêu cầu phải có công bố quốc tế mà trong vài năm trở lại đây số lượng bài báo công bố quốc tế của Việt Nam đã tăng và vấn đề công bố quốc tế đã được quan tâm. Trước đây dù khuyến khích nhưng không ai làm nên khi bắt buộc đã có tác động vừa tích cực vừa tiêu cực.
“Công bằng hơn” hay “không tin được”?
Tranh luận về Quy chế mới cũng xuất phát từ những băn khoăn về chất lượng tạp chí trong nước.
Thống kê cho thấy Việt Nam hiện có trên 600 tạp chí khoa học, và trong hệ thống tạp chí được Hội đồng Giáo sư nhà nước tính điểm có hơn 400 tạp chí.
Trong số này hiện có 1 tạp chí được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu SCIE (Science Citation Index Expansed); 6 tạp chí thuộc ESCI (Emerging Sources Citation Index) của Web of Sciences; 8 tạp chí Scopus và 18 tạp chí được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu của ACI (ASEAN Citation Index).
Theo bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), việc công nhận bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước “sẽ là động lực để các tạp chí khoa học phấn đấu nâng cao chất lượng, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế bằng nội lực, từ đó, đẩy mạnh việc quan tâm xây dựng các tạp chí trong nước vươn lên đẳng cấp quốc tế”.
Bên cạnh đó, cũng có quan điểm “việc mặc định cứ bài đăng báo quốc tế là tốt, chất lượng bài đăng tạp chí trong nước là thấp là một định kiến cần được nhìn nhận lại. Những đóng góp của hệ thống ấn bản phẩm khoa học trong nước hoàn toàn xứng đáng được nhìn nhận đánh giá khách quan và công bằng hơn” thì một TS đang giảng dạy tại một trường ĐH lớn ở TP.HCM bình luận: nhìn vào số liệu thống kê thì rõ ràng là số tạp chí trong nước tiệm cận được quốc tế đang chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ.
“Hiện nay, nhiều tờ báo trong nước nói thẳng ra là rất “lôm côm”, không theo chuẩn mực nào. Dù Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã chấm điểm nhưng ngay chính việc phong giáo sư của nước ta còn chưa hội nhập quốc tế cơ mà.
Rất nhiều tạp chí chuyên ngành chẳng ai đọc, giá trị không cao. Trường đại học nào cũng cố gắng ra tạp chí khoa học và có tạp chí để đăng bài của chính mình. Nếu bỏ quy định đăng bài quốc tế mà không làm chặt thì sẽ không còn có đòn bẩy nào để thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong nước hội nhập quốc tế” - vị này bày tỏ quan điểm.
Còn theo TS. Phạm Hiệp, quy định đào tạo TS mới thậm chí còn gây ra “tác dụng ngược” đối với việc hội nhập quốc tế của các Tạp chí trong nước. Điều này là bởi, cơ chế chấm điểm của Hội đồng GS hiện nay không rõ ràng, không biết tạp chí 0.5 thì khác gì tạp chí 0.75 hay 1 điểm về mặt tổ chức vận hành hay mức độ hội nhập quốc tế. Ví dụ, một tạp chí hiện đang được 0.5 điểm có quyết tâm nâng cấp, mở thêm số tiếng Anh, nâng cấp hệ thống gửi bài, phản biện (thay vì sử dụng email), có số DOI cho từng bài báo, được Google Scholar chỉ mục hay được Ủy ban đạo đức xuất bản COPE ghi nhận thì vẫn có thể chỉ được giữ nguyên 0.5 điểm. Trong khi đó, một tạp chí được 0.75 điểm hoàn toàn có thể chỉ đăng bài Tiếng Việt, nhận bài gửi qua email, không có chỉ số DOI, không được Google Scholar chỉ mục và cũng không được COPE ghi nhận. Quy chế mới nói là hướng tới hỗ trợ các tạp chí trong nước nhưng thực tế là không có cơ chế cụ thể hướng dẫn sự hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng của các tạp chí trong nước.
Làm sao trông đợi vào sự liêm chính?
Một vấn đề gây tranh cãi nữa chính là sự liêm chính trong đào tạo mà những nhà quản lý trông đợi khi ban hành Quy chế 2021 này.
Lãnh đạo Bộ GD cho rằng Thông tư 18 tăng cường liêm chính học thuật và sự giám sát của các bên liên quan và giới khoa học.
Ví dụ, yêu cầu đăng tải công khai luận án tiến sĩ sau khi bảo vệ trên trang điện tử của cơ sở đào tạo trong 90 ngày là nhằm tạo ra kênh khuyến khích minh bạch hóa về chất lượng, đảm bảo liêm chính học thuật.
“Ít nhất quy chế mới cũng làm những nhà khoa học muốn đi buôn bài ISI sẽ hết đất diễn. Còn chuẩn chỉ là chuẩn, cái tâm của những người làm khoa học mới quan trọng. Những ai làm TS ra không làm gì thì sẽ bị đào thải hoặc chả dám giơ ra mà lòe thiên hạ. Tại Mỹ, tôi đã dự bảo vệ TS chả có yêu cầu ISI. Sau đó vài năm những người tốt nghiệp vẫn làm GS ở các trường danh tiếng. Cái tâm mới là quan trọng” – đây là ý kiến của một độc giả gửi về VietNamNet, bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của Bộ GD-ĐT.
Anh N.V.T. cũng nhấn mạnh “Cái quan trọng nhất là đạo đức nghề của mỗi nhà nghiên cứu và chuẩn mực khoa học!”.
Chị Đoàn Liễu bày tỏ quan điểm việc lo ngại về chất lượng đào tạo tiến sĩ là điều hợp lý, thể hiện trách nhiệm xã hội của giới học thuật. Tuy nhiên, chị cho rằng vẫn có những giải pháp cho vấn đề này mà không nhất thiết phụ thuộc hoàn toàn vào yêu cầu công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh.
“Ví dụ, phải có cơ chế giám sát, đảm bảo quy trình dạy và học, quy trình kiểm tra đánh giá người học được thực hiện đầy đủ và hiệu quả, xác lập rõ và giám sát vai trò, trách nhiệm của thầy hướng dẫn, vai trò và trách nhiệm của người học. Cao hơn nữa, cần chú trọng rèn luyện người học về liêm chính học thuật, tuân thủ các quy định về đạo đức học thuật, đó mới là gốc rễ của bất kỳ hoạt động giáo dục nào”…
Tuy nhiên, độc giả Trịnh Mai Lan lại cho rằng “Ở Việt Nam mà đòi hỏi liêm chính với bảo đưa ra sàn còn tùy các trường thì thật là ngô nghê”.
Do đó, chị Lan ủng hộ ý kiến của GS.TSKH Ngô Việt Trung: Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các “tiến sĩ rởm”.
Anh Thông Hồ thì nhận định với Quy chế mới, tình trạng mua bán, đổi chác bài báo không giảm mà sẽ tăng.
“Người bán báo top-tier hay top field (những tạp chí hàng đầu trong ngành) có lẽ là không có và số lượng người làm được là cực hiếm. Nhưng khi viết báo hạng thường, phản biện lỏng lẻo và luồn lách để có thì những bài báo này không thiếu ở các 'lò ấp tiến sĩ'".
Phương Chi - Lê Huyền
Xin phản biện 9 ý kiến ủng hộ chuẩn tiến sĩ mới của Bộ GD-ĐT
Tiến sĩ Lê Văn Út, cho rằng quy chế đào tạo tiến sĩ mới đã nới lỏng yêu cầu kết quả công bố trong luận án trước khi bảo vệ, tốc độ đào tạo tiến sĩ của Việt Nam có thể sẽ nhanh hơn trong thời gian tới.
-
Nhận định, soi kèo Nottingham vs Brighton, 19h30 ngày 1/2: Mòng biển gãy cánhNhiều doanh nghiệp “mù mờ” về quy định đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế tại VNHé lộ bí mật bên trong đuôi rắn chuôngToyota lại triệu hồi nhiều sản phẩm dính lỗi an toànNhận định, soi kèo Nacional vs Arouca, 22h30 ngày 1/2: Vượt mặt kháchSamsung sẽ khắc phục vấn đề lớn nhất của Galaxy S7 EdgeTài xế cứu mạng người phụ nữ trước bánh ô tô[LMHT] Lựa chọn ‘đặc dị’: Sion hỗ trợNhận định, soi kèo Chennaiyin vs Kerala Blasters, 21h00 ngày 30/1: San bằng cách biệtNgắm nhan sắc của nữ game thủ đầu tiên lên rank Thách Đấu máy chủ LMHT Việt
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Nottingham vs Brighton, 19h30 ngày 1/2
- ·Nhận định, soi kèo Kapaz vs Sabah Baku, 19h00 ngày 31/1: Cơ hội của đội khách
- ·Chính phủ Anh muốn tạo ra kì Olympic của riêng eSports
- ·Hướng dẫn xem trực tiếp AFF Suzuki Cup 2016 trên mạng
- ·Báo hoang tấn công tàn khốc, cả làng hoảng loạn tột độ
- ·Soi kèo góc Bournemouth vs Liverpool, 22h00 ngày 1/2
- ·Người sành công nghệ dùng Android chứ không dùng iPhone?
- ·Gần 400 xe ô tô đã được đăng ký qua mạng Internet
- ·Anime về bóng đá Days tung PV cực ấn tượng
- ·Nhận định, soi kèo St. Pauli vs Augsburg, 21h30 ngày 1/2: Đứt mạch toàn thắng
- ·Apple đuối sức trong khi Samsung 'vùng lên'
- ·Ứng dụng nào thống trị năm 2016?
- ·Với phương pháp này S7 có thể lắp 2 SIM và thẻ nhớ cùng lúc
- ·Soi kèo góc FCSB vs MU, 03h00 ngày 31/1
- ·'Cô bạn thân' Kim Joon Shin của QTV chính thức xuất hiện tại Nhân Tố Bí Ẩn 2016
- ·Chàng trai Việt bỏ cả tháng trời tự làm case máy tính với 50 triệu đồng
- ·Tập huấn ngăn chặn tấn công mạng ở Hải Phòng
- ·Nhận định, soi kèo Santa Clara vs Casa Pia, 22h00 ngày 1/2: Bất phân thắng bại
- ·Game thủ đồ sát bừa bãi bị GM nhốt vào đại lao 10 năm
- ·Chủ quán bị thương khi lao ra can nhóm thanh niên vào quán net truy sát
- ·Nghiên cứu, ứng dụng mã hình QR để truy xuất nguồn gốc hàng hóa
- ·Nhận định, soi kèo Ajman Club vs Al Wahda, 20h15 ngày 31/1: Nhảy vọt trên BXH
- ·Tại sao Superman không phải là đối thủ của Batman?
- ·myFace tung khuyến mãi – hỗ trợ tối đa cho chủ shop vào mùa Tết
- ·Từ hôm nay, sử dụng smartphone truy xuất được nguồn gốc thịt heo tại TP.HCM
- ·Kèo vàng bóng đá Club America vs San Luis, 08h00 ngày 29/1: Khó tin chủ nhà
- ·Startup DesignBold từng đạt doanh thu 600 triệu đồng trong 3 ngày được đề cử khởi nghiệp của năm
- ·Nhận định, soi kèo Umm Salal vs Al Duhail, 20h30 ngày 31/1: Cuốn bay đối thủ
- ·Apple được yêu cầu mở khóa iPhone của sát thủ bắn đại sứ Nga
- ·Nhận thức về ATTT đã tăng đáng kể sau hàng loạt vụ tấn công mạng
- ·Lộ thông số Exynos 8895, 'trái tim' của Galaxy S8
- ·Nhận định, soi kèo Esteghlal vs Esteghlal Khuzestan, 20h30 ngày 30/1: Cơ hội cho chủ nhà
- ·Xem Mazda 3 phiên bản đặc biệt mới có gì nổi bật
- ·Cách đọc mã vạch sản phẩm để biết đó là hàng Mỹ, Nhật hay Trung Quốc
- ·“Hoảng hốt” với những con số của Hoa Thiên Cốt VNG sau Alpha Test
- ·Nhận định, soi kèo Persik Kediri vs Barito Putera, 15h30 ngày 31/1: Khách đang sung
- ·Dàn diễn viên trong bộ phim “bom tấn”: Finding Dory (Phần cuối)